1. Head_

    Hoàng Ngọc Biên

    (18.1.1838 - 16.5.2019)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Lời "TỰA" tập truyện Hỏa Lò của Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      06-10-2012 | VĂN HỌC

      Lời "TỰA" tập truyện Hỏa Lò của Nguyễn Chí Thiện

        NGUYỄN NGỌC BÍCH
      Share File.php Share File
          

       

      Cuối năm 1996, thi-sĩ Nguyễn Chí Thiện và tôi được Cộng- đồng Người Việt Tự do Úc-châu mời đi nói chuyện một vòng chung quanh nước Úc. Mới ra khỏi Việt-Nam được một năm, và lại có lợi-điểm là thơ ông đã được khắp năm châu đón nhận như một tiếng nói sâu sắc và đích-thực nhất về một Việt- Nam ngục tù, đến đâu ông cũng được tiếp đón nồng hậu và rất thành công dù là đem những chuyện tâm-tình ra nói với người Việt ở Sydney, Melbourne, Canberra, Brisbane, Adelaide (Nam-Úc) hay tận Perth (miền Viễn-tây của nước Úc) hay là đem chuyện Việt-Nam ra nói với người bản-xứ, từ các dân-biểu nghị-sĩ quốc-hội đến các nhà văn, nhà báo hoặc giới đại-học (sinh~viên cũng như giáo-sư). Về Mỹ, có người hỏi tôi tại sao mà ông có thể thành công như vậy được? Câu trả lời, tôi thiết nghĩ, thật đơn giản: ông đem con tim ông ra nói chuyện với mọi người. Sẵn có một trí nhớ phi thường, ông lại có một bộ óc rất khoa-học, tuyệt-đối tôn trọng sự thật, không ngoa-ngôn, không đại-ngôn, sự việc như thế nào ông trình bầy đúng như thế, không thêm, không bớt nên ông đã khắc phục được mọi ngờ vực và chiếm lĩnh được niềm tin trọn vẹn của người nghe. Tất cả những dối trá về ông - như bảo ông là Nguyễn Chí Thiện giả - đã sụp đổ nhanh chóng sau khi người ta tiếp cận và nói chuyện với ông.


      Ông không chỉ nói về ông hay thơ của ông. Ông nói về đất nước, về những trại tù ông đã đi qua, về chế-độ dựng xây trên sự man trá. Ông nói chuyện về thơ văn không chỉ của Việt Nam mà còn của cả thế-giới, nhất là thơ Tầu, thơ Pháp, thơ Anh mà ông thuộc rất nhiều, hoặc truyện Tầu, tiểu-thuyết Pháp, tiểu-thuyết Nga. Về khách-sạn hay nhà trọ, hai chúng tôi nhiều khi còn nói chuyện đến khuya mà chưa dứt. Thì ra tôi mới rõ, dù như ông dã trải qua 27 năm tù hay nữa đời người tính đến ngày ông được ra khỏi Vỉệt-Nam, vốn sống của ông vẫn vô cùng phong phú. Cái mà người khác coi là giới-hạn - bốn vách tường xà-lim - thì ở nơi ông đã nở ra những bông hoa rất quý, "hoa địa-ngục," để cảnh tỉnh con người và đem lại một thông-điệp hy-vọng cho tương-lai.


      Thấy sức khỏe ông sau bao năm lao lung xem chừng đáng lo ngại, tôi đã hơn một lần thúc giục ông nên ghi lại những chuyện tù mà ông đã từng sống qua hay chứng-kiến, tối-thiểu thì cũng như chứng-nhân của một thời-đại. Hoặc những nhận xét đôi khi rất tinh tế của ông về văn-chương, văn-học Việt- Nam, nhất là dưới thời Cộng-sản. Ông suy nghĩ rồi quyết-định: "Tôi sẽ viết về Hỏa Lò! Những truyện hàng ngày thôi nhưng sẽ động lòng người."


      Sau khi về Mỹ, thấy ông vẫn giữ một lịch-tnnh đi nói chuyện rất bận rộn, từ Đông sang Tây, từ Edmonton, Canada, sang đến 6-7 nước Âu-châu mỗi bận ông nhận đi nói chuyện, tôi không khỏi ái ngại lo cho sức khỏe của ông. Rồi đôi lần gặp ông ở Virginia giữa những chuyến đi, ông lại than là mắt của ông hồi này rất kém, chỉ đọc 10-15 phút là đã nhức đầu không thể nào đọc tiếp được, nói gì đến viết. Nhiều bạn đã tìm cách giúp ông bằng cách đem máy điện-toán đến nhà và lắp tiếng Việt vào để cho ông dùng, người thì đề nghị ông nếu mắt kém hãy nói vào băng để đưa cho người khác chuyển-tả. Nhưng mọi đề nghị, ông đều từ chối. Có thể là do tính độc-lập sẵn có của ông, không quen nhờ vả. Cũng có thể là mỗi người ưa một cách viết, viết bằng tay vẫn sướng hơn vì nó như cho ta cảm-tưởng đi thẳng từ óc qua các dây thần-kinh tay, nhập vào ngòi bút rồi dàn trải ra mặt giấy. Vả lại, viết xuống giấy hình như vẫn có cái gì thật hơn, nắm bắt được hơn là loại chữ viết "ảo" của máy.


      Đến khi ông lại nhận dược lời mời của Nghị-viện các Nhà văn (Parlement des Ecrivains) ở Âu-châu mời sang năm thứ hai đến ở một thành-phố tá-túc, nghĩa là St-Lô ở gần bờ biển Normandie ở Pháp, thì chúng tôi ít có liên-lạc thường-xuyên để mà theo dõi công việc làm của ông. Tháng 11 năm 1999, tôi có dịp qua St-Lô thăm ông, hỏi chuyện, ông vẫn chưa viết được gì nhiều. (Chỉ vui là ông sang đến trời Tây rồi mà vẫn không thoát được cái dấu Việt-Nam hay cái dấu ấn Địa-ngục: Thành-phố ông ở viết "ô" có dấu mũ tử tế và trạm xe buýt trước cửa bin-đinh ông ở lại mang tên "Enfer.") Rồi ông đem cho xem một số bài thơ dịch sang tiếng Pháp từ hai cuốn Hoa Địa Ngục của ông mà Nghị-viện các Nhà văn có nhã-ý muốn in ra cho ông.


      Quay về Mỹ, tôi đinh-ninh là bận như thế, giỏi lắm năm nay ông chỉ hoàn-tất được tập thơ dịch sang tiếng Pháp của ông là cùng. Vì ngoài chuyện làm việc với hai dịch-giả, một nhà thơ Pháp và một bác-sĩ Việt-Nam yêu thơ ông, ông còn đi dự nhiều "colloques" hay "conférences" về thơ văn thế-giới, hoặc đi sang tận Béc-lin để bàn về cuốn sách Le livre noir du Communisme ("Tập Sách Đen về Cộng Sản"), cãi nhau với cả những người như sử-gia Pierre Margolin, người viết phần về Việt Nam trong sách kia. Nhưng đến tháng 2 năm nay, sau khi nhận được hai tin vui về ông (cuốn song-ngữ Fleurs de l'Enfer đã in ra và sách Who's Who in Twentieth century World Poetry in ở Anh có mục nói về ông, dành cho ông một bài viết trang trọng hơn cả cho Pablo Neruda, nhà thơ Chi-lê và Giải Nobel Văn-học 1971) thì bỗng nhiên bưu điện cũng mang đến cho chúng tôi đĩa thu toàn-bộ tập truyện mà bạn đọc đang cầm trong tay.


      Thật là một sức làm việc phi thường, hiếm có. Và sau khi đọc, chúng tôi đã quyết-định cố gắng tối-đa để kịp làm quà đón ông về Mỹ vào tháng Sáu tới đây. Nói thế có nghĩa là dù như tập truyện đã đánh máy rồi, chúng tôi vẫn phải tranh thủ thời-gian mới kịp lịch-trình mong muốn. Thêm vào đó, ông cũng ngỏ ý muốn tôi có mấy lời để giới thiệu đứa con tinh- thần mới nhất của ông.


      *


      Giới-thiệu Nguyễn Chí Thiện? Liệu có bằng thừa không?


      Đúng, nếu nói về thơ ông. Nhưng một Nguyễn Chí Thiện viết truyện, viết hư cấu thì sao? Tôi chắc chắn những vị nào theo dõi sát sinh-hoạt văn hóa ở hải-ngoại trong những năm gần đây hẳn dã bắt gặp một số bài luận-chiến của ông về chính-trị, nhất là trong những báo của các anh em Đông Âu, hay là bài "Phùng Cung" mà ông viết về bạn ông, in lần đầu trên báo Khởi Hành của Viên Linh, vừa để gợi một số kỷ-niệm về một con người tài-hoa và có tư cách mới nằm xuống vừa để làm Tựa cho tập truyện mà Phùng Cung đã giao cho Nguyễn Hữu Hiệu để đem ra ngoài này. Nhưng một Nguyễn Chí Thiện đi vào ngành Tiểu-thuyết thì sao?


      Tập truyện gồm sáu truyện ngắn và một truyện có lẽ phải gọi là truyện vừa (novelette) mới đúng, truyện "Sương Buồn Ôm Kín Non Sông." Một chủ-đề xuyên suốt hơn 300 trang, chuyện Hỏa Lò, nhà tù có lẽ nổi tiếng nhất miền Bắc.


      Có người sẽ hỏi: Lại chuyện tù? Có lạc hậu không, có là một đề-tài cũ quá rồi không? Biết bao nhiêu người viết về tù tội, "học tập cải tạo" rồi, ra thêm một cuốn nữa có nhàm chán không?


      Tôi xin thưa ngay:


      Dù như các tác-giả xuất thân từ miền Nam trong chiến- tranh đã có hàng chục tác-phẩm lớn về chế-độ tù tội hay "học tập cải tạo" của người Cộng-sản, bắt đầu từ Trại Đầm Đùn của Trần Văn Thái trong thời chiến đến những Đại Học Máu của Hà Thúc Sinh, Đáy Địa Ngục của Tạ Tỵ, hay Ánh Sáng và Bóng Tối của Hoàng Liên sau này, sau năm 75, những tiếng nói ra đi từ miền Bắc về đề tài này nói chung hãy còn hiếm và khá muộn màng. Chẳng thế mà một tập truyện như Thằng Người Có Đuôi của Thế Giang khi được báo Người Việt tung ra cách đây hơn 10 năm cũng đã được đón nhận như một mặc- khải nhưng rồi phải đợi gần một thập niên, ta mới lại có Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên (ra năm 1998) rồi năm ngoái, Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn. Sự đón nhận vô cùng nồng-nhiệt đối với những tác-phẩm này cho thấy là Nguyễn Chí Thiện quả đã không sai khi ông viết trong lời tựa cho tập Hạt Máu Thơ (tức Hoa Địa Ngục II) là không có đề-tài nhàm chán, chỉ có những tài-năng không đạt tiêu-chuẩn khi viết thất bại về một đề-tài nào.


      Bắt tay vào việc mà biết trước là khó, là sẽ có những người so sánh ông với những tác-phẩm đi trước mà viết về cùng một loại đề-tài, Nguyễn Chí Thiện không phải là không biết sẽ đứng trước một thử thách gay go. Nhưng ông vẫn nhận thách thức đó và từ một ngòi bút thơ, ông đã chuyển sang văn xuôi, sang một phong-cách thật sống động, thành công đặc-biệt trong những vai phụ nữ. Đây là một nét rất mới trong hầu hết các tác phẩm viết về trại tù hay nhà tù, kể cả các trại "học tập cải tạo," ngoại-lệ có chăng là hồi-ký của Nhã Ca.


      Nhưng Nguyễn Chí Thiện viết rất "con người," các vai nữ trong truyện của ông nhiều khi hơn hẳn các vai nam về mưu trí hay tình người, kể cả tình yêu trong ngục tù và khi đứng trước cái chết. Nếu các hồi-ký về ngực-tù hay "học tập cải tạo" phần lớn là viết về mình hay một hai cá-nhân nào đó mà mình biết nhiều thì truyện tù, truyện Hỏa Lò của Nguyễn Chí Thiện lại tái-tạo được cả một thế-giới với những vui buồn, sân hận, với cả một ngôn ngữ rất đặc-thù của tù miền Bắc, rồi với cả những mẫu người còn giữ được nhân-phẩm trong tù để đôi khi cải tạo được người khác, thậm chí cả những tên quản giáo hắc ám (như Ngưu-Ma-Vương) để chúng trông ra cái huyền-nhiệm của cuộc đời. Truyện của Nguyễn Chí Thiện, cuối cùng, là một khẳng-định về lòng nhân của con người để cho phép chúng ta, người đọc, vẫn còn tìm được một tia hy-vọng.


      Springfield, Virginia

      Ngày 23 tháng Tư 2001


      Nguyễn Ngọc Bích

      TỰA tập truyện Hỏa Lò
      (Tổ hợp xuất bản Miền Đông Hoa Kỳ, 2001)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Năm Bài Thơ Đề Vịnh Hạ Long Nguyễn Ngọc Bích Biên Khảo

      - Vì Người Ta Cần Ánh Mặt Trời (Nguyễn Đắc Kiên) Nguyễn Ngọc Bích Thơ

      - Thương Tiếc Anh Nguyễn Chí Thiện Nguyễn Ngọc Bích Tạp bút

      - Lời "TỰA" tập truyện Hỏa Lò của Nguyễn Chí Thiện Nguyễn Ngọc Bích Tạp bút

    3. Bài Viết Về Nguyễn Chí Thiện (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Chí Thiện

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nguyễn Chí Thiện: người cầm bút không bị bẻ gãy (Nguyễn Văn Lục)

      Sức Bật Sáng trong Thơ Nguyễn Chí Thiện (Trần Cao Tường)

      Tháng mười, ngày giỗ một người Việt Nam yêu nước: Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Vòng Hoa Cho Thi Sĩ (Ký Giả Lô Răng)

      Mùa Xuân trong thơ Nguyễn Chí Thiện (Trần Phong Vũ)

      Giới thiệu tác phẩm Nguyễn Chí Thiện, Trái tim hồng của Trần Phong Vũ (Thuỵ Khuê)

      Tiễn Anh, ngày mưa đầu mùa! (Đinh Quang Anh Thái)

      Nguyễn Chí Thiện - Trái Tim Hồng của Trần Phong Vũ (Lê Thiên)

      Đồng Lầy (Nguyễn Chí Thiện)

      Thương Tiếc Anh Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích)

      Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Xuân Vinh)

      Lời "TỰA" tập truyện Hỏa Lò của Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích)

      Những lời phẩm bình, đánh giá truyện "Hỏa Lò" (Nhiều tác giả)

      - Hoa Địa Ngục và nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (Phan Anh Dũng)

      - Tính Thiện – Sự Thật Chỉ Là Một

      -  (Phan Nhật Nam, nguoivietboston.com)

      - Anh Thiện ơi, hãy ngơi nghỉ! (Nhật Tiến)

      - Ngọn lửa tâm can Nguyễn Chí Thiện

       (Ngô Nhân Dụng, diendantheky.net)

      - Nhờ đâu không mất nước? (Ngô Nhân Dụng)

      - Hai Tập Thơ Tù Nguyễn Chí Thiện & Hồ Chí Minh

       (Phan Thanh Tâm, diendantheky.net)

      - “Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê

       (Phạm Hồng Sơn, danchimviet.info)

      - Bố tôi và người tù Nguyễn Chí Thiện (Vũ Triều Nghi)

      - Audio: SẼ CÓ MỘT NGÀY (Phan Văn Hưng phổ nhạc)

      - Những hình ảnh về Nguyễn Chí Thiện

      - Nguyễn Chí Thiện (Trần Phong Vũ)

      - Nguyễn Chí Thiện và nỗi oan thế kỷ (Trần Phong Vũ)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Chí Thiện

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện Viết Về Nhà Thơ Phùng Cung (Nguyễn Chí Thiện)

      Đồng Lầy (Nguyễn Chí Thiện)

      Trang Thơ (Nguyễn Chí Thiện)

      - HỎA LÒ (tập truyện):

      - Lời Tựa, Đàn Bò Sửa, Một Lựa Chọn, Tạc Tượng

      - Những Bài Ca Cách Mạng, Phùng Cung

      - Sương Buồn Ôm Kín Non Sông

      - Trăng Nước Sông Hồng

      - Những lời phẩm bình, đánh giá truyện "Hỏa Lò"

       

      - Thơ Nguyễn Chí Thiện

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Ngày Của Mẹ, Ngày Của Con (Lê Hữu)

      Xúc động đọc "Thưa Mẹ" của Phương Tấn (Thiếu Khanh)

      Thơ Phương Tấn Là Đồng Vọng Những Đau Thương Của Dân Tộc (Nguyễn Lệ Uyên)

      TS Nguyễn Tiến Hưng ra mắt sách ‘Bức Tử VNCH-Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm’ (Lâm Hoài Thạch)

      Hiệu Ứng Của Âm Và Thanh Trong Thơ Qua Lăng Kính Của Nhà Phê Bình Văn Học Bùi Vĩnh Phúc (Trần C. Trí)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)