1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhà Thơ Vô Ngã Với 300 Năm Thơ Văn Cổ: Văn Học Ngô Lê Lý (Viên Linh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      13-02-2014 | VĂN HỌC

      Nhà Thơ Vô Ngã Với 300 Năm Thơ Văn Cổ: Văn Học Ngô Lê Lý

        VIÊN LINH
      Share File.php Share File
          

       


            Nhà thơ Vô Ngã
            Phạm Khắc Hàm

      "300 Năm Thơ Văn Cổ" là tiền đề của bộ sách do tác giả Vô Ngã Phạm Khắc Hàm viết và sửa lấy bằng nhu liệu Microshop Word trên máy vi tính riêng của ông, trong một thời gian dài trên hai mươi năm, đọc tới sửa lui nhiều lần. Đó là chiều dài Lịch Sử Nền Độc Lập của nước ta từ sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán (939, thế kỷ mười), qua Tiền Lê, rồi Lý, [và thêm ba quyển gồm hơn hai trăm năm nữa suốt đời Trần], tạo thành nội dung sách gồm trong hai bộ, bốn quyển, tổng cộng 1270 trang thơ văn của tiền nhân, nhà thơ Vô Ngã đã trao bản thảo cho Khởi Hành để tùy nghi, nếu in ấn được, lợi nhuận nếu có, ông tặng cho Khởi Hành để giúp duy trì tờ báo. Phần đầu bộ sách đã được làm ngay vào cuối tuần, khoảng 400 trang sưu khảo và phẩm bình thơ văn của Nhà Ngô, Nhà Tiền Lê, và Nhà Lý. Phần sau, bộ hai, ba quyển dành cho Thơ Văn Đời Trần, sẽ được làm kế tiếp.


      Sự việc này đã khiến tôi tới gần người bạn vong niên hơn nữa. Anh Vô Ngã năm nay 86 tuổi, và chúng tôi đã đọc thơ văn cổ trong ánh sáng của lịch sử, mặc dù bên kia đường Lâm Truy, nẻo vào Vô Tích, dưới những ngọn đèn lồng trước cửa cao lâu xanh, mấy nhà học giả đạo mạo đang sướt mướt nâng xiêm áo ngạt ngào hương xả để ca ngợi tấm gương bán hoa mua sự yên thân cho lão Vương già. Văn học ta hầu như không ngừng ngược xuôi những giống mặn ngọt, nước của phù sa sông Hồng sông Mã, và nước của biển ngoài thấm ruộng đồng quê hương, bởi sự mở mang bờ cõi đất đai, nhập thêm ngôn ngữ mới, lớp lớp đổi thay theo nhịp độ bất định của thời thế, nhưng văn chương dân tộc không ngừng là văn chương có cội nguồn cổ xưa, nẻo khuê văn các, với bia đá trên lưng rùa, hướng Hạ Long xanh thẳm, với rồng lên nơi kinh đô từ hơn một ngàn năm cổ tích.


      Nhà thơ Vô Ngã Phạm Khắc Hàm viết về Thơ Văn Cổ như sau:


      "Qua thơ văn, ta sẽ thấy mỗi tác giả - thường là những nhân vật lịch sử - kể lại một mẩu chuyện về đời mình, khiến cho trang văn học trở thành những trang lịch sử sống động."

      "Như vậy, văn thơ (cổ) đã minh họa lịch sử, ... các biến cố lịch sử luôn luôn là bối cảnh của văn thơ. Văn thơ và Lịch sử đi đôi với nhau như bóng với hình như thế nên muốn hiểu rõ nội dung một bài thơ, ta cần biết rõ bối cảnh lịch sử của nó và ngược lại, đôi khi nhờ thơ văn, ta có thể hiệu đính các sai lầm trong các sách viết về sử." (tr.25, cuốn 1, Thơ Văn Đời Ngô Lê Lý)


      Bản văn cổ đầu tiên của bộ sách chỉ có 95 chữ, là "Đại kế phá Hoàng Thao" của Ngô Quyền. Tác giả Phạm Khắc Hàm đã dịch từng chữ một, giải nghĩa hết 95 chữ, với chữ Hán in trước, rồi phiên âm sau mới dịch nghĩa. Sau đó là Lời Bàn, tổng cộng 16 trang khổ lớn. Mới nghe qua, người nghe tưởng sẽ rất khô khan; không phải, đó là 16 trang hứng khởi, hưng phấn, vừa giận vừa đau, vừa vui vừa sướng, đọc đến đâu hình ảnh chiến trận, trong trướng tham mưu, ngoài sông đỏ máu, hiện ra đến đó.


      Kế Lớn Phá Hoằng Thao


      Hoằng Thao (chỉ là) một đứa trẻ ngốc mà thôi. Cầm quân (từ) xa lại, binh sĩ mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn (đã) chết, không (có) nội ứng, khí (thế của chúng) đã bị mất (ngay từ) trước. Chúng ta lấy sức (nhàn) đón (đánh) mỏi mệt, tất phá được chúng.

      Tuy nhiên, (kẻ) kia lợi (thế) ở hạm đội, nếu không phòng bị trước việc đó, cục diện thắng bại chưa thể biết trước được.

      Nếu trước đó, sai người trồng cọc lớn tại cửa biển, đầu vót nhọn, bịt sắt; thuyền kia theo (nước) triều lên, vào trong (chỗ đóng) cọc; nhiên hậu ta (sẽ) dễ dàng chế (ngự) chúng. Không có (kế nào) ngoài kế này."


      Chỉ có thế! Đọc "Kế Lớn Phá Hoằng Thao" của Ngô Quyền (899-944) ta được biết thân thế người anh hùng làng Đường Lâm, Giao Châu (vùng Sơn Tây), và Lời ông nói với tướng sĩ kế sách phá tên tướng Hoằng Thao ra sao, để sau này Sông Bạch Đằng trở thành nơi diễn ra trận đánh lịch sử, đưa dân tộc tới đài độc lập sau gần ngàn năm bị Bắc phương đô hộ. Lời Bàn ở cuối bài nhắc đến đôi câu đối:


      Cột đồng tới giờ rêu chưa xanh

      Sông Đằng từ xưa máu còn đỏ


      mà tác giả Phạm Khắc Hàm sưu tầm, đem vào sách, để đưa ra nhận định rằng nội cái tên con sông ấy cũng đã làm Bắc phương phải nhục, vì nó đã trở thành câu đối đáp giữa sứ Đại Việt và chức quyền Tầu sau này.


      Đọc và Viết về Thơ Văn Cổ Dân Tộc, theo ông, chính là ôn lại lịch sử. Thơ Văn Cổ chép Sử, và nhân vật trong những áng văn xưa nhiều người là anh hùng dân tộc. Có thể có nhiều người biết như thế, song nói ra được, nói ra mà làm người ta tin, lại là một việc khác.


      Tác giả Phạm Khắc Hàm dùng tên thật làm bút hiệu, khi làm thơ ký là Vô Ngã, sinh ngày 19-2-1928 tại Phương Du, Yên Khánh, Ninh Bình, đỗ Tú Tài Toán (1948) tại trung tâm Yên Mô, Ninh Bình. Giáo sư trường Trung Học Tân Việt, huyện Nga Sơn, Thanh Hoá (1949), sĩ quan Trừ Bị Khoá 1 Nam Định (1951), tác chiến trong Tiểu Đoàn Biệt Lập 23, tại Quảng Bình (1951-54), tới năm 1956 giải ngũ, sang Pháp du học (1956), đậu Tiến Sĩ Vật Lý Vi Tử và Lý Thuyết (1964).

      Về nước, ông dạy tại các Đại học Khoa Học Sài Gòn (1965-1981), Nông-Lâm-Súc Sài Gòn, các Đại học Cần Thơ, Đại học Huế và Đại học Đà Lạt (1968-75).

      Vượt biên, định cư tại Hoa Kỳ (8-1981), hiện cư ngụ trong một ngôi nhà lưu động với vợ ông, bác sĩ Minh Châu. Cả hai đã về hưu. Với cuộc đời đã trải qua từ Đông tới Tây, từ võ sang văn, từ khoa học vi-tử tới thơ vô ngã, con người ấy lại rất lặng lẽ, rất âm thầm, ngày ngủ, đêm thức, miệt mài nghiên cứu cổ thư, dõi bóng Lý Đông A một triết gia kỳ bí của quê hương Ninh Bình, hồn hướng về ngọn Nga My vọng ước vị chân nhân xoay lại cơ đồ, lòng lưu vong mà thao thức khôn nguôi một đất nước tro than dấy mộng phượng hoàng:


      Một ngày lạnh nước người không tri kỷ

      Ta vỗ án hét thành ca chính khí

      Đông thê thê như gió thổi u hồn

      Thấu buốt tận lòng người trong cốt tủy.


      Nước Mê Linh trăng thu còn vằng vặc

      Sông Bạch Đằng sóng vỗ thuyền cắc cắc

      Non Chi Lăng gió cuốn rừng cung đao

      Đồng Đống Đa xương người phơi man mác.

      (Lý Đông A, Chính khí Việt)


      Đêm đọc cổ thi,

      Chữ còn chữ mất,

      Trên vách tường,

      Trăng múa thúy hoa.

      Người đi xa đã khuất,

      Nhấn phím đàn,

      Cất tiếng ly ca.


      Gió thổi thiết tha,

      Lá trúc bay phơ phất,

      Nắng thu vàng

      Nay đã xưa xa.

      Chiều tịch dương chìm khuất,

      Trên tơ đàn,

      Tí tách

      Mưa sa ...

      (Vô Ngã, Đêm đọc Cổ thi)


      Do niềm kính trọng đối với một nhà thơ tiền bối, một soạn giả Hán học uyên thâm, một người bạn vong niên có tầm nhìn sâu suốt, tôi viết những dòng này và nhận xuất bản cuốn sách cho anh. Tôi tin rằng "300 năm Thơ Văn Cổ, - Văn Học Ngô Lẽ Lý" của Phạm Khắc Hàm, và hai trăm năm kế tiếp rực rỡ đời Trần (Thịnh Trần, Trung Trần, Vãn Trần), là một bộ sách quí giá sẽ được hiện ra trong Tủ sách Văn học Dân tộc và người đọc chọn lọc đâu đó sau này.


      Tháng 8.2013

      Viên Linh

      Khởi Hành số 202, Tháng 9.2013

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định

      - Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký

      - Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký

      - Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại

      - Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký

      - Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký

      - Văn Quang - Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành 2009 Viên Linh Thông báo

      - Quách Thoại, Nhà Thơ Thời Dựng Nước Cộng Hòa Viên Linh Hồi ký

    3. Bài viết về GS Phạm Khắc Hàm (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Phạm Khắc Hàm

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Phạm Khắc Hàm (Học Xá)

      Nhà Thơ Vô Ngã Với 300 Năm Thơ Văn Cổ: Văn Học Ngô Lê Lý (Viên Linh)

       

      Tác phẩm của Phạm Khắc Hàm

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Tuyển Dịch Thơ Văn Cổ (Phạm Khắc Hàm)

      Sự Diệu Kỳ Của Thư Họa (Phạm Khắc Hàm)

      Gọi Hồn Thiên Cổ (Phạm Khắc Hàm)

      Gió Bão Ngoại Giao Thời Thịnh Trần và Vị Sứ Thần Lỗi Lạc Đinh Củng Viên (Phạm Khắc Hàm)

      Thanh Bình Dưới Bóng Cờ 'Thiên Triều?'

      (Phạm Khắc Hàm)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc vài bài thơ của Đoàn Xuân Thu (Lương Thư Trung)

      Đọc Chuyện Khảo về Huế của Trần Kiêm Đoàn (Thái Kim Lan)

      Nguyễn Đạt Thịnh: Con Người Và Tác Phẩm (Nguyễn Khánh Văn)

      Stephen B. Young: 'Sự phản bội của Henry Kissinger... khiến Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ' (Huyền Trân)

      Phỏng vấn Giáo Sư Stephen Young (Đinh Quang Anh Thái)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)