1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Những buổi chiều nghệ thuật (Viên Linh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      8-3-2018 | VĂN HỌC

      Những buổi chiều nghệ thuật

        VIÊN LINH
      Share File.php Share File
          

       


           Thi nhân và đạo sĩ một thời Sài Gòn không còn nữa. (Hình: Viên Linh cung cấp)

      Khi viết “mỗi bài thơ một số phận” trong một kỳ báo trước, tôi quả đã theo dõi một số những bài thơ riêng lẻ của một thi sĩ – nhiều khi chỉ còn nhớ đến một vài câu một số chữ mà không còn thấy cần thiết phải tìm hiểu toàn bộ cả bài thơ mà một thi sĩ có thể đã sáng tác. Dùng chữ số phận là hàm ý có may có rủi (tùy theo thời gian lúc này lúc khác), vì một tác giả có khi sử dụng ngôn ngữ nhẹ nhàng, có khi đánh vật với nó, bài thơ sẽ trở nên thông suốt hay sẽ trúc trắc ngoài ý muốn của thi sĩ. Một cách khác nữa, có một vài ngôn ngữ được tác giả dùng đi dùng lại ở nhiều bài khác nhau, ta gom lại sẽ thấy ý tác giả.


      Số phận của một bài thơ không hẳn là số phận của thi sĩ, song không nhiều thì ít, người ta có thể tìm thấy một điều gì đó liên hệ tới người làm ra những câu thơ kia, không chỉ trong một bài, mà trong một vài chữ, ở nhiều câu khác nhau. Thơ Bùi Giáng ít khi được dẫn giải toàn bài, thường mỗi bài chỉ được trích ra vài câu hay vài chữ là đã có nghĩa cụ thể:


      Người điên cái bóng cũng điên

      Người khùng cái bóng oan khiên cũng khùng.

      (Bùi Giáng, Chớp Biển)


      Điên hay khùng cũng chỉ là một người.


      Lúc xưa từng đã một lần

      Nhìn con ngủ gục chín tầng sau xưa

      Ông điên từ bấy đến giờ

      (Bùi Giáng, Kể Từ Lúc…)


      Nếu tác giả là ai đó, hai chữ “sau xưa” sẽ được hiểu là say sưa, song tác giả là Bùi Giáng, vấn đề ngôn ngữ phải đặt ra, có thể đó là sau xưa, không ai biết được.


      Tôi điên là bởi tôi điên

      Cầm tay cô hỏi cho phiền lòng nhau

      Tôi điên từ trước đến sau…

      (Bùi Giáng, “Thơ Bùi Giáng,” hải ngoại 1990)


      Đoạn thơ làm trong năm 1990, in trong cuốn thơ do nhóm Việt Thường ở Montreal Canada xuất bản; như thế nó được làm 15 năm sau ngày miền Nam thay đổi một màu cờ; về khoảng thời gian rõ ràng này, chính Bùi Giáng đã ghi lại:

      Mười lăm năm ngó triều dâng

      Bóng trăng thánh thót ngọn gần ngọn xa

      Ngọn cây người ở bên ta

      Ngọn cây cối ở quê nhà thiên thu.


      Mười lăm lăm ngọn tử phần

      Mù sương cố quận chín tầng tầng rơi

      (Bùi Giáng, Mười Lăm Lăm, trang 145)

      Cũng trong năm này, một lần nữa ông nói về cái điên của chính mình:

      Ngu đần mà tưởng thông minh

      Ồ vầng trăng ạ, bực mình làm sao

      Đập đầu tự tử thế nào

      Cảo thơm lần giở mai sau một tờ

      Điên cuồng mà tưởng nên thơ


      Cuồng điên mà tưởng làm thơ như thần

      Cậy em, em có đỡ đần

      Chút chi gắn bó cho phần tử nao?

      Giờ đây chẳng biết chốn nào

      Trần gian rướm máu

      Điệu chào gẫy xương.

      (BG, Tặng Bạn Điên, tr. 173)

      Nhan đề trên, “những buổi chiều nghệ thuật” trước hết là những khoảng thời gian cuối ngày có chất chứa nhiều ít bóng hình hay âm thanh của văn nghệ.


      Thật ra người viết muốn nhớ lại những buổi trưa buổi chiều tại tòa soạn tuần báo Nghệ Thuật ở Sài Gòn, những năm 1965-1966. Khoảng thời gian này ông hay ghé tờ báo, đặt trong nhà in Thư Lâm Ấn Thư Quán trên đường Phạm Ngũ Lão. Giai đoạn đầu lui tới luôn có Vũ Khắc Khoan, nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nhạc sĩ Cung Tiến, thường trực có Mai Thảo, Thanh Nam, lúc đầu có ca sĩ Anh Ngọc, sau này vắng dần, chỉ còn Mai Thảo, Thanh Nam, tôi và họa sĩ Đằng Giao. Nghệ Thuật in bìa màu offset, Đằng Giao và tôi vừa làm ở tòa báo, vừa làm ở xưởng làm bản kẽm Cliché Dàu phía đường Trần Hưng Đạo-Huỳnh Quang Tiên. Rất nhiều lần Bùi Giáng tới căn phòng nhỏ của tòa soạn chỉ gặp Mai Thảo và tôi.


      Khoảng ba năm trước đó tôi thường xuyên chở Bùi Giáng trên chiếc velo solex của mình, anh hay nói chuyện về thơ lục bát. Anh luôn luôn nói về những chữ những hình ảnh anh thích trong bài thơ nhan đề “Bài Phượng Liên.” “Ông chỉ làm thơ lục bát thôi nhé.” “Lục bát như ‘một hành lang rộng vây sầu phượng liên’ thôi nhé.”


      Viên Linh

      Nguồn: nguoi-viet.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ

      - Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định

      - Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký

      - Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký

      - Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại

      - Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký

      - Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký

      - Văn Quang - Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành 2009 Viên Linh Thông báo

    3. Bài Viết về nhà thơ Bùi Giáng (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Bùi Giáng

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Vài Liên Tưởng Phân Tâm Học Qua Thơ Bùi Giáng (Hoàng Dung)

      Viết về Thi nhân Bùi Giáng (Vũ Ký)

      Bùi Giáng Qua Cái Nhìn Của Nguyễn Huệ Nhật (Nguyễn Huệ Nhật)

      Những buổi chiều nghệ thuật (Viên Linh)

      Một Vài Kỷ Niệm Với Bùi Giáng (Mai Thảo)

      Viết vào Bùi Giáng mong manh... (Đỗ Quyên)

      Bùi Giáng, Càng điên, càng tỉnh; càng già, càng lãng mạn (Nguyễn Hưng Quốc)

      Bùi Giáng và nỗi lòng Tô Vũ (Phạm Xuân Đài)

      Bùi Giáng: Trung Niên Thi Sĩ (T. V. Phê)

      Những Giai Thoại Về Bùi Tiên Sinh (T. V. Phê)

      Talawas (từ 1 - 16) (Nhiều tác giả)

       

      Tác phẩm của Bùi Giáng

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Thân Phận Của Hồ Xuân Hương (Bùi Giáng)

      Đi Vào Cõi Thơ Hoài Khanh (Bùi Giáng)

      Phụng Hiến (Hồng Vân ngâm) (Bùi Giáng)

        Thơ Bùi Giáng trên mạng:

      - VN Thư Quán    - thivien.net

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Vài suy nghĩ nhân đọc Mây trên đỉnh núi của Nguyên Vũ (Đỗ Trường)

      Giới thiệu tác phẩm Mắt Ngọc của Dương Thượng Trúc (Điệp Mỹ Linh)

      Chữ Tâm trong văn học Việt (Thái Công Tụng)

      Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời (Phan Tấn Hải)

      Trang Thơ (Vương Đức Lệ)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)