1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Thôi Hộ: Hoa Đào Năm Ngoái (T. V. Phê) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      20-11-2003 | VĂN HỌC

      Thôi Hộ: Hoa Đào Năm Ngoái

        T. V. PHÊ
      Share File.php Share File
          

       

      Thôi Hộ (1) là danh sĩ đời Trung Ðường. Ông diện mạo rất đẹp nhưng thích sống cô độc nên ít giao du với bạn bè. Lúc Thôi Hộ trên đường lên kinh đô để thi gặp tiết thanh minh, mọi người đang nô nức đi dự hội Ðạp thanh (Giẫm lên bãi cỏ xanh) - một dịp vui chơi về mùa xuân của người Trung Hoa. Khi đi ngang qua vườn đào đang nở hoa tuyệt đẹp, chàng dừng lại ngắm và ghé vào xin nước uống thì một thiếu nữ dung mạo tuyệt vời, duyên dáng, e lệ mở cửa tiếp chàng. Nàng mời chàng tách trà Vũ Di, chàng hân hoan tiếp lấy. Ðôi tay vô tình chạm nhau khiến nàng thẹn thùng cúi mặt che dấu đôi má ửng đỏ như hoa đào; còn chàng cũng hồi hộp, ngượng nghịu không kém.


      Tuy thời gian trò chuyện không lâu nhưng hai bên cũng thấy tâm đầu ý hợp, quyến luyến nhau không nở chia tay. Nhưng chàng phải ra đi vì công danh sự nghiệp, nàng đành đứng dưới gốc đào đăm đăm ngó theo bóng chàng đến khi khuất dạng.


      Năm sau, ngày hội du xuân lại đến khiến chàng nho sinh nhớ đến hình bóng người con gái đã khiến chàng dệt không biết bao nhiêu là mộng đẹp có nàng. Chàng tìm đến vườn đào để thăm. Bước chân vội vã hân hoan của chàng khựng lại khi thấy cảnh nhà cửa đóng then cài, cảnh cũ còn đó nhưng người xưa vắng bóng. Thôi Hộ lòng buồn bã nhìn ngàn hoa đào vẫn nở rực rỡ và phe phẩy theo gió xuân như đùa cợt cho hoàn cảnh cô quạnh của chàng. Vườn đào đẹp như xưa nhưng sao chàng chỉ thấy hiu quạnh. Chàng thờ thẫn ngẩn ngơ và lòng buốt đau khi chợt nghĩ rằng nàng đã về nhà chồng!


      Quá thất vọng, chàng thảo bốn câu thơ trên cửa cổng, ghi lại tâm tư sầu nhớ ngậm ngùi của mình:


      Chiều đến, nàng cùng cha đi chùa dâng hương và thăm họ hàng trở về; chợt nhìn lên cổng thấy bốn câu thơ, nét chữ tinh xảo, ý thơ dồi dào, nàng xúc động khi biết rõ tình cảm nhớ mong của chàng gói ghém trong đó. Nàng buồn bã hối tiếc không kịp gặp lại chàng. Ngày qua ngày nàng tựa gốc đào tha thiết mong đợi và hy vọng người nho sĩ phong nhã năm xưa lại đến với nàng. Nhưng chỉ thấy bóng chiều đổ xuống, vài cánh chim bạt gió cất tiếng kêu thảm thiết não nùng vì lẻ bạn khiến lòng nàng càng tê tái. Rồi hè lại thu sang, đông qua xuân về, nỗi nhớ nhung nung nấu đến lệ trào khóe mắt, nhưng bóng chàng vẫn biền biệt khiến nàng càng tuyệt vọng, bỏ ăn bỏ ngủ, thân xác tiều tụy, dung nhan võ vàng.


      Cha nàng phiền muộn lo lắng cố tìm thầy giỏi hốt thuốc cho nàng. Nhưng nào có thuốc trị bệnh tương tư! Biết mình kiệt sức không sống được, nàng đành thuật lại tâm sự của mình cho cha nghe và xin cha tha tội bất hiếu. Người cha già càng xúc động đau khổ thêm cho phận bạc của con gái yêu duy nhất của mình. Nhìn thấy con nằm thiếp trên giường bệnh chờ đợi tử thần, ông nóng lòng chạy ra chạy vào như người mất trí. Ông nghĩ quẩn là nếu tìm được chàng thư sinh đã đem tai họa đến cho gia đình ông, có lẻ người ấy mới có thể chữa khỏi bệnh tương tư cứu sống con ông. Ông vội chạy đi tìm mà quên mất rằng trời đất mênh mông, ông không hề hay biết gốc tích, nơi ở của chàng, làm sao tìm được?!


      Vừa ra khỏi cổng, ông găp ngay một chàng thư sinh tuấn tú. Thấy ông hốt hoảng đi như chạy, mặt mủi ràn rụa nước mắt, chàng vội vái chào và thăm hỏi. Ông kể lể sự tình:


      - Lão là Ðào Bạch Phụng, lão chỉ có một đứa con gái tên Ðào Phụng Trinh, năm nay tuổi vừa độ trăng tròn, mẹ mất sớm từ lúc Phụng Trinh mới chào đời. Chẳng may nàng đang bệnh thập tử nhất sinh vì quá thương nhớ chàng nho sĩ đã đề thơ trên cổng ...


       

      Nghe tới đó chàng thư sinh bỗng thảng thốt thú nhận:

      - Tôi là Thôi Hộ, người đã đề bài thơ trên cổng ...


      Ðến lượt ông lão mừng rú lên, một già một trẻ vội chạy vào nhà thì đúng lúc Phụng Trinh vừa trút hơi thở cuối cùng. Nhìn người con gái tràn đầy sức sống, dung nhan tươi đẹp mà mình đã bao ngày thầm yêu trộm nhớ, nay sao tiều tụy võ vàng nằm bất động trên giường bệnh cũng chỉ vì thương nhớ mình; chàng quá xúc động vội quỳ xuống bên giường, cầm tay nàng, úp mặt vào mặt nàng vừa khóc nức nở vừa kêu tên nàng thảm thiết!


      Kỳ diệu thay, tiếng kêu bi thương như lay hồn nàng thức tỉnh và những giọt nước mắt nóng hổi của tình yêu nhỏ xuống mặt nàng khiến nàng hồi sinh. Nàng mở mắt nhìn đăm đăm vào chàng và nở một nụ cười sung sướng. Chàng Thôi hớn hở, lão trượng họ Ðào xiết bao vui mừng. Từ đấy, lão trượng Bạch Phụng bằng lòng cho Phụng Trinh và Thôi Hộ kết duyên cầm sắt.  


      Trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã dùng điển tích này để diễn tả tâm trạng chàng Kim. Kim Trọng về Liêu Dương hộ tang chú xong, chàng nóng lòng trở lại vườn Thúy để thăm Kiều nhưng mới nửa năm mà phong cảnh đã đổi khác. Chàng náo nức dõi tìm hình bóng cũ, nhưng nào thấy đâu! Chàng thờ thẫn sững sờ khi nhìn hoa đào vẫn rực rỡ vui đùa với gió đông nhưng sao người xưa đã lưu lạc? Tâm sự chàng chẳng khác nào chàng Thôi:


      Trước sau nào thấy bóng người,

      Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông. (câu 2747 - 2748)


      Tuy nhiên, Nguyễn Du đã biến đổi từ "đào hoa y cựu" thành "hoa đào năm ngoái" , mục đích nhấn mạnh sự việc như "mới xảy ra" đây thôi. Thật vậy, "y cựu": quá khứ xa xôi mơ hồ, còn "năm ngoái": gần gũi hơn nhiều. Những kỷ niệm đẹp giữa hai người yêu nhau như mới xảy ra và vẫn còn quanh quất đâu đó. Và như thế càng lột tả nỗi bàng hoàng tiếc nuối của chàng Kim. Giống như lúc chàng lấy được kim thoa vướn trên cành đào sát tường nhà Kiều:


      Buông cầm xốc áo vội ra,

      Hương còn thơm nức người đà vắng tanh. (câu 291 - 292)

      T. V. Phê

      (11/2003)

      Dịch nghĩa bài thơ trên:

      (Năm ngoái hôm nay trong cổng này,

      Mặt người và hoa đào, màu hồng ánh lẫn nhau.

      (Giờ đây) mặt người không biết đã đi đâu.

      (Chỉ còn) hoa đào vẫn cười trước gió đông như cũ).

       

      Trần Trọng Kim dịch:

      Ðề Chỗ Ðã Trông Thấy Năm Trước

      Hôm nay, năm ngoái, cửa cài,

      Hoa đào ánh với mặt người đỏ tươi.

      Mặt người chẳng biết đâu rồi,

      Hoa đào còn đó vẫn cười gió đông. (2)

       

      Trần Trọng San dịch:

      Hôm nay, năm ngoái, cổng này

      Hoa đào soi ánh đỏ hây mặt người

      Mặt người đã ở đâu rồi?

      Hoa đào nay vẫn còn cười gió đông.

       

      (1) Thôi Hộ (không rõ năm sinh và năm mất) tên tự là Ân Công, quê ở Bác Lăng (nay là huyện Ðịnh, tỉnh Hà Bắc). Năm 796 (Trinh Nguyên thứ 12), đời Ðường Ðức Tông, ông thi đậu tiến sĩ. Sau làm Tiết Ðộ Sứ Lĩnh Nam. Sách Toàn Ðường Thi chỉ chép 6 bài thơ của ông, nổi tiếng nhất là bài trên (có chỗ chép là Ðề Ðô Thành Nam Trang).

      (Từ Ðiển Văn Học Cổ Ðiển Trung Quốc, Nguyễn Tôn Nhan, NXBVN/TPHCM, 1999, trang180).

      (2) Ðường Thi, Trần Trọng Kim, NXB/VHTT, 1995, trang 449.

       

      Tài liệu tham khảo:

      - Kim Cổ Kỳ Quan, Phan Hồng Chung dịch, NXB Zieleks, trang365.

      - Ðiển Hay Tích Lạ, Nguyễn Tử Quang, NXB Khai Trí, 1974, trang 146.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Giới Thiệu Những Tác Phẩm Về Thơ, Văn, Nhạc Của Lê Hữu Nghĩa T. V. Phê Nhận định

      - Nhạc Sĩ Vô Thường Và Ngón Đàn Tay Trái T. V. Phê Tạp luận

      - Năm Ngọ Nói Chuyện Ngựa T. V. Phê Tiểu luận

      - Nhà thơ Tô Đình Sự T. V. Phê Nhận định

      - Thi Sĩ Đông Hồ T. V. Phê Tạp bút

      - Hiểm họa từ Trung Quốc T. V. Phê Tạp luận

      - Feb 1, 2003: Phi thuyền con thoi Columbia bị nổ tung T. V. Phê Tạp luận

      - Chuyện trùng hợp lạ kỳ T. V. Phê Tạp luận

      - Phạm Duy và Minh Họa Kiều T. V. Phê Tạp bút

      - Trịnh Công Sơn: Quê hương, Tình yêu, Thân phận T. V. Phê Tạp bút

    3. Giai Thoại Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc vài bài thơ của Đoàn Xuân Thu (Lương Thư Trung)

      Đọc Chuyện Khảo về Huế của Trần Kiêm Đoàn (Thái Kim Lan)

      Nguyễn Đạt Thịnh: Con Người Và Tác Phẩm (Nguyễn Khánh Văn)

      Stephen B. Young: 'Sự phản bội của Henry Kissinger... khiến Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ' (Huyền Trân)

      Phỏng vấn Giáo Sư Stephen Young (Đinh Quang Anh Thái)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)