1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhiếp Ảnh Gia Thái Đắc Nhã 50 Năm Đam Mê Nghệ Thuật Ảnh (Thanh Mai phỏng vấn) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      28-3-2021 | HỘI HỌA

      Nhiếp Ảnh Gia Thái Đắc Nhã 50 Năm Đam Mê Nghệ Thuật Ảnh

        THANH MAI
      Share File.php Share File
          

       


          Nhiếp ảnh gia
          Thái Đắc Nhã

      Trong cuộc sống, cái đẹp thường làm cho chúng ta ngưỡng mộ và say mê... Một bông hoa đẹp khiến ta trầm trồ lặng ngắm, một nụ cười đẹp làm rạng ngời mọi thứ xung quanh, một ánh mắt đẹp khiến lòng ta xao xuyến, một cử chỉ đẹp sưởi ấm trái tim ta, một nhân cách đẹp khiến cho ta ngưỡng mộ.... Nghệ thuật nhiếp ảnh là ghi nhận và lưu lại cái đẹp đó theo thời gian. Ai cũng có thể trở thành một người chụp hình, nhưng để trở thành một nhiếp ảnh gia phải thực sự là một tài năng, niềm đam mê và cả một quá trình cống hiến cho nghệ thuật nhiếp ảnh. Hôm nay, nhân chủ đề Đẹp, Việt Lifestyles xin hân hạnh giới thiệu đến quý độc giả gần xa nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã, người đã và đang cống hiến cho đời với những tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật lạ, có chiều sâu.

      Thanh Mai: Mến chào anh Thái Đắc Nhã (TĐN), anh em mình quen biết nhau đã lâu mà hôm nay em mới có dịp được hân hạnh phỏng vấn anh nhân kỷ niệm 50 Năm Nghệ Thuật Nhiếp Ảnh của anh. Anh có thể chia sẻ với độc giả Việt Lifestyles cảm xúc của anh khi nhìn lại chặn đường 50 năm đã qua?


      Thái Đắc Nhã: Nhìn lại chặng đường năm mươi năm tôi rất bàng hoàng, cảm thấy thời gian trôi qua như là một giấc mơ... biết bao nhiêu thay đổi... biết bao nhiêu điều mình đã học được qua bao nhiêu lần thử nghiệm đúng sai ... chụp hình bằng phim đen trắng... lấy cây lá buông che làm phòng tối để tráng phim và rửa hình lấy liền... Từ một phương tiện chật hẹp thiếu thốn của những ngày tháng xa xưa đến hiện tại với những máy móc dụng cụ tối tân của một “Custom Lab” và “Digital Lab”, tôi đã có cơ hội xử dụng những máy phim 35 mm, máy trung 6x4.5, 6x7, 4x5, 8x10 và hiện tại với Digital Medium Format và Digital 35 mm.


      TM: Cơ duyên nào đã đưa anh bước vào nghề nhiếp ảnh?


      TĐN: Từ một đứa bé ở nhà quê, không đèn điện, đi chân đất, xa cách văn minh, thời đó cố Tổng thống Ngô Đình Diệm có lập toán «công dân vụ» đem thông tin văn hóa về nông thôn. Tôi được phát cho một cuốn báo Thế Giới Tự Do trong đó có hình nghệ thuật nhiếp ảnh... tôi thích quá và mơ mộng. Tiếp theo đó, một người anh họ có để lại chiếc máy chụp hình cho ba tôi và kèm theo miếng giấy chỉ dẫn cách chụp... trời nắng thì để tốc độ và khẩu độ bao nhiêu, và trời mát thì như thế nào. Thế thì sướng quá mình sẽ có đồ để thực tập, rồi từ đó những đam mê chồng chất! Sau đó khoảng năm 1960 1961, cha mẹ tôi mới gửi tôi lên Sài Gòn đi học. Đến năm 1966, tôi học Anh văn ở hội Việt Mỹ thì thấy có một thông cáo mở lớp học nhiếp ảnh. Tôi mừng quá xin đi học và được học với những nhiếp ảnh gia nổi tiếng thời đó như Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh, Nguyễn Văn Thông và Bùi Quý Lân.


      TM: Được biết năm 1966, khi mới bước vào nghề nhiếp ảnh, anh đã nhận giải huy chương bạc cho bức ảnh mang tựa đề “Cho Tôi Cuộc Sống”. Anh có thể cho quý độc giả biết thêm về cuộc thi, xuất xứ của bức ảnh, và tại sao anh lại lấy tên đó?


      TĐN: Hội Việt Mỹ có tiền và cơ sở nên đã lập Photo Club, Cine Club, Drama Club... Hội Nhiếp Ảnh của Hội Việt Mỹ có tổ chức lớp dạy và thi ảnh hàng năm. Năm 1966, tôi đã dự thi và được giải huy chương bạc cho tấm ảnh mang tựa đề “Cho Tôi Cuộc Sống” này. Tấm ảnh do tôi chụp trong dịp thực tập nhiếp ảnh tại sở thú. Tôi chụp một người ăn xin đội nón, gục đầu đưa cái ca ra xin tiền, hậu cảnh là thành cầu... Tôi có đưa cho thầy Cao Đàm xem, ông khen quá nên mới đề nghị gửi tấm ảnh đi thi. Ở thời điểm đó, tôi nghĩ cái tên hình rất quan trọng vì nó đưa dẫn người xem đi vào chủ đề mà mình muốn nói. Sau này, tôi nghĩ tên hình là chỉ để khỏi lộn với các tấm ảnh khác mà thôi. Tấm ảnh có nhiều người xem sẽ có nhiều cảm xúc khác nhau và mình không muốn tên tấm ảnh ảnh hưởng đến cái nhìn của người xem.


      TM: Nhân chủ đề về đẹp hôm nay, nhận định của anh thế nào là một bức ảnh đẹp?


      TĐN: Nhận định một cách nôm na, một tấm ảnh đẹp là một tấm ảnh được nhiều người dù có kiến thức hay không về nhiếp ảnh cũng đều thấy đẹp. Một tấm hình đẹp thường có những yếu tố như sau: (1) Rõ ràng mịn màng (ngoại trừ dùng các kỹ thuật đặc biệt) (2) Lôi cuốn mắt người xem, đề tài lạ ít người biết tới. (3) Bố cục: sắp xếp đường nét, màu sắc, đậm lợt... làm sao cho chủ đề được nổi bật và mỹ thuật. (4) Nội dung phải có hồn mới gây được cảm xúc, đi vào tiềm thức của người xem.


      TM: Nhìn lại chặn đường trong suốt 50 năm hết mình cho nghệ thuật nhiếp ảnh, anh hài lòng nhất những tác phẩm nghệ thuật nào của anh? Tại sao?



      Suối Tóc (Thái Đắc Nhã)
      Tác phẩm đoạt HCV quốc tế Trierenber Super Circuit 2007 (Áo), mảng Ảnh Nude.
      (Nguồn: 8khung.com)

      TĐN: Trong suốt năm mươi năm dài ước mơ thì nhiều nhưng được không bao nhiêu. Hình mình thích chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Có lẽ vì mình say mê nên Trời cũng cho mình chút đỉnh. Mình không thể ỷ lại là mình biết chụp hình và biết được nhiều thể loại chụp hình khác nhau, có máy móc dư thừa và trong tay lại có custom lab, nhưng để có tác phẩm nghệ thuật, thì phải đợi duyên Trời cho.


      TM: Thời buổi tân tiến hiện nay, digital camera là một cuộc cách mạng trong ngành nhiếp ảnh, đã nhanh chóng thống lĩnh thị trường và dần dà thay thế cho công nghệ nhiếp ảnh xử dụng film truyền thống. Với sự thay đổi này, thời gian đầu anh có gặp phải trở ngại gì không?


      TĐN: Chụp hình bằng phim hay bằng digital đều giống nhau chỉ khác là về vấn đề dụng cụ thôi. Thời gian đầu vì chưa quen, tôi thường gặp trở ngại trong cách xử dụng máy computer và software, nhiều khi phải nhờ đến con cháu hoặc bạn bè giúp đỡ.


      TM: Anh đến Mỹ năm nào, theo diện gì? Anh đã trở lại với nghề nhiếp ảnh ở xứ Mỹ này như thế nào?


      TĐN: Tôi vượt biên từ Rạch Giá vào cuối năm 1976. Đến năm 1977, tôi tới đươc trại tị nạn tại Thái Lan và vào tháng bảy cùng năm tôi được định cư ở California. Lúc đầu tôi ở với người em gái tại Los Angeles được vài tháng sau đó tình cờ tôi liên lạc được với ông bạn là Nguyễn Hoài Phương. Ông có người bạn rất mê nhiếp ảnh là nhiếp ảnh gia Ngô Thanh Tùng (nguyên là tổng thư ký Quốc Hội Lập Hiến Việt Nam dưới thời Đệ Nhị Cộng Hoà. Sau một lần gặp gỡ, ông thấy mến tôi nên nói tôi về ở chung với gia đình ông để anh em có dịp trao đổi tâm tư về nhiếp ảnh và giúp tìm việc làm cho tôi. Sau đó chúng tôi liên lạc được với nhiếp ảnh gia Lê văn Khoa và tái thành lập lại Hội Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam ở Hoa Kỳ.


      TM: Được biết anh là một trong những người đã khai sáng ra Câu Lạc Bộ Nhiếp Ảnh Việt Nam đầu tiên ở hải ngoại. CLB đã và đang hoạt động như thế nào?


      TĐN: Đồng sáng lập lại Hội Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam gồm có nhiếp ảnh gia Lê văn Khoa, Ngô Thanh Tùng,Thái Đắc Nhã, Trần Minh Vàng, Đặng Văn Lợi và cố nhiếp ảnh gia Trần Chí Trung. Hằng năm Hội Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam có tổ chức các lớp nhiếp ảnh và thi ảnh. Nhiều hội viên của hội đã thành lập ra thêm được nhiều hội mới. Hội nhiếp ảnh Nghệ Thuật Việt Nam cũng đã phát triển thêm các chi hội ở Houston, SanJose, Sacramento và Porland.


      TM: Riêng Studio Thái Đắc Nhã đã ra đời như thế nào?


      TĐN: Sự ra đời của Reflection Studio là theo ý kiến của cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên vì lúc ấy cô cũng đã có chụp hình chân dung để làm bìa cho báo Phụ Nữ Diễn Đàn. Vào thời điểm đó, tôi cũng đang chụp hình các ca sĩ trong garage nên khi cô đề nghị mở studio để chụp hình, tôi tưởng cô nói chơi không ngờ cô đi ký giấy giao kèo thuê nhà và xin giấy phép hoạt động. Từ đó tôi trở thành chuyên nghiệp cho tới bây giờ... Sau đó cô Kỳ Duyên muốn đi học làm luật sư nên cô rời Reflection/ Thái Đắc Nhã Studio.


      TM: Được biết chị Thanh Hằng, bà xã của anh, chính là cánh tay phải đã và luôn đồng hành cùng anh trong việc điều hành Studio Thái Đắc Nhã. Nghe nói gần đây anh chọn hướng đi của mình là chụp phong cảnh thiên nhiên và chụp body phụ nữ. Trong việc chọn hướng đi chụp hình body phụ nữ như thế, bà xã anh có ủng hộ anh không?


      TĐN: Đương nhiên là Thanh Hằng có ủng hộ thì mình mới chụp được hình theo thể loại này... Thanh Hằng giúp tìm người mẫu, giúp trang điểm, giúp sửa soạn, hướng dẫn xếp đặt người mẫu vì đàn ông không tiện làm cho lắm.


      TM: Chụp ảnh nghệ thuật body phụ nữ, anh thường chọn style và technique như thế nào? Anh chú trọng đến điểm nhấn gì?


      TĐN: Về thể loại này, kỹ thuật tôi chọn phần nhiều là dùng sắc độ nhẹ (High key) ít khi là sắc độ nặng (Low key). Thông thường tôi dùng ánh sáng bình thường. Tôi là người bình dị thành ra không có cầu kỳ mọi chuyện... nhưng cái nhìn, bố cục, dụng cụ và góc độ thu hình thì lại ít có người sử dụng đến.


      TM: Theo anh, để có một bức ảnh nghệ thuật về body phụ nữ, thì cần những yếu tố gì? Có phải cần người mẫu đẹp thì hình ra mới đẹp? Hay, một nhiếp ảnh gia giỏi có thể tạo ra một bức ảnh đẹp với một người mẫu bình thường?


      TĐN: Vì đề tài là thân hình phụ nữ nên khi chụp tôi chỉ cần thân hình thon gọn là đủ... nếu chân dài lưng ngắn thì tốt hơn. Đây không phải là thể loại chân dung hay quảng cáo nên tôi không cần người mẫu có gương mặt đẹp.


      TM: Theo anh, cái khó để chụp phong cảnh thiên nhiên là gì?


      TĐN: Cái khó để chụp ảnh thiên nhiên theo tôi là nhiều khi phải đi xa để có những cảnh đẹp, phải chờ đợi ánh sáng thuận tiện và trời mây đẹp, dụng cụ nặng nề, nhiều ống kính khác nhau v.v. có khi phải nhiều ngày, nhiều tháng hoặc nhiều năm để có được hình đẹp vừa ý.



      TM: Chụp hình để mưu sinh và chụp hình vì nghệ thuật khác nhau như thế nào? Có lần anh đã chia sẻ, trong nhiếp ảnh, càng biết nhiều lại càng khó sống với nghề này. Anh có thể cho biết lý do tại sao?


      TĐN: Chụp hình để mưu sinh là mình phục vụ cho khách hàng vừa lòng để được trả tiền. Khách hàng thích là mình thành công. Còn ảnh nghệ thuật là sáng tạo của mình để làm vui cho chính mình có tính cách nghệ thuật, và sau là cho mọi người. Tôi sinh hoạt với nhiều bạn bè có trình độ học vấn nhiếp ảnh cao, nhưng công việc mưu sinh thích hợp với trình độ học vấn của họ thì ít. Mưu sinh trong quần chúng đòi hỏi một sự phục vụ khách hàng rất cao... Tôi may mắn đã được hầu hết các khách hàng thương mến và rất vui với những tấm ảnh mà tôi đã chụp cho họ. Tiện đây tôi xin có vài dòng cám ơn chân tình gởi đến tất cả các khách hàng đã thương mến và tin tưởng tôi để giao phó cho tôi công việc ghi lại những kỷ niệm đẹp và quý giá của họ qua hình ảnh.


      TM: Nhiều người cho rằng ảnh chụp khi view trên màn hình thấy đẹp, nhưng khi rửa hình lại không đẹp bằng. Làm thế nào để khắc phục điều này khi phần đông chúng ta chỉ chụp hình, rồi giao phó cho phòng lab rửa hình?


      TĐN: Thường khi nhìn hình trên monitor thì thấy tốt hơn là vì nó có ánh sáng của màn hình nhưng khi in ra thì là in trên giấy... mình không thể so sánh giữa slide và hình rửa. Nếu hình nhìn trên monitor và hình in trên giấy ảnh khác nhau là vì: (1) Thứ nhất monitor chưa được điều chỉnh đúng cách. (2) Ánh sáng trong phòng mình không đúng thì nhìn monitor cũng không đúng màu. Nếu monitor mình đúng tiêu chuẩn thì hình lab rửa làm sai. Thông thường là monitor mình sai, monitor cần phải được điều chỉnh cho chính xác.


      TM: Anh nghĩ thế nào về photoshop? Anh nhìn môt bức ảnh, anh có cách nào để nhận định họ xử dụng photoshop không?


      TĐN: Photoshop là một nhu liệu tuyệt hảo cho ngành nhiếp ảnh. Hiện nay hầu hết mọi người đều dùng vì nó thay thế được cho nhiều công việc trong phòng tối nhưng vì người ta sử dụng nó không đúng cách hoặc lạm dụng quá đáng nên thấy giả tạo và bị chê là ảnh có “Photoshopped”.


      TM: Anh có lời khuyên gì cho những ai muốn chọn nhiếp ảnh là ngành nghề chuyên nghiệp?


      TĐN: Ý kiến của tôi không biết có đúng hay không... Chụp ảnh chuyên nghiệp là phải biết thay đổi theo thị hiếu và thời trang, biết trao đổi ý kiến, biết nhìn ra góc cạnh đẹp, biết nói chuyện, biết tạo sự tự nhiên thoải mái cho người mẫu. Còn về ảnh nghệ thuật thì chỉ nên tìm một hoặc hai đường đi thôi đừng chọn lựa quá nhiều thể loại. Theo tôi sự đam mê sẽ dẫn tới thành công.


      TM: Theo anh, họ nên đầu tư mua máy camera nào tốt ở bước khởi đầu?


      TĐN: Để bắt đầu, vấn đề chọn mua máy thì nên chọn máy vừa túi tiền của mình. Sau này mình có nhu cầu thật sự rồi mới cần chọn lựa máy tốt hơn, đắt tiền hơn, tiện dụng cho mình hơn. Ống kính tốt là điều quan trọng.


      TM: Là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, lâu năm trong nghề, anh cầm máy camera với tất cả niềm đam mê trong suốt 50 năm qua, anh đã khám phá ra kỹ thuật, khái niệm hay hướng đi riêng gì cho chính mình?


      TĐN: Sau năm mươi năm mình sai trật nhiều, mình sửa sai cũng nhiều, và khóe nhìn mình cũng thấy được nhiều hơn, phản ứng của mình nhanh hơn, mình biết mình cần gì muốn gì và vẫn tiếp tục theo đuổi.


      TM: Hướng đi của anh trong thời gian tới?


      TĐN: Hướng đi trong thời gian tới là tiếp tục những gì mình đã đi cho tới ngày cuối cùng... không thắc mắc và không đòi hỏi!


      TM: Nhân đây, em xin thay mặt Ban Biên Tập Việt Lifestyles Magazine chân thành cám ơn anh đã cộng tác với báo trong thời gian qua, cung cấp những tấm ảnh bìa bắt mắt, ấn tượng. Mến chúc anh tiếp tục sống với niềm đam mê và tiếp tục cống hiến cho đời những bức ảnh nghệ thuật xuyên thời gian.


      Thai Dac Nha Photography

      10802 Capital Ave, Garden Grove, CA 92843

      Phone: (714) 265-2878

      Thanh Mai phỏng vấn

      Nguồn: vietlifestyles.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nhiếp Ảnh Gia Thái Đắc Nhã 50 Năm Đam Mê Nghệ Thuật Ảnh Thanh Mai Phỏng vấn

    3. Link (Nhiếp Ảnh) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
      Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Họa sĩ Lê Văn Miến (Huỳnh Hữu Ủy)

      Tiểu sử Lê Văn Miến (Lê Huy Miến) (Ngô Kim Khôi)

      Những Kỷ Niệm Nơi Phòng Tranh Trương Vũ (Trần Thị Nguyệt Mai)

      Tranh Con Giống Của Nguyễn Tư Nghiêm (Thái Bá Vân)

      Họa Sĩ Trần Văn Thọ (Viet Art View)

      Tranh Lê Văn Xương lên sàn Bonhams (Lý Đợi)

      Vài Dáng Ngựa Trong Nền Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam (Huỳnh Hữu Ủy)

      Tranh, tiếng nói cuối cùng (Lê Chiều Giang)

      Nụ Cười Của Nàng Joconde (Liễu Trương)

      Nữ họa sĩ Ann Phong - Dấu Người Trên Đất (Ngu Yên)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)