1. Head_

    Đỗ Khánh Hoan

    (5.8.1934 - 3.10.2023)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Bùi Giáng: Trung Niên Thi Sĩ (T. V. Phê) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      2003 | VĂN HỌC

      Bùi Giáng: Trung Niên Thi Sĩ (1)

        T.V.Phe
      Share File.php Share File
          

       

      Có một chàng trai trẻ lập gia đình khoảng 19 tuổi rồi bỏ xóm làng dẫn theo cô vợ trẻ đẹp, hiền lành để đi thật xa tới làng Trung Phước - nằm trong lòng một thung lũng ngoạn mục - nơi đó sẵn có mái nhà tranh giữa khu vườn rộng đầy cau do cha mẹ để lại. Thật là "túp lều lý tưởng" cho hai quả tim vàng!

      Nhưng không hiểu vì đâu chỉ trong một thời gian ngắn sau ngày cưới, người vợ trẻ đã phải lặn lội xuôi sông Thu Bồn về nhà cha mẹ chồng ở Thanh Châu cách hàng mấy chục cây số. Trên chiếc đò bé nhỏ chàng trai năn nỉ người vơ trẻ:

      - Nếu em không bỏ qua chuyện cũ, quay về trở lại với anh thì anh sẽ ... nhảy ra khỏi đò!

      Khách trên đò tưởng người con trai đùa dọa người vợ trẻ. Ai dè chàng để nguyên quần áo nhảy xuống dòng sông Thu Bồn và bơi theo đò đến tận bến nhà !!!


      Cô con dâu đứng bên bà mẹ chồng, sụt sùi kể lể:

      - Ảnh cho con ăn toàn khoai lang và rau luộc. Ảnh không cho con mua cá, mua thịt ...!!!

      Thì ra theo cách hiểu của chàng về ẩm thực, chàng không muốn ăn nhiều thịt, mà chỉ ăn nhiều rau đậu, hoa qủa, v. v... và bắt vợ phải ăn theo! Bà mẹ chồng lắc đầu quay nhìn con trai, mình mẩy ướt sủng, đang đứng như "trời trồng" (2)


      Ðó là những kỷ niệm khó quên do người em trai của "chàng" Bùi Giáng kể lại và còn cho biết thêm là bà Bùi Giáng rất xinh đẹp, cởi mở, vui tính, hồn nhiên. Lúc nào bà cũng tỏ ra yêu đời, lạc quan. Vậy mà lấy chồng chỉ khoảng ba năm, bà lâm trọng bệnh và đột ngột lìa đời khi mới ngoài hai mươi tuổi. Lúc bà bệnh ông không có ở nhà, ông chỉ kịp về vào phút chót để tiển đưa bà đến nơi an nghỉ cuối cùng.

      Cái chết của người bạn đời tác động mãnh liệt đến tinh thần, tư tưởng của ông về cuộc sống. Nó là vết thương âm ỉ đục khoét tâm hồn ông suốt đời khiến ông trở nên bi quan về ý nghĩa cuộc sống, kiếp người và cảm thấy cô đơn cùng cực:

      Ai người đau nữa để xẻ chia

      Trời đất hoang mang buổi mộng lìa

      Anh ngó, anh nhìn, anh cúi xuống

      Ngước đầu anh hỏi có trăng khuya!  (Anh Ði Về Giữa - Mưa Nguồn)


      Bùi Giáng sinh ngày 17-12-1926 tại Duy Xuyên, Quảng Nam. Ông mất ngày 7-10-1998 tại Sài Gòn, thọ 73 tuổi. Mẹ ông là cháu nội cụ Hoàng Văn Bảng (em ruột Tổng Ðốc Hoàng Diệu). Ông là một tài thơ lẫy lừng, quảng bác, trí năng quán thế, đời sống phiêu hốt đến kỳ bí có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam.

      Thuở nhỏ, học trường Bảo An tại Ðiện Bàn, Quảng Nam, học trung học ở trường Thuận Hóa, Huế. Năm 1950, đậu Tú Tài II Văn chương ở Liên Khu V. Sau đó ra Hà Tĩnh ở liên khu IV để học tiếp Ðại Học. Nhưng sau khi nghe qua bài diễn văn khai giảng của ông Viện trưởng, Bùi Giáng thất vọng bỏ học quay về Quảng Nam. Có lẻ bài diễn văn ấy cho ông thấy "dấu hiệu của sự nô dịch dân tộc bằng hệ ý thức  mác xít" (3) và ông cũng hiễu rằng từ nay đời sống & tư tưởng của mình sẽ bị vây khổn! Ông quyết định "tự biến mình thành Tô Vũ" (3) để về chăn dê ở vùng đồi núi huyện Quế Sơn, Quảng Nam. Ðây là một thông điệp ông muốn nói cho người đời biết ông như bị lưu đày trên chính quê hương mình! Bài thơ "Nỗi lòng Tô Vũ" rất cảm động với hình ảnh và ý tứ đẹp, nên thơ được làm trong thời gian này.


      Ngoài ra người ta cũng thấy ông gánh từng gánh sách vào rừng để đọc! Tháng năm 1952, Bùi Giáng về Huế thi Tú Tài và vào Sài Gòn ghi danh Ðại Học Văn Khoa. Lần này sau khi nhìn danh sách giáo sư giảng dạy ở Văn Khoa, ông lại thất vọng quyết định chấm dứt việc học, tự học trong sách báo để viết khảo luận, sáng tác, dịch thuật và giảng dạy tại các trường tư thục.

      Viện Ðại Học Vạn Hạnh dành cho ông một phòng riêng để nghiên cứu, ông nằm ở một góc, chung quanh đầy sách vở, đọc đọc chép chép không ngừng nghỉ. Sách Tây, Tàu, Anh, Pháp, Ðức; tư tưởng, thơ ca Ðông Tây Kim Cổ tuôn chảy qua tâm hồn Bùi Giáng đều biến hóa vô cùng tự nhiên, tài tình thành thơ ca với tâm hồn thuần Việt.


      Từ khổ đau của bản thân, ông đồng cảm sâu xa với Nguyễn Du về thân phận bi đát của kiếp người nhưng ông không cho rằng cội nguồn của khổ đau là do thiên mệnh (Nho Giáo) hay nghiệp báo (Phật Giáo) mà là nằm ngay trong bản chất con người với sự hiện hữu đầy ngẫu nhiên và phi lý! Cách nhìn đó chịu ảnh hưởng của trào lưu triết học hiện sinh - nhất là của Martin Heidegger.

      Ðời là bến trầm luân, ngắn ngủi:

      Ta đếm lại từng ngón tay lẩy bẩy

       Ðời chúng ta là mấy trăng tròn?


      Nhưng phải vui sống, phải dấn thân, không tuyệt vọng:

      Tôi đã nguyện yêu trần gian trọn vẹn

      Hết tâm hồn và hết cả da xương

      (Phụng Hiến - Mưa nguồn)


      Ông thích sống lặng lẽ, hiền hòa nơi thôn dã và rất ghét: chuyện thị phi, thói lễ nghĩa, tranh chấp ô trọc, gieo rắc bạo lực! Từ ngày đột ngột mất đi người vợ hiền:

      Em đi từ tỉnh mộng đầu

      Một mình anh ở mang sầu trăm năm


      Ông thấy đời người thật phù du, ảo vọng; nói chi đến tên tuổi, thân thế, ... :

      Hỏi tên, rằng biển xanh dâu

      Hỏi quê, rằng mộng ban đầu đã xa

      Gọi tên, rằng một hai ba

      Ðếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm!


      Thơ văn của ông, giai thoại về ông là những nét đặc biệt một thời của Sài Gòn. Những vần thơ lục bát giản dị, ngọt ngào như ca dao, những giòng khảo luận triết học trôi chảy êm mát như thơ, những câu văn dịch bay lượn tài tình giữa hai bờ ngôn ngữ, những chữ dùng rất lạ, cổ kính nên thơ: ngẫu nhĩ, liên tồn, mù sa, vân mồng, cồn lau, cố quận . . . 


      Kể một cách tổng quát, ông để lại cho đời hơn năm mươi tác phẩm gồm:

      - khảo luận văn học về Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Lục Vân Tiên, Tản Ðà, Chu Mạnh Trinh . . .

      - khảo luận triết học như Tư Tưởng Hiện Ðại, Martin Heidegger & Tư Tưởng Hiện Ðại, . . .

      - dịch thuật: Cõi Người Ta (Terre des Hommes), Hoàng Tử Bé (Le Petit Prince) của Saint-Exupéry, Khung Cửa Hẹp của André Gide, . . .

      - và hơn mười tập thơ như: Mưa Nguồn, Chớp Biển, Lá Hoa Cồn, Ngàn Thu Rớt Hột, Biển Ðông Xe Cát, Rong Rêu, Sa Mạc Trường Ca, Sương Bình Nguyên, Trăng Châu Thổ, Ðường Ði Trong Rừng . . .


      Trước năm 1975, ông Thanh Tuệ rất mê thích thơ văn Bùi Giáng nên lập ra nhà xuất bản An Tiêm là chỉ để ưu tiên in những tác phẩm của Bùi Giáng trước mọi tác giả khác; in đêm in ngày, in mệt nghỉ !!!

      Ông Thanh Tuệ thuật lại: "Ảnh lang thang suốt ngày, chẳng thấy lúc nào ngồi viết hết. La cà hết nơi này đến nơi khác, uống rượu say ngất rồi về lầu lăn ra sàn ngủ, nhiều ngày bỏ cả bữa ăn. Ðêm cũng không thức ...(vậy mà) Tôi in không kịp, nói ảnh tạm ngừng thì ảnh ngừng. Nói có máy, có giấy, nói buổi sáng, buổi chiều ảnh đã tới ném bịch xuống cả năm, bảy trăm trang. Cứ thế đem sắp chữ thôi, đâu có thì giờ đọc. Ðiều kỳ lạ là không riêng một thể loại mà thể loại trước tác nào anh cũng có ngay sách, dễ dàng và nhanh vô tả. Từ thơ đến văn. Từ một cuốn tiểu luận về Camus đến một cuốn tiểu luận về Nguyễn Du. Từ dịch thuật tiểu thuyết, đến phê bình triết học. Tất cả như đùa như chơi vậy"! (4)


      Nhà văn Mai Thảo - trưởng nhóm Sáng Tạo - kể: "Tôi hỏi xin ông những bài thơ mới nhất. Ông gật. Tưởng lấy ở túi vải ra, hoặc nói về nhà lấy, hoặc hẹn hôm sau. Tất cả đều không đúng. Ông hỏi mượn một cây bút, xin một xấp giấy, một chai bia lớn nữa, đoạn ngồi xuống và trước sự kinh ngạc cực điểm của chúng tôi, bắt đầu tại chỗ làm thơ ... Lần đầu tiên tôi thấy Bùi Giáng viết, thoăn thoắt, vùn vụt, nhanh không thể tả. Như thơ không thể từ đầu, từ tim chảy xuống, xa quá, lâu quá, mà ngay từ ngọn bút, từ đầu ngón tay thôi .... Chai bia còn sủi bọt, ông ngồi viết không ngừng, tự dạng nắn nót chỉnh đốn, chỉ một hồi đã xong hơn hai mươi bài thơ, chúng tôi cầm lên coi, thấy bài nào cũng khác lạ, cũng thật hay, cũng đích thực là từng hạt ngọc của cái thơ thượng thừa Bùi Giáng!  Lần đó, tôi đã thấy, đã hiểu tại sao Bùi Giáng, cứ cánh bướm rong chơi, cứ phiêu bồng lãng du mà vẫn có ngay nghìn câu một buổi. Cõi văn, thơ Bùi Giáng bấy giờ ào ạt vỡ bờ, bát ngát trường giang, mênh mông châu thổ!" . Mai Thảo đã có lần vặn hỏi chính thi sĩ tại sao được như thế, ông chỉ cười cười trả lời một cách mơ hồ nghịch ngợm: "Vui thôi mà!". (4)


      Còn nhà thơ Thanh Tâm Tuyền thì nghỉ rằng: "Bùi Giáng ngủ ra thơ, thở ra thơ, đi ra thơ, đứng ra thơ! Ngôn ngữ và tư duy Bùi Giáng bấy giờ hiển lộng tới không bến không bờ, vô cùng vô tận!" (4)


      Trước năm 1975, thỉnh thoảng ông mới lên cơn điên; nhưng sau 1975 cơn điên kéo dài quá lâu. Ông thường hay mặc quần áo thùng thình, mái tóc dài đạo sĩ, cái túi vải trên vai, thêm cây gậy chống; lang thang đây đó, có lúc ra ngả tư để chỉ đường, có lúc thản nhiên đứng tắm ở cái máy nước bên đường trước bao người qua lại, ngủ dưới mái hiên, dưới gầm cầu, hoặc dưới trời sao! Ngay giai đoạn điên nặng này ông cho ra đời tập thơ: Bài Ca Quần Ðảo mà theo nhà xuất bản thì đây là một "Ðại dương thi ca!".


      Ðời sống, tài năng của ông khiến mọi người thương cảm và kính phục. Ông đã từng gởi gắm tâm sự:

      Tôi cười tôi khóc bâng quơ

      Người nghe cười khóc có ngờ chi không?


      khiến chúng ta giật mình soát xét lại những suy nghĩ, hiểu lầm đã từng có về ông và ông đã nhắn những gì với chúng ta qua những cử chỉ khác thường của ông mà ta đã từng thấy.


      Có người cho rằng ông không điên, ông chỉ đẩy đến cùng trạng thái hiện sinh, chứng nghiệm ý thức trần trụi về bản thể; có người lại nghĩ mỗi hành động của ông như thể hiện một biểu tương, một thông điệp nào đó cho cõi nhân sinh mà chúng ta chưa lý giải đươc; cũng có người cho rằng đời ông là một công án tử sinh, một bí ẩn về sống chết.

      Dẫu sao ông cũng đã chào từ biệt chúng ta, xin chúc ông đi vào cõi có mùa xuân ở phía trước như hai câu thơ thật hay ghi ở đầu tập Mưa Nguồn:

      Xin chào nhau, giữa con đường

      Mùa xuân phía trước, miên trường phía sau.


      để chúng ta ở lại "cõi người ta" với biết bao cảnh đời "mù sa, miên trường" nơi "cố quận" !


      T. V. Phê

      (10/2001)

      (1) Bùi Giáng tự gọi mình là Trung Niên Thi Sĩ.

      (2) Chị và anh Bùi Giáng - Bùi Công Luân- Khởi Hành số 16 tháng 2/1998.

      (3) Bùi Giáng và nỗi lòng Tô Vũ, Phạm Xuân Đài (Thế Kỷ 21 số 115, November 1998).

      (4) Hợp Lưu số 44 tháng 12/1998 & 1/1999.

      Các ảnh minh họa trích từ báo Hợp Lưu nêu trên.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Giới Thiệu Những Tác Phẩm Về Thơ, Văn, Nhạc Của Lê Hữu Nghĩa T. V. Phê Nhận định

      - Nhạc Sĩ Vô Thường Và Ngón Đàn Tay Trái T. V. Phê Tạp luận

      - Năm Ngọ Nói Chuyện Ngựa T. V. Phê Tiểu luận

      - Nhà thơ Tô Đình Sự T. V. Phê Nhận định

      - Thi Sĩ Đông Hồ T. V. Phê Tạp bút

      - Hiểm họa từ Trung Quốc T. V. Phê Tạp luận

      - Feb 1, 2003: Phi thuyền con thoi Columbia bị nổ tung T. V. Phê Tạp luận

      - Chuyện trùng hợp lạ kỳ T. V. Phê Tạp luận

      - Phạm Duy và Minh Họa Kiều T. V. Phê Tạp bút

      - Trịnh Công Sơn: Quê hương, Tình yêu, Thân phận T. V. Phê Tạp bút

    3. Bài Viết về nhà thơ Bùi Giáng (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Bùi Giáng

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Vài Liên Tưởng Phân Tâm Học Qua Thơ Bùi Giáng (Hoàng Dung)

      Viết về Thi nhân Bùi Giáng (Vũ Ký)

      Bùi Giáng Qua Cái Nhìn Của Nguyễn Huệ Nhật (Nguyễn Huệ Nhật)

      Những buổi chiều nghệ thuật (Viên Linh)

      Một Vài Kỷ Niệm Với Bùi Giáng (Mai Thảo)

      Viết vào Bùi Giáng mong manh... (Đỗ Quyên)

      Bùi Giáng, Càng điên, càng tỉnh; càng già, càng lãng mạn (Nguyễn Hưng Quốc)

      Bùi Giáng và nỗi lòng Tô Vũ (Phạm Xuân Đài)

      Bùi Giáng: Trung Niên Thi Sĩ (T. V. Phê)

      Những Giai Thoại Về Bùi Tiên Sinh (T. V. Phê)

      Talawas (từ 1 - 16) (Nhiều tác giả)

       

      Tác phẩm của Bùi Giáng

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Thân Phận Của Hồ Xuân Hương (Bùi Giáng)

      Đi Vào Cõi Thơ Hoài Khanh (Bùi Giáng)

      Phụng Hiến (Hồng Vân ngâm) (Bùi Giáng)

        Thơ Bùi Giáng trên mạng:

      - VN Thư Quán    - thivien.net

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)

      Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)

      Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)

      Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)