1. Head_

    Tú Kếu

    (..1937 - 25.4.2002)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Sứ Mạng Của Người Cầm Bút Theo Linh Mục Thanh Lãng (Liễu Trương) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      13-8-2020 | VĂN HỌC

      Sứ Mạng Của Người Cầm Bút Theo Linh Mục Thanh Lãng

        LIỄU TRƯƠNG
      Share File.php Share File
          

       


           Linh Mục Thanh Lãng
          (1924 - 1990)

      Linh mục Thanh Lãng là một nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng vào thời Việt Nam Cộng Hòa. Ông đã dìu dắt nhiều thế hệ sinh viên. Ông để lại nhiều công trình nghiên cứu, phần đóng góp của ông vào chữ quốc ngữ, văn học Thiên Chúa giáo và văn học sử Việt Nam rất lớn lao.


      Năm 1967, nhân mừng sinh nhật năm thứ mười của Trung Tâm Văn Bút Việt Nam, linh mục Thanh Lãng đã phát biểu ý kiến về sứ mạng người cầm bút. Trước khi nghe linh mục nói về đề tài này, thiết tưởng chúng ta cũng cần biết qua Trung Tâm Văn Bút.


      Trung Tâm Văn Bút Việt Nam thời đó là một chi nhánh của Trung Tâm Văn Bút Quốc Tế gọi là PEN Club International do bà Catherine Amy Dawson Scott thành lập năm 1921. Trung Tâm Văn Bút Quốc Tế là một hiệp hội tập hợp những nhà văn của tất cả các nước, những nhà văn tha thiết với những giá trị hòa bình, bao dung và tự do, thiếu những giá trị đó không thể có sáng tạo được.


      PEN là do từ Anh ngữ pen (cây bút) tóm tắt những nghề viết:


      P: Poets: những người làm thơ; Playwrights: những người viết kịch


      E: Essayists: những người viết biên khảo; Editors: những người xuất bản


      N: Novelists: những tác giả viết tiểu thuyết; Non fiction authors: những tác giả viết ngoài hư cấu.


      Năm 1957, nhà văn Đỗ Đức Thu sang Đông Kinh (Tokyo) dự hội nghị Văn Bút Quốc Tế lần thứ 29, và đã tích cực vận động cho Việt Nam. Kết quả là Trung Tâm Văn Bút Việt Nam được nhận vào Trung Tâm Văn Bút Quốc Tế.


      Ở miền Nam, kể từ những năm 60, Trung Tâm Văn Bút là một cơ quan văn hóa tuy không có tầm cỡ lớn, nhưng đã đạt được nhiều thành tích tốt đẹp. Về nội bộ, các ủy ban chấp hành được bầu theo định kỳ. Năm 1961, chủ tịch của ủy ban chấp hành là nhà văn Nhất Linh. Năm 1967, chủ tịch là nhà thơ Vũ Hoàng Chương. Ngoài ra, Trung Tâm Văn Bút tổ chức những sinh hoạt văn hóa như ấn hành những tập kỷ yếu, tổ chức những buổi diễn thuyết, hội thảo, trao những giải thưởng văn chương, xuất bản những tuyển tập, v.v…


      Để khai mạc cuộc hội thảo đánh dấu mười năm của Trung Tâm Văn Bút Việt Nam, chủ tịch Vũ Hoàng Chương giới thiệu cùng cử tọa văn hữu Thanh Lãng.


      Cất lời trước cử tọa, linh mục Thanh Lãng nhắc rằng kỷ niệm mười năm thành lập Trung Tâm Văn Bút Việt Nam là kỷ niệm sự lựa chọn và chấp nhận một lý tưởng làm văn chương nghệ thuật bởi một số người cầm bút. Lý tưởng đó đã được trình bày trong Hiến Chương của Văn Bút, và có thể được tóm tắt qua bốn điểm sau đây:

      1/ Văn chương nghệ thuật không nên có biên giới.

      2/ Văn chương nghệ thuật là tài sản chung của nhân loại.

      3/ Người làm văn chương nghệ thuật cần hiểu biết sự tương giao nhau như là thành phần của một nhân loại duy nhất và hoà bình.

      4/ Người làm văn chương nghệ thuật cần đề cao lý tưởng Tự do và Bao dung.


          Thư Ấn Quán thực hiện
        (Kệ sách Học Xá)

      Sau đó linh mục Thanh Lãng đưa ra vấn đề Sứ Mạng Của Người Cầm Bút và nói rõ rằng đây không phải là một bài diễn thuyết mà là một hội thoại. Tuy thế, sau hơn nửa thế kỷ, điều quan trọng nhất đối với chúng ta, người đọc hôm nay, là quan niệm của linh mục Thanh Lãng về người cầm bút được trình bày trong bài của linh mục, do đó những trao đổi giữa linh mục và vài người trong cử tọa không cần thiết nêu ra trong bài này.


      Linh mục Thanh Lãng nói rõ: ông chỉ đặt vấn đề và đưa ra những thắc mắc để những người cầm bút cùng ý thức, cùng suy nghĩ chung với nhau. Những câu hỏi được đặt ra là :


      Nhà văn có một sứ mạng gì không?


      Lịch sử người cầm bút với sứ mạng người cầm bút tương quan phản ứng ra sao?


      Diễn giả định nghĩa: Nói sứ mạng nhà văn, hay nói nhà văn có sứ mạng là nói nhà văn có mang theo một mệnh lệnh nào do ơn trên đâu đó trao cho mình: gọi là «sứ mạng» hay gọi là «mạng lệnh», hay gọi nôm na là điều dạy làm, điều dạy gửi.


      Và diễn giả giải thích định nghĩa đó như sau, sứ mạng bao gồm:


      – Người ra lệnh, «Người sai gửi»,

      – Người mang lệnh, người đi gửi,

      – Người nhận lệnh, người tiếp nhận vật gửi,

      – Lệnh, tức đồ vật gửi đi.


      Nếu đưa định nghĩa này vào lĩnh vực văn học nghệ thuật thì:


      – Người ra lệnh hay người sai gửi sứ điệp là hồn thiêng dân tộc, là nhân loại, là trời đất.

      – Người mang lệnh, người đi gửi sứ điệp là nhà văn.

      – Người nhận lệnh, người nhận sứ điệp là độc giả.

      – Sứ điệp là tác phẩm văn học. Gọi tác phẩm là sứ điệp vì viết là nói với độc giả, bộc lộ với độc giả, san sẻ, tỏ bày với độc giả. Vậy viết là ý muốn nói với ai điều gì, một tâm sự gì.


      Có khi nhà văn tuyên bố chỉ viết cho mình, nhưng những điều nhà văn muốn nói ra rơi vào chữ viết, mà chữ viết là một phương tiện truyền bá. Cho nên dù muốn dù không, dù ý thức hay vô thức, tác phẩm nào cũng là một sứ điệp. Diễn giả cho biết không có nghệ thuật nào mà không thưa gửi, nghĩa là không phải là một sứ điệp, và không có nhà văn nào mà không phải là sứ giả. Xin tóm tắt sau đây vài ví dụ trong nhiều ví dụ diễn giả đã đưa ra:


      Thơ của Nguyễn Trãi là sứ điệp và Nguyễn Trãi là sứ giả ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị của đất nước, cỏ cây. Lục Vân Tiên là sứ điệp của Nho giáo. Các nhà văn cuối thế kỷ 19 là sứ giả của chiến tranh bi thảm, của quật khởi chống Pháp. Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí là sứ điệp của Hòa bình. Tự Lực Văn Đoàn là sứ điệp của chiến tranh, của tiến bộ.


      Diễn giả nhận xét người cầm bút hôm nay ở trong hoàn cảnh chiến tranh, với những tệ đoan như tham nhũng, mọi giá trị tôn giáo, văn hóa, xã hội bị đảo lộn và lý do của mọi xung đột giữa cá nhân, đoàn thể, dân tộc, cuộc chém giết nhau vì hệ tư tưởng, lý do của những tai họa đó là lý tưởng Tự do không được tôn trọng.


      Bản tính con người là Tự do mà bản chất Tự do là được lựa chọn (…). Người cầm bút hôm nay phải là một sứ giả được sai đi, đi để đến với những người nhận sứ điệp là cá nhân, là đoàn thể, là dân tộc, là nhân loại (…). Không ai được chối bỏ mình là sứ giả vì mình được nhìn như vậy (1).


      Vậy vai trò của sứ giả tức nhà văn như thế nào? Theo diễn giả, sứ giả cần biến cái đẹp, tức văn chương, thành nguồn vui sống cho con người đang đau khổ, tuyệt vọng, biến cái đẹp thành nhịp cầu yêu thương giữa mọi người. Sứ giả cần biến chữ viết tức tác phẩm thành phương tiện chuyên chở lời nhắn với mọi người rằng con Người chỉ là con Người khi có Tự do. Qua sứ điệp, tức tác phẩm, sứ giả cần cổ động, ca tụng quyền lựa chọn tức quyền tự do của mọi người, ca tụng tinh thần bao dung, chấp nhận nhau, khuyến khích tinh thần phân công và hợp tác giữa các giới khác nhau, ủng hộ các tổ chức văn hóa, xã hội, chính trị. Sau cùng, sứ giả cần dấn thân để chống lại mọi lý thuyết, mọi cá nhân, đoàn thể, đảng phái, mọi dân tộc đi ngược lại với lý tưởng Tự do. Và làm thế nào để sứ điệp trở thành một Thiên trường ca ca ngợi Hoà bình.


      Trong văn học Pháp, tác phẩm được gọi là message, thông điệp, tác giả là émetteur, người phát (thông điệp), và độc giả là récepteur, người tiếp nhận (thông điệp). Người phát ra thông điệp quan niệm rằng tự họ làm ra thông điệp để truyền đi, để gửi đến người tiếp nhận. Chúng ta thấy ngay sự khác biệt giữa quan niệm của Tây phương và quan niệm của linh mục Thanh Lãng


      Linh mục Thanh Lãng đi xa hơn, ông đặt lý tưởng Tự do trên hết, để làm nền tảng cho con người, cho văn chương. Để phụng sự một lý tưởng cao đẹp như thế, trước hết tác phẩm không chỉ là một thông điệp mà là một sứ điệp mang một mệnh lệnh thiêng liêng, và cương vị của nhà văn được nâng cao: nhà văn không chỉ là người phát ra một thông điệp mà là một sứ giả, người vâng mệnh trên là hồn dân tộc đem sứ điệp tự do đến với mọi người. Khi ý thức được cái thiên chức đó, nhà văn không còn tự giam mình trong một thái độ trốn tránh, thụ động nữa, không còn viết những cái tầm thường, nông cạn, không xứng đáng là một sứ điệp thật sự. Linh mục Thanh Lãng đã mở rộng vấn đề sáng tạo văn chương, ông đã thiêng liêng hóa chức năng của nhà văn. Quan niệm của linh mục có khả năng đánh thức giới cầm bút khiến họ suy nghĩ xa hơn về việc dấn thân của một nhà văn trong xã hội, trong đất nước.


      (1) Câu Chuyện Văn Chương, Nxb Khai Trí Sài Gòn, 1969, tr. 491-492.


      Paris, tháng 12 – 2018


      Liễu Trương

      Nguồn: lieutruongvietvadoc.wordpress.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nụ Cười Của Nàng Joconde Liễu Trương Nhận định

      - Hiện tượng sách dịch ở miền Nam thời 54-75 Liễu Trương Nhận định

      - Truyện "Bóng Đè" của Đỗ Hoàng Diệu một huyễn tưởng của vô thức Liễu Trương Nhận định

      - Sứ Mạng Của Người Cầm Bút Theo Linh Mục Thanh Lãng Liễu Trương Nhận định

      - Đi Vào Giấc Mơ Thổ Với Trần Vũ Liễu Trương Nhận định

      - Võ Phiến Một Đời Cầm Bút Liễu Trương Nhận định

      - Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Ở Pháp Liễu Trương Khảo luận

    3. Bài viết về Linh Mục Thanh Lãng (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Thanh Lãng

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Thanh Lãng - Nhà Văn Hóa Bị Lãng Quên (Nguyễn Kiến Thiết)

      Vài Ngẫm Nghĩ Đọc Bảng Lược Đồ Văn Học Của Linh Mục Thanh Lãng (Tô Thẩm Huy)

      Linh Mục Thanh Lãng, nhà văn học sử (Nguyễn Vy Khanh)

      Thanh Lãng (Học Xá)

      Bút ký về hai vị thầy của tôi Gs Nghiêm Toản và Lm Thanh Lãng (Nguyễn-Văn Sâm)

      Sứ Mạng Của Người Cầm Bút Theo Linh Mục Thanh Lãng (Liễu Trương)

      - Thanh Lãng, nhà văn hóa bị bỏ quên! (Nguyễn Văn Lục)

      - Giáo sư Thanh Lãng – Thầy tôi (Nguyễn Kiến Thiết)

      - Tiểu Sử (wiki)

       

      Tác phẩm của Thanh Lãng

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      - Bảng lược đồ Văn học Việt Nam (Quyển Thượng)

      - Bảng lược đồ Văn học Việt Nam (Quyển Hạ)

      - Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932

      - Những vụ án văn học thế hệ 1932

      - Câu Đố

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Linh Bảo - Tác Giả Tầu Ngựa Cũ Qua Đời (Trần Mộng Tú)

      Vài suy nghĩ nhân đọc Mây trên đỉnh núi của Nguyên Vũ (Đỗ Trường)

      Giới thiệu tác phẩm Mắt Ngọc của Dương Thượng Trúc (Điệp Mỹ Linh)

      Chữ Tâm trong văn học Việt (Thái Công Tụng)

      Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời (Phan Tấn Hải)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)