1. Head_

    Hoàng Giác

    (..1924 - 14.9.2017)

    Nhật Tiến

    (24.8.1936 - 14.9.2020)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Cảm nhận về bản thảo soạn phẩm “Nguyễn Chí Thiện – Trái Tim Hồng” của Trần Phong Vũ (Lê Thiên) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      28-8-2013 | VĂN HỌC

      Cảm nhận về bản thảo soạn phẩm “Nguyễn Chí Thiện - Trái Tim Hồng” của Trần Phong Vũ

        LÊ THIÊN
      Share File.php Share File
          

       


         Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện
        (1939 - 2012)

      Ngày 28/9/2013, tại khu Little Saigon, vùng Nam California, Hoa Kỳ, lễ giỗ năm đầu Nhà thơ Thomas More Nguyễn Chí Thiện sẽ được cử hành trọng thể với sự tham dự và cầu nguyện của đông đảo người Việt hải ngoại. Ngoài buổi Tưởng Niệm chính thức khai diễn Thứ Bảy ngày 28-9 với cuộc Hội Thảo quy mô do một thuyết trình đoàn gồm các diễn giả đến từ nhiều nơi trên thế giới, ban Tổ chức Lễ Giỗ còn mở những cuộc hội luận (từ ngày 21 tới 28/9/2013) về thân thế, sự nghiệp và thông điệp nhà thơ quá cố Nguyễn Chí Thiện lưu lại hậu thế cho con em người Việt, trên các hệ thống truyền thanh, truyền hình hải ngoại. Trong dịp tưởng niệm này, BTC cũng sẽ phát hành tác phẩm “Nguyễn Chí Thiện, Trái Tim Hồng” của nhà biên khảo Trần Phong Vũ do tủ sách Tiếng Quê Hương ấn hành.


      Có lẽ chẳng cần phải giới thiệu Nguyễn Chí Thiện, một nhân vật chống cộng kiên định từ trong nước, bị tù tội, rồi ra khỏi nước, tiếp tục sinh hoạt đấu tranh chống độc tài Cộng sản trên quê hương. Cũng chẳng cần giới thiệu tác giả Trần Phong Vũ, bởi vì tên tuổi nhà văn kiêm nhà báo lão thành này đã quá quen thuộc với cộng đồng chúng ta.


      Dù đang ở tuổi bát tuần, đã qua những ngày con cháu và bạn bè mừng Thượng thọ, nhà văn/nhà báo Trần Phong Vũ vẫn miệt mài suy tư, viết và viết. Đó là chưa kể những cuộc hội thảo, hội luận mà ông là diễn giả, là chủ tọa hay điều hợp chương trình, liên tục hết nơi này tới nơi khác.


      Các tác phẩm cũng như hàng trăm bài báo mà ông cống hiến cho người đọc từ trước đến nay không hề gián đoạn chứng minh điều đó. Quá trình đó của hai nhân vật – Nguyễn Chí Thiện và Trần Phong Vũ – đã đưa hai vị ngày càng gần gũi nhau, sát cánh nhau, cùng đồng hành trên mặt trận văn hóa chống độc tài, độc đảng bán nước.


      Bởi thế, ngoài nhà văn Trần Phong Vũ, tin chắc không ai khác có thẩm quyền, có tư cách và có tiếng nói chính xác về con người, cuộc đời cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện.


      Chính vì vậy, với thời gian nhanh kỷ lục sau khi nhận được sự gợi ý của nhà văn Uyên Thao, người chủ trương Tủ sách Tiếng Quê Hương, nhà văn/nhà báo Trần Phong Vũ đã hoàn thành quyển sách “Nguyễn Chí Thiện, Trái Tim Hồng” (*) mà chúng tôi cho là một chứng từ lịch sử giá trị và quý hiếm về một nhân vật lẫy lừng trong thời đại chúng ta.


      Quyển sách “Nguyễn Chí Thiện – Trái Tim Hồng” trình bày trang nhã, với bề dày 560 trang gồm ba phần: ngoài phần chính với 12 chương 288 trang do tác giả họ Trần biên soạn là phần 2 với 48 trang hình màu và phần Phụ lục 224 trang thu gom những tài liệu và những chứng từ quý giá của nhiều tác giả, liên quan tới cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh qua văn thơ của cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện.


      Ngoài đôi dòng của tác giả, những trang hình hiếm quý và Phụ lục âm vang từ mọi phía (28 chứng từ), nội dung chính của sách gồm:


      Cuộc sống & Con người:


      - Những ngày tháng lưu đầy

      - Tinh thần bao dung, nhân ái

      - Một nhân cách hoàn hảo

      - Hành trình tâm linh.


      Hồn thơ & Chất thơ


      - Chiến sĩ, ngục sĩ hay thi sĩ?

      - Nhà thơ trước ba vùng cấm

      - Bốn tôn chỉ Quan, Quần, Hưng, Oán

      - Tình cảm trong thơ

      - Mùa Xuân trong thơ


      Vài mảnh vụn & Một nỗi lòng.


      - Nhìn lại một đoạn đường

      - Một chọn lựa ngoài ý muốn

      - Nỗi lòng gửi lại


      Tự thân mỗi phần, mỗi chương sách trên đây đã có một hấp lực không thể cưỡng dẫn dắt chúng tôi lần đọc từng trang sách. Rồi, khi đã bắt đầu dán mắt vào trang thứ nhất, chương thứ nhất của tác phẩm, người đọc khó rời nó ra, khó có thể bỏ qua những trang kế tiếp, những phần còn lại của cả cuốn sách.


      Thực ra, chính bản thân Trái Tim Hồng, trái tim rực sáng tình người và tình yêu nước nồng nàn của Nguyễn Chí Thiện, đã là một mãnh lực thu hút bất cứ ai là người có thiện tâm!


      Những vần thơ sắc bén từ Trái tim “Chí Thiện” vang lên cho chính nghĩa Tự Do, Công Bằng, Bác Ái và Lý tưởng Dân tộc đã là sức mạnh thu hút của nam châm, nói chi tới cái văn phong với tài diễn tả, kể chuyện hay đặt vấn đề của tác giả Trần Phong Vũ!


      NCT-TraiTimHong_TranPhongVu_bia

      Tượng chân dung Nguyễn Chí Thiện của điêu khắc gia Phạm Thế Trung


      Chúng tôi đọc đi đọc lại, nhai nghiền ngẫm món ăn tinh thần độc đáo để nếm trọn cái hương vị ngọt ngào lan tỏa trên từng trang, từng đoạn sách. Chúng tôi đã đọc Hoa Địa Ngục của nhà thơ quá cố Nguyễn Chí Thiện. Song le, những phân tích, dẫn giải và những chi tiết mới liên quan tới Trái Tim Nguyễn Chí Thiện mà nhà văn, nhà báo Trần Phong Vũ cung cấp cho người đọc trải dài suốt quyển sách giúp chúng tôi có cái nhìn thấu đáo hơn về tấm gương anh dũng của con người nhà thơ và cũng là chiến sĩ bất khuất Nguyễn Chí Thiện, đã kiên trì và mạnh mẽ chống lại sự ác và bè lũ gây ác trên quê hương Việt Nam thân yêu!


      Làm sao người viết những dòng này không nói lên lời cám ơn người chiến sĩ kiên cường từng được người đời tuyên dương là ngục sĩ vì đã can đảm chấp nhận tù tội triền miên và luôn đóng vai trò tiên phong cầm bút vung thơ chống lại bạo quyền Cộng sản liên tục hàng nhiều chục năm không phút ngưng nghỉ.


      Làm sao chúng tôi không cám ơn nhà văn/nhà báo Trần Phong Vũ, một trong những cây bút bền bỉ trong làng văn, làng báo của người Việt hải ngoại, luôn tìm những món ngon, vật lạ trong các món ăn tinh thần giúp nuôi dưỡng, bồi bổ tâm hồn chúng tôi, mang cho chúng tôi chất kích thích mà đứng lên bước ra khỏi trạng thái hôn mê tiêu cực, để cùng vươn lên như Phù Đổng, “cưỡi con ngựa sắt, cầm roi sắt” quất thẳng vào bọn cầm quyền cộng sản hiện nay, như nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã từng kêu gọi từ năm 1973 khi ông còn nằm trong bàn tay sắt của bạo lực điên cuồng:


      Thế lực đỏ phải đồng tâm đập nát

      Để nó hoành hành, họa lớn sẽ lan nhanh…

      Những tội tầy đình được bưng bít tinh vi

      Nếu nhân loại mọi người đều biết

      Cộng sản là gì, tự nó sẽ tan đi!…


      Thảo nào báo CAND của CSVN đã phải mở chiến dịch đánh phá điên cuồng những người mà nó thóa mạ, lên án là “phần tử chống Cộng cực đoan” ở hải ngoại.


      Đáng buồn thay và cũng sỉ nhục thay khi trong cộng đồng chúng ta vẫn còn hiện diện một thiểu số đã từng trải cái ách CS, đã từng bán sống bán chết trốn chạy bạo quyền CS, nay lại phụ họa, hà hơi tiếp sức cho luận điệu tuyên truyền thâm hiểm của chúng!


      Chống cái ác mà không kiên trì, quyết liệt và dứt khoát thì phải chống cách nào đây? Chống chừng mực? Chống độ lượng? Chống trung dung? Chống vừa phải? Chống cầm chừng? Thì đâu phải là chống Ác! Nuôi dưỡng cái Ác đấy! Để bọn Ác quỷ gia tăng điều ác, hại dân hại nước đến bao giờ mới thôi?


      Chúng ta hãy nghe ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện “lý giải” cái lập trường chống Cộng của ông ngay khi ông còn ở trong nước:


      Đẹp quý nhất đó là cuộc sống

      Cộng sản nghiền tan, đau đớn nào hơn?

      Từ buổi thiếu niên, với tất cả căm hờn

      Tôi chống cộng, vì tôi yêu cuộc sống,

      Tôi chống cộng để hồi sinh sự sống.

      (Hoa Địa Ngục – Cuộc sống, 1980).


      Hoặc


      Nhân loại hỡi có rơi vào thảm cảnh

      Bị đọa đày tan tác mới hờn căm!

      Có sống trong lòng Cộng sản nhiều năm

      Mới muốn vằm bằm chúng ra vạn mảnh!

      (Hoa Địa Ngục – Những ghi chép vụn vặt, số 94).


      Tới đây chúng tôi bỗng nhớ tới hình ảnh cô gái trẻ Nguyễn Phương Uyên khí phách! Người nữ sinh viên vừa vào tuổi 21, trước Tòa án CSVN ngày 16/8/2013, đã nhìn thẳng vào mặt những kẻ đang xét xử mình, dõng dạc tuyên bố: “Tôi không cần giảm án. Tôi chỉ cần toà xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống Đảng Cộng sản không phải chống phá đất nước, dân tộc. Các ông đừng đánh đồng.” Khác nào tuyên bố “vâng tôi chống cộng đây và về mặt này tôi đâu cần các ông bà giảm án cho tôi.” Chống cộng đấy! Chống cộng cực đoan như thế đó! Nhưng điều đó nào tội tình gì đối với đất nước, dân tộc?


      Từ bản lãnh chống cộng ấy, cô bé Nguyễn Phương Uyên khẳng định: “Tôi thấy trong lòng mình nhen nhóm lên một nhiệt huyết, chưa thể dừng ở đây được. Cần phải cháy nhiều hơn nữa.”


      Rồi cô lại nói tiếp: “Tôi nghĩ hành động của mình nhỏ bé thôi … Nhưng tôi vui mừng và tự hào vì đã cống hiến cho đất nước, khơi dậy lòng yêu nước của các bạn trẻ, để họ không còn vô cảm nữa.” (Trả lời phỏng vấn BBC qua điện thoại ngay lúc ra khỏi trại giam ngày 16/8/2013). Đó! Chống cộng là yêu nước! Bản tuyên ngôn yêu nước của một cô bé mà không ít người cho là là chưa trưởng thành đủ về mặt chính trị, về tâm thức yêu nước!


      Chỉ mỗi hình ảnh một Nguyễn Phương Uyên thôi, cũng đã tiêu biểu cho hàng trăm tuổi trẻ yêu nước trên quê hương hiện nay, đủ chứng minh rằng ngọn lửa chống cộng bừng bừng trong “Trái Tim Hồng” Nguyễn Chí Thiện đang và sẽ bùng cháy trong tim giới trẻ Việt Nam ngay trước hang hùm miệng sói.


      Việc làm của nhà văn Trần Phong Vũ khi cho ra đời tác phẩm “Nguyễn Chí Thiện – Trái Tim Hồng” thật đúng lúc! Việc làm ấy nói lên sứ mạng cấp bách, khẩn trương của nhà văn nhằm góp phần giải cứu đất nước quê hương thoát khỏi 2 mối họa lớn cho dân tộc: họa nhuộm đỏ đất nước và họa xâm lăng của Tầu Cộng trên cả lãnh thổ lẫn lãnh hải quốc gia, do sự tiếp tay của đám chóp bu CSVN manh tâm mãi quốc cầu vinh!


      Cho nên, thay vì phân tích các chi tiết trong tác phẩm – thật ra các chi tiết trong toàn bộ tác phẩm từng trang, từng đoạn đã cung cấp hết sức đầy đủ và đầy thuyết phục qua những chứng từ quý giá mà chúng ta cần biết – chúng tôi đề nghị mỗi người chúng ta nên có trên tay một Nguyễn Chí Thiện – Trái Tim Hồng, hãy “cầm lấy mà đọc”, chắc chắc sẽ thích thú, say mê và bảo đảm nắm bắt những nét đặc thù nơi con người Nguyễn Chí Thiện, từ tinh thần bao dung, nhân ái, tới nhân cách hoàn hảo, cả khi ông quằn quại triền miên trong chốn lao tù CS cũng như lúc ông sống lưu vong nơi đất khách quê người cho tới ngày ông dứt bỏ cõi trần để đi vào cõi thiêng sau những bước đi chầm chậm mà dứt khoát, quyết liệt mà quả cảm trong cuộc hành trình tâm linh của ông tiến tới cùng đích đã nhắm mà nhà văn Trần Phong Vũ là một trong những nhân chứng đích thực.


      Trong phạm vi văn học, soạn phẩm “Nguyễn Chí Thiện, Trái Tim Hồng” của Trần Phong Vũ còn mở ra cho người đọc một cái nhìn mới –một cái nhìn quán triệt- về giá trị thi ca trong thơ họ Nguyễn. Trong khi đa số chỉ giới hạn tầm nhìn vào tác giả thi phẩm Hoa Địa Ngục như một chiến sĩ can trường để vinh danh ông là một “Ngục sĩ” thì với chương 6 “Chiến sĩ, Ngục sĩ hay Thi sĩ”, soạn giả họ Trần đã vận dụng tất cả những cảm thức nồng nàn và cách lượng giá bén nhạy, sâu sắc của ông để xác định như đinh đóng cột rằng: “…thi phẩm Hoa Địa Ngục, thậm chí chỉ riêng thi bản Đồng Lầy của Nguyễn Chí Thiện đã mang một giá trị đặc biệt về nội dung, cảnh ngộ không hề có với bất cứ nhà thơ nào — bao gồm những tác giả được đề cao xưa nay — nên phải được đặt lên hàng đầu trong thi văn Việt Nam hậu bán thế kỷ hai mươi”.


      Di sản Nguyễn Chí Thiện càng vĩ đại, công lao soạn giả họ Tràn càng đáng trân trọng. Bởi vì chính Trần Phong Vũ với tác phẩm NGUYỄN CHÍ THIỆN – TRÁI TIM HỒNG đã góp phần không nhỏ vào việc làm cho mọi người chúng ta học được nhiều điều từ Nguyễn Chí Thiện cũng như tiếp nhận sức sáng và sự nung nóng từ Trái Tim Hồng Chiến sĩ Anh hùng, và cũng là nhà thơ lớn Nguyễn Chí Thiện tỏa ra.


      New Jerzey những ngày chớm hạ 2013


      Lê Thiên

      Nguồn: danchimviet.info

      (*) Tác phẩm “Nguyễn Chí Thiện, Trái Tim Hồng” của Trần Phong Vũ do tủ sách Tiếng Quê Hương xuất bản, sẽ chính thức phát hành trong buổi Tưởng Niệm nhân Húy Nhật đầu cố Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện sáng Thứ Bảy 28-9-2013 tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Orange, miền Nam California.


      Sách dày 560 trang, với 48 trang hình màu, ghi lại con người, cuộc đời, nhân cách vĩ đại và giá trị nghệ thuật trong thơ Nguyễn Chí Thiện. Trọn đời ông đã dùng thơ văn để vạch trần bộ mặt thật “hèn với giặc, ác với dân” của gian đảng cộng sản, từ Hồ Chí Minh cho tới những đổ tử, đồ tôn của chủ nghĩa Mácxít trên đất nước chúng ta hôm nay. Cố Thi Sĩ đã trải qua 27 năm bị giam cầm trong các nhà tù của chúng ở miền Bắc. Ra hải ngoại năm 1995, cố thi sĩ sĩ vẫn tiếp tục dấn thân tranh đầu không ngửng cho tới ngày vĩnh biệt chúng ta.


      Quý độc giả yêu sách ở xa muốn có tác phẩm quý giá này với chữ ký của tác giả xin viết chi phiếu 30 MK (25 MK tiền sách + 5 MNK cước phí bưu điện) trả cho VLAC/TQH (Vietnamese Litterary & Artistic Club of Washington) và gửi về địa chỉ: Mr Trần Phong Vũ, 4 Sand Pointe, Laguna Niguel, CA 92677. Mua hai cuốn cũng chỉ phải tra 5 MK cước phí.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nguyễn Chí Thiện - Trái Tim Hồng của Trần Phong Vũ Lê Thiên Giới thiệu

    3. Bài Viết Về Nguyễn Chí Thiện (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Chí Thiện

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nguyễn Chí Thiện: người cầm bút không bị bẻ gãy (Nguyễn Văn Lục)

      Sức Bật Sáng trong Thơ Nguyễn Chí Thiện (Trần Cao Tường)

      Tháng mười, ngày giỗ một người Việt Nam yêu nước: Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Vòng Hoa Cho Thi Sĩ (Ký Giả Lô Răng)

      Mùa Xuân trong thơ Nguyễn Chí Thiện (Trần Phong Vũ)

      Giới thiệu tác phẩm Nguyễn Chí Thiện, Trái tim hồng của Trần Phong Vũ (Thuỵ Khuê)

      Tiễn Anh, ngày mưa đầu mùa! (Đinh Quang Anh Thái)

      Nguyễn Chí Thiện - Trái Tim Hồng của Trần Phong Vũ (Lê Thiên)

      Đồng Lầy (Nguyễn Chí Thiện)

      Thương Tiếc Anh Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích)

      Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Xuân Vinh)

      Lời "TỰA" tập truyện Hỏa Lò của Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích)

      Những lời phẩm bình, đánh giá truyện "Hỏa Lò" (Nhiều tác giả)

      - Hoa Địa Ngục và nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (Phan Anh Dũng)

      - Tính Thiện – Sự Thật Chỉ Là Một

      -  (Phan Nhật Nam, nguoivietboston.com)

      - Anh Thiện ơi, hãy ngơi nghỉ! (Nhật Tiến)

      - Ngọn lửa tâm can Nguyễn Chí Thiện

       (Ngô Nhân Dụng, diendantheky.net)

      - Nhờ đâu không mất nước? (Ngô Nhân Dụng)

      - Hai Tập Thơ Tù Nguyễn Chí Thiện & Hồ Chí Minh

       (Phan Thanh Tâm, diendantheky.net)

      - “Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê

       (Phạm Hồng Sơn, danchimviet.info)

      - Bố tôi và người tù Nguyễn Chí Thiện (Vũ Triều Nghi)

      - Audio: SẼ CÓ MỘT NGÀY (Phan Văn Hưng phổ nhạc)

      - Những hình ảnh về Nguyễn Chí Thiện

      - Nguyễn Chí Thiện (Trần Phong Vũ)

      - Nguyễn Chí Thiện và nỗi oan thế kỷ (Trần Phong Vũ)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Chí Thiện

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện Viết Về Nhà Thơ Phùng Cung (Nguyễn Chí Thiện)

      Đồng Lầy (Nguyễn Chí Thiện)

      Trang Thơ (Nguyễn Chí Thiện)

      - HỎA LÒ (tập truyện):

      - Lời Tựa, Đàn Bò Sửa, Một Lựa Chọn, Tạc Tượng

      - Những Bài Ca Cách Mạng, Phùng Cung

      - Sương Buồn Ôm Kín Non Sông

      - Trăng Nước Sông Hồng

      - Những lời phẩm bình, đánh giá truyện "Hỏa Lò"

       

      - Thơ Nguyễn Chí Thiện

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)

      Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)

      Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)

      Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)

      Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)