1. Head_

    Bùi Kỷ

    (5.1.1888 - 19.5.1960)

    Thu Hồ

    (14.10.1919 - 19.5.2000)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Xuân Thao (Phương Tấn) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      16-6-2021 | VĂN HỌC

      Xuân Thao

        PHƯƠNG TẤN
      Share File.php Share File
          

       

      Thôi con nhạn đã xa bầy
      Bốn bề lửa củi cùng bày than tro.


           Nhà thơ Xuân Thao thời trẻ
          (1944 - 11.4.2021)

      * Nhà thơ XUÂN THAO tên thật Lê Văn Thí.

      * Sinh năm 1944 tại Thạc Gián, Đà Nẵng.

      • Học các trường:

      - Trung học Phan Thanh Giản, Phan Chu Trinh (Đà Nẵng).

      - Sư Phạm Qui Nhơn Khóa 4 (1965-1967).

      • Sau khi tốt nghiệp Sư Phạm, dạy tại Mộ Đức (2 năm), sau đó thuyên chuyển về thị xã Quãng Ngãi, rồi đến các vùng cận sơn Quảng Nam.

      • 1984: Dạy tại Thành phố Đà Nẵng đến năm 2001.

      • Nghỉ hưu từ năm 2001 và sống tại Đà Nẵng.

      @ XUÂN THAO vừa qua đời lúc 11:40 ngày 11-4-2021 tại quê nhà, Đà Nẵng vì bệnh tim. Xin báo tin buồn! Và, xin được gửi đến quý anh chị và các bạn yêu văn nghệ, một bài viết của tôi về nhà thơ Xuân Thao được trích trong:

      1.

      HAI THI TUYỂN RỪNG & VỠ

      CÙNG NHỮNG NGƯỜI BẠN 18 – 20 TUỔI CỦA TÔI THƯỞ ẤY



      Tôi muốn viết chút ít về những người bạn sống để làm thơ viết văn và chết vì thơ văn ở tuổi 18 – 20 của tôi ở miền Nam thuở ấy, khi chúng tôi cùng thực hiện 02 thi tuyển RỪNG (1963) và VỠ (1965). Một ngày khác, tôi sẽ viết tiếp 10 năm gian khổ của chúng tôi khi thực hiện 3 tạp chí: Sau Lưng Các Người (1963), Cùng Khổ (1968) và Ngôn Ngữ (1973)


      Năm 1963 tôi vừa 17 tuổi, nhưng đã có thơ đăng trên một số báo và tạp chí uy tín ở miền Nam nên bạn văn nghệ của tôi mỗi lúc một đông. Thuở ấy, chúng tôi quý trọng nhau qua thơ văn, qua tác phẩm văn nghệ rồi kết bạn và thường liên lạc bằng thư từ chứ không hẳn phải gặp nhau, biết mặt nhau và rôm rả ngày đêm. Thời chúng tôi, nhân cách sống và tình anh em văn nghệ rất đậm đà, chân thật và hết lòng. Một bài thơ, một truyện ngắn đăng trên một tạp chí có uy tin chỉ vài giờ sau có thể từ anh chị em làng văn, đến thầy cô giáo, bà con, bạn bè của chúng tôi đã có thể biết. Sách báo trước năm 1975 được trọng vọng. Người làm văn nghệ được đề cao. Người làm báo được ngưỡng mộ. Thầy và trò, có khi cả hai đều là nhà thơ nhà văn quen tên cùng cộng tác chung một tớ báo, một tạp chí có uy tín.


      14 anh em có mặt trong thi tuyển RỪNG, thật sự chỉ có 13 người. Người mang tên Thái Thị Yến Phương cũng là một bút hiệu của tôi. Trong 13 người, sau năm 1975 đã mất 8 (Nguyễn Dã Thảo, Hàn Bô, Hàn Lệ Thủy, Mường Sơn, Nguyễn Phê, Yến Nguyên Thanh, Lữ Thứ, Thương Hoài Diệp), chỉ còn 5 (Phương Tấn, Lệ Thùy Lam, Xuân Thao, Uyên Hà, Trăng Thệ Hải). Và, trong 13 anh em ở thi tuyển RỪNG có 7 người góp mặt ở thi tuyển VỠ (Phương Tấn, Nguyễn Dã Thảo, Uyên Hà, Lữ Thứ, Xuân Thao, Yến Nguyên Thanh và Nguyên Băng (bút hiệu mới của Lệ Thùy Lam).


      Và nay, thêm nhà thơ XUÂN THAO đã mất vào lúc 11.40 ngày 11.04.2021 tại Đà Nẳng.


      2.

      XUÂN THAO


      - Từ năm 1963 đã có thơ đăng trên các tạp chí Thời Nay, Giữ Thơm Quê Mẹ, Khởi Hành, Bách Khoa, Bút Hoa… Sau năm 1975, đã xuất bản Sóng Mòn (thơ, 2010), Ngập Ngừng (thơ, 2015), Tình Sầu (thơ, 2018 in chung với nữ sĩ Thu Phong). Có mặt trong các tuyển tập: Thơ Tình Mùa Thu (2020), Tình Nghĩa Mẹ Cha (2020). Được giới thiệu trong bộ sách: “Tác giả Việt Nam” do Lê Bảo Hoàng sưu tập và NXB Nhân Ảnh (hải ngoại) xuất bản. Sau 1975, thường đăng thơ trên các trang mạng, và tạp chí Văn học Nghệ thuật Ngôn Ngữ (hải ngoại).



      Tôi và Xuân Thao kết thân từ hồi học lớp Nhất và cùng chập chững vào ngưỡng cửa Trung Học. Cả hai đều yêu thơ văn và lập bút nhóm “Hoa Văn” ở Đà Nẵng. Nhiều buổi chiều, tôi thường đi bộ từ nhà tôi ở đường Phan Thanh Giản lên tận nhà Xuân Thao ở gần ngả 3 Cây Lan, xa tít mù xa. Không biết vì Xuân Thao hay vì cô cháu của Xuân Thao, nhà gần đó. Chiều chiều cô bé thường đi chân đất chạy bắt bọ rầy trên những đồi cát cạnh những lũy tre xanh ngát cùng bầy em của cô. Xuân Thao là mối dây thắm thiết giữa tôi và cô bé. Xuân Thao hiền lành, chân chất, thích hát và mê ngâm thơ.


      "Nước chảy xuôi dòng" là một trong những bài thơ của Xuân Thao ở thi tuyển VỠ cách đây 56 năm (1965-2021). Tôi đọc và yêu quá những câu thơ lục bát với chữ dùng đôn hậu, giản đơn nhưng lại tạo nên những hình ảnh lung linh, tình dễ thương, ý thâm trầm.

      NƯỚC CHẢY XUÔI DÒNG


      Thôi con nước lạ xa rồi

      Bên triền đá dựng tôi ngồi tư duy


      Trông ra mưa lụt biên thùy

      Thịt da nấm mọc xanh rì những cây


      Thôi con nhạn đã xa bầy

      Bốn bề lửa củi cùng bày than tro


      Tôi điêu linh tự bao giờ

      Khung trời nổi lửa đốt bờ tóc khô


      Tôi ôm thương-tích-ngọt-ngào

      Ngó lên, nhìn xuống, soi vào được không?


      Thôi con nước chảy xuôi dòng

      Vàm sông đen đã lưng tròng tiếng chim


      Tôi thôi bảy nổi ba chìm

      Với đo đắn nọ với hiềm tị kia


      Em xa, đời cũng chia lìa

      Ôi, thân tượng đá đầm đìa nước mưa!

      @. NHÀ THƠ DUNG THỊ VÂN, CẢM NHẬN "DÁNG XUÂN," THƠ XUÂN THAO


      Với bút pháp tài hoa của Xuân Thao trong thơ lục bát từ 56 năm trước. Nay, 56 năm sau (1965-2021), chúng ta cùng nghe một cảm nhận của nhà thơ Dung Thị Vân qua bài thơ "Dáng Xuân" được trích trong bộ sách “Cảm nhận văn học, tập 1” của cô, do NXB Hội Nhà Văn xuất bản năm 2021:

      “Đã là người thơ thì hầu như ai cũng thương vay khóc mướn về cảnh vật. Chỉ một chiếc lá rơi, một giọt sương, một nhành hoa tan tác, một sớm sương mù v...v... là đã hình tượng và đặt bút viết được một bài thơ rồi.


      “Cho dù ở tuổi nào đi nữa thì ngòi bút văn chương không bao giờ già. Người xưa đã bảo "thơ không có tuổi" là vậy. Một người cầm bút có lớn tuổi đến đâu nhưng đôi lúc cũng viết những câu thơ tình, những bài thơ tình rất trẻ. Nếu như không gặp mặt mà cứ đọc thơ thì ắt hẳn không ai nghĩ các thi sĩ viết những bài thơ tình giờ đã luống tuổi. Và bài thơ “Dáng Xuân” của nhà thơ Xuân Thao cũng là một trong trường hợp đó.


      “Xuân Thao đã tả về người con gái trong thơ đẹp như một bức tranh.


      Phải xưa - em để tóc dài?

      Chiều lên cồn cát thả vài thiên hương


      “Người con gái trong thơ của Xuân Thao phải chăng chỉ là mơ? Và nàng là ai mà tác giả cứ ngẩn ngơ để rồi lòng cứ hỏi lòng bật lên những câu thơ tự đáy tim. Nhà thơ viết câu thơ thật khéo “phải xưa em để tóc dài?" Đọc xong, ta cảm giác đó là những lời lẩm bẩm của một người đang si mê và đang thẫn thờ trước sắc đẹp của người con gái mà ngẩn ngơ đến thế. Nhưng đã là thơ thì nó tràn ra, bật thành câu chữ. Làm gì có "vài thiên hương" để cho em lên cồn cát mà thả. Tác giả đã mơ hồ về nhân vật em, thật liêu trai và lãng mạn.


      “Phải chăng Xuân Thao đang tả về người con gái trong tranh? hay người trong mơ của lòng người thi sĩ mà ray rứt và u uẩn đến thế. Vì toàn là những câu thơ mang tính tự hỏi mà không có lời giải đáp.


      Xưa kia - chắc má em hường?/ Ngày Xuân - sắm áo đào hồng dạo chơi / Tay em xinh trắng lạ đời / Hẳn xưa - mẹ chẳng cho ngồi cầu ao?/ Mắt em - ngời biếc ánh sao / Luỵ con bướm bạc - bay vào, bay ra.


      “Tôi có cảm tưởng như nhà thơ đã gặp em thực sự ngoài đời nhưng em đã có tuổi. Mà sắc đẹp vẫn mặn mà, vẫn nghiêng thành đổ nước. Nên những câu thơ của nhà thơ mang tính chất tự hỏi hết nguyên bài. Và lòng thi sĩ đã mê đắm sắc của nàng nhưng có lẽ tình duyên không đi đến đâu. Nếu đi đến đâu thì Xuân Thao đâu còn thắc mắc nữa?


      “Bởi vậy mà Hồ Dzếnh đã có câu: “Tình mất vui khi đã vẹn câu thề / Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở.”


      “Có thể bởi cái dang dở đó mà Xuân Thao đã có bài thơ hoặc cho dù có tràn vào tâm sự của người khác thì cũng vậy. Thường thì khi buồn, mình viết được nhiều hơn là vui. Tác giả đã yêu si mê nên thật khéo tưởng tượng đến con kiến nhìn thấy nàng đi lễ mà còn phải chui ra chui vào trên cành đa. Mà mùi hương (không phải nước hoa) của người con gái thì ta chỉ cảm nhận khi sát bên. Vậy mà mùi hương đó tác giả tự cho là trinh bạch bay đến vào sân ai. Chắc hẳn chỉ có sân nhà tác giả mới cảm nhận được hết mùi hương quyến rũ đó.


      “Cái kiến mày ở cành đa / Thấy em đi lễ - chui ra , chui vào / Năm xưa - em đứng tựa rào / Tỏa hương trinh bạch bay vào sân ai?


      “Một sự ngạc nhiên nữa là phần cuối bài thơ tác giả lại ghi: “Gởi Mai Ngàn 1997." Phải chăng đây là nhân vật em, rét mướt trong thơ Xuân Thao? giúp cho Xuân Thao ghi lại được bài thơ nồng nàn và trữ tình đến thế. Và đôi mắt em đã làm điên đảo lòng tác giả có phải thế không Mai Ngàn người được tác giả gởi bài thơ từ năm 1997. Mà ở vào những năm này thì tác giả còn rất trẻ không như mình đã trích dẫn ở đoạn đầu.


      “Thơ là nỗi lòng và cũng là hư cấu, là tưởng tượng của những người làm thơ. Nhưng người nghệ sĩ luôn hết mình với những câu từ khi đặt bút. Mà người cảm nhận thì cũng "cảm nhận hết mình." Hy vọng tác giả sẽ vui vẻ đọc lời cảm nhận này cho dù nó sẽ không như ý mình. Dù có không đúng ý thì ngôn từ trong bài thơ của nhà thơ đã được thăng hoa (Dung Thị Vân).

      @ NHÀ THƠ LUÂN HOÁN, CẢM NHẬN THƠ LỤC BÁT CỦA XUÂN THAO QUA TUYỂN TẬP THƠ VĂN “TÌNH SẦU”


      Khi nói về thơ lục bát của Xuân Thao, trong tuyển tập thơ-văn “Tình Sầu” của nhà thơ Xuân Thao và nữ sĩ Thu Phong – nhà thơ Luân Hoán đã cảm nhận trong phần giới thiệu, xin trích:

      “Anh cũng chọn lục bát và viết rất hay. Hoặc, “Tôi rất khoái hai câu giàu chất thơ nhưng giản dị rất thực”:


      Anh đi cuối đất, cùng trời

      Giờ trói chân dưới một lời hứa suông.

      @ NHÀ THƠ CHÂU THẠCH, CẢM NHẬN THƠ XUÂN THAO QUA TUYỂN TẬP THƠ VĂN “TÌNH SẦU”


      Để chúng ta cùng có một cái nhìn rộng hơn về thơ Xuân Thao không chỉ ở thơ lục bát. Tôi xin trích bài cảm nhận của nhà thơ Châu Thạch về thơ Xuân Thao trong tuyển tập thơ văn “Tình Sầu” mà ông đã đọc:

      “Nhà thơ Xuân Thao, một cây bút trước 75... Châu Thạch nhân định thêm là hay, êm ái, nhẹ nhàng và lãng mạn.” (Châu Thạch)

      @ NHÀ THƠ PHẠM NGỌC LƯ, "XUÂN THAO, THƠ VÀ NGƯỜI"


      Nói về thơ Xuân Thao, về phong cách sống của Xuân Thao giữa một xã hội nhiễu nhương, không gì sâu sắc hơn qua cảm nhận của nhà thơ Phạm Ngọc Lư trong lời Tựa “Xuân Thao, Thơ và Người” ở tập thơ Sóng Mòn của nhà thơ Xuân Thao, xuất bản 2010:

      “Xuân Thao có những tố chất mà tôi rất quý: Khiêm tốn, chân thật, dung dị, mực thước, điềm đàm, trầm tĩnh, không tham vọng, không xu thời xu thế, không a dua theo đám ăn tàn, không tự sơn phết mình những hào nhoáng rởm. Và trên hết đó là lòng tự trọng, là sự liêm khiết của một nhân cách trong sáng…


      “Cả đời Xuân Thao sống không cầu danh nhưng không vì thế mà buộc thơ mình phải chìm vào bóng tối lãng quên của thời gian, nhất là một số bài thơ sau hơn 4 thập niên, đã trở thành chứng tích của tâm tình một thế hệ trong một giai đoạn lịch sử đầy rẫy đau thương…” (Phạm Ngọc Lư).

      3.

      LƯU DẤU MỘT THỜI


      Hôm nay bùi ngùi ngồi nhớ lại, viết về Xuân Thao, về những người bạn của tôi thời 18-20 tuổi. Thời ấy, dù phải sống trong một đất nước không bình yên vì chiến tranh. Nhưng miền Nam thân yêu đã cho tuổi trẻ chúng tôi quyền sống và quyền tự do, trong đó có tự do ngôn luận. Nhờ đó, chúng tôi mới có hai thi tuyển RỪNG và VỠ cùng các tạp chí SAU LƯNG CÁC NGƯỜI, CÙNG KHỔ, NGÔN NGỮ… lưu dấu một thời tuổi trẻ miền Nam sống với hoài bão và chết vì lý tưởng cao đẹp.


      * Phương Tấn

      (Tháng Tư năm 2021, trích trong tập bút ký:

      “NHỮNG NGỌN NẾN TRONG CÕI TA BÀ”)

      Phương Tấn

      Fb Phương Tấn

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Xuân Thao Phương Tấn Hồi ức

      - Hạ Đình Thao, Như Mới Bữa Hôm Qua Phương Tấn Hồi ức

      - Vớt bình minh trong đêm Phương Tấn Thơ

      - Trang Thơ Phương Tấn Phương Tấn Thơ

      - Và Bước Một Bước Lạ Phương Tấn Thơ

      - Vạt Nắng Lung Linh Cùng Gió Mới Phương Tấn Hồi ức

    3. Bài viết về nhà thơ Xuân Thao (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Xuân Thao

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Xuân Thao (Phương Tấn)

      Đọc "Tình Sầu" tập thơ văn của Xuân Thao và Thu Phong (Châu Thạch)

      Thơ Bạn Quảng Nam: Xuân Thao (Trần Yên Hòa)

      Xuân Thao, Thơ và Người (Phạm Ngọc Lư)

      Xuân Thao (Học Xá)

      - Xuân Thao - "Ngập ngừng" từng nhịp thời gian  (Phan Nam)

       

      Tác phẩm của Xuân Thao

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Bài Thơ Tình Ngày Valentine Viết Muộn: Nhắn Người (Xuân Thao)

      Đón em về, đón XUÂN sang (Xuân Thao)

      Tết Xuân này em có về qua ngõ nhà anh?

      (Xuân Thao)

      Mưa lạnh trên đèo (Xuân Thao)

      Cuối Mùa Đi Biển (Xuân Thao)

      - Các bài trên mạng  (vanchuongviet.org)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Ngày Của Mẹ, Ngày Của Con (Lê Hữu)

      Xúc động đọc "Thưa Mẹ" của Phương Tấn (Thiếu Khanh)

      Thơ Phương Tấn Là Đồng Vọng Những Đau Thương Của Dân Tộc (Nguyễn Lệ Uyên)

      TS Nguyễn Tiến Hưng ra mắt sách ‘Bức Tử VNCH-Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm’ (Lâm Hoài Thạch)

      Hiệu Ứng Của Âm Và Thanh Trong Thơ Qua Lăng Kính Của Nhà Phê Bình Văn Học Bùi Vĩnh Phúc (Trần C. Trí)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)