1. Head_

    Anh Bằng

    (5.5.1926 - 12.11.2015)

    Cao Xuân Huy

    (.9.1947 - 12.11.2010)

    Trần Thái Đỉnh

    (14.11.1922 - 12.11.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Họa Sĩ Nguyễn Khoa Toàn (Huỳnh Hữu Ủy) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      31-12-2019 | VĂN HỌC

      Họa Sĩ Nguyễn Khoa Toàn

        HUỲNH HỮU ỦY
      Share File.php Share File
          

       


          Họa sĩ Nguyễn Khoa Toàn
           (1899 - 1965)

      Nhắc đến các nhà tạo hình mà niên kỷ xấp xỉ từ đầu thế kỷ tới nay, chúng ta trân trọng nhớ tới Nguyễn Khoa Toàn, một họa sĩ quý tộc của đất Thần Kinh, sinh năm 1899 tại Huế, còn lớn hơn cả Nguyễn Gia Trí và Lê Văn Đệ chừng mươi tuổi. Thời tuổi trẻ, ở Pháp nhiều năm. Là môn đệ của họa sĩ Jean Despujols, Giám đốc Trường Fontainebleau, từng được trao tặng giải thưởng về nghệ thuật trang trí ở Paris. Nguyễn Khoa Toàn cũng là một nhà văn hóa và chính khách tên tuổi, là Chủ tịch Hội Đồng Chấp chính Trung Kỳ năm 1947, Bộ trưởng Bộ Lễ và Giáo dục chính phủ Nguyễn Văn Xuân năm 1948 và cũng đã từng là Đai sứ của chính phủ Ngô Đình Diệm ở Thái Lan. Ông nghiên cứu cả thủy họa và sơn dầu, nhuần nhuyễn cả hai thứ, và thường tự xếp bút pháp mình vào khuynh hướng tân cổ điển, thực sự thì đấy chính là con đường nghệ thuật ấn tượng và đang chuyển qua thời hậu ấn tượng. Ông vẽ sơn dầu, phấn màu (pastel), tranh lụa, thủy mặc (encre de chine), thuốc nước (Aquarelle) và cả thư pháp họa (calligraphie chinoise).


      Niềm Vui Của Bà Mẹ, sơn dầu, 1956

      Khoảng từ 1948 đến 1958, ông bày nhiều cuộc triển lãm, như năm 1948: phòng tranh 30 tấm; và năm 1949: một phòng tranh khác với 40 tấm đủ thể loại ở Sài Gòn đã gây được nhiều chú ý. Một người rất sành nghệ thuật là ông Paul Mousset vào thời kỳ này đã bình luận:

      Đứng trước bao nhiêu thiên tư lỗi lạc của ông Nguyễn Khoa Toàn, người ta vừa lấy làm hoan hỉ, vừa tỏ ra ngạc nhiên. Đối với ông, dường như không có gì gọi là lạ cả. Lẽ ra, người hào hoa ấy là một nhà văn sĩ, thì việc góp sức thu tài trong vòng học thuật, ngoại giao, chính trị đã là đủ, mà chính trong các ngành ấy ai cũng thấy ông đã thành công mỹ mãn. Đàng này, cái cảm giác phi thường của ông đã đòi hỏi ở ông một lối biểu lộ khác nữa. Hội họa đã hiến cho ông con đường ấy, và như đã nói trên, chúng ta thật lấy làm lạ. Ở đây điều gì cũng hóa dễ dàng cho ông hết thảy; dưới ngọn bút của ông, cái “khó” đều tiêu tán cả. Lại thêm thường lệ, một nghệ sĩ nào khác, phải tự thủ mà chuyên về một loại vẽ. Ông Nguyễn Khoa Toàn vẽ đủ các loại, mà vẽ sở trường cho đến nỗi đứng trước họa phẩm của ông, người ta không phân biệt nên tán thưởng loại nào hơn loại nào, sơn mài ư, tranh Tàu ư, hoặc phong cảnh mà ông miêu tạc một cách xuất sắc, hoặc các chân dung phụ nữ?


      Bất luận ông phô bày cái xinh duyên dáng, cái vẻ hùng tráng, cái nét đại trí thượng hiền, hoặc ông mô tả những khung trời đầy thi vị, ông Nguyễn Khoa Toàn đã đặc biệt tỏ ra một tâm hồn thuần túy Việt Nam, tâm hồn nhờ học vấn uyên nhã mà nhận thức được mọi sự, mọi vật, phát huy cái chân tướng của sự vật ấy lên nền lụa, vải bố, hay ván gỗ, đế làm say sưa những người biết tôn thờ cái đẹp. (1)

       

      Thanh Minh (phấn tiên) - Hồn Nhiên (sơn dầu) - Thiếu Phụ Việt Nam (sơn dầu)

      Nghiên cứu lại các tác phẩm của Nguyễn Khoa Toàn, chúng ta cũng sẽ không ngạc nhiên gì với đánh giá của Pierre Faucon trong bài viết Một cơ hội quyết định của nền hội họa Việt Nam in trên Tạp chí Văn hữu số tháng 6-1959:

      Nguyễn Khoa Toàn, một thi sĩ tinh tế của ánh sáng, có những bức chân dung đã chứng minh tài quan sát của ông khả dĩ xuyên qua ngoại diện mà tìm thấy được tâm hồn của những kiểu mẫu của ông. Ta chớ quên ông Nguyễn Khoa Toàn, sau khi học hết ở Ba Lê các lớp của Trường Quốc Gia Mỹ Thuật rồi đến Trường Nghệ Thuật Trang Trí, đã được lãnh phần thưởng cao nhất của ngành sau này. Ngày nào nước Việt Nam Cộng Hòa mở một viện bảo tàng mỹ thuật quốc gia, một số tranh sơn dầu của Nguyễn Khoa Toàn sẽ phải chiếm được một chỗ xứng đáng trong đó. (2)

      Huỳnh Hữu Ủy

      Nguồn: Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại
      VAALA, 2008

      Chú thích:

      (1) In lại trong tập Hội Họa của Mai Trang Nguyễn Khoa Toàn, ấn hành khoảng năm 1957-1958 ở Sài Gòn. Trong tủ sách của chúng tôi, bìa và một vài trang cuối của cuốn sách này đã bị mất, nên không thể ghi chú rõ về năm xuất bản và nhà xuất bản. Có thể đây là tập brochure do tác giả tự xuất bản.

      (2) "Một cơ hội quyết định của nền hội họa Việt Nam", Văn Hữu, số 1.1959. Pierre Faucon đã chuyển bài viết này cho tạp chí Văn Hữu mấy bữa trước ngày ông từ trần ở Vũng Tàu.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Họa sĩ Victor Tardieu Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa sĩ Lê Văn Miến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Vài Dáng Ngựa Trong Nền Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam Huỳnh Hữu Ủy Khảo luận

      - Đôi Nét Về Văn Cao Của Hội Họa Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa Sĩ Lê Văn Tài Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa Sĩ Bửu Chỉ Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Nguyễn Đăng Thường: Từ Văn Chương Đến Nghệ Thuật Tạo Hình Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Tình Tự Dân Tộc Và Dòng Thơ Kháng Chiến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Tranh Khắc Gỗ Dân Gian và Các Tác Phẩm Văn Học Cổ Huỳnh Hữu Ủy Biên khảo

      - Nguyễn Đức Sơn: Một Đỉnh Thơ Kỳ Dị Và Cô Độc Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

    3. Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)

      Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)

      Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)

      Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)

      Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)

      Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật (Nguyễn Viện)

      Danh họa Lê Phổ với những tác phẩm tiền tỷ trong phiên đấu giá ngày 6 tháng 4 của Sotheby’s HongKong (Diễn Đàn Thế Kỷ)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)