|
Song Linh(15.12.1940 - 24.1.1970) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Bùi Ngọc Tấn-Trần Phong Vũ-Nguyễn Chí Thiện-Đinh Quang Anh Thái
Cuối cùng, anh Nguyễn Chí Thiện đã đi đến chặng chót của cuộc đời: tro cốt của anh được an vị lúc 11 giờ sáng Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012 tại Nhà Thờ Chánh Tòa Giáo Phận Orange – từng có tên là Nhà Thờ Kiếng – ở Quận Cam, California.
Từ rạng sáng, trời rả rích mưa!
Mưa, nhưng không nặng hạt như ngày nghe tin anh mất, khi em vừa lên xe Greyhound từ Philadelphia đi Washington DC. Hôm đó là sáng Thứ Ba, 2 tháng 10. Lúc vừa dợm bước chân lên xe lúc 9 giờ 50 giờ Miền Ðông, nhà văn Trần Phong Vũ giọng hốt hoảng gọi từ California: “Nguyễn Chí Thiện đang hấp hối trong bệnh viện, anh bị kẹt xe quá, không biết có còn kịp không!”
Xe dừng ở trạm Delaware để lấy thêm khách, em gọi về Cali hỏi anh Vũ, anh nấc lên trong phone, anh Thiện mất rồi, lúc 7 giờ 17 phút sáng!
Mưa mỗi lúc một tầm tã, suốt dọc đường đi, em cố giấu nước mắt để tránh gây chú ý cho hành khách trên xe. Gọi báo tin cho những người yêu thương anh Thiện, nhà văn Nhật Tiến òa khóc và tỏ ý ân hận là đã không biết anh đau bệnh để vào nhà thương thăm anh.
Không ngờ anh đi mau như thế. Cách đó mới có 5 ngày, trên đường đi phi trường, em và một người bạn thân, cô Trang, đã đến thăm anh tại bệnh viện. Anh vốn dĩ đã khẳng khiu, nay lại đau bệnh nên nhìn anh gầy trơ xương. Anh ho từng cơn, có lúc phải dùng tay chặn cơn đau nơi ngực. Dù vậy, anh vẫn thăm hỏi em những chuyện đời thường. Em đùa hỏi anh có thèm thuốc lá không, anh bảo: “Làm thế nào được, ho bỏ mẹ đây này.”
“Làm thế nào được,” câu anh thường dùng khi đối thoại để tả tình huống chịu đựng, như những lần nhìn thấy anh xiêu vẹo, dáng đi như sắp ngã chúi về trước, em hỏi sức khỏe anh ra sao, anh bảo “làm thế nào được, đủ thứ bệnh trong người.”
Ngồi sau lưng tài xế nhìn cây quạt nước gạt bắn những hạt mưa mỗi lúc một nặng, em nhớ anh quá đỗi.
Nhớ những ngày vừa ra khỏi tù năm 1984, đêm đêm áp sát tai vào chiếc radio tại một chòi nuôi heo ở Tân Quy Ðông, nghe giọng xướng ngôn viên đài BBC đọc một bài thơ của tác giả “Khuyết Danh”:
Trong bóng đêm đè nghẹt
Phục sẵn một mặt trời
Trong đau khổ không lời
Phục sẵn toàn sấm sét
Trong lũ người đói rét
Phục sẵn một đoàn quân
Khi vận nước xoay vần
Tất cả thành nguyên tử
Nhớ những ngày đầu tiên nhìn tuyết rơi khi mới từ đảo tỵ nạn sang Mỹ định cư ở Virginia, cùng nhóm anh em báo Xác Ðịnh đọc từng bài thơ trong tập “Tiếng Vọng Từ Ðáy Vực.”
Nhớ những tháng làm việc trong trại tỵ nạn Hồng Kông năm 88, đem từ Mỹ cả trăm tập thơ và tape nhạc Phạm Duy phổ thơ để đồng bào trong trại đa số là dân ra đi từ miền Bắc biết về một nhân cách bất khuất Nguyễn Chí Thiện. Nhớ Giang, một kỹ sư từ Canada làm thiện nguyện trong trại ước mong, “nếu có ngày về lại miền Bắc, em sẽ tìm thăm bác Nguyễn Chí Thiện; nếu bác không còn nữa, em nguyện xây cho bác một nấm mộ.”
Nhớ lúc làm đài phát thanh VNCR năm 95, phỏng vấn anh khi anh vừa đặt chân đến đất Mỹ, cảm được tấm lòng của anh với đất nước và con người Việt Nam; kính phục tính vị tha của anh qua bài thơ tâm huyết “Sẽ có một ngày”:
Sẽ có một ngày
Con người hôm nay
Vất súng
Vất cùm
Vất cờ
Vất đảng
Bỏ lại khăn tang
Xoay ngang vòng nạng oan khiên
Về với miếu đường mồ mả gia tiên
Mấy chục năm trời bức bách lãng quên
Bao nhiêu thù hận tan vào hương khói
Sống sót trở về phúc phận an thân
Kẻ bùi ngùi hối hận
Kẻ kính cẩn dâng lên
Này vòng hoa tái ngộ
Ðặt lên mộ cha ông
Khai sáng kỷ nguyên Tã Trắng thắng Cờ Hồng...
Hỏi anh sau 27 năm bị bạo quyền dìm xuống tận đáy địa ngục trần gian, bằng cách nào lòng anh khoan hòa được như vậy, anh bảo “làm sao được, con rắn cộng sản thì phải đánh dập đầu, còn dân tộc chả nhẽ hận thù nhau mãi sao.”
Hỏi anh về ý thơ “Tã Trắng thắng Cờ Hồng,” anh nói, Việt Nam hồi sinh sẽ là một hài nhi trong trắng để tiến tới tương lai, với “tiếng mục đồng êm ả, tình quê bao la, thay tiếng Quốc Tế Ca bằng tiếng diều cao vút trong chiều tà, trên ruộng đồng quê ta.”
Nhớ cách hút thuốc của anh, chỉ hút nửa điếu, nửa còn lại dập tắt lửa rồi cất vào túi áo. Ðứng cạnh anh, mùi điếu thuốc hút dở dang bốc lên nghẹt thở.
Hỏi anh sang Mỹ thiếu gì thuốc lá mà cứ làm vậy, anh bảo “làm thế nào được, quen rồi, từ dạo đi tù.”
Nhớ những lần anh cho đi ăn, anh bảo, chú còn gia đình, đừng tiêu pha nhiều, chứ anh một thân một mình chả có ai để phải lo lắng, anh trả tiền cho chú. Nhiều năm Tết, anh còn dúi vào tay em hai trăm bạc để mừng tuổi hai con em.
Và cũng nhiều lần anh đưa tiền cho em để gửi về cho những người đấu tranh dân chủ ở quê nhà.
Nhớ Tết năm nào ngồi với anh, nhà văn Vũ Thư Hiên từ Pháp sang và nhà văn Nguyễn Ðình Toàn, anh đọc cho nghe bài thơ anh làm năm 1966 lúc ở Hà Nội, lột tả được kiếp người cô quạnh của anh:
Tôi, một kẻ không gia đình bè bạn
Sống một mình, bệnh hoạn xanh xao
Chai nước con, chiếc điếu hút thuốc lào
Chiếc giường vải, chiếc bàn bằng gỗ cũ
Ðồ đạc tôi thế là tạm đủ
Cuộc sống nghèo nàn, không ước, không mơ
Ngoài thời gian dậy học vài giờ
Tôi tìm kiếm niềm khuây trong sách vở
Ít ra khỏi căn buồng con tôi ở
Chủ nhật, ngày thường tôi thấy như nhau
Những khi buồn tôi đem điếu ra lau
Hoặc khe khẽ ngâm vài câu thơ cổ
Mỗi tháng một lần tôi mang phiếu sổ
Tiêu chuẩn thịt, đường một lạng mua ăn
Trong lòng tôi chỉ một nỗi băn khoăn
Sợ bị bắt, bị nghi là bất mãn!
Khốn nạn, cái chế độ kìm kẹp con người!
Ðốn mạt, cái guồng máy khiến anh phải sống như thế!
Sống ở Mỹ, căn phòng anh ở có tươm tất đôi chút, nhưng cũng chỉ vỏn vẹn cái giường nằm, cái kệ sách, chiếc tivi cũ, vài xoong nồi chén, bát ăn cơm, chiếc điếu cầy được thay bằng những bao thuốc lá.
Thế thôi! Vậy mà vẫn có đứa khốn nạn, đốn mạt dựng điều bôi nhọ, vấy bẩn vào nhân cách của anh. Hỏi anh sao cứ để chúng yên, anh bảo, “làm thế nào được, đi rừng gặp thú dữ, chẳng lẽ mở mồm xin chúng buông tha.”
“Làm thế nào được”, anh Thiện ơi, để nguôi bớt nỗi đau khi anh ra đi!
“Làm thế nào được” để bớt nhớ dáng cao gầy của anh mỗi khi anh vào tòa soạn thăm em!
“Làm thế nào được” để ghi lại vài lần thanh thản hoặc thấy anh cười.
Và “Làm thế nào được” để thôi bị ám ảnh nhớ ánh mắt anh đuổi theo, khi em chia tay anh lần cuối cùng ở bệnh viện!
- Phỏng vấn Giáo Sư Stephen Young Đinh Quang Anh Thái Phỏng vấn
- Giọt nước mắt của người phụ nữ bên thắng cuộc Đinh Quang Anh Thái Phỏng vấn
- Nguyễn Tất Nhiên Đinh Quang Anh Thái Hồi ức
- Tiễn Anh, ngày mưa đầu mùa! Đinh Quang Anh Thái Tạp bút
• Nguyễn Chí Thiện: người cầm bút không bị bẻ gãy (Nguyễn Văn Lục)
• Sức Bật Sáng trong Thơ Nguyễn Chí Thiện (Trần Cao Tường)
• Tháng mười, ngày giỗ một người Việt Nam yêu nước: Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Mạnh Trinh)
• Vòng Hoa Cho Thi Sĩ (Ký Giả Lô Răng)
• Mùa Xuân trong thơ Nguyễn Chí Thiện (Trần Phong Vũ)
• Giới thiệu tác phẩm Nguyễn Chí Thiện, Trái tim hồng của Trần Phong Vũ (Thuỵ Khuê)
• Tiễn Anh, ngày mưa đầu mùa! (Đinh Quang Anh Thái)
• Nguyễn Chí Thiện - Trái Tim Hồng của Trần Phong Vũ (Lê Thiên)
• Đồng Lầy (Nguyễn Chí Thiện)
• Thương Tiếc Anh Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích)
• Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Xuân Vinh)
• Lời "TỰA" tập truyện Hỏa Lò của Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích)
• Những lời phẩm bình, đánh giá truyện "Hỏa Lò" (Nhiều tác giả)
- Hoa Địa Ngục và nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (Phan Anh Dũng)
- Tính Thiện – Sự Thật Chỉ Là Một
- (Phan Nhật Nam, nguoivietboston.com)
- Anh Thiện ơi, hãy ngơi nghỉ! (Nhật Tiến)
- Ngọn lửa tâm can Nguyễn Chí Thiện
(Ngô Nhân Dụng, diendantheky.net)
- Nhờ đâu không mất nước? (Ngô Nhân Dụng)
- Hai Tập Thơ Tù Nguyễn Chí Thiện & Hồ Chí Minh
(Phan Thanh Tâm, diendantheky.net)
- “Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê
(Phạm Hồng Sơn, danchimviet.info)
- Bố tôi và người tù Nguyễn Chí Thiện (Vũ Triều Nghi)
- Audio: SẼ CÓ MỘT NGÀY (Phan Văn Hưng phổ nhạc)
- Những hình ảnh về Nguyễn Chí Thiện
- Nguyễn Chí Thiện (Trần Phong Vũ)
- Nguyễn Chí Thiện và nỗi oan thế kỷ (Trần Phong Vũ)
• Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện Viết Về Nhà Thơ Phùng Cung (Nguyễn Chí Thiện)
• Đồng Lầy (Nguyễn Chí Thiện)
• Trang Thơ (Nguyễn Chí Thiện)
- HỎA LÒ (tập truyện):
- Lời Tựa, Đàn Bò Sửa, Một Lựa Chọn, Tạc Tượng
- Những Bài Ca Cách Mạng, Phùng Cung
- Những lời phẩm bình, đánh giá truyện "Hỏa Lò"
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |