|
Cao Đông Khánh(..1941 - 12.12.2000) | Lê Phổ(2.8.1907 - 12.12.2001) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
- Bây giờ là 6:44AM mồng bốn Tết Mậu Tý ở bang New Jersey, Hoa Kỳ. Bạn cho biết ở VN mấy giờ, bạn đang làm gì, và một ngày "tùy nghi" của bạn.
* Chỗ tôi đang ngồi trước máy tính là 7:16AM. Thời gian chẳng mấy khi có ý nghĩa đối với tôi, nhưng đôi lúc lại cực kỳ quan trọng: đó là khi nhà hết gạo, là khi chưa đủ tiền đóng học phí cho con, là khi ngã bệnh... Một ngày tùy nghi? Tôi không bị câu thúc bởi bất kỳ điều gì.
Một ngày tùy nghi rất chi là tự do: đọc báo trên mạng, đọc lại các thơ truyện cũ trên các trang web, viết "bậy bạ" vài trang tới khi thấy mỏi lưng thì ới vài anh nông dân tới nhà uống rượu nghe họ nói chuyện đời, đủ thứ chuyện bá láp... cuốc đất trồng rau, quét nhà, phụ vợ nấu cơm (tôi chế biến thức ăn ngon nhất xứ Xương Rồng!) v.v.
- Thời trẻ, bọn mình đã từng nuôi nhiều mộng. Mộng lớn mộng con. Riêng trong lảnh vực văn chương, bạn còn tiếp tục nuôi mộng này không?
* Năm tôi viết truyện ngắn đầu tiên và được chọn đăng ngay trên Văn là lúc tôi đang học lớp Đệ nhất (ban C) tại trường trung học Võ Tánh (NT). Khởi viết tôi không nghĩ mình sẽ thành nhà văn. Đơn giản là tôi yêu cô bạn học (tình học trò) mà không làm sao giải bày, bèn viết truyện như một lá thư tình dài nhất nước được công khai bày tỏ trên mặt báo đàng hoàng, rằng anh yêu em điên cuồng (không phải kiểu yêu của Vệ Tuệ) (1)! Mộng của tôi thật nhỏ: lá cầm được bàn tay em. Nhưng vì không cầm được nên hoá thành mộng lớn chẳng bao giờ với tới!
- Nếu không, thì tại sao bạn lại viết, mà lại viết rất nhiều nữa?
* Hồi nhỏ có lần má tôi nói nhỏ với cha tôi: "Thằng này thầy tướng nói số đào hoa, sau sẽ khổ". Tôi chẳng hiểu đào hoa là cái quái gì, và cũng không để ý. Chỉ tới chừng bị đá đít suýt té nhào xuống bến Ninh Kiều mới chợt "ngộ": Té ra đào hoa là bị bồ đá. Buồn tình bỏ qua Sa Đéc với Hạc Thành Hoa, lại gặp con gái lại yêu vớ vẩn lại bị đá. Những cú tình đá và đời đá như những cú té lăn ngoạn mục, không dám nói với ai bèn mượn chữ nghĩa cõng chạy dùm để trả nợ nhũng em Cần Thơ, Sa Đéc, Long Xuyên; trả nợ đời thường và thường đời vậy mà... Nòi tình thật dẽ sợ anh nhỉ?
- Nếu có, xin bạn hãy giải thích dùm. Và kết quả thế nào?
* Nói nhiều hay ít là định lương là con số. Nó vô cùng và không là gì hết. Những gì bên ngoài chui tọt vào mắt tôi, nhảy bổ vào đầu tôi cầm mấy sợi dây thần kinh cảm xúc giựt giựt là tôi viết. Tôi viết vì mấy cú giựt giựt đó, chớ không mang thông điệp gì ráo trọi. Đi lục lạo cuộc đời không thôi chỉ là mấy anh phá đám, đạo chích; chỉ khi nào cái đầu mình giải đáp những câu hỏi lục lạo đó, nó mới thành nghệ thuật! Còn khi nó ra bên ngoài, thì chuyện đó là của người đọc. Tôi như anh chàng nhà quê đi mở tiệm nấu phở: có người ăn xong khen ngon, tàm tạm, có người chê dở ẹc. Nhưng ngon dở gì cũng là của tôi. Tôi yêu chúng. Chỉ thực sự mắc cỡ và hổ thẹn khi tôi tô hồng, chuốc lục, môi son má phấn đỏ lòm. May, tôi chưa uốn cong lưỡi hót véo von.
- Bạn đã được giải nhất cuộc thi sáng tác Ngày Nhà Giáo với giải thưởng quá lớn và với sự tham dự của rất nhiều tên tuổi "lớn" trong nước. Xin bạn hãy nói rõ được không?
* Trong lời nói đầu của tập sách in những truyện được giải của nxb Giáo Duc, tôi thấy ghi: "3500 tác phẩm của 3254 tác giả ở 64 tỉnh thành và kiều bào nước ngoài dự thi..." làm tôi giật mình. Lớn thiệt. Nhiều, Và vô cùng biết ơn phu nhơn của tôi. Số là buổi sáng đó đang loay hoay với cái computeur 4.0 bị cháy thanh ram, mainboard cũng trục trặc thì phu nhơn đi dạy về đưa cho tôi tờ giấy thông báo (bản sao của Sở GD&ĐT và Hội Văn nghệ địa phương) cuộc thi viết truyện ngắn về đề tài nhà giáo do Hội Nhà Văn và Bộ GD&ĐT tổ chức. Dòm thấy giải nhất 30tr, giải nhì 15tr, giải ba 7tr... khá hấp dẫn, nghĩ bụng kiếm cái giải khuyến khích để có tiền sửa lại cái máy tính. Rồi ngó tiếp thời hạn từ 19.5.2005 đến 30.9.2006 mới té ngửa, vì tại thời điểm biết được thông tin chỉ còn đúng 12 ngày là hết hạn, bèn ôm PC xuống phố sửa chịu, về cắm đầu gõ lóc cóc. Cả viết cả sửa lại đâu non tuần là xong, in và gửi phát nhanh ra Hà Nội, bụng bảo dạ chỉ cầu trúng cái khuyến khích 2tr là dư trả tiền máy và lai rai ba sợi với bạn bè vui vẻ là phúc đức ba đời nhà tôi rồi! Sau đó quên phéng chuyện viết truyện dự thi. Cho tới buổi chiêu nọ, mấy ông bạn nông dân kêu tới nhà nhậu món cá trê nấu lá giang măng vòi thì phu nhơn đạp xe ra nói ông nhà văn VC Cao Duy Thảo (thành viên ban GK) từ NT gọi điện ra báo tin được giải nhất. Tôi nghĩ anh ta đùa, tới chừng cầm được tờ thông báo và giấy mời đi HN nhận giải tôi mới dám tin là sự thật.
- Cái truyện ngắn này không có gì tính đảng, chẳng một hàng chữ đồng phục, trái lại lột trần những dằn vặt nội tâm, hay uẩn ức sinh lý của ba cô giáo trót tình nguyện dạy học miền cao. Tương tự, nha thơ Cao Thoại Châu cũng được giải nhất trong cuộc thi thơ vùng đồng bằng sông Cửu Long với hai bài thơ tình. Theo đó, một thành viên của ban chung khảo cho biết là toàn ban chung khảo bị thuyết phục và đã cho điểm tối đa.
Theo bạn, nghĩ thế nào về việc bị thuyết phục này. Có nghĩa là văn chương miền Nam, đã được trả lại danh dự?
* Trên tạp chí Thế Giới Mới số 711, ông nhà thơ Đỗ Trung Lai có viết như vầy: "Tác giả rất khéo, khi không cần một câu có tính chất "đường lối" hay "tuyên huấn" trực tiếp nào, thậm chí không một câu kể lể nào, mà lại "giấu" được vào trong khói núi mọi quang cảnh mùa đông miền núi học đường...". Những nhận xét này làm tôi khoái trá, đưa nguyên văn làm Chapeau của truyện đoạt giải: Nơi Không Chỉ Có Khói Núi mà tờ văn nghệ địa phương tôi sống xin được đăng lại, khiến mấy ông "cách mạng" nhăn mặt, nhíu mày (Đơn giản chỉ vì xứ tôi là Xô Viết Xương Rồng y như Xô Viết Cà Mau mà Talawas đã từng gọi vậy).
Trở lại câu anh hỏi. Anh có bao giờ nuốt mãi món muối ớt từ ngày này sang năm khác, hay thịt kho tàu cả năm mà vẫn thấy thích thú? Chắc là ngấy tới máng họng? Văn chương cũng thế thôi. Ở Việt Nam có cái lạ mà không nơi nào trên thế gian này có là mở trường Dạy Viết Văn. Cha mẹ ơi sao kỳ quái thế? Thắc mắc nhưng ngẫm ra hợp lôgic. Do sản xuất nhà văn nhà thơ theo phong cách "xưởng đẻ Từ Dũ" nên chỉ có dòng văn chương khăn đóng áo dài, dòng văn học lý trưởng, hương kiểm... mà hương kiểm lý trưởng đã tàn phai nhan sắc thì con dân đâu mặn mà nữa, ngươi đọc cũng ngán thấu lỗ mũi những thứ chữ nghĩa sớ táo quân đó, nên chi người đọc tìm tới cái gì chân thực, không xảo ngôn ngụy tín! Tôi không nghĩ là "văn chương miền Nam đã được trả lại danh dự", mà đơn giản là những anh cầm bút tử tế, có cái đầu tử tế, biết nhìn thấu cái xấu và cái đẹp, không chạy theo bầy đàn tung hê kiểu "Ngô tổng thống ... Ngô tổng không muôn năm" thì đều làm nên chuyện. Chẳng Nam Bắc gì ráo trọi. Nhiều thằng cha thấy mặc áo dài khăn đóng là được ăn, ngồi bậc tiên chỉ đình làng bèn xỏ áo chạy theo như bầy vịt nhưng không đẻ trứng vịt mà đẻ toàn trứng liu điu!
Dài dòng chút anh bạn hỉ? Cách đây chục năm, có một tay đào đãi vàng (mà tôi gặp trên bãi vàng Cheo Reo, ngồi uống rượu với hắn trong buổi chiều cuối năm trên bãi đá dày sương và lạnh) tình cờ gặp lại, thấy tôi mặt mũi bùn đất, vai vác cuốc, đầu nón cời giữa trưa nắng, hắn ta mới ngạc nhiên làm sao. Sau mấy lời hỏi han, hắn hạ một câu tôi nhớ đời "Người ta có thế chế biến một anh nông dân thành anh nhà văn nhưng không thể xào nắn anh nhà văn thành anh nhà nông đươc!" Gồm, cái thằng cha đó chữ nghĩa ít mà sao hắn nói chí lý đến thế? Năm 2007 này, ở xứ Xô Viết Xương Rồng của tôi lại có một anh nông dân rặc Ngô Phan Lưu giật cái giải nhất cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ (Hội Nhà Văn). Cha này trước học triết Tây ở Văn Khoa Sài Gòn, sau bị động viên lên đồi Tăng Nhơn Phú. Triết Tây là thứ nô dịch, phản động, đồi trụy, lại đèo cái 4.100 nên về cầm cày là đúng phép duy vật biện chứng; hay như anh Cao Thoại Châu mấy năm trước. Còn trước đó nữa là anh La Quốc Tiến (SQ tăng thiết giáp làm thơ hay quá mạng) đạt giải nhất cũng của báo Văn Nghệ VN. Sở dĩ như vậy là chúng tôi không có tiền và đức để sắm cái áo dài khăn đóng đó thôi.
- Có sự khác biết gì trong sáng tác trước và sau 1975?
* Sau năm 75, những người cầm bút miền Nam gặp khó khăn về mọi mặt. Hầu như đa số đều bị hẫng hụt. Những ngón tay cầm bút lỏng lẻo, ngượng ngập hơn. Họ chẳng biết phải viết thế nào. Còn công chúng thì đổ xô tìm các sách dịch của Nga và các nước Đông Âu. Riêng sách văn học VN theo phép tắc luật giao thông đi trên đường một chiều nên đọc một quyển coi như đã đọc hết các tác phẩm trong giai đoạn đó. Các nhân vật của họ viết về địch thì bộ mặt, hành động của địch luôn là hãm hiếp, cướp bóc, đốt nhà còn của ta thì cao cả ngời ngời. Hiếm thấy nhà văn miền Bắc nào viết được những câu như thế này: "Nhớ hôm bắt được em Việt Cộng / Xinh đẹp như con gái Sài Gòn / Ta nổi máu giang hồ hảo hán / Gật đầu ra lệnh thả mỹ nhân" (Linh Phương - Hành quân). Nhưng rất may là những khó khăn ban đầu qua đi. Họ tiếp tục viết, viết nhiều. Không chỗ nào in thì họ để đó, không mất giá trị.
Mới đây nhà văn Đào Hiếu, một gương mặt tiêu biểu của phong trào sinh viên tranh đấu miền Nam, từng là đảng viên CS, từng bị bắt đi tù rồi được thả về, bị bắt đi lính binh nhì quân đội VNCH... đã viết quyển tự truyện Lạc Đường gây dư luận đặc biệt trong và ngoài nước. Đào Hiếu đã nói lên sự thật "lạnh lùng" mà nhiều nhà văn khác luôn né tránh. Chất nhân văn là từ những điều rất thật đó khiến ngươi đọc phải suy nghĩ và tự hỏi. Văn chương mà cứ uốn éo, véo von mãi thì cũng tựa như Ngô tổng thống... Ngô tổng thống muôn năm ... vậy. Khác nhau là chỗ đó. Và không đâu như xứ này: mấy anh nhà văn được lùa vào căn nhà, ngồi túm tụm viết văn làm thơ. Hay dở mặc, miễn đừng viết "bậy bạ", tháng tháng lãnh lương. Họ là công chức nhà văn đấy, mà Đào Hiếu gọi là "đám bồi bút"! Một hiện tượng nữa là nhà nhà làm thơ, người người viết văn. Số lượng nhà văn nhà thơ VN lên đến hàng triệu!? Có anh làm lãnh đạo hàng tỉnh, đương thời chỉ chọt rất hung; khi về hưu quay ra làm thơ; viết nhiều vô kể nhưng đọc cứ như mùi trứng vịt ung!
- Những đầu sách nào dễ dàng cho xuất bản. Số lượng và độc giả đọc những đầu sách đó?
*Sách nấu ăn, làm đẹp, trồng cây, vật nuôi, tình ái lăng nhăng giật gân... vì nó không đòi hỏi tính gì hết. Còn các loại khác bạn cứ tưởng tượng như đang đứng trước đèn đỏ ngả tư. Cách đây hơn 20 năm các ông GS Phong Lê, Như Phong... viết những quyển sách dày lên án nhóm Tự Lực Văn Đoàn, mạt sát hết lời, sau này cũng chính các ông ấy lại ca ngợi hết lời! Thế là thế nào? Đến cái "anh Lùn cạnh nhà thờ Đức Bà" nữa? Ở Tây, ở Tàu người ta cũng tranh luận, bút chiến, phê phán, nhưng đâu có kiểu "gâu gâu" hàng tôm cá chợ cầu ông Lãnh vậy?
Những đầu sách văn học "có vấn đề" thì được các NXB in cỡ 1.000 bản, quá nữa là 3.000 còn đa số chỉ 500 bản là mệt ngất ngư. Đâu có như trước kia số lượng in từ 5 đến 10.000 bản? Mà cụ Tản Đà cũng bảo rồi: Văn chương hạ giới rẻ như bèo... mà, nhất lại là Việt Nam bây giờ.
- Bạn nghĩ thế nào về văn chương hải ngoại? Độc giả và người viết?
* Sướng. Thích. Tuyệt Vời. Tôi nhớ trên Hợp Lưu số 31 tháng 10&11 có bài thơ Linda mặt ngang của Đỗ Kh. Bài thơ đã khiếp mà Phạm Thị Hoài con tán một bài dài trên Talawas với cái nhan Sờ Linda thì đủ biết hải ngoại văn chương là thế nào rồi. Người viết tha hồ viết, người đọc tha hồ đọc. Có giá trị thì đọng lại, dở thì tự nó tiêu tán, rất đơn giản. Nguyễn Ngọc Ngạn mà ở VN thì sao có những tác phẩm văn học hay đến vậy? Còn nữa, một Nguyễn Đặng Mừng ở Quảng Trị cũng chỉ dám treo những Đồi Ma, Mãi Hoài Như Rứa, Về Làng... lên trời chứ nào có chỗ dưới đất? Đố ai dám về Xô Viết Xương Rồng, Xô Viết Cà Mau mà viết như vậy, ngay dưới đất? Bị nhúng vào sút đậm đặc để tẩy đầu óc ngay.
- Bạn nói rõ hơn về cuộc sống của bạn hôm nay. Hình như bạn là nông dân bất đắc dĩ?
* Tại tôi cả. Nói cho ngay, trước tôi cũng là ông giáo quèn, chẳng danh giá gì nhưng được cái là cũng giúp cho đám bạn nhỏ dúm kiến thức quèn. Nhưng cái lưỡi của tôi đã không dài mà còn cứng, phát âm không đúng, nói cà ngọng cà nghịu. Dạy văn mà âm giọng như thế thì khác chi tự vả vào mồm mình... nên tự ý rút êm, về cày sâu cuốc bẩm còn danh giá hơn nhiều.
Lũ con và bao tử là hệ trọng bậc nhất: sau vụ cái lưỡi trở chứng đi làm đủ nghề: lò gạch (thiếu bóng nàng Thị Nở mà thừa những anh Chí Phèo), xà bông thơm (làm bằng mỡ trâu chết vì kiệt sức trên những cánh đồng HTX + dầu dừa + dầu bạc hà), nấu kẹo, buôn đường đen, bán bông (không phải bán hoa đâu nhé), viết báo cáo thuê... Tiền vào chẳng thấy đâu, chỉ biết sau mấy năm "kinh doanh" các đồ tế nhuyễn của vợ không cánh mà bay (có lời khuyên cho các vị có máu nghệ sĩ chớ có dại dột đi kinh doanh!). Giờ thì làm trợ lý cho vợ trong ba cái chuyện sai vặt. Rảnh ngồi viết lăng nhăng chơi, rảnh nữa thì đi nhậu mút chỉ, nhậu mát trời ông địa! Trâu già chẳng nệ dao phay mà!
Cám ơn anh đã làm tôi bỏ mất bữa nhậu chuột đông thiệt là uổng!
- Không, ngược lại phải cám ơn anh.
(1) Vệ Tuệ là nhà văn nữ của Trung Quốc, thuộc thế hệ trẻ có tập tiểu thuyết Điên cuồng như Vệ Tuệ bán rất chạy ở TQ cũng như VN ba năm trước đây.
- Trần Thị NgH, viết: xạo ke , vẽ: cà rỡn Nguyễn Lệ Uyên Nhận định
- Thơ Phương Tấn Là Đồng Vọng Những Đau Thương Của Dân Tộc Nguyễn Lệ Uyên Nhận định
- Thơ Nhã Ca, một vài tư liệu nhỏ Nguyễn Lệ Uyên Nhận định
- Cảnh Cửu Và Sự Cô Đơn Đến Tận Cùng Nguyễn Lệ Uyên Nhận định
- Như Mới Hôm Qua Nguyễn Lệ Uyên Hồi ức
- Gia Tài Của Võ Hồng Nguyễn Lệ Uyên Tham luận
- Cát Bụi Mệt Mỏi, Bản Giao Hưởng Định Mệnh Của Nguyễn Đức Sơn Nguyễn Lệ Uyên Nhận định
- Tình Muộn Nguyễn Lệ Uyên Truyện ngắn
- Chinh Ba – Đi tìm tự do qua chiếc xương cụt? Nguyễn Lệ Uyên Nhận định
- Bên Ngoài Hàng Rào Nguyễn Lệ Uyên Truyện ngắn
• Nguyễn Lệ Uyên Với Trang Sách Và Những Giấc Mơ Bay (Hoang Kim Oanh)
• Đọc bút ký văn học của Nguyễn Lệ Uyên (Trần Doãn Nho)
• Đọc Mưa trên sông ĐăkBla (Lê Văn Thiện)
• Nhà Văn Gai Góc Của Xứ Xương Rồng (Khuất Đẩu)
• Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Lệ Uyên (Trần Hoài Thư)
• Nguyễn Lệ Uyên (Học Xá)
Đọc: Sông Chảy Về Núi của Nguyễn Lệ Uyên (Phạm Văn Nhàn)
Đọc: Mưa trên sông Đăkbla của Nguyễn Lệ Uyên (Lê Văn Thiện)
Nguyễn Lệ Uyên trả lời phỏng vấn của Talawas
Nhà Văn Nguyễn Lệ Uyên qua người vợ, bà Nguyễn Thị Hoa
Chân Dung Tự Vẽ (luanhoan.net)
Tập truyện ngắn Nguyễn Lệ Uyên
Trần Thị NgH, viết: xạo ke , vẽ: cà rỡn
(Nguyễn Lệ Uyên)
Thơ Phương Tấn Là Đồng Vọng Những Đau Thương Của Dân Tộc (Nguyễn Lệ Uyên)
Thơ Nhã Ca, một vài tư liệu nhỏ (Nguyễn Lệ Uyên)
Bài viết trên mạng:
sangtao.org, t-van.net damau.org,
luanhoan.net, vanchuongviet.org,
tranthinguyetmai.wordpress.com.
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |