1. Head_

    Bùi Giáng

    (17.12.1926 - 7.10.1998)

    Du Tử Lê

    (.0.1942 - 7.10.2019)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đào Anh Dũng, Một Khoảng Cách Gần Gũi (Tâm Thanh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      22-02-2014 | VĂN HỌC

      Đào Anh Dũng, Một Khoảng Cách Gần Gũi

        TÂM THANH
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà văn Đào Anh Dũng

      Cùng một truyện của Đào Anh Dũng, tôi thường đọc nhiều lần. Và nhận ra một điều, lần nào tôi có thể đọc bên tách trà xanh – không cần đốt trầm – nhưng có một bức mành sáo vô hình thanh lọc nhiễu âm, hồng trần, lần đó truyện trở thành thú vị vượt bậc. Cảm nhận này chẳng có gì mới mẻ – đọc thơ văn nào mà chẳng cần khung cảnh yên tĩnh? Nhưng ở đây điều thú vị, gần như nghịch lý, là độc giả sẽ cảm thấy Đào Anh Dũng đang đứng ngay bên kia bức mành mà kể chuyện. Tôi muốn nói sự tương phản gắn bó giữa gần gũi với xa cách.


      Khoảng cách là điều cần thiết để đời sống trở thành văn chương. Gần gũi là dấu hiệu rõ rệt của ngòi bút thành công. Đào Anh Dũng vừa dựng được khoảng cách, vừa đẩy ta tới gần gũi. ‘Ông’ thức dậy như cái máy, nhưng hôn vợ đang ngủ thì “cái máy” ấy có trái tim. ‘Ông’ lên mạng đọc tin tức năm châu bốn biển, nhưng ký ức lại quyện vào hình con gấu trên cái ly trà cậu con trai tặng ông, tức ông nhìn hết, nhưng chỉ thấy tình yêu. Gần gũi chưa? – với đời sống, và với độc giả. Truyện Một buổi sáng cuối tuần là một truyện hay mở đầu cho 16 truyện tuyệt vời. Nếu có ai thấy nó khang khác lối viết truyện ngắn của phần đông tác giả Việt Nam (vụ vào ly kỳ), thì phải thấy nó là điển hình của lối viết truyện ngắn truyền thống từ thời Edgar Allan Poe tới giờ (giới hạn vào một không gian và thời gian ngắn để nói một chủ đề mà thôi). ‘Ông’ trong truyện Một buổi sáng cuối tuần chính là nhà văn Đào Anh Dũng. Câu chuyện xẩy ra chỉ trong một buổi sáng, chủ đề là viết văn. Tại sao viết? Viết gì? Viết cho ai?


      Một buổi sáng cuối tuần là lời tự bạch tế nhị của tác giả. Đào Anh Dũng thố lộ mình viết để tiêu khiển, để gởi gấm tâm tư. Viết cho chính mình, nếu chia sẻ được với anh chị em, bạn hữu thì vui; nếu con cái đọc được là điều hay; không dám mộng ước lớn lao hơn. Ước vọng này thật là khiêm tốn. Nhưng xét cho cùng, lại y chang ước vọng của người thầy văn chương Việt Nam, Nguyễn Du – “mua vui”! “Mua vui cũng được một vài trống canh”. Mua vui là mục đích đầu tiên của tất cả các ngành nghệ thuật. Nhưng cũng như mọi tác phẩm nghệ thuật giá trị khác, Một ngọn hải đăng còn gói ghém cái gì khác nữa.


      Ta thử xem tác giả viết gì, viết cách nào.



           Bìa tập truyện ngắn
          của nhà văn Đào Anh Dũng

      Một tuyển tập truyện ngắn thường nói về nhiều đề tài khác nhau, phải dài dòng một chút mới trả lời được câu hỏi viết gì. Nhưng đọc xong Một ngọn hải đăng, với 17 hoàn cảnh khác biệt, thậm chí giọng nói khác biệt (từ một chú bé nói chuyện với bố chêm tiếng Anh, tới mấy thầy hương nói rặt giọng miệt vườn), độc giả vẫn nhận ngay ra sợi chỉ xuyên suốt là đạo đức. Khoan, xin độc giả đừng vội gấp sách vì hai tiếng đạo đức. Nếu độc giả chán ngắt đạo đức và ghê tởm đạo đức giả, thì nên yên tâm mà đọc Đào Anh Dũng. Bởi vì anh không đề cập hai chữ ‘đạo đức’ như những nhà luân lý. Anh viết về một thứ đạo đức tiềm ẩn trong lòng mỗi người chúng ta, cái thiên lương mà trong đêm tối biển đời, nổi lên như một ngọn hải đăng. Anh viết về những giá trị, những giá trị muôn đời của nhân loại – khoan dung, biết ơn, không tham lam, tình thầy trò, tình cha con, tình mẹ con, tình thương người... Và anh viết về sự nâng niu những giá trị đó trong một gia đình Việt Nam. Nâng niu chiu chắt từ cái nhỏ bé – tại sao con cái đi chơi xa lại phải gọi về cho cha mẹ một tiếng; chỉ vậy thôi, mà rất cảm động. Cảm động vì đi xuống tận những động thái nhỏ nhặt (đến ti tiện) của con người – như một gia đình tỵ nạn bòn giấy đi cầu – để thông cảm cái khốn khó họ vừa trải qua. Không phải để bỉu môi. Đào Anh Dũng chưa một lần bỉu môi, kể cả trước kẻ ác.


      “Bàn viết” của anh ở đất Mỹ, nhiều nhất là Minnesota băng tuyết, nơi gia đình anh đang sinh sống và làm việc. Từ đó – khi trong sở làm, lúc ở một thương xá – một cơ duyên nào đó chợt lôi ký ức anh về quê cũ Tây Ninh, hay sông Vàm Cỏ... gặp lại người xưa, suy việc cũ... để lại quay trở về chỗ đứng hiện tại chắt lọc thành những viên kim cương. Thản hoặc một lóe sáng hải đăng.


      Các nhân vật của Đào Anh Dũng thường không quay về dĩ vãng để nuối tiếc, nhưng để tìm bài học soi sáng cho hiện tại. Khung cửa mênh mông là thí dụ điển hình của lộ trình văn chương ấy. Cha con ông Khương, khi nghe tiếng rên rỉ của ‘kẻ thù’ – một cán binh cộng sản bị trọng thương – ngay sau nhà, họ làm gì? Một cuộc chiến khốc liệt diễn ra trong lòng họ – cuộc chiến giữa công đạo và từ bi, giữa thù hận và lương tâm chức nghiệp (ông Khương là một y tá, cả hai cha con đều có kinh nghiệm đau thương về cuộc tàn sát Mậu Thân). Bên nào thắng? Câu trả lời cho riêng trường hợp này, có ý nghĩa rất lớn cho câu hỏi ở cấp vỹ mô: thực ra ai thắng trong cuộc chiến Việt Nam? Về lâu về dài, lịch sử sẽ chứng minh không phải chiếm được đất đai, đổi tên một thành phố là thắng. Mà phe nào lựa chọn đúng lý tưởng, và lý tưởng đó bắt nguồn từ dân tộc, là phe đó thắng.


      Nhưng, phi Thầy Khổng, Thầy Mạnh mà viết theo chiều hướng ‘văn dĩ tải đạo’, là một việc phiêu lưu. Đào Anh Dũng đã viết cách nào để thành công? Anh thành công không phải nhờ xảo thuật của ngòi bút, mà nhờ sự thấu hiểu tâm lý nhân vật, và trung thực kể lại. Đạo đức cũng là cái anh khơi đậy chứ không tạo ra. Tây Ninh hồi đó thế, Sài Gòn hồi đó vậy, Huế hồi nớ rứa... Và những phong cách hồi đó, bây giờ thích nghi như thế nào ở Minnesota, ở Cali? Anh trình bày chứ không thuyết giảng. Anh để cho lương tri và bản năng tự do làm việc với nhau. Truyện Cũng không cần đâu tôn vinh lòng tốt vô vị lợi, nhưng không trình bày một tượng thánh, mà một nhân dạng có ham muốn thường tình... Truyện Chiếc phong bì mô tả cuộc giằng co giữa nhu cầu có một người cha, lòng tự trọng, và sự thật... Đào Anh Dũng dàn trải các diễn biến một cách tự nhiên như dòng đời. Khuôn khổ truyện ngắn không cho phép ngòi bút anh la cà nhiều, nhưng anh cũng dành đủ chỗ cho các trình tự, và quan trọng nhất là có chỗ cho ngạc nhiên xuất hiện đúng lúc. Tất nhiên anh không quên chừa khoảng trống cho óc tưởng tượng của chính độc giả.


      Không bao lâu nữa những cây ‘bút Bic’ Võ Phiến, Doãn Quốc Sĩ, Nguyễn Mộng Giác... sẽ cạn mực. Những cây bút ‘con chuột’ nhiều tiềm năng đã xuất hiện, trong đó Lê Nam, tôi coi là tuyệt vời, nhưng lại viết bằng tiếng Anh (một lợi điểm cho chính nhà văn, nhưng không cho tiếng Việt). Trong buổi giao thời ấy, những cây bút ở tuổi ‘tri thiên mệnh’ (năm mươi) và ‘nhĩ thuận’ (sáu mươi), là tầng lớp sinh mệnh của văn học hải ngoại – nếu ta còn tin tưởng có một nền văn học hải ngoại. Đào Anh Dũng tin là có, và anh còn nghĩ một cách cảm động rằng, nó phải tự làm đẹp hơn để vớt vát sự sa đọa ngôn ngữ Việt nơi dòng chính.


      Trong số những truyện trên tay độc giả hôm nay, nhiều truyện đã được đăng trên các báo và đặc san ở Mỹ và Âu Châu, một số mới được viết sau. Nhưng tôi nghĩ, dù đọc rồi, cũng nên đọc lại, để khỏi phụ lòng nhà văn đã cẩn thận hiệu đính và ‘nâng cấp’. Chắc chẳn độc giả sẽ được đền bù bẳng nhiều ngạc nhiên lý thú. Có vẻ như tác giả xếp đặt các truyện theo một thứ tự sao cho khách uống rượu càng lúc càng nồng nàn. Đọc tập truyện lần lượt từ trang đầu tới trang chót, ta có cảm tưởng như mở một món quà nhiều lớp gói, mỗi lớp là một giá trị nâng cấp, giá trị cao nhất là lòng khoan dung và từ bi. Trong cùng là rỗng không – nơi đây không có giá trị nào cả, chỉ có một thái độ, thái độ phục thiện. Biết trăm điều tốt mà không theo, cũng như không. Lầm đường mà biết quay về – cái khả năng này cũng là một ngọn hải đăng cần thiết trên hải trình quanh co đời người.


      Oslo, Đông 2010

      Tâm Thanh

      Lời Giới thiệu tập truyện Một Ngọn Hải Đăng

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Lụa Bạch Tâm Thanh Truyện ngắn

      - Câu Truyện Hay Nhất Thế Giới Tâm Thanh Truyện ngắn

      - Thiên Hương Về Trời Tâm Thanh Truyện ngắn

      - Bức Thư của Nhà Văn Tâm Thanh Tâm Thanh Thư

      - Trích Tiên Tâm Thanh Truyện ngắn

      - Gỗ Thức Trên Rừng Tâm Thanh Truyện ngắn

      - Đào Anh Dũng, Một Khoảng Cách Gần Gũi Tâm Thanh Giới thiệu

      - Đọc Phạm Tín An Ninh Tâm Thanh Nhân định

      - Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân, tập truyện mới của Phạm Tín An Ninh Tâm Thanh Giới thiệu

    3. Bài viết về nhà văn Đào Anh Dũng (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Đào Anh Dũng

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Trang Thơ Đào Anh Dũng (Đào Anh Dũng)

      Đào Anh Dũng (Học Xá)

      Đào Anh Dũng, Một Khoảng Cách Gần Gũi (Tâm Thanh)

       

      Tác phẩm của Đào Anh Dũng

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Mai Vàng Trên Đảo Bidong (Đào Anh Dũng)

      Mùa Xuân Trở Lại (Đào Anh Dũng)

      Chiếc Áo Nhà Binh (Đào Anh Dũng)

      Cội Nguồn (Đào Anh Dũng)

      Cặp Song Sinh Ái Nhĩ Lan (Đào Anh Dũng)

      - Cũng không cần đâu   (Đào Anh Dũng)

       

      Trang nhà Đào Anh Dũng

      Trang Thơ Đào Anh Dũng   (hocxa.com)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)

      Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)

      Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)

      Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)