|
Hùng Lân(23.6.1922 - 17.9.1986) | Lê Thương(8.1.1913 - 17.9.1996) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Cố Giáo sư Linh mục Thanh Lãng tên thật là Đinh Xuân Nguyên, sinh tại làng Tam Tổng, Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Thuở bút nghiên:
– Thiếu thời, GS học tại trường làng.
– Năm 12 tuổi học tại Tiểu chủng viện Ba Làng.
– Năm 1945, thi đậu Tú tài toàn phần.
– Năm 1947, học triết tại Đại chủng viện Xuân Bích (Hà Nội).
– Năm 1949, được cử sang học tại Trường truyền giáo Rôma.
– Năm 1953 được thụ phong Linh mục.
– Sau khi được thụ phong, GS tiếp tục theo học Ban Văn chương và đậu Tiến sĩ tại Đại học Fribourg, Thụy Sĩ.
Thời hoạt động trong lãnh vực văn hóa giáo dục:
– Năm 1957 GS về nước và được bổ nhiệm làm Giáo sư tại Tiểu chủng viện Tân Thanh (Bảo Lộc, Lâm Đồng). Trong thời gian này GS cũng được mời giảng dạy tại Đại học Văn khoa Huế, Đại học Văn khoa và Đại học Sư Phạm Sàigòn suốt từ năm 1957 đến 1975.
– Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, GS chuyển sang nghiên cứu lãnh vực ngôn ngữ tại Viện Khoa học xã hội TP. HCM.
– Suốt quá trình làm công tác trong ngành giáo dục, từ năm 1957 đến năm 1975, ngành giáo dục, từ năm 1957 đến năm 1975, GS cống hiến rất nhiều cho nền học thuật nước nhà; chuyên tâm nghiên cứu trong lãnh vực văn chương để phục vụ việc giảng dạy trong điều kiện đất nước còn thiếu sót rất nhiều tài liệu học tập bậc đại học.
– Chủ biên các tạp chí: Việt tiến, Trách nhiệm, Nghiên cứu văn học, Tin sách... và viết nhiều bài đăng trên nhiều báo khác với các chủ đề xoay quanh nền văn học Việt Nam. Hầu hết các bài viết của GS đều chú trọng các đề tài như Lịch sử phát triển chữ Quốc ngữ, Văn chương Quốc âm, Giáo trình Văn chương Việt Nam... Ngoài ra, GS cũng viết nhiều bài phê bình văn học, một số bài viết về các tác giả: Nguyễn Du, Nhất Linh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh...
– GS lâm trọng bệnh và qua đời tại Sài Gòn ngày 17/12/1988.
Các sách đã xuất bản:
• Khởi thảo văn học sử Việt Nam: Văn chương bình dân (Hà Nội, 1953; Sài Gòn, 1954, 1957)
• Biểu nhất lãm văn học cận đại Việt Nam (Sài Gòn, 1957)
• Đóng góp của Pháp trong văn học Việt Nam (Luận án Tiến sĩ, 1961)
• Thử suy nghĩ về văn hóa dân tộc (Sài Gòn, 1967)
• Bảng lược đồ văn học Việt Nam (2 tập, Sài Gòn, 1967) [1] (Sài Gòn, 1969)
• Văn học Việt Nam: Thế hệ dấn thân yêu đời (Sài Gòn, 1969)
• Phê bình văn học thế hệ 1932 (2 quyển, Sài Gòn, 1972)
• Tự điển Việt-La-Bồ (dịch chung với Hoàng Xuân Việt và Linh mục Đỗ Quang Chính, 1991)
• 13 năm tranh luận văn học (3 tập, 1995)
Và nhiều tác phẩm chưa in khác.
Nguồn: Giai Phẩm Thư Quán Bản Thảo số 106 tháng 10/2023
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |