1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Thơ Phương Tấn Là Đồng Vọng Những Đau Thương Của Dân Tộc (Nguyễn Lệ Uyên) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      9-5-2024 | VĂN HỌC

      Thơ Phương Tấn Là Đồng Vọng Những Đau Thương Của Dân Tộc

        NGUYỄN LỆ UYÊN
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà thơ Phương Tấn

      "Vớt Bình Minh Trong Đêm" là một tập hợp 57 bài thơ từ đầu thập niên 60s trở về sau là những lời ca bị thống trong bối cảnh nhiễu nhương của đất nước. Ở đó, tuổi trẻ VN đã bước vào vũng lầy lịch sử đau thương, tan tác, đổ vỡ trong cuộc nội chiến càn rỡ, xấu xí nhất.


      Và, dẫu chỉ là một giai đoạn ngắn ngủi 20 năm, khởi từ vết cắt lìa Nam Bắc; dòng Hiền Lương là chứng nhân là vết cắt đẫm máu, đầm đìa vết nhơ dân tộc chảy dài oan nghiệt rồi nối tiếp cuộc đuổi chạy kinh hoàng có một không hai trên những đợt sóng cuồng bạo, trở thành thủy mộ quan lấp xác hàng trăm ngàn con người chui trốn khỏi địa ngục trần gian để mong tìm đến bến bờ tự do.


      Với những đoạn lìa khốc liệt như vậy, hẳn nhiên không người cầm bút nào có thể làm ngơ như kẻ bàng quang trước vận nước đau thương.


      Họ đã lên tiếng.

      Họ đã ghi lại bằng chữ nghĩa, hình ảnh, âm thanh, màu sắc...


      Họ lên đường và tiếp tục lên đường, hàng hàng lớp lớp. Đặc biệt giai đoạn chiến tranh ác liệt nhất tại miền Nam, từ 1964 trở đi.


      Những người viết văn làm thơ thời kỳ này đã tạo ra một hình hài của văn chương miền Nam thật sự tự do, nhân bản, khai phóng.

      Những máu, nước mắt, những phẫn nộ lẫn buồn chán... trộn vào nhau, tạo thành khúc ca bi tráng của thời đại.


      Lớp nhà văn trẻ hậu Sáng Tạo xuất hiện trên các tạp chí văn nghệ thủ đô Sài Gòn ngày càng đông đảo, đủ mọi thành phần trong xã hội và hầu hết vừa cầm súng vừa viết văn.


      Phương Tấn thuộc thế hệ này. Anh xuất hiện khá sớm trên các tạp chí văn nghệ miền Nam đầu thập niên 60s, khi mới 15 tuổi với những câu thơ nhuốm đầy những suy tư, dằn vặt về thân phận làm người.


      Đêm bay lên xòe đôi mắt đen ngòm

      Ta cởi dạ thả giữa bồn trồng huyết

      Thân chẻ vụn giăng làm hoa diễm tuyệt

      Kết hồn này bằng âm điệu sầu ma.


      Từ bấy đến nay, gia tài thi ca anh để lại tuy không đồ sộ nhưng lại là một phần nhân chứng của thời kỳ nội chiến tàn khốc nhất.


      Thơ Phương Tấn là những điệu buồn, ray rức như giữa khuya chợt nghe tiếng chim lẻ loi rớt trong bóng đêm thăm thẳm, như giọng ru con nghẹn ngào của bà mẹ quê gửi niềm thương nhớ người chinh phu.


      Và, ở tập này, "Vớt Bình Minh Trong Đêm", Phương Tấn sử dụng hình thức cổ phong cách tân, phá vần, tung điệu nhưng cái ngân nga âm hưởng trong từng câu, từng từ, sâu thăm thẳm là những lời oán thán về số phận bi thương của dân tộc trong thảm cảnh nồi da xáo thit!


      Chúng ôm bom khiêu vũ

      Trên quá khứ cha ông

      Mong giết đi lịch sử

      Xóa nhòa tổ tông ta


      Đã từ lâu, giai điệu Bà Mẹ Gio Linh của Phạm Duy vẫn mãi ám ảnh tôi mỗi khi Thái Thanh đẩy ca từ vào âm vực cao nhất, rộng nhất. Nó cứ nghẹn ngào, u uất đến tưởng chừng rất phi lý nhưng hoàn toàn có thật. Thơ Phương Tấn cũng rơi vào trường hợp này.


      Hãy vui như tình đắng

      Răng chạm giữa đường răng

      Ngỡ hai hàng nến trắng.


      Đọc thơ Phương Tấn là dẫn cả đôi chân, tâm trí bước vào những hang hốc tăm tối, những bãi cỏ gai... Rồi khi khép lại nghe như bị cào xước tận đáy lòng; đôi khi như cái chạm nhẹ thịt da phơi trần lên mặt đá sỏi. Một chút rỉ máu, một chút nhói đau như cái vuốt tay cuối cùng trong cuộc tình lỡ.


      Với Phương Tấn, người thõng chân vào cõi thơ anh chính là kẻ bại trận trước những phơi bày năm chữ dàn kín cả tập đẩy nhịp thở dồn dập khôn cùng của cánh chim từ cành cao đột nhiên rơi tõm xuống thảm cỏ ướt đẫm mưa đêm.


      Sự tỉnh thức trong thơ anh chính là những hình hài co quắp, một đụn tro tàn hôm qua bỗng lóe sáng buổi bình minh, nhưng lại là bình minh của đêm nguyệt tận, của hai mươi năm dài phi thực phi mộng phi lú mê, đủ để nỗi buồn cùng những thất vọng vón lại thành căn bệnh trầm kha cho tuổi trẻ Việt Nam, khóc với nhau trên những giọt lệ tràn, đắng cay, tủi nhục.


      Ta khóc người khóc ta

      Người khóc ta khóc người

      Ta khóc người khóc ta

      Cơn mưa chiều úa rã.


      Đó cũng là thế giới đầy huyễn hoặc của chàng trai trẻ khi mới mười lăm đã bước vào cuộc rượt đuổi phong trần chữ nghĩa và thế sự trượt dài.


      Và vì thế, "Vớt Bình Minh Trong Đêm" là tiếng kêu thầm, đồng vọng những thanh âm nghẹn ngào nỗi đau của dân tộc, quê hương cùng những bà mẹ quê còng lưng với đôi quang gánh trĩu nặng máu xương trên đôi vai gầy. Và cũng chính vì thế, những bài thơ năm chữ của anh không màu mè, bóng bẩy cũng chẳng ẩn dụ cao xa. Nó thật gần trong tầm với, trước mắt như những dề gai xương rồng nhọn hoắc cào găm vào thịt da đến tóe máu.


      "Vớt Bình Minh Trong Đêm" chính là những âm hưởng, vang vọng một trời tang thương và một đời đau thương.


      (Sàigòn tháng 5-2020)

      Nguyễn Lệ Uyên

      Nguồn: Tạp chí Ngôn Ngữ số 31, 1/5 2024
      Thơ Văn Ngôn Ngữ Và Giới Thiệu Phương Tấn

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Trần Thị NgH, viết: xạo ke , vẽ: cà rỡn Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Thơ Phương Tấn Là Đồng Vọng Những Đau Thương Của Dân Tộc Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Thơ Nhã Ca, một vài tư liệu nhỏ Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Cảnh Cửu Và Sự Cô Đơn Đến Tận Cùng Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Như Mới Hôm Qua Nguyễn Lệ Uyên Hồi ức

      - Gia Tài Của Võ Hồng Nguyễn Lệ Uyên Tham luận

      - Cát Bụi Mệt Mỏi, Bản Giao Hưởng Định Mệnh Của Nguyễn Đức Sơn Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Tình Muộn Nguyễn Lệ Uyên Truyện ngắn

      - Chinh Ba – Đi tìm tự do qua chiếc xương cụt? Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Bên Ngoài Hàng Rào Nguyễn Lệ Uyên Truyện ngắn

    3. Bài viết về nhà thơ Phương Tấn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Phương Tấn

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Phương Tấn: Thơ quá một đời người (Nguyễn Ước)

      Xúc động đọc "Thưa Mẹ" của Phương Tấn (Thiếu Khanh)

      Thơ Phương Tấn Là Đồng Vọng Những Đau Thương Của Dân Tộc (Nguyễn Lệ Uyên)

      Phương Tấn (Học Xá)

      Huế Của Phương, Một Phương Tình Viễn Mộng (Lê Văn Trung)

      Phương Tấn, Nàng Thơ Với “Di Bút Của Một Người Con Gái” (Vương Trùng Dương)

      - Về một bài thơ tình của Phương Tấn  (Lâm Anh)

      - Đọc thơ Phương Tấn  (Dung Thi Vân)

      - Nhà thơ Phương Tấn: Hơn 40 năm bắc nhịp cầu văn hóa võ Việt  (Văn Bảy)

       

      Tác phẩm của Phương Tấn

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Xuân Thao (Phương Tấn)

      Hạ Đình Thao, Như Mới Bữa Hôm Qua (Phương Tấn)

      Vớt bình minh trong đêm (Phương Tấn)

      Trang Thơ Phương Tấn (Phương Tấn)

      Và Bước Một Bước Lạ (Phương Tấn)

      - Nhớ ai buồn ngất trên vai áo

      - Một bài thơ cũ: Nhà thơ Phương Tấn

      - Fb Phương Tấn

      Thơ trên mạng:

      - dutule.com  - luanhoan.net

      - art2all.net   - saigonocean.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)

      Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)