|
Cao Đông Khánh(..1941 - 12.12.2000) | Lê Phổ(2.8.1907 - 12.12.2001) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thơ Xuân Thao
Xuân Thao thuở tôi gặp ở Quảng Ngãi trong những năm 1966, 1967 khoảng 22, 23 tuổi. Anh tốt nghiệp sư phạm Quy Nhơn. Còn tôi 20, nhỏ hơn anh chút xíu. Anh dạy trường tiểu học Mộ Đức, tôi dạy trường Trung Học. Tuy vậy anh vẫn ngon lành hơn tôi là vì anh tốt nghiệp sư phạm 2 năm ra trường, dạy ăn lương có “chỉ số” hẳn hoi. Còn tôi dạy giờ, dạy được giờ nào tính lương giờ đó. Nói vậy chứ chúng tôi chơi thân với nhau, Xuân Thao thuê một căn nhà tranh nhỏ ở trọ, rũ tôi về sống chung. Cả hai ăn cơm tháng của một phụ huynh học sinh, nên giá tiền ăn cũng vừa phải. Bây giờ nghĩ lại lương bổng hồi đó cũng thật khoái, một tháng lãnh khoảng 25 ngàn, mà ăn cơm tháng chỉ tốn khoảng 3 ngàn. Rẻ chán. Còn dư tiền thì tha hồ bè bạn, cà phê, thuốc lá, ăn nhậu thả dàn. Để dành 4 tháng lương (sau khi tiêu xài) là có thể mua xe Honda.
Xuân Thao làm thơ và hát khá hay. Khu nhà chúng tôi thuê trọ, gần nhà hai chị em – hai cô gái Mộ Đức - cùng là giáo viên tiểu học. Cô chị tên Xuân Tin, cô em gái tên Xuân Tưởng. Hai chị em giống nhau, nhưng cô em đẹp hơn cô chị. Lúc đó quả tim tôi còn bỏ ngõ, người thầy giáo 20 tuổi chưa yêu lần nào nên rất sợ và nhút nhát với con gái. Nhưng trong thâm tâm tôi là “kết” cô Tưởng hơn, tức là cô em. Kết là kết vậy thôi, chỉ riêng mình, mình biết, riêng mình, mình hay. Trong lúc đó thì thầy giáo Lê Văn Thí tức nhà thơ Xuân Thao, thì có vẻ mê mệt cô Tưởng này lắm. Tôi thấy anh chàng theo sát nút cô Tưởng và mở lời ong bướm, tôi đành “de” ra để anh tự do hoạt động. Trong lúc Xuân Thao tấn công tới tấp cô Xuân Tưởng thì anh cũng xúi (dại) tôi tấn công cô Xuân Tin. Tôi không chịu, nên đành thúc thủ nhìn Xuân Thao trổ tài tán “người mình yêu”.
Niên khóa sau, tôi xa Mộ Đức vì tôi được chuyển về trường Lý Tín dạy, tôi xa Xuân Thao từ dạo đó.
Thế là cách xa nhau 44 năm. Vừa rồi, bỗng nhiên nhà thơ Phan Xuân Sinh chuyển cho tôi một lá thư của Xuân Thao viết từ Đà Nẵng. Đọc thư, tôi thật bồi hồi:
“Hồi đó tôi dạy Mộ Đức hơn hai năm, rồi đổi ra Sơn Tịnh hơn một năm rưỡi nữa. Cưới vợ, người Sơn Tịnh, giáo viên cùng trường, rồi chuyển về Quảng Nam (Duy Xuyên) rồi theo dòng đời đi hết trường này đến trường khác. Cuối cùng, năm 1986 tôi mới được về Đà Nẵng, và ở đó tới ngày nghỉ hưu. Nhìn lại ba mươi năm qua biết bao nhiêu là tình. Tôi năm nay đã già yếu, bịnh hoạn, cao mỡ và cao máu. Đi đứng có khó khăn, ít linh hoạt, trầm tư, ít bạn bè, ít giao du. Phần mình bỏ rượu, ngồi chơi với bạn bè là chủ yếu. Anh em Đà Nẵng còn lại khá đông trừ những người đã đi xa và chết.
Nhắc tới bạn, mình nhớ những kỷ niệm đầu đời đi dạy ở Mộ Đức. Lúc đó mình còn trẻ, 22- 23 tuổi, có nghề nghiệp tương đối vững chắc, tha hồ “cua kéo”, nay Đức Phổ, mai Thạch Trụ, Quán Hồng, mai ra Lý Tín, Chu Lai, Tam Kỳ. Mình cho thời kỳ đó là thời kỳ vàng son nhất của tụi mình. Bạn còn nhớ cô giáo Xuân Tưởng của mình không? Suýt tý nữa mình lấy cô đó làm vợ, ông già mình có vào thăm nhà, đêm ông nghe súng nổ dữ quá ông bèn rút lui, xin bái xứ Mộ Đức. Cô giáo Xuân Tưởng năm 1980 mình có về lại Mộ Đức thăm hỏi, nghe nói cô đã chạy trong đám người chạy loạn ra thị xã Quảng Ngãi rồi cô vào Sài Gòn lấy chồng. Từ đó mình lạc dấu luôn đến giờ. Thôi chuyện cũ đã qua rồi. Mình giờ đã qua tuổi lục tuần. Con gái con trai 4 đứa đều có gia thất...
Kèm với lá thư, Xuân Thao gởi cho tôi một bài thơ mà tôi đọc thấy khá hay, xin ghi ra đây:
Về Thăm Chốn Cũ
Gởi Xuân Tưởng (Mộ Đức) - 1967-1970
Ta về bóng lẫn trong sườn núi
Lén lút hơn một kẻ bất lương
Trời đất vô tình, khung cảnh lạ
Nhớ gì ta nữa, đã bao năm!
Núi đứng gầm gừ như hổ đói
Đồi rập rình đôi mắt chứa chan
Lúa lởm chởm như ngàn chông nhọn
Mừng ta chăng, Mộ Đức ta xưa?
Trời tháng năm nắng như vãi lửa
Thiêu đót ruộng đồng, rứt thịt da
Sông cạn giả vờ thiêm thiếp ngủ
Nằm chờ cướp lượng máu trong ta
Mây xếp từng chồng như chó quái
Mây báo hung tin sắp mất mùa
Núi đá và mồ hôi như tắm
Gió loạn cuồng hốt bụi giữa trưa
Nhà đỗ, tường nghiêng, tre cháy ngọn
Cây mang thương tích đứng trơ cành
Cầu rách tả tơi như áo cũ
(Huống hồ người trong lúc giao tranh!)
Đất uống máu tươi thành tro sẫm
Than tro trộn lẫn xương anh hùng
Anh hùng: thiêu thân lao vào lửa
Còn ai giữa bão đạn, mưa bom?
Còn ai để nhận ta mừng đón?
Xương đã phơi trắng ngập ruộng đồng
Quen quá, bỗng dưng thành khách lạ
Chơ vơ đứng giữa cảnh tang thương
Rẻ lối vào thăm nhà trọ cũ
Ta gọi dồn chẳng có ai thưa
Nhà cũ đã thay người đổi chủ
Tần ngần bên giậu nát rào thưa
Ta đứng trông sang nhà em gái
Tường đông hầu vắng bặt yến oanh
Cửa đóng, then gài, lau lách mọc
Bờ tây rủ ngọn cây hoàng lan
Trở lại thăm em miền đất cũ
Cảnh sắc vô tình người thản nhiên
Còn ta giữa đất trời hiu hắt
Tìm bóng mình trên những lối quen.
Mộ Đức, 1980 - Xuân Thao
* Tặng Trần Yên Hòa và Phan Xuân Sinh.
Một bài thơ của người bạn cách đây bốn mươi bốn năm, giờ mới nhận được. Thật là cảm động. Cảm ơn bạn hiền.
- Một Đêm Trần Yên Hòa Truyện ngắn
- Trần Hoài Thư Người Thầy Dạy Cũ Trần Yên Hòa Hồi ức
- Mua bán lạc xoong Trần Yên Hòa Truyện ngắn
- Gọi Yêu Dấu & Trong Giấc Mơ Nào Trần Yên Hòa Thơ
- Dáng Mỏng Trần Yên Hòa Truyện ngắn
- Tiếng Nói Trần Yên Hòa Truyện ngắn
- Buổi Trưa Ấy Trần Yên Hòa Thơ
- Cỏ Non Trần Yên Hòa Truyện ngắn
- 10 khúc. nhớ. người bội vong Trần Yên Hòa Thơ
- Trần Thế Phong "Em Ngó Giùm Ta, Những Buổi Chiều" Trần Yên Hòa Nhận định
• Xuân Thao (Phương Tấn)
• Đọc "Tình Sầu" tập thơ văn của Xuân Thao và Thu Phong (Châu Thạch)
• Thơ Bạn Quảng Nam: Xuân Thao (Trần Yên Hòa)
• Xuân Thao, Thơ và Người (Phạm Ngọc Lư)
• Xuân Thao (Học Xá)
- Xuân Thao - "Ngập ngừng" từng nhịp thời gian (Phan Nam)
• Bài Thơ Tình Ngày Valentine Viết Muộn: Nhắn Người (Xuân Thao)
• Đón em về, đón XUÂN sang (Xuân Thao)
• Tết Xuân này em có về qua ngõ nhà anh?
(Xuân Thao)
• Mưa lạnh trên đèo (Xuân Thao)
• Cuối Mùa Đi Biển (Xuân Thao)
- Các bài trên mạng (vanchuongviet.org)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |