1. Head_

    Giản Chi

    (..1904 - 22.10.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Thơ Xuân Của Vũ Hoàng Chương Và Thanh Nam (Đàm Trung Pháp) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      26-1-2023 | VĂN HỌC

      Thơ Xuân Của Vũ Hoàng Chương Và Thanh Nam

        ĐÀM TRUNG PHÁP
      Share File.php Share File
          

       

      I. Bài Thơ Tết Cuối Đời Của Vũ Hoàng Chương


      Theo Mạnh Tử, một chỉ dấu quan trọng nhất của một người quân tử là lòng can đảm vẫn duy trì được nguyên tắc sống cao cả của mình bất chấp những đe dọa của vũ lực bạo tàn. Chỉ dấu bất khả tư nghị của khí tiết ấy được từ vựng Hán-Việt mệnh danh là “uy vũ bất năng khuất” (威武不能屈).



          Thi sĩ Vũ Hoàng Chương
          qua nét vẽ HS Hồ Thành Đức

      Thi nhân lỗi lạc Vũ Hoàng Chương (1915-1976) đã lộ rõ khí tiết này khi ông dám làm bài thơ “Vịnh Tranh Gà Lợn” để châm biếm “bên thắng cuộc” nhân dịp ông nghinh xuân Bính Thìn 1976 tại quê nhà. Và như đã tiên đoán, bài thơ miệt thị chế độ mới một cách công khai ấy đã khiến Vũ Hoàng Chương bị chúng bỏ tù cho đến lúc kiệt lực, cận kề cái chết. Năm ngày sau khi được thả, ông qua đời tại nhà vào ngày 6 tháng 9 năm 1976.


      Mời quý độc giả thưởng lãm bài thơ đường luật viết về tết cuối đời mang tên “Vịnh Tranh Gà Lợn” của Vũ Hoàng Chương – cùng với sự hiểu biết và suy luận hạn hẹp của tôi – dưới đây:

      VỊNH TRANH GÀ LỢN


      1. Sáng chưa sáng hẳn tối không đành

      2. Gà lợn om sòm rối bức tranh

      3. Rằng vách có tai thơ có họa

      4. Biết lòng ai đỏ mắt ai xanh

      5. Mắt gà huynh đệ bao lần quáng

      6. Lòng lợn âm dương một tấc thành

      7. Cục tác nữa chi ngừng ủn ỉn

      8. Nghe rồng ngâm váng khúc tân thanh

      Thần bút họ Vũ đã giáng xuống bài thơ thất ngôn bát cú những ẩn dụ (metaphors) tuyệt diệu, những cụm từ có thể hiểu theo nghĩa đôi (double meaning) một cách tài tình, và những cấu trúc ngữ nghĩa và ngữ pháp biền ngẫu (syntactical and semantic parallelism) ngoạn mục.


      Tựa đề bài thơ hàm ý nó được viết vào dịp sắp tết ở quê nhà. Trong dịp này, những bức tranh dân gian – màu sắc sặc sỡ và nội dung cũng như hình thức sơ sài – được treo lên để trang trí, khuyên bảo, mua vui, hoặc chúc mừng năm mới cho khách đến thăm. Các bức để chúc tết thường vẽ những gà và lợn, tướng quân, ông nghè (tiến sĩ nho học). Các bức để mua vui thường có chủ đề hài hước, như cảnh chuột đỗ trạng nguyên sau khoa thi đình. Còn trong số các bức để đề cao và khuyến khích sự học thì nội dung quen thuộc nhất là hình vẽ một con cóc ngoan ngoãn cắp sách đi đến trường.



      Câu 1 và 2 ám chỉ một thời buổi hỗn loạn chưa từng thấy trong lịch sử nước nhà, khi quân đội miền Bắc xâm chiếm miền Nam vào mùa xuân 1975. “Gà và lợn” là ẩn dụ cho những kẻ thắng trận bất xứng đang thực sự “om sòm” và gây rối loạn trong xã hội miền Nam một thời tự do hạnh phúc.


      Câu 3 và 4 là một cấu trúc ngữ nghĩa và ngữ pháp biền ngẫu ngoạn mục, sử dụng từ ngữ đắc địa nói lên cái tinh thần bất an của người dân miền Nam cũ luôn bị công an mới vây bủa. Nhóm chữ “thơ có họa” có thể hiểu được hai cách: (1) “trong thơ có họa (vẽ)” và (2) “thơ có thể gây (tai) họa.” Hàm ý của câu 4 là “thật không thể phân biệt ai là bạn (tượng trưng bởi lòng đỏ, dịch từ hai chữ đan tâm (丹心) (đồng nghĩa với trung trinh) và ai là thù (tượng trưng bởi mắt xanh).”


      Câu 5 và 6 cũng là một cấu trúc ngữ nghĩa và ngữ pháp biền ngẫu ngoạn mục, sử dụng hai nhóm chữ thường xuyên xuất hiện với nhau (collocations) là: (1) “mắt” với “gà” để nhắc đến một tình trạng rối loạn của thị giác gọi là “mắt quáng gà” (nyctalopia), và (2) “lòng” với “lợn” để gợi nhớ một món ăn khoái khẩu dịp hội hè. Và trong khi câu 5 hàm ý là dân chúng miền Nam từng nhiều lần bị lường gạt bởi tuyên truyền từ miền Bắc cộng sản, thì câu 6 ca ngợi lòng thành tín keo sơn của người miền Nam vừa bị xâm chiếm.


      Hai câu 7 và 8 kết thúc một tuyệt tác thi ca của Vũ Hoàng Chương với một lời khuyên bảo lũ “gà và lợn” đang đắc chí hãy ngừng “cục tác” và “ủn ỉn” để mà nghe “con rồng” (biểu tượng của tân niên Bính thìn) “ngâm vang” một khúc tân thanh. Thần kỳ thay, khúc ca mới ấy gợi nhớ đến danh tác “Đoạn Trường Tân Thanh” (“bài ca mới đứt ruột”) của thi hào Nguyễn Du – rõ là một điềm gở đáng sợ hãi cho dân chúng miền Nam trong những ngày sắp tới.


      [ĐTP 01/2019]



      II. Bài Thơ Xuân Nhuốm Màu Xung Khắc Văn Hóa



          Nhà văn Thanh Nam

      THANH NAM tên thật là Trần Đại Việt, sinh năm 1931 tại Nam Định và mất năm 1985 tại Seattle. Ông là một trong những người viết văn và làm thơ được yêu chuộng nhất tại Saigon trước 1975. Là tác giả của hơn 20 tiểu thuyết được nhiều người đọc, Thanh Nam còn sáng tác những bài thơ mượt mà thắm thiết tình người. Người ta quý mến ông vì tinh trung thực trí thức với ngòi bút -  Thanh Nam viết về cuộc đời mà ông đã thực sự sống, không giả tạo không cường điệu. Có thể nói văn và thơ của Thanh Nam phản ánh cuộc đời thực sự. Nhà văn Bình Nguyên Lộc nhận xét là linh hồn Thanh Nam đã “thấm sâu” vào văn thơ của mình (theo Tuần báo nghệ thuật số 36 năm 1966), và nhà văn Mai Thảo từng xác nhận câu “văn là người” áp dụng đúng nhất trong trường hợp Thanh Nam (theo cuốn Chân dung xuất bản năm 1985).


      Trong số những tác phẩm văn chương nhiều người đọc của Thanh Nam, ta có thể kể Bầy ngựa hoang (1965), Những phố không đèn (1

       

      965), Mấy mùa thương đau (1968), và Đất khách (1983). Nếu ta cần đọc một tác phẩm để giới thiệu Thanh Nam, tác phẩm đó là thi tập Đất khách xuất bản năm 1983; và nếu ta cần đọc một bài tiêu biểu nhất của thơ Thanh Nam, bài đó là Thơ xuân đất khách mà tôi đề cập đến trong bài viết này.


      Thanh Nam sáng tác Thơ xuân đất khách tại Seattle ngày 18 tháng 2 năm 1977, tức là ngày mồng một Tết Đinh Tỵ. Trong văn hóa Việt, ba ngày Tết là thời gian long trọng nhất trong năm mới để dân chúng thờ cúng tổ tiên, viếng thăm bà con và bạn hữu, mặc quần áo đẹp nhất, và vui chơi. Nội dung của bài thơ này lột tả đích thực những hiệu chứng của sự xung khắc văn hóa nơi quê người, cũng như lòng nhung nhớ biếng khuây cho quê mình.


      Tâm trạng của những người phải đi lánh nạn áp bức chính trị bạo tàn đã được các nhà khoa học xã hội (social scientists) người Mỹ lý giải. Theo họ, tâm trạng của những người di dân bất đắc dĩ này là một tiến trình tâm lý phức tạp. Tiến trình này thường gồm 4 giai đoạn: (1) phấn chấn (euphoria), (2) xung khắc văn hóa (culture shock), (3) ổn định (stability), và (4) thích nghi với môi trường mới (acculturation).


      Giai đoạn phấn chấn (cảm thấy như mình vừa “sống lại”) thì ngắn ngủi và không đáng kể gì với người trong cuộc, nhưng giai đoạn xung khắc văn hóa nơi xứ người là giai đoạn sầu khổ nhất, kéo dài bao lâu thì tùy thuộc vào tuổi tác và thế đứng trong xã hội của mỗi người. Và có lẽ người nghệ sĩ – vốn dĩ đã giàu tình cảm nay lại mang thêm một trái tim đang rướm máu vì mất quê hương – là nạn nhân nặng nhất trong cái “culture shock” này tại quê người. Một nghệ sĩ trong số những người sầu khổ ấy là nhà thơ Thanh Nam khi ông sáng tác bài Thơ xuân đất khách mà chúng ta sẽ đọc dưới đây.


      Hội chứng của xung khắc văn hóa xâm nhập toàn bộ bài thơ qua những lời thốt ra tự đáy lòng của một thi sĩ chỉ viết về những gì ông đã thực sự trải qua trong cuộc đời. Và như vậy, Thanh Nam cũng đã nói giùm tâm trạng ban đầu của hầu hết người Việt sang Mỹ nương thân sau quốc nạn 1975. Tâm trạng ấy là một tổng thể của bất an, ê chề, lạc hướng, đơn độc, buồn tủi, oán trách, tuyệt vọng, mặc cảm tự ty, dị ứng với văn hóa xứ người, và nhớ thương quê cũ cùng ước muốn sẽ sớm có ngày được trở về:

      THƠ XUÂN ĐẤT KHÁCH



             Kệ sách Học Xá

      Tờ lịch đầu năm rớt hững hờ

      Mới hay năm tháng đã thay mùa

      Ra đi từ thuở làm ly khách

      Sầu xứ hai xuân chẳng đợi chờ

      Trôi giạt từ Đông sang cõi Bắc

      Hành trình trơ một gánh ưu tư

      Quê người nghĩ xót thân lưu lạc

      Đất lạ đâu ngờ buổi viễn du


      Thức ngủ một mình trong tủi nhục

      Dặm dài chân mỏi bước bơ vơ

      Giống như người lính vừa thua trận

      Nằm giữa sa trường nát gió mưa

      Khép mắt cố quên đời chiến sĩ

      Làm thân cây cỏ gục ven bờ

      Chợt nghe từ đáy hồn thương tích

      Vẳng tiếng kèn truy điệu mộng xưa


      Ơi hỡi quê hương bè bạn cũ

      Những ai còn mất giữa sa mù

      Mất nhau từ buổi tàn xuân đó

      Không một tin nhà, một cánh thư

      Biền biệt thời gian mòn mỏi đợi

      Rối bời tâm sự tuyết đan tơ

      Một năm người có mười hai tháng

      Ta trọn năm dài Một Tháng Tư!


      Chấp nhận hai đời trong một kiếp

      Đành cho giông bão phũ phàng đưa

      Đầu thai lần nữa trên trần thế

      Kéo nốt trăm năm kiếp sống thừa

      Đổi ngược họ tên cha mẹ đặt

      Tập làm con trẻ nói ngu ngơ

      Vùi sâu dĩ vãng vào tro bụi

      Thân phận không bằng đứa mãng phu


      Canh bạc chưa chơi mà hết vốn

      Cờ còn nước đánh phải đành thua

      Muốn rơi nước mắt khi tàn mộng

      Nghĩ đắt vô cùng giá Tự Do


      Bằng hữu qua đây dăm bảy kẻ

      Đứa nuôi cừu hận, đứa phong ba

      Đứa nằm yên phận vui êm ấm

      Đứa nhục nhằn lê kiếp sống thừa

      Mây nước có phen còn hội ngộ

      Thâm tình viễn xứ lại như xưa

      Xuân này đón tuổi gần năm chục

      Đối bóng mình ta say với ta

      (THANH NAM)

      [ĐTP 01/2019]

      Đàm Trung Pháp

      Nguồn: Tạp Chí Văn Hóa Việt Nam
      Số 84, Mùa Xuân 2019

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đọc 'Tình Thơm Mấy Nhánh' Đàm Trung Pháp Điểm sách

      - Điểm sách: Một Thời Áo Trận của Đỗ Văn Phúc Đàm Trung Pháp Điểm sách

      - Bài Thơ Tết Cuối Đời Của Vũ Hoàng Chương Đàm Trung Pháp Nhận định

      - Bài Thơ Xuân Nhuốm Màu Xung Khắc Văn Hóa Đàm Trung Pháp Nhận định

      - Lá thư chủ biên Ấn Bản Tháng 12, 2020 - Tập San Việt Học Đàm Trung Pháp Giới thiệu

      - Lá thư chủ biên Ấn Bản Nov 1, 2020 - Tập San Việt Học Đàm Trung Pháp Giới thiệu

      - Lá thư chủ biên Ấn Bản Sept 15, 2020 Tập San Việt Học Đàm Trung Pháp Giới thiệu

      - “Nước non ta, ai ngăn trở ta về …” (Lý Đông A, 1943) Đàm Trung Pháp Nhận định

      - Tâm huyết Tản Đà trong “Thề non nước” Đàm Trung Pháp Nhận định

      - Hiệu Lực Của Ví Von Trong Thi Ca Đàm Trung Pháp Nhận định

    3. Bài viết về thi sĩ Vũ Hoàng Chương (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Vũ Hoàng Chương

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nhân chuyện câu “Lưỡi lê no máu rửa Tây hồ” được gán cho thi sĩ Vũ Hoàng Chương (Trần Huy Bích)

      “Lưỡi lê no máu rửa Tây Hồ” (Nguyễn Văn Tuấn)

      Bài Thơ Tết Cuối Đời Của Vũ Hoàng Chương (Đàm Trung Pháp)

      Mười cái chết oan khiên của Văn Nghệ sĩ miền Nam (Phạm-Văn Duyệt)

      Họp mặt văn nghệ tại nhà Vũ Hoàng Chương (Mai Thảo)

      Mấy Tháng Cuối Cùng Với Vũ Hoàng Chương (Mai Thảo)

      Thử Tìm Hiểu Ý Tưởng Vũ Hoàng Chương Trong Bài "Đọc Lại Người Xưa: Bành Ngọc Lân (Trần Từ Mai)

      Thử Tìm Hiểu Ý Tưởng Vũ Hoàng Chương Trong Bài "Đọc Lại Người Xưa: Trần Đào" (Trần Từ Mai)

      Vũ Hoàng Chương (1915-1976) South Vietnam's Fearless Poet Laureate (Đ.T.Pháp&V.Linh)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến)

      Vũ Hoàng Chương (Võ Phiến)

      Những Nhân Vật Nữ Trong Thơ Vũ Hoàng Chương (Viên Linh)

      Khai Xuân Thạch Vấn (Trần Từ Mai)

      Trở lại bài thơ Khai Xuân Thạch vấn (Trần Từ Mai)

      VHC, Tiếng thở dài của phương đông trầm mặc

       (Tạ Tỵ, Talawas)

       

      Tác phẩm của Vũ Hoàng Chương

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Bài Ca Sông Dịch (Vũ Hoàng Chương)

      Sao Lại Thế Được (Vũ Hoàng Chương)

      Đọc lại Nguyễn Du (Vũ Hoàng Chương)

      Trước một ngày trao (Vũ Hoàng Chương)

      Hồ Xuân Hương (Vũ Hoàng Chương)

      Ta đã làm chi đời ta (Bút ký, Talawas)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Thanh Tịnh và Tôi Đi Học (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Limeil, những ngày mây (Vũ Hoàng Thư)

      Vũ Tiến Lập với Tạp Ghi Thơ II (Hồ Trường An)

      Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm (Du Tử Lê)

      Nhớ tiếc anh Trần Hữu Dũng Viet-Studies (Nguyễn Thế Thanh)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)