1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Họa Sĩ La Hon (Huỳnh Hữu Ủy) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      8-8-2018 | HỘI HỌA

      Họa Sĩ La Hon

        HUỲNH HỮU ỦY
      Share File.php Share File
          

       


            Họa sĩ La Hon

      Đối với Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam, để gây được ảnh hưởng trong đời sống nghệ thuật chung của đất nước, họ thường tranh thủ lên tiếng, phát biểu ý kiến, đóng góp tiếng nói trong bất kỳ lúc nào và nơi nào có thế được. Mục đích này rõ ràng là bất vụ lợi, cốt yếu chỉ nhằm góp phần vào cái đẹp chung, gây nên một bầu khí sinh động thuận lợi cho sự phát triển nghệ thuật. Ví dụ tiếng nói của họ đã được tôn trọng thật sự trong các kỳ chấm tranh toàn quốc tổ chức hàng năm, hay trong việc chọn tranh gửi dự các kỳ triển lãm quốc tế. Và đặc biệt nhất là việc mở rộng hoạt động của hội, nhận những hội viên mới, hoặc bảo trợ cho các họa sĩ trẻ đã thoáng lộ nhiều tài năng có môi trường phát triển, bày các phòng tranh riêng hoặc tham dự chung với các kỳ triển lãm của Hội. Điển hình là trường hợp La Hon với lần bày tranh tại chính Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam từ 3-2 đến 13-2-1966 (*).


      La Hon xuất thân từ Trường Trang Trí Gia Định, trước đây chưa có cơ hội rèn luyện qua ở trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định nhưng bút pháp của anh khá vững vàng, do sự bộc phát của năng khiếu tự nhiên cùng lòng yêu thích hội họa đặc biệt của mình. Thế giới của anh chất phác nhưng sức biểu cảm khá mạnh, đường nét và những màu ấm nóng đầy xao xuyến của anh thường là cửa ngỏ mở ra trên chính cuộc đời thường, nhưng không phải chỉ là những ghi chép có tính cách phóng sự như nhiều họa sĩ trước đây thường vẽ, mà ngược lại chứa đựng chiều sâu tâm lý qua chất liệu mạnh mẽ, cuồng nhiệt của sơn dầu. Nhiều năm về sau, hội họa trở thành một nghề sinh nhai cố hữu của anh và gia đình, chúng ta thấy anh vẽ rất đẹp, chải chuốt, đáp ứng được cho mọi người bình thường, cũng hơi đáng tiếc về sự thỏa hiệp này nhưng nhờ thế chúng ta hiểu được và cảm được một cách sâu xa hơn giai đoạn nghệ thuật biểu hiện của anh trước đấy.


      Có thể vẽ thành công một phong cảnh đẹp, một phụ nữ yêu kiều ngồi bên cửa sổ, một tĩnh vật hài hòa như bức Tĩnh vật vẽ một bình hoa để trên chiếc tủ nhỏ kê đầu giường ngủ, phía sau là cái màn đang buông xuống, anh được tặng giải nhì trong kỳ triển lãm họa phẩm kỷ niệm 20 năm thành lập tổ chức UNESCO tháng 6-1966 ở phòng Thông Tin Đô Thành. Tuy thế anh lại ít khi chọn những đề tài ấy, và có lẽ phải nói như Edward Munch, một họa sĩ biểu hiện lừng lẫy: “Người không thể vẽ mãi những người đàn bà ngồi thêu thùa, những người đàn ông ngồi đọc sách. Tôi muốn vẽ những con người đang sống, đang hít thở khí trời, đang cảm xúc, yêu đương và đau khổ”.



           Chim (sơn mài) - Họa sĩ La Hon

      Ít chịu ảnh hưởng của các bậc thầy hội họa lớn nhưng ở một số chân dung và hình ảnh người nhạc sĩ vĩ cầm của anh thì lại đậm nét quí phái của Modigliani, cũng phải kể thêm ký hiệu về đôi mắt của nhà danh họa này. Và ở đâu đó thấp thoáng thế giới của một họa sĩ rất lạ nhưng chẳng mấy danh tiếng mà anh tình cờ gặp được trên một trang báo ảnh nào đó, chúng ta bắt gặp cái nhìn ấy nơi bức Chợ Chim Chợ Cũ, cảnh sinh động ở một góc chợ súc vật quen thuộc của đất Sài Gòn đã chuyển hóa thành một không khí siêu thực hấp dẫn lạ lùng biết bao.


      Còn hầu hết đều là những tấm tranh biểu hiện hoàn toàn của anh. Trên khuôn mặt u ám, sầu thảm, bi đát đã lột tả được ở một người hành khất già (Hành Khất), một Bà lão mù, trên vẻ bất hạnh của một người chơi đàn cò để kiếm ăn bên lề đường, trên vẻ mặt và dáng ngồi của một người thợ mài dao, hay trên bức Chân dung của chiến tranh, với cảnh tượng một gia đình đang hoảng loạn bồng bế nhau, đã đạt được khá cao ngôn ngữ biểu hiện. Chúng ta có thể kể thêm một số tranh khác mang khuynh hướng này: Lánh nạn, Tìm Sống, Người bán rong, Chân dung dì phước, Phố lạnh, Bà và cháu, Nạn nhân của Chiến tranh, Mộ đạo, Lạc loài, Sứ giả của Chúa.


      Bước vào thập niên 90, tình hình Việt Nam đã bắt đầu có những ổn định rất thuận lợi cho những người hoạt động mỹ thuật. Hội họa La Hon cũng phần nào phản ảnh được sự ổn định ấy. Anh đã trở lại thực sự với công việc sáng tác của mình. Bút pháp biểu hiện già dặn từ bao nhiêu năm trước thì nay càng vững chắc, điêu luyện hơn. Cũng chỉ là bút pháp ấy, thỉnh thoảng pha đôi chút siêu thực, rất hiển nhiên là La Hon đã chế ngự vững chắc thế giới của mình. Mới gần đây, trong cuộc thi với đề tài chung “Đàn ông và đàn bà” do nhóm Galerie H&S (Bruxelles), Galerie Kiron (Paris), và Global Gallery (San Francisco) cộng tác cùng Hội mỹ thuật TP. HCM tổ chức; La Hon dự thi và đoạt giải nhì với bức Gia đình. Cùng với 45 tác phẩm khác của 23 họa sĩ Việt Nam dự giải, bức Gia Đình khá được tán thưởng trong cuộc triển lãm bày ở Galerie Kiron, Paris, từ 14-1 đến 24-2-1998. Được biết các tác phẩm này sẽ được tiếp tục đưa đi bày lưu động ở nhiều nơi khác nữa, ở Pháp, Bỉ, Mỹ, Nhật, Singapore.


      Huỳnh Hữu Ủy

      Nguồn: Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại
      VAALA, 2008

      (*) Vào thời kỳ này, trụ sở Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam đang còn là một mái nhà gỗ, được dựng tạm bợ trong khuôn viên của thư viện Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Về sau, sinh hoạt của Hội thường là ở nhà riêng của các hội viên trong ban chấp hành thường trực như Nguyễn Phước, Nguyễn Trung.

      Hội Họa Sĩ Trẻ được thành lập do sự hỗ trợ mạnh mẽ của bác sĩ Nguyễn Tấn Hồng, Bộ trưởng Bộ Thanh Niên và Cựu Chiến Binh, nội các Nguyễn Cao Kỳ. Bác sĩ Hồng là hội trưởng danh dự và họa sĩ Ngy Cao Uyên là chủ tịch đầu tiên của hội. Hai chủ tịch kế nhiệm là Nguyễn Trung và Mai Chửng.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Họa sĩ Victor Tardieu Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa sĩ Lê Văn Miến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Vài Dáng Ngựa Trong Nền Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam Huỳnh Hữu Ủy Khảo luận

      - Đôi Nét Về Văn Cao Của Hội Họa Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa Sĩ Lê Văn Tài Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa Sĩ Bửu Chỉ Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Nguyễn Đăng Thường: Từ Văn Chương Đến Nghệ Thuật Tạo Hình Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Tình Tự Dân Tộc Và Dòng Thơ Kháng Chiến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Tranh Khắc Gỗ Dân Gian và Các Tác Phẩm Văn Học Cổ Huỳnh Hữu Ủy Biên khảo

      - Nguyễn Đức Sơn: Một Đỉnh Thơ Kỳ Dị Và Cô Độc Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

    3. Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên)

      Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)

      Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)

      Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)

      Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)

      Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)