|
Bùi Giáng(17.12.1926 - 7.10.1998) | Du Tử Lê(.0.1942 - 7.10.2019) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Chúng tôi thấy cũng cần phải ghi chú đôi chút về hai cây cọ khá đặc sắc đã tận tụy hiến đời mình cho cái đẹp của màu sắc và giá vẽ: Vị Ý và Lâm Triết. Vị Ý là một họa sĩ độc lập tự mình thích vẽ mà làm thành hội họa chứ không qua một trường lớp hội họa nào, chuyên vẽ sơn dầu với khuynh hướng siêu thực. Thế giới siêu thực của anh rất lạ, tự mày mò và nghiệm lấy một cách riêng, không có chút không khí của ai khác, không có dấu vết của một nhà danh họa nào. Hội họa của anh giống như chính kiểu sống của anh vậy, rất phiêu lãng, giang hồ, nhiều chất bụi bặm của trần gian mà vẫn bay bổng vì một giấc mơ lý tưởng nào đó rất thuần khiết. Những người bạn của giới văn nghệ đã tìm thấy những nét ấy trên tranh Thiếu Nữ và Con Mèo, Xứ không Màu, Vực Ảo của thời 1962, mà những nét ấy càng bộc lộ một cách đáng yêu của thời kỳ anh lang thang làm quán Café Lú ở Thị Nghè hay những ngày tá túc ở Hội quán Cây Tre ở đường Đinh Tiên Hoàng vào những năm cuối thập niên 60 và đầu 70 ở Sài Gòn, viết Kinh Hịch với lời kêu gọi mọi người hãy trở về với cội rễ dân tộc một cách khá bí hiểm, quái đản pha nhiều nét bùa chú. Nhận xét của Nguyễn Quỳnh về Vị Ý chỉ có mấy chữ mà rất chính xác: Vị Ý mãnh liệt và sâu sắc hơn tranh lập thể của Tạ Tỵ lại không hợp thời, rơi vào quên lãng. !*)
Vàa có lẽ nếu dùng chữ feu sacré của Lê Phổ để giải thích trưởng hợp này thì rất đúng, tài năng đôi khi không quan trọng bằng may mắn. Để thành một họa sĩ lớn, phải có may mắn, và khi có may mắn là có lửa thiêng (feu sacré) để thành công (Nói chuyện với Lê Phổ, Hợp Lưu số đặc biệt về Hội Hoạ Việt Nam Hiện Đại, tháng 4-5, l993).
Vị Ý tên thật là Nguyễn Tiến Tùng, về sau đổi là Nguyễn Hoàng Tâm, sinh năm 1924 ở Lạng Sơn, qua đời năm 1988 tại Hoa Kỳ trong một tai nạn bất thường, hơi kỳ dị nhưng cũng có thể nói là đẹp. Báo Khởi Hành, số đặc biệt về 20 năm hội họa Miền Nam (54-75) xuất bản vào tháng 7 năm 2003 đã cho chúng ta biết về cái chết này: Sau chuyến viếng thăm New York, thăm tượng Nữ Thần Tự Do, Vị Ý có cảm h ứng muốn thực hiện một họa phẩm lớn 8m x 12m. Vì nhu cầu cần dựng khung và căng toile để vẽ, để thực hiện bức tranh anh gọi tên là Tự Do như anh nói với người cháu Nguyễn Tiến Thịnh. Bức tranh sẽ lấy pho tượng Nữ Thần Tư Do làm bối cảnh cho một con thuyền vượt biển của người tị nạn. Anh bị té khi dựng khung vẽ rồi bị chấn thương và từ trần (Khởi Hành số đã dẫn, trang 23). Sinh nghề tử nghiệp, người nghệ sĩ chết trên giá vẽ: một cái chết ý vị, bi tráng, và đẹp.
(*) Nguyễn Quỳnh. Nhìn lại Hội Họa Việt Nam hiện đại (1930-1975): một bài học để so sánh và tìm hiểu. Hợp Lưu số 10, tháng 4-5.1993.
- Họa sĩ Victor Tardieu Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Họa sĩ Lê Văn Miến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Vài Dáng Ngựa Trong Nền Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam Huỳnh Hữu Ủy Khảo luận
- Đôi Nét Về Văn Cao Của Hội Họa Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Họa Sĩ Lê Văn Tài Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Họa Sĩ Bửu Chỉ Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Nguyễn Đăng Thường: Từ Văn Chương Đến Nghệ Thuật Tạo Hình Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Tình Tự Dân Tộc Và Dòng Thơ Kháng Chiến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Tranh Khắc Gỗ Dân Gian và Các Tác Phẩm Văn Học Cổ Huỳnh Hữu Ủy Biên khảo
- Nguyễn Đức Sơn: Một Đỉnh Thơ Kỳ Dị Và Cô Độc Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
• Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)
• Họa sĩ Vị Ý và quán cà phê Lú (Nguyễn Thụy Long)
• Vị Ý (Huỳnh Hữu Ủy)
Họa sĩ Vị Ý, Ảo giác và quên lãng (Viên Linh)
• Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)
• Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)
• Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)
• Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)
• Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)
• Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)
• Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật (Nguyễn Viện)
• Danh họa Lê Phổ với những tác phẩm tiền tỷ trong phiên đấu giá ngày 6 tháng 4 của Sotheby’s HongKong (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Lê Văn Miến (Huỳnh Hữu Ủy)
William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong
(Nguyễn Duy Chính)
Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:
Nhiếp ảnh gia:
Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,
Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan
Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |