1. Head_

    Ngô Tất Tố

    (..1894 - 20.4.1954)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đứng Về Phía Những Cái Mới (Mai Thảo) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      13-1-2018 | VĂN HỌC

      Đứng Về Phía Những Cái Mới

        MAI THẢO
      Share File.php Share File
          

       


      Nhà văn Mai Thảo
       (1927 - 10.1.1998)

      Mười sáu năm nay, được tham dự gần như liên tục vào sinh hoạt nghệ thuật miền Nam, một hiện tượng sinh hoạt tuy hỗn loạn chia mở thành trăm đường nghìn ngả, tựu trung vẫn chỉ là lịch sử tiến trình biện chứng của những trào lưu cạn dòng phải nhượng bộ dứt khoát cho những ngọn triều lớn dậy thay thế - quy luật tiến trình của nghệ thuật y tạc quy luật đời sống: lúa kia chưa gặt, mạ mới đã mọc, trái cũ chưa rụng, đã đài xuân hé cánh - may mắn trước sau tôi nhận là lớn và tốt nhất cho mình vẫn là được gặp, được gần những cái mới. Đứng cùng chỗ với những người đang cấy những chùm sao không phải những đời sao đêm trước lên một vòm trời văn học. Ở cùng một phía với những ban mai đang phát khởi đang hình thành. Tóm lại, được trồng cấy cái đất đứng nhỏ chật của mình nơi có gió vào mùa, triều nước dậy, lửa đốt rẫy, rừng khai quang, ở đó có những khám phá vang động của văn chương, những lên đường sầm uất của nghệ thuật. Gần, không có nghĩa tôi ra khơi cùng thuyền. Nhưng đích thực là chỗ tôi đến, đã tả hữu những đoàn thuyền lớp lớp lìa bến. Không thể khẳng định tôi đã được hòa nhập tận cùng vào khởi hành lớn. Nhưng đích thực là từ mười sáu năm, tôi đã được hội ngộ thường hằng với những nắng sớm, những chân trời, những thênh thang dặm biếc, những tấp nập dặm hồng, là cái phía duy nhất tôi thành thực nghĩ vẫn có những mặt trời liên tiếp mọc, tạo thành cái phương đông sáng hồng của văn học nghệ thuật ta tuy cái đầu đã rực rỡ tương lai, cái đuôi còn tối đen quá khứ.


      May mắn vừa nói, không phải người viết nào cũng có được. Ta đến với văn chương, từ những cửa ngõ rất tình cờ. Nghệ thuật không hề là một tiềm ẩn phảng phất sẵn có trong cấu thành khởi thủy của con người. Mà là một réo gọi thình lình, một thức tỉnh bất chợt. Ném mình vào sinh hoạt, bằng kết nạp những bạn đường, kiếm tìm những đồng điệu, ngoại trừ những trường hợp hiếm hoi tự thành trong cô đơn một đời, là trường hợp của thiên tài lạc phách xuất chúng, kết nạp và kiếm tìm ấy cũng vậy, thường chứa đựng rất nhiều may rủi ở bên trong. Cái bước khởi đầu không may đặt lạc trên một thước đất xấu kiệt, một vũng lầy lún ngập, vươn phóng có ngoạn mục, trở thành có rực rỡ đến mấy cũng muôn vàn khó khăn cực nhọc. Như cái chuyện nhằm hướng tây mà tới, chỉ thấy hoàng hôn và lặn mặt trời. May mắn hơn, nếu được từ một thước đất mỡ màng sinh động khởi sự dấu chân, thì khởi điểm tốt cũng là bàn đạp tốt và giàn phóng tốt. Vây kín bởi tầng tầng khô mục tàn lụi, mầm hạt nào đội được đất mà lên. Trên một dòng suốt chết, sỏi cũng bất động, thôi lăn thôi hát. Suối mở một nguồn đầy, sỏi thuận dòng kết liên với cái róc rách, hỗ tương bởi cái nhịp ào, sỏi thuận chiều sỏi cũng lăn theo. Đó là cái chuyện sống cùng với những đấng bình vôi anh nhỏ quắt từng ngày. Cái sự ở giữa những râu dài lụ khụ, tuổi anh chưa ba mươi đã ăn mừng thượng thọ. Cái việc xuống lầm một con thuyền mục nát, thì đắm chìm ngay tự mái chèo lìa bến đầu tiên.


      Mỗi nền văn học nghệ thuật đều hàm chứa và biểu hiện theo nó một sinh hoạt đặc thù. Chính là từ một lối, một kiểu sinh hoạt nào đó, mà một thời kỳ văn học có mầu sắc thế kia, một trào lưu nghệ thuật có hình thái ấy. Và ngược lại. Sinh hoạt của một nhà văn và tác phẩm y là hai tấm gương đối diện phản ánh và giải thích lẫn cho nhau, về con nbơười nhà văn và thực chất tác phẩm. Nếu văn chương Pháp có thật nhiều điểm khác biệt với văn chương Hoa-Kỳ, nếu thơ văn miền Bắc không có một đồng dáng nào với thơ văn chúng ta, và nếu trong những tác phẩm nghệ thuật bây giờ, cái ngôn ngữ biểu hiện, cái thái độ nhận thức xã hội và đời sống là một tương phản toàn diện với ngôn ngữ, và nhận thức tiền chiến, chính là bởi vì cùng với tiến trình lịch sử, nhà văn hiện đại đã khởi hành trong một không khí mới, hòa nhập với một sinh hoạt không còn là cái kéo dài của sinh hoạt xưa cũ. Tạp chí Sáng Tạo, với một số sáng tác in lại thành tuyển truyện này, được may mắn chào đời trong cái không khí đầu mùa tôi vừa nói tới. Bây giờ là vào khoảng hai năm 1956, 1957. Những dấu chân một triệu của vượt tuyến kín trùm đất nước, vừa đặt xuống những ruộng đồng và những rừng núi mênh mông bát ngát của miền Nam. Những hành trình trong đêm tấp nập cặp bến lúc ngày dựng. Buồn của lúc đi nhạt nhòa trước vui của lúc tới ngây ngất rực rỡ. Cái hầm đá hun hút tối thẳm đã ra khỏi, triển vọng lớn lao nhất cho từng đời sống là tất cả lại được khởi lại từ đầu. Lịch sử và chuyển đổi tàn nhẫn đột ngột của thời thế đẩy trọng tâm đời sống từ một vùng trời này tới một vùng biển khác. Nhưng cái hướng xô đẩy đích thực là từ sau lưng đẩy về trước mặt, từ quá khứ đẩy vào tương lai.


      Hình ảnh của những vì sao bỏ lại trong không gian không bến bờ, của những chiếc phi cơ cất bổng mình khỏi phi đạo, của những thuyền mảng vượt biển lênh đênh, của những ánh lửa đầu đêm hạ trại, những cột nhà mới dựng, những đất rừng khai hoang, những đất đồi phá rẫy, cùng là những dấu chân lớp lớp rượt đuổi nhịp đời quay gấp, không phải là những ảnh hình trừu tượng của một mơ tưởng làm mới, mà là những hình ảnh sinh động bay múa bắt gặp từng giờ từng phút trong sinh hoạt từng người. Đến với cái náo nức hân hoan, lăn mình vào cái bàng hoàng dội dập, gió trong tóc lồng lộng, nắng trên ngực trần chói lọi, cả một lớp người của những ngày không quên ấy chỉ còn nhìn thấy một con đường duy nhất là cái hướng trước mặt thênh thang. Những xâu chuỗi nhớ thương quá khứ dẫu lướt thướt, bởi mất mát có thể xem như một mất mát tận cùng, nhưng nhìn cho kỹ, trên cái toàn diện của tâm thức xao động, đã những nan quạt mới của tâm hồn xòe mở, và ý thức trở chiều đã phát đi những tia hồng ngoại tuyến cho những điệu đàn chan hòa ánh sáng ngân lên. Không khí cũ, không thở cùng được nữa. Những khuôn vàng thước ngọc xưa không còn đo lường được những kích thước bây giờ. Và đời sống là đi tới. Không lùi, không giậm chân một chỗ.


      Trong một thực trạng đầy đặc những chất liệu của sáng tạo và phá vỡ như vậy, văn học nghệ thuật mặc nhiên không thể còn là tả chân Nguyễn Công Hoan, lãng mạn lối Thanh Châu, những khái niệm Xuân Thu, những luận đề Tự Lực. Mà vươn phóng từ một thoát ly để đưa tới một hình thành, hóa thân từ một chặt đứt, bằg những thí nghiệm và những khám phá, chứng minh rằng cái bây giờ ta đang sống tuyệt đối không còn một đống dáng một đồng tính nào với cái hôm qua đã tách thoát đã lìa xa. Chất nổ ném vào. Cờ phất. Xuống núi, xuống đường. Ra biển ra khơi. Và cuộc cách mạng tất yếu và biện chứng của văn chương đã bắt đầu. Và thơ bây giờ là thơ tự do.


      Mâý năm mở đầu cho chuyển mình sầm uất đó của văn học nghệ thuật hiện đại ở phía chúng ta, cũng là khoảng thời gian tờ Sáng Tạo được có mặt, như một trùng hợp nhiều may mắn, nhìn vào sinh hoạt chung, tôi được chứng kiến thật nhiều hiện tượng phấn khởi, những hiện tượng ấy báo hiệu cái mới, làm thành những cái mới. Như lớp người thưởng ngoạn đã từ chối những cái sao chép, những cái nhai lại, không chịu để dẫn đưa vào sâu hơn nữa, những nẻo thuộc, những lối mòn. Như sự suy giảm trông thấy về tác động và ảnh hưởng của một số tác phẩm cũ, nhiều tác phẩm từng được tôn sùng suốt mọi thời như những ngọn đỉnh cao nhất có thể đạt tới của ngôn ngữ. Như những luồng gió mới đã từ những chân trời xa thổi vào căn phòng văn chương khép kín cùng quá khứ, mở những khung cửa, đem tới khí trời và ánh sáng. Nhưng hiện tượng đằm thắm rực rỡ nhất, mang tính chất quyết định nhất, cho cách mạng ngôn ngữ, cách mạng nghệ thuật, chính là sự có mặt, đi vào sinh hoạt và sáng tác của một lớp người viết mới.


      “Hiện nay thì những người viết mới của chúng ta không thiếu, mỗi ngày mỗi thêm, càng ngày càng nhiều. Hàng chục diễn đàn đang dựng thành những đất đai mới cho những người viết mới họp mặt và lên tiếng. Văn học nghệ thuật ta bây giờ có cái hiện tượng thường xuyên ấy, là tuổi trẻ hàng hàng lớp lớp đi vào văn chương như nước vỡ bờ. Nhưng những người viết mới tôi muốn nói đến trong bài vào tập này là đoàn ngũ đầu, đơn vị một, những người đã có mặt trong cuộc khởi hành gió sớm, khi cái không khí văn học tranh tối tranh sáng vừa dấy còn mờ mờ bóng đất bóng trời.


      Sự có mặt ấy có thể xem như một đánh dấu, định nghĩa như một mở đường, chuyên chở trong nó đầy đủ yếu tính của một vận động văn học tiền phong, hàm chứa hẳn hòi trong nó một ý hướng cách mạng nghệ thuật nồng cháy. Đó là những ánh lửa thắp lên trong đêm nhận đường, những hòn đá ném xuống một ao tù bất động, những đợt xung kích đầu tiên mở màn một chiến dịch cho tới bây giờ đang được tiếp tay hào hứng trên nhiều diễn đàn, trên nhiều mặt trận. Trước sau, đối tượng của trận đánh lớn vẫn là một: phá đổ cái cũ, tạo dựng cái mới. Nói một cách khác, đó là kết thành của hoài bão và khát vọng chân thành nơi một lớp người muốn tạo dựng một nền văn học nghệ thuật của chính mình, và thời đại mình. Gọi lên đường ấy là trở lại đời sống, thoát ly quá khứ, thức tỉnh ý thức, thế nào cũng được. Điều đáng ghi nhận là lên đường ấy đã có. Có với sự có mặt của một lớp người viết mới. Tạp chí Sáng Tạo là một trong những diễn đàn đã được dự phần vào lên đường này.


      Lên đường này, theo ý tôi là một cần thiết, không riêng cho một ai mà cho tất cả mọi người. Khi tờ Sáng Tạo tạm đình bản rồi tục bản lại sau đó, vẫn chỉ nhìn thấy cho văn học nghệ thuật ta sự cần thiết của một lên đường đã khởi dấy, còn phải đẩy tới và mở rộng hơn nứa, tôi đã viết trong bài vào tập cho số Một, bộ Mới:

      "Nhìn trở lại ba mươi mốt số báo xuất bản liên tục trong bốn năm qua, tạp chí đã làm được những gì trên ý hướng và mục đích hình thành một nền nghệ thuật mới, nó không vay mượn, nói được chúng ta, xứng đáng tiêu biểu cho con người và đời sống hiện đại? Một số thí nghiệm táo bạo, sự có mặt rực rỡ cửa lớp người viết trẻ, những bước trở lui cần thiết thể hiện trong việc quy định lại một số vấn đề văn học chính yếu, thái độ hướng dẫn mở đường cho những tài năng mới đến từ đám đông hay tự thành trong cô đơn, sự chấp nhận những ý tưởng khác biệt cùng lên tiếng trong không khí bằng hữu và tinh thần độc lập của diễn đàn này, cố gắng đạt tới tinh lọc nghệ thuật diễn tả qua phần sáng tác, những đặc tính đó đã tạo nên sắc thái độc đáo, đúc kết thành truyền thống nghệ thuật của Sáng Tạo. Nhưng chúng tôi thành thực nhận rằng chúng tôi chưa làm được gì. Tạp chí, mặc dầu uy tín đã đạt được, vẫn chưa thực hiện được những bước đi dài lớn về phía bên kia, phía tương hình cho những khoảng thiếu vắng lớn lao, như một miền đất hoang vu chưa khai thác. Trên sự thiếu vắng này, tạp chí chọn làm điểm khởi hành mới."

      Ở một đoạn khác, là một nhận thức chung:

      "Nghệ thuật hôm nay phải nói được chúng ta, trình bày được tâm trạng, đời sống lớp người chúng ta, nếu không nó sẽ chẳng bao giờ nói được gì hết. Nghệ thuật không còn là một giải thoát, niềm an ủi vỗ về, sự trốn chạy khỏi đời sống, bàn tay xoa dịu con người lãng quên trong chốc lát những ảo tưởng hư ngụy, những thảm kịch, những vấn đề mà một ý thức soi chiếu xuống những tầng đáy sâu thẳm của tâm linh, xuyên qua những biến động ngoại cảnh đã lột trần chúng ra trong những quằn quại và những kêu gào đòi được biết đến.


      Nghệ thuật hôm nay không còn là liều thuốc an thần. Nghệ thuật hôm nay là vũ khí hành động của con người vĩ đại lớn lên trong thức tính của ý thức. Nó phải đánh vào những miền bóng tối, những hoa lá ngụy trang che giấu đời sống. Nó phải có mặt ở khắp nơi, ở bất cứ nơi nào dự phần vào đời sống chúng ta. Nó phải nói được tất cả: những đau đớn vò xé, những thất vọng chán chường, những chiến thắng, những lần thất bại, nỗi hoang mang kinh hoàng, niềm vui tin lấy lại, những băng hoại sa đọa đau thương, những trở chiều, những phục sinh dũng cảm. Nó phải trình bày được những biểu lộ khác biệt, những mâu thuẫn rối rắm, những khía cạnh sinh động của con người thời đại trên hành trình đi vào trọng tâm và bản thể đời sống, khám phá ở gốc nguồn và nền tảng tất cả sự thật về mình, những nguyên tố liên quan thiết yếu đến đời mình. Nghệ thuật đó không dẫn tới quan niệm phi lý, chối bỏ đời sống. Tâm trạng đào sâu vào lòng sự vật, phá bỏ những sự thật đã có, khiến nghệ thuật được định nghĩa như một hành động, một hành trình, chỉ là biểu tỏ nồng nàn niềm khát khao chân thành muốn đạt tới, muốn nắm vững sự thật con người thời đại chúng ta. Ở một mặt khác, nghệ thuật đó đánh dấu cho sự có mặt, quyền năng và tác động ghê gớm của con người đứng trước, đi qua sự vật. Nó mang chứa hình ảnh một sức mạnh chủ động."

      Mười lăm năm đã đi qua, từ những dòng chữ cũ. Tờ Sáng Tạo chết. Văn học nghệ thuật ta trưởng thành đang phát huy rục rỡ trên những diễn đàn mới. Đời sống không đứng lại. Nghệ thuật thì không ngừng đổi thay theo đời sống đi tới, và nhà văn luôn luôn đứng trước những vấn đề mới đặt ra, từng phút từng giờ. Nhưng với riêng tôi, nếu bây giờ lại được viết bài mở đầu cho một diễn đàn mới dựng, những ý nghĩ và nhận thức tôi chắc chắn cũng chẳng ra ngoài cái muốn nói của những dòng chữ cũ. Là nghệ thuật ta đã và vẫn còn phải là một lên đường. Bằng những thí nghiệm không ngừng. Bằng những khám phá không mỏi. Tiến trình tốt đẹp và biện chứng của văn học nghệ thuật ta cuối cùng chính là tiến trình của những ngọn đuốc chuyền tay, những đoạn đường cộng lại. Tạp chí Sáng Tạo, nếu được nhắc lại ở đây, cũng chỉ là một chặng đường nhỏ của đường dài và hành trình lớn. Tờ báo cũ ấy chỉ muốn như vậy. Tự nhận cho nó như vậy. Cũng trên tinh thần này, mà tôi nghĩ có thể nói thay cho những tác giả có sáng tác in trong tuyển truyện này, là những sáng tác sau đây cũng chỉ là đánh dấu cho một chặng đường đã bỏ lại và đã đi qua. Bởi vì ở cuối đường vẫn đầy đặc, vẫn rực rỡ những cái mới khác đang chờ người đi tới.


      MAI THẢO (8-1970)

      Mai Thảo

      Tân Văn số 18, tháng 1.2009

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Màu lụa Hà Đông trong thơ Nguyên Sa Mai Thảo Nhận định

      - Những Ca Khúc Tiền Chiến Mai Thảo Tùy bút

      - Ngôi Sao Hàn Thuyên Mai Thảo Hồi ức

      - Nhật Tiến Vẫn Đứng Ở Ngoài Nắng Mai Thảo Hồi ức

      - Tiếng hát Thái Thanh Mai Thảo Tap luận

      - Nhân Cách Bình Nguyên Lộc Mai Thảo Hồi ức

      - Đêm Tân Hôn Mai Thảo Truyện ngắn

      - Đứng Về Phía Những Cái Mới Mai Thảo Tạp luận

      - Họp mặt văn nghệ tại nhà Vũ Hoàng Chương Mai Thảo Hồi ức

      - Một Vài Kỷ Niệm Với Bùi Giáng Mai Thảo Hồi ức

    3. Bài Viết về nhà văn Mai Thảo (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Mai Thảo

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Mai Thảo và Bút Pháp (Doãn Cẩm Liên)

      Vài Ghi Nhận Về Mai Thảo (Nguyễn Hưng Quốc)

      Miên Trường (Hồ Đình Nghiêm)

      Phỏng vấn nhà văn Mai Thảo (Nguiễn Ng. Í)

      Với Nhà Văn Mai Thảo: Thơ Như Đường Gươm Múa Lượn... (Trần Văn Nam)

      Mai Thảo (Học Xá)

      Mai Thảo người kể chuyện bằng văn (Trần Thanh Hiệp)

      Mai Thảo (Hợp Lưu)

      Hành Trình Đến Tự Do Nhà Văn Thuyền Nhân Mai Thảo (Ngô Thế Vinh)

      Nói Chuyện Với Nhà Văn Mai Thảo

       (Thụy Khuê & Trần Vũ)

      Vài ghi nhận về Mai Thảo (Nguyễn Hưng Quốc, Tiền Vệ)

      Gối đầu lên chữ nghĩa (Hoàng Khởi Phong, Talawas)

       

      Tác phẩm của Mai Thảo

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Màu lụa Hà Đông trong thơ Nguyên Sa (Mai Thảo)

      Những Ca Khúc Tiền Chiến (Mai Thảo)

      Ngôi Sao Hàn Thuyên (Mai Thảo)

      Nhật Tiến Vẫn Đứng Ở Ngoài Nắng (Mai Thảo)

      Tiếng hát Thái Thanh (Mai Thảo)

      Mặc Đỗ Quy Ẩn (diendantheky.net)

      Bản Chúc Thư Trên Ngọn Đỉnh Trời

      (sangtao.org)

      Nhân Cách Bình Nguyên Lộc  

      (diendantheky.net)

      Chuyến tàu trên sông Hồng, Mưa núi,

      Thơ: Ta thấy hình ta những miếu đền

      (Talawas)

      Tác phâm trên mạng:

      - vantuyen.net   -  sangtao.free.fr

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Chữ Tâm trong văn học Việt (Thái Công Tụng)

      Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời (Phan Tấn Hải)

      Trang Thơ (Vương Đức Lệ)

      Những Bài Thơ Trên Giường Bệnh Của Vương Đức Lệ (Hoàng Xuân Trường)

      9 Khuôn Mặt . 9 Phong Khí Văn Chương (Bùi Vĩnh Phúc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)