1. Head_

    Ngô Tất Tố

    (..1894 - 20.4.1954)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Thiên Hương Về Trời (Tâm Thanh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      06-12-2014 | TRUYỆN

      Thiên Hương Về Trời

         TÂM THANH
      Share File.php Share File
          

       

      Lời mở:


      Anges du Ciel,

      Anges de Dieu,

      Anges de Paix et de Gaîté,

      Apportez-moi une couronne.

      Je veux me baigner

      dans l’Océan de Lumière et d’Amour divin


      Hỡi Thiên thần của Trời

      Hỡi Thiên thần của Thượng Đế

      Hỡi Thiên thần của Hòa bình và Niềm Vui

      Xin đem đến cho tôi một vòng hoa

      Tôi muốn tắm trong Đại dương Ánh sáng

      và Tình yêu thần thánh


      (Bài thơ cuối cùng của Hàn Mạc Tử, viết trước khi chết, để tặng các Bà Phước Dòng Phan-xi-cô đã chăm sóc ông).

      1.


      Cô tên Yvonne. Đến với tôi đầu tiên bằng hương thơm. Không phải mùi thơm của nước hoa mà mùi thơm tự nhiên của những cô gái đẹp được tạo hóa ưu đãi mọi bề, từ sợi tóc tơ tằm cho đến móng chân ngọc trai.


      Công bằng mà nói, Trời cũng không đến nỗi bạc đãi tôi, nếu không, đời thuở nào để cho tôi bị xe cán không chết. Tôi đi trên đường Pilestredet, ở cái khúc khá đặc biệt của thủ đô Oslo. Chỗ khách lạ lái xe rất dễ bị lúng túng lạc đường, đâm vào xe điện. Chỗ có đầy dẫy luật sư, quan tòa từ Tòa án Oslo bên này sang quán bên kia mua báo, thuốc lá. Chỗ các ký giả ngồi cà-phê đấu láo với các nghị sĩ và quan chức nhà nước, đồng thời săn tin giật gân. Chỗ tôi, như thằng ăn mày, xớ rớ đang đi trên lề đường. Tôi đang mơ màng, vẫn trên lề, thì chạm phải một mệnh phụ dắt chó. Chủ thì to như con voi, vật thì nhỏ bằng con chuột cống, nếu tôi tránh sang bên phải thì đụng voi mà tránh bên trái thì giẵm phải chuột cống, tôi đành nhảy xuống lòng đường, và bị xe cán, đưa vào nhà thương Rikshospitalet gần đó.


      Tôi bị gẫy cánh tay trái. Nhưng một cánh tay ăn nhằm gì. Tôi có một mụn lở ở lưng và một cái ở gáy, thâm như thịt trâu, bạn bè đứa bảo là lác, đứa bảo ung thư, đứa bảo cùi, đứa bảo xà mâu, đứa cãi xà mâu với cùi là một – cùi khô. Nhưng tất cả đồng ý với nhau một điểm – xa lánh tôi. Tôi cũng không thích gần gũi ai. Ngay bác sĩ tôi cũng không dám đi. Sợ thành tòe loe ra. Thể nào thiên hạ chẳng biết và đồn ngậu lên là cùi đã sang thời kỳ thứ ba hết thuốc chữa.


      Bây giờ tôi đường đường vào nhà thương vì bị đứa bất nhân cán gẫy tay thì có ‘danh chính ngôn thuận’ để hỏi về vết thương lòng. Thế nhưng tôi vẫn ngại, ông bác sĩ có râu trẻ trẻ thì nghiêm quá, ông già già không râu thì cứ nện sa-bô lốc cốc y như đi cứu bệnh nhân gần chết, bà y tá trưởng thì nói giọng Stavanger tôi không hiểu. Cuối cùng gặp cô y tá trên ngực có bảng tên Yvonne giọng Oslo mềm mại dễ hiểu. Cô vừa làm thuốc vừa chu môi ra như dỗ dành.


      “Cô có biết khám bệnh không?” tôi níu cánh tay cô, đột ngột hỏi.

      “Anh nói gì?”

      “Tôi bị bệnh Hansen.”


      Hansen là tên ông bác học Na-uy phát minh thuốc trị cùi, nhưng chỉ có người Việt Nam mình tế nhị gọi bệnh cùi là bệnh Hansen, điều này quý vị biết từ lâu rồi. Nhưng chắc có vị chưa biết là đồng bào của ông Hansen chả biết ‘bệnh Hansen’ là bệnh gì cả. Cho nên, tôi phải nói thẳng (tiếng Na-uy là kalle en spade for en spade - gọi cái xẻng là cái xẻng):

      “Có thể nào tôi bị cùi không?”


      “Không thể nào bị xe cán mà thành cùi được đâu,” Yvonne mỉm cười tinh nghịch. Ôi! Sao thế gian có nụ cười như vậy! Rồi lại nghiêm chỉnh, “Muốn chẩn bệnh gì anh phải nói với bác sĩ, nhá!”


      “Vâng, tôi cũng nghĩ thế. Vả lại, tôi tắm mỗi tuần một lần, đánh răng súc miệng mỗi ngày, tại sao tôi lại bị cùi?”


      “Anh có triệu chứng gì để nghĩ rằng anh bị cùi?”


      Tôi không trả lời ngay. Chờ cô làm thuốc xong, tôi mới vạch gáy ra.

      “Đây, cô khám đi!”


      Cô nghiêng người. Hương thơm từ thân thể cô xông vào mũi tôi, dễ chịu vô cùng. Cô lấy ngón tay thoa trên vết lở. Bác sĩ là đã đeo găng, còn cô tay trần. Cô hỏi:


      “Có cảm giác gì không?”

      “Không!” tôi hấp tấp. Rõ ràng tôi có cảm giác, một cảm giác ấm áp, êm dịu như hồi còn bé mẹ thổi trên vết thương.

      “Hừ! Thiệt không? Vậy chỗ này, có cảm thấy gì không?”


      Tôi biết là ngón tay cô di chuyển sang một vùng da bên ngoài vết ‘cùi’, và tôi muốn ngón tay đó, nếu cần, cả bàn tay cứ tự tiện lần xuống cổ, xuống vai tôi. Vì thế tay cô sờ đâu tôi cũng nói:

      “Không cảm thấy gì hết!”

      “Hừ! Thiệt không, cái anh Biện này?”


      2.


      Yvonne nói sao đó mà hôm sau bác sĩ chịu khám cùi cho tôi, ngay tại chỗ, thay vì gởi đi bệnh viện khác. Tự nhiên tôi không ưa ông bác sĩ đẹp trai này – khi khuyên ông khám bệnh riêng cho tôi, cô có chu môi không? Ông cũng làm như Yvonne, nhấn nhấn và hỏi cảm giác ra sao; khác với cảm giác đê mê khi ngón tay Yvonne chạm vào, ngón tay ông bác sĩ khiến tôi nhồn nhột, nhưng không lẽ tôi cười khằng khặc kêu nhột! Vì thế ông sờ tới đâu tôi cũng mím môi nói “Không” tuốt luốt. Bác sĩ cắt một miếng da thử nghiệm, vừa thử cùi vừa thử ung thư.


      Trong thời gian chờ kết quả, Yvonne chăm sóc tôi tận tình và cứ an ủi “Không sao, chưa chắc anh bị cùi. Mà nếu bị, đã có thuốc chữa.”


      Phần tôi, kết quả thử nghiệm dường như không quan trọng bằng chính thời gian đợi chờ này. Tôi còn ngại khi kết quả tới tôi bị chuyển viện. Tôi lợi dụng những giờ phút mong manh để đùa vui với Yvonne, hiện thân của sự lành mạnh nhất trên thế gian này, từ thể xác tới tâm hồn.


      “Ủa! Sao anh không ăn bữa chiều, Biện?”

      “Tay bị băng thế này, làm sao cầm nĩa được?” tôi nhăn nhó.

      “Để tôi đút cho anh.”


      Yvonne đang bón khoai tây ghiền với xúc xích cho tôi, bỗng nhớ ra điều gì, ngưng tay, hỏi:

      “Ủa! Nhưng sao hôm qua anh ăn được?”

      “À, à, ráng cũng được, nhưng đau lắm.”

      “Vậy mà còn ráng! Tội nghiệp chưa!”


      Bón cho tôi ăn xong, Yvonne đứng lên, dí ngón tay vào trán tôi:

      “Ma mãnh lắm! Nhõng nhẽo phải không?”

      Tôi cười xòa.


      Cả ngày hôm sau không gặp Yvonne, tôi nhớ quá, nhớ lắm. Mãi chiều hôm sau nữa nàng mới vào.

      “Đi đâu lâu dữ vậy,” tôi hỏi, cứ như người yêu hỏi người yêu.


      Yvonne trả lời nàng trực chỗ khác. Nàng đặt tay lên cánh tay gãy của tôi. Cách một lớp thạch cao dầy mà tôi như thấy hơi ấm.


      “Bao lâu rồi anh chưa tắm?” nàng hỏi.

      “Bộ tôi hôi lắm hả?”

      “Không, nhưng anh nói một tuần một lần.”

      “A, cô nhớ kỹ quá há!” tôi reo.

      “Anh đi tắm đi! Tôi mà một ngày không tắm chịu không thấu. Anh đi tắm, tôi giúp pha nước.”

      “Trời! Không được đâu! Mắc cỡ chết.”


      Mặc kệ, cô y tá tận tâm lôi tôi vào phòng tắm, nhấn vào bồn nước ấm, kỳ cọ cho tôi. Bỗng tôi nhớ hôm nay là Ba mươi Tết. Giờ này bên Việt Nam đã giao thừa. Xuân đến rồi. Trong phút chốc tôi quên cái mạng cùi của mình. Tại sao mọi sự diễn ra như trong mơ – một tên tứ cố vô thân, chiều Ba mươi Tết, được Phật Bà dùng nước Cam Lồ tưới cho tinh tấn để đón Giao Thừa.


      “Ngày mai cô có trực không?”

      “Chiều tôi mới bắt đầu. Anh cần chi?”

      “Ngày mai là ngày Tết Việt Nam. Tôi muốn có cô ở bên cạnh.”


      Cô cười hóm hỉnh má lúm đồng tiền:

      “Tại sao vậy?”


      “À thì Tết Việt Nam, cũng giống như Giáng Sinh của Na-uy, ngày của gia đình. Mà tôi tứ cố vô thân ở đây.”


      Cô rươm rướm nước mắt:

      “Tôi sẽ xin đổi phiên để ở bên anh. Anh ăn Tết làm sao?”

      “Thì ăn ngon, rồi chúc tụng nhau nọ kia…”


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      3.


      Chiều hôm sau Yvonne đích thân mang bữa ăn tới cho tôi, trên khay có thịt quay, cơm trắng. Có cả một ly rượu vang đỏ và một bông hồng. Nàng nói thơm tho:

      “Chúc mừng năm mới, Biện!”

      “Cám ơn Yvonne.”


      Như tất cả đàn ông và đàn bà trên thế gian, được voi đòi tiên, tôi đã bày kế trong đầu, nói tiếp:

      “Nhưng hôm nay tôi tuyệt thực.”

      “Ủa! Ramadan giữa ngày đầu năm sao?”


      Khi không có người đồng hương nào có mặt thì văn hóa Việt Nam nằm trong tay tôi. Tôi bịa:

      “Ngày Tết chúng tôi không ai ăn thịt quay cả.”

      “Chà! Xin lỗi tôi quên là anh kiêng thịt heo. Để tôi sang khu bên cạnh, họ có thịt cừu.”


      “Tôi không phải Hồi giáo. Tôi ăn thịt heo như điên. Cả thịt chó nữa. Nhưng ngày Tết phải ăn bánh chưng bánh tét nó mới ra Tết.”


      “Thôi mà, ở đây không có cái bánh gì đó, chịu khó ăn thịt đi. Thịt quay là món ăn Giáng Sinh đó!”


      Tôi kín đáo nuốt nước miếng, rồi khật khừng:

      “Thì nể cô tôi ăn đỡ.”

      “Nào, ăn miếng thịt này, ngoan!”

      “Không, cô phải nếm thử xem có độc không đã.”


      Yvonne kề môi hồng vào miếng thịt rồi đút cho tôi. Nàng vui vẻ hỏi:

      “Ngày đầu năm anh làm gì nào?”


      “Thì như tôi nói rồi, cúng tổ tiên, đốt pháo xua đuổi ma quỉ, chúc mừng ông bà cha mẹ, ông bà cha mẹ lì xì cho con cháu, ăn nhậu, và ra ngoài chúc tuổi nhau.”


      “Chúc ra sao?”

      “Hạnh phúc – Tài lộc – Sống lâu.”


      Yvonne nâng miếng thịt quay lên chúc:

      “Hạnh phúc – Tài lộc – Sống lâu!”


      Tôi vô sáu câu:

      “Nhưng bây giờ sắp chết rồi, thọ chẳng có mà tài lộc cũng không, chỉ cầu hạnh phúc thôi. Mà hạnh phúc thì lại quá mong manh, đã ra ngoài tầm tay với của một kẻ... lạc loài…”


      Tiếng Na-uy của tôi đâu đã tới trình độ dịch cái ý trên, nên Yvonne nghe mà chẳng tỏ vẻ cảm động nhiều. Chỉ là lòng thương xót tự nhiên khiến nàng nói:

      “Chúc Biện hạnh phúc nhé! Và chóng bình phục!”


      “Cám ơn,” tôi thều thào, “Chúc Yvonne hạnh phúc!”

      “Cám ơn anh.” Yvonne cũng thở dài, hơi thở ấm thơm như hơi xuân. Nàng quay ra cửa như chờ đón cái gì, một người mang tin vui. Một tin xuân?


      4.


      Hôm sau, đúng Mùng Một Tết, Yvonne đưa bác sĩ vào. Ông nói:


      “Kết quả thử nghiệm cho biết anh không bị ung thư cũng không có mycobacterium leprae.”


      “Nghĩa là sao, bác sĩ?” tôi nghe tên con vi trùng, hiểu là tôi không bị cùi. Nhưng cứ hỏi lại để có dịp nghe xác nhận tin vui lần nữa.


      “Nghĩa là anh không bị ung thư hay cùi. Tôi cho anh về ngay bây giờ, nếu anh muốn. Còn cái vùng mất cảm giác của anh, chúng tôi chưa giải thích được. Có khi liên quan tới tình trạng thần kinh của anh lúc vừa bị tai nạn xe. Ba tháng nữa anh trở lại tái khám.”


      Bác sĩ dặn dò Yvonne mấy câu rồi bảo cô theo để làm giấy xuất viện. Khi cô trở lại tôi nói thật:

      “Yvonne, có điều này tôi phải xin lỗi cô…”

      “Điều gì?”

      “Tôi xạo với cô. Cái chỗ lác đó, tôi vẫn có cảm giác…”


      Yvonne cười trong như nước suối trên đỉnh núi:

      “Tôi biết rồi!”


      “Cô biết? Cái gì cũng biết. Vậy cô có biết Tết này tôi ước gì không?”

      “Lại ước Phúc Lộc Thọ như mọi năm, như mọi người?”


      “Tôi xin đổi hết ba điều ước đó lấy một điều.”

      “Điều gì?” Yvonne đỏ mặt.


      Cô đỏ mặt tức là cô biết rồi, tôi nói:

      “Cô biết rồi mà.”


      “Ước mơ thầm kín phải nói ra mới thành tựu được…”

      “Tôi ước một nụ hôn.

      Yvonne chu môi. Mùa xuân đến.


      Nụ hôn để lại dư vị nhiều phút, nhiều giờ, nhiều ngày, trên môi, trong hơi thở và trong tâm hồn tôi. Nó đã không phai lạt đi mà càng ngày càng hừng lên khiến tôi mất ăn mất ngủ. Tôi muốn trở lại bệnh viện ngay hôm sau, nhưng sợ. Tôi sợ sự thật – một là Yvonne đã biến mất như một nàng tiên, hai là nàng còn đó nhưng làm mặt lạ, nàng trở về làm người y tá xinh đẹp hiền hậu với mọi bệnh nhân.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      5.


      Đầu tháng ba. Mùa xuân Bắc Âu đã về trên những trang lịch (còn cây cỏ vạn vật thì vẫn ngủ vùi dưới tuyết), tôi đi lang bang trên đường Akersgata, mong bị xe cán gẫy vài cái cẳng để được đưa vào bệnh viện nằm trong vòng tay săn sóc của Yvonne. Nhưng chả thằng ẩu tả nào thèm cán tôi. Tôi đi vòng qua Karl Johan, đại lộ của những người trẻ yêu nhau, của những nụ hôn ở dưới hiên nhà, trên lề đường, dưới chân những cột đèn cổ, đại lộ của nhiều cuộc hẹn hò nhất thành phố. Không hẹn mà bỗng thấy Yvonne hiện ra ‘giữa đám đông xa lạ’ đang tiến lại gần tôi, trong nhịp slow motion, nàng cao yểu điệu, áo choàng xòe ra như con phượng hoàng, như trong mơ. Cũng như trong mơ, nàng đi qua mà không nhận ra tôi, tôi không kềm lòng được:


      “Yvonne!” tôi khẽ gọi, chỉ sợ tỉnh cơn mơ, sợ nàng nghe.


      Nhưng kìa, nàng nghe, nàng dừng bước, ngạc nhiên, và khi nhận ra tôi, nàng vui vẻ:

      “Hei! Biện đó hả? Khỏe không?”

      “Khỏe. Còn cô?”

      “Cám ơn, khỏe.”


      Yvonne lộng lẫy quá, hơi khác lạ so với cô y tá dịu dàng trong bệnh viện. Cô thơm nước hoa, rất nồng nàn. Nhưng Yvonne vẫn là Yvonne, với nụ cười tươi, giọng nói trìu mến và đôi mắt trong. Vẻ đẹp dưới ánh đèn đường Karl Johan có cao xa hơn một chút, nhưng vẫn còn dáng xưa. Chúng tôi nói chuyện về cái tay gẫy của tôi, về quán Sushi mới mở, ông chủ tôi quen, nếu nàng thực sự thích thì ngay bây giờ tôi mời đi ăn. Bỗng tôi để ý một anh chàng tò mò đứng hóng chuyện từ nãy tới giờ. Ở đâu ra một thằng cha mặt mũi quần áo coi được mà lại bất lịch sự như thế này? Bộ không biết là người ta bận nói chuyện với người đẹp sao? Tôi quay lại tính đuổi hắn đi chỗ khác chơi thì Yvonne giới thiệu:


      “Paul, vị hôn phu của tôi!”

      “Biện, một người bạn.”


      Paul bắt tay chào và cũng là từ biệt, rồi nắm tay Yvonne đi nhanh cho kịp xuất matinée ca nhạc kịch Edith Piaff. Bóng Yvonne khuất ở góc phố, chỉ còn lại hình ảnh cô y tá trong lòng tôi.


      Hương thơm trên người và hơi thở Yvonne, trước đây tôi thầm gọi là thiên hương, vừa bay về trời.

      Lời khép:


      Thiên hương về trời – người yêu đã khuất, chỉ còn hình ảnh cô y tá nhân từ.


      Trên đây là câu chuyện do bạn tôi kể về những ngày tốt đẹp nhất đời mình, và kết thúc ở thời điểm nghi ngờ cao nhất, đau xót nhất. Vì tự ái anh đã nói mình không bị cùi. Và vì nghĩ mình phận hèn anh cho rằng Yvonne chỉ làm nhiệm vụ người y tá lương tâm giầu lòng thương.


      Viết xong năm 1999, tôi đưa Biện kiểm duyệt, anh muốn sửa lại và tự hư cấu đoạn kết, tôi miễn cưỡng sửa theo ý anh, nhưng cất bản thảo không đăng báo. Nay anh đã qua đời, tôi mạn phép đưa chuyện (đã thành truyện) vào sưu tập này.


      Sự thật là Yvone, sau khi biết Biện bị cùi, và chuyển lên Hakadal, vẫn tiếp tục đi lại như thân nhân độc nhất của anh. Anh đã được y khoa Na-uy chữa lành thân thể, và một ‘thiên thần của Trời và thiên thần của Người’ chữa lành tâm hồn. Anh qua đời vì nguyên nhân khác. Tôi có thấy Yvonne trong đám tang, đeo kính đen.


      Trên đời đây là trường hợp thực đẹp hơn mộng duy nhất mà tôi được biết. Tiếc rằng bạn tôi đã bám theo ảo mộng không bị cùi, để phủ nhận thực tại tình yêu. Anh còn sống tôi đã trách anh về lựa chọn này. Bây giờ biết đâu, trong thế giới khác, nhãn quan và khôn ngoan khác, anh lại chẳng cười tôi.


      Tâm Thanh

      (Thiên hương về trời, tập truyện ngắn, Oslo 2010)

      Tranh minh họa: Họa sĩ Harald Sohlberg (1869-1935, Norway)


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Lụa Bạch Tâm Thanh Truyện ngắn

      - Câu Truyện Hay Nhất Thế Giới Tâm Thanh Truyện ngắn

      - Thiên Hương Về Trời Tâm Thanh Truyện ngắn

      - Bức Thư của Nhà Văn Tâm Thanh Tâm Thanh Thư

      - Trích Tiên Tâm Thanh Truyện ngắn

      - Gỗ Thức Trên Rừng Tâm Thanh Truyện ngắn

      - Đào Anh Dũng, Một Khoảng Cách Gần Gũi Tâm Thanh Giới thiệu

      - Đọc Phạm Tín An Ninh Tâm Thanh Nhân định

      - Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân, tập truyện mới của Phạm Tín An Ninh Tâm Thanh Giới thiệu

    3. Truyện Ngắn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Truyện

        Cùng Mục (Link)

      Ông Giáo Sư Dạy Sử (Vương Mộng Long)

      Người Tù Binh Trở Về (Thảo Ca)

      Đêm Đình Chiến (Vũ Thất)

      Chuyện nàng Feridah Challoner (Trần Hồng Văn)

      Bắn chậm thì chết (Lê Hữu)

      Mua bán lạc xoong (Trần Yên Hòa)

      Căn Nhà (Trần Hồng Văn)

      Dáng Mỏng (Trần Yên Hòa)

      Người Khách Lạ (Trần Hồng Văn)

      Tên Phản Bội (Trần Hồng Văn)


      Truyện Đọc

       

      Cánh Vạc Mùa Thu (Trần Hồng Văn) 

      Đêm Giáng Sinh Nhiệm Mầu

       (Trần Hồng Văn) 

      Đứa Con Út (Trần Hồng Văn) 

      Một Đêm Phiền Muộn

       (Trần Hồng Văn) 

      Tiếng Vọng từ Đáy Vực

       (Trần Hồng Văn) 

      Con Cọp (Trần Hồng Văn) 

      Đại Sư Và Giai Nhân

       (Trần Hồng Văn) 

      Tây Ninh – Chút Còn Lại Trong Lòng Người Lính (Nguyễn Mạnh An Dân) 

      Cái Giếng (Trần Hồng Văn) 

      Vùng Đồi (Phạm Văn Nhàn) 

      Người Cha (Trần Hồng Văn) 

      Ngọn Đồi Trầm Lặng (Trần Hồng Văn) 

      Người Mẹ (Trần Hồng Văn) 

      Lưỡi Dao Cạo (Trần Hồng Văn) 

      Hoa Với Lá Chỉ Một Màu Trắng Đục

       (Trần Hồng Văn)    

       

      Truyện Đạo

        Cùng Mục (Link)

      Im Lặng Của Thiền Sư (Phan Trang Hy)

      Kể Lại Vài Giai Thoại Trong Tập Vào Thiền (Doãn Quốc Sỹ)

      Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp (Hồ Hữu Tường)

      Mẹ Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Những Hạt Đậu Biết Nhảy (Phạm Huê)

      Maria Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Sợi Tơ Nhện (Nguyễn Văn Thực)

       
      Ad-33 (Học Xá) Ad-33 - Google - QC4 (Học Xá)

       

      Phim VN trước 1975

       

      (Thẩm Thúy Hằng-Kiều Chinh-ThanhNga-BạchTuyết)

       

      - Chiếc Bóng Bên Đường   - Nàng (1970)

      - Người Cô Đơn (1972)    - Xa Lộ Không Đèn

      - Bão Tình (1972) - Sóng Tình (1972)

      - Chúng Tôi Muốn Sống (1956)

      - Trường Tôi (1973) - Nắng Chiều (1973)

      - Giỡn Mặt Tử Thần (1975)

      - Năm Vua Hề Về Làng (1974)

      - Tứ Quái Sài Gòn  - Những Giọt Sương Khuya

      - Như Hạt Mưa Sa 1 - Như Hạt Mưa Sa 2

      - Như Hạt Mưa Sa 3 - Như Hạt Mưa Sa 4

      - Vượt Sóng

      - Cuộc Di Cư Năm 1954

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)