|
Bùi Giáng(17.12.1926 - 7.10.1998) | Du Tử Lê(.0.1942 - 7.10.2019) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Một buổi tối đi cùng vợ chồng Du Tử Lê tới một nhà hàng nổi tiếng về đồ biển mới khai trương trên đường Westminster, tôi gặp ở đây toàn gia Nguyên Sa, chung quanh một bàn lớn, đang nửa chừng nghêu xào dầu hào và dê hầm bát bửu một bữa ăn gia đình tiễn chân. Chị Nguyên Sa, khỏe mạnh gấp bội ở nhà ngày trước, tươi cười chỉ đứa con trai ngồi cùng hai chị gái nó: “Thằng út. Ngày trước cứ đòi sống theo đời sống phiêu bồng của bác, anh còn nhớ cháu không?” Tôi gật. Nhớ. Xa tắp. Thoang thoáng. Nguyên Sa, cái bụng tròn hoay, phong cách bang trưởng Triều Châu Phúc Kiến, cười theo: “Bọn nhỏ đã lớn hết. Chúng mình già hết rồi”. Nói tiếp: “Hàng quán quanh năm gặp những gia đình quanh năm cơm nhà như gia đình Nguyên Sa là xập tiệm. Tối nay phá lệ, anh dũng đi quán và đồ biển California. Tiến cháu sớm mai ra phi trường về sở ở một tiểu bang xa”.
Áo lụa Hà Đông hủy bỏ cơm nhà, đi ăm cơm tiệm quả là một điều đặc biệt thật. Điều đặc biệt này không chỉ thấy ở ngoài nước, với Nguyên Sa bây giờ, trong ngôi nhà khang trang mới tậu ở Irvine, trọn ngày tại gia và viết, dịch gần hết cả ba phần bài vở ba tờ Đời, Phụ Nữ Mới và Dân Chúng. Điều đặc biệt đã thấy ngay từ xa Sàigòn, thập niên 50, khi Nguyên Sa bắt đầu đi vào sinh hoạt chữ nghĩa với bọn tôi.
Bấy giờ là 1955-1956. Nguyên Sa mới chia tay với tả ngạn sông Seine và Đại học Sorbonne từ Pháp trở về. Người đưa Nguyên Sa đến gặp Thanh Tâm Tuyền, Doãn Quốc Sĩ, Trần Thanh Hiệp và tôi khi đó là Trịnh Viết Thành cùng sống trọn một thời niên thiếu với Nguyên Sa ở Paris, và hồi hương trước Nguyên Sa vài tháng. Lý do nào Nguyễn Khắc Hoạch, Nguyễn Văn Trung, Hoàng Anh Tuấn rồi Trịnh Viết Thành, Nguyên Sa từ nhiều thủ đô Âu Châu lũ lượt kéo nhau về nước trong một thời gian, tôi không được rõ lắm. Có thể vì tất cả đều không có tâm trạng những lữ hành một đời để thấy thế giới và phương xa không bến bờ tuyệt vời hơn một bến bờ của đất mẹ. Có thể họ đã trưởng thành và cũng có một lựa chọn. Là chấm dứt cuộc đời sinh viên trên chiếu giường hải ngoại để vào đời bằng trở lại vòm trời sinh trưởng. Và với riêng Nguyên Sa, bởi vì áo lụa không thể là soie Pháp mà tơ lụa Hà Đông kia. Hoặc như Nguyên Sa đã khẳng định bằng thơ ngay từ hồi đó: nhưng giòng máu không chảy ngoài huyết quản. Không rõ. Loạt hồi hương có khi chỉ là một trùng hợp tình cờ.
Chỉ biết rằng Nguyên Sa cũng đã trở về. Ngay sau khi hiệp định Genève. Ngay sau khi chia cắt đất nước. Ngay từ khởi đầu của giòng văn chương ý thức cách mạng vừa hình thành nơi một lớp người viết mới từ Bắc vào Nam trong ngọn triều di cư một triệu. Và dùng danh từ thường dùng của chủ nhiệm Đời bây giờ, Nguyên Sa lập tức đi giầy mặc áo ra ngay sân chơi văn chương.
Về phút vào sân đầy hào hứng này của Nguyên Sa, tôi còn nhớ được hai điều. Một rất ngoạn mục và một không ngoạn mục chút nào hết. Không ngoạn mục là hình thức, là con người cầu thủ mới ra sân. Chúng tôi chờ đợi cái khăn choàng đỏ rất Germain Des Prés của Eluard, cái mái tóc rất gió sương của Verlaine. Hoặc ít nhất cũng cái vẻ tay chơi mang về từ khu Montmartre của Hoàng Anh Tuấn. Thất vọng lớn. Giòng thơ hồi hương từ Paris văn học chỉ là một anh chàng trẻ măng, nụ cười hiền lành, cái nhìn khờ khạo, với cái xe đạp lọc cọc, và cái mũ casque trắng lớp năm, rất học trò trường làng, rất giáo viên cấp xã. Vắn tắt, một anh chàng “nhà mùa” lần đầu từ một miền quê lên tỉnh như một nhân vật truyện ngắn Khái Hưng, đánh chết không thể nghĩ đã xuất dương du học, đã đại học Sobonne, vừa trở về từ Paris. Bao nhiêu năm sau, tới bây giờ, cái bụng bự, cái mũ cát-kết ba Tầu và cái dáng vẻ bang trưởng Triều Châu Phúc Kiến là đã đổi thay nhiều lắm rồi vậy.
Tóm lại một “chân dung” chẳng thi sĩ chẳng áo lụa Hà Đông anh đi mà chợt mát chút nào. Thế nhưng đường kiếm ra mắt từ trong áo lụa Hà Đông phóng ra thì lại hết sức ngoạn mục, lấp lánh. Đó là bài thơ Nga với tiểu đề “Thay cho thiệp báo hỷ”, cũng là bài thơ đầu tiên Nguyên Sa làm từ Paris mang về và trao chúng tôi. Báo hỷ thiệt. Báo hỷ không chỉ về sắp sống chung hòa bình với một vị hôn thê mà thơ ngộ nghĩnh tả lúc như “một con chó ốm” lúc như “một con mèo ngủ”. Mà còn báo hỷ cho thơ. Rằng thơ vừa có tin vui. Rằng trời thơ Việt vừa có một vì sao mới. Bài thơ Nga, tôi nhớ Thanh Tâm Tuyền thích nhất. Đăng ngay trên tờ Người Việt, tiền thân của tờ Sáng Tạo và là diễn đàn của bọn chúng tôi lúc bấy giờ, với mấy lời giới thiệu trang trọng chào mừng tài thơ Nguyên Sa từ Pháp mới về, bởi vì “một giòng máu không chảy ngoài huyết quản.”
Tờ Người Việt đình bản. Tờ Sáng Tạo thay thế. Vào nghề gõ đầu trẻ, vẫn cái mũ casque trắng, vẫn giáo viên trường làng, vẫn nhân vật Khái Hưng, Nguyên Sa, khác với Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Trung, Nguyễn Khắc Hoạch không thường xuyên, đã cùng với giao tình thân thiết mau chóng, trở thành người viết chủ lực của Sáng Tạo suốt hai năm đầu của diễn đàn này. Đó là thời kỳ của những tiểu luận văn học, triết học đầy không khí Sorbonne và những bài thơ tự do loạt đầu làm từ trở về Việt Nam của Nguyên Sa gần như không số nào là không có đăng trên tờ Sáng Tạo. .
Ở trên tôi đã nói con người chẳng có vẻ gì du học và Paris hết. Nhưng trong văn thơ Nguyên Sa mới về thì có. Nhiều và đầy. Nhiều và đầy, từ cách thể lựa chọn những chủ đề viết, rất hiện đại, rất Tây phương, đến phương thức lập luận tổng hợp chỉ có được từ nhiều giòng văn học tư tưởng thời đại, mà sự hội nhập vào kiến thức không thể chỉ đơn thuần bằng đèn sách mà còn nhờ được sống ngay giữa vùng hình thành và phát xuất mọi giòng văn học, tư tưởng thời đại với Nguyên Sa là đời sống đại học nhiều năm ở Paris.
Về sau, du học về nước tấp nập hơn. Sự mới lạ không rõ rệt nữa. Bây giờ lưu vong, ta lại đang ở giữa trọng tâm văn học và văn chương thế giới. Nhưng trở lại với thập niên 50 và Nguyên Sa thời kỳ mới về nước trên tờ Sáng Tạo, mới nhận thức được rõ rệt cái làn gió mới, cái cánh mới ấy nơi Nguyên Sa hồi hương đã đi ngay vào thơ trên lối vào rực rỡ sinh động nhất của thơ lúc bấy giờ. Điểm này tôi viết như nhận định một sự thật về thơ Nguyên Sa thời kỳ khởi đầu, cái vị trí tiền phong của tiếng thơ Nguyên Sa mới về nước và trong thập niên 50, tuyệt đối không vì cảm tình hoặc xô đẩy của ngòi bút. Đó là thời kỳ Nguyên Sa không trường văn trận bút như về sau, hoặc sắc nhọn lợi hại qua người chủ báo, viết báo đả kích, trào lộng, bút chiến đáo để đủ kiểu như Nguyên Sa bây giờ. Tôi yêu nhất Nguyên Sa thời kỳ đó. Cái xe đạp lọc cọc, cái mũ học trò lớp năm. Người nhà giáo chưa danh tiếng và người thi sĩ thuần túy. Nghĩ rộng vẫn là cái chủ đề “Les plus belles années de notre vie”. Những năm tháng đẹp nhất đời ta. Khi ta còn trẻ. Khi trăng dịu dàng là trăng, Khi suối xôn xao là suối. Khi thơ ta, đời ta như những hòn sỏi tinh khiết vớt lên từ một lòng suối tinh khiết. Đó là thời kỳ Nguyên Sa ở trên một căn lầu khu Tôn Thất Đạm, buổi sáng đến Ký Con đưa bài về Kant, Sartre, một lần dạy tôi ở Sáng Tạo một điệu nhảy swing của tả ngạn Pháp, nhiều đêm bị đánh thức bởi những tiếng la lớn của tôi và Hoài Bắc thời đó đã ban đêm khuya khoắt và réo gọi lụa Hà Đông cùng xuống đường khuya khoắt theo.
Trong một bài viết vui mới đây trên tờ Đời, thuật lại buổi anh em Văn Bút ở Hoa Kỳ ghé thăm và phỏng vấn tôi, Nguyên Sa kể chuyện tôi lái xe đưa thi sĩ vào đời sống Sàigòn, dẫn ông tới những khám phá thứ nhất đầy bỡ ngỡ về cái khuôn mặt của Sàigòn ban đêm, ở đó ông gặp những hàng quán Chợ Lớn về khuya, món vịt quay Tứ Xuyên và những người vũ nữ trẻ đẹp phá phách. Có sự thực này. Nhưng còn một sự thật lớn hơn Nguyên Sa không nói tới. Đó là tôi và tờ Sáng Tạo chỉ đánh dấu ở Nguyên Sa cái thời kỳ khởi đầu. Lúc mới về, mới ra sân. Rồi mau chóng, anh chàng nhà giáo khù khờ đã một mình một ngựa đi vào đời sống, chẳng cần một hướng dẫn nào nữa.
Đó là thời kỳ của cõi viết Nguyên Sa không chỉ trên một Sáng Tạo. Mà áo lụa Hà Đông còn bay múa trên nhiều diễn đàn khác. Của anh chàng nhà giáo mờ nhạt trong giáo giới đã trở thành người giáo sư triết học danh tiếng đang chuẩn bị mở trường tư thục riêng. Của tập thơ đầu tay đã in, dọn đường cho những phiên họp tòa soạn nhà in Nam Sơn với Mặc Đỗ, Thanh Nam, Hoàng Hải Thủy và Trịnh Viết Thành. Đó còn là thời kỳ của người phó chủ tịch Trung Tâm Văn Bút đi dự hội nghị Văn Bút Thế Giới ở Đài Loan, của hai năm động viên, rồi nhập ngũ được kể lại trong cuốn Một Mình Một Ngựa rồi ngon lành trở lại với đời sống dân sự, và tư thục Văn Học mà Nguyên Sa là Giám đốc. Cho đến ngày cùng gia đình bỏ nước ra đi.
Tôi chỉ thuật lại được bằng trí nhớ, một phần những hoạt động của Nguyên Sa từ Pháp về trong thập niên 50, và sau đó ngót hai mươi năm trường văn trận bút của Nguyên Sa ở Sàigòn. Một phần. Một phần thôi. Lý do: sau hai năm đầu kể từ hồi hương và với tờ Sáng Tạo,
Nguyên Sa không còn gần với tôi nữa. Con chim đã vùn vụt cất cánh bay tới những phần đất khác. Đời sống trăm dòng và nhà thơ kiêm giáo sư triết, người giám đốc trường, người chủ nhiệm mới đã ở trên cái trăm giòng nhiều mặt ấy. Khiến chẳng những tôi đã thấy xa còn như thấy mất hẳn Nguyên Sa trước tầm mắt nhiều khoảng thời gian. Ở những khuất mặt này, tấm lòng đôi lúc cũng xa và đã gây nên một vài ngộ nhận đáng tiếc không do nơi tôi và cũng chẳng nên thuật lại làm gì (chúng ta đã già hết rồi, Nguyên Sa nói), trước sau tôi chỉ muốn giữ mãi cho mình cái hình ảnh tươi mát của một tà áo lụa Hà Đông bay nghiêng trong nắng, nói khác là người nhà thơ thuần túy Nguyên Sa, thời kỳ ở Pháp mới về, buổi sáng từ Tôn Thất Đạm tới Ký Con đưa bài cho Sáng Tạo, món vịt Tứ Xuyên và những đêm khuya trở về từ Chợ Lớn.
Không thuật lại được đầy đủ 20 năm làm thơ, làm báo, dạy học, mặt nào cũng ngoạn mục chấn động của Nguyên Sa ở Sàigòn còn vì vài lý do khác: Nguyên Sa rất ít gia nhập vào lối sống hàng ngày của bọn tôi. Đám cái bang văn nghệ Vũ Khắc Khoan, Hoài Bắc, Thanh Nam cứ Sàigòn tàn nắng là đã ngồi với nhau ở một nhà hàng này, một quán rượu nọ. Hàng quán, cái thú lớn nhất, cái địa chỉ thường xuyên nhất của bọn tôi suốt 20 năm miềm Nam, không trên đường đi lối về của Nguyên Sa. Rủ, cười cười: “Ông thức khuya được. Tôi không thức khuya được. Phải ngủ sớm mai đi dạy học sớm.” Rủ nữa, lắc: “Ông uống rượu được, tôi không uống rượu được. Ở nhà thôi”. Cứ sớm cứ tối. Cứ cái này ông được tôi không được. Rất minh bạch, gọi đó là điệp khúc của Nguyên Sa ở nhà thôi.
Thành tích áo ngủ, quần ngủ và “ở nhà thôi” của bang trưởng Phúc Kiến kể cũng có hạng thật. Mấy lần Đỗ Ngọc Yến rủ tôi tới Nguyên Sa tôi đòi kêu điện thoại hỏi có nhà không đã, Yến đều quả quyết: “Có nhà”. Đúng thật. Gõ cửa là đã thấy bang trưởng thân hình bề bộn đứng kín khung cửa. Vào đây, vào đây. Ngôi nhà Irvine bây giờ, ba địa chỉ xưa, cái đầu khu Tôn Thất Đạm, cái thứ nhì ở Bùi Viện, sau bán lại cho Thanh Nam, Túy Hồng, cái sau cùng ở đường Pasteur cũng hệt vậy. Ở nhà. Thường xuyên. Có nhà. Thường trực. Xa cách quán xá và họp mặt ồn ào chiếu sáng một khía cạnh cá tính của con người Nguyên Sa, một con người trầm lặng, của gia đình hoàn toàn, thích sống trong một bóng mờ nào đó hơn là giữa vùng ánh sáng chói lọi, chỉ ra đường khi còn có lý do cụ thể, xong việc là về ngay nhà riêng. Cá tính ấy còn vẽ lên hình ảnh con đường văn chương 20 năm quê nhà của Nguyên Sa. Một con đường tách rời, biệt lập, đôi khi nhà thơ phải đóng vai đầu đàn nhưng vẫn từ một tần số riêng, cùng tên một giòng trường giang một thời, nhưng cái phong cách trước sau vẫn là một mình một cõi. Cá tính ấy cũng giải thích cho những phản ứng của Nguyên Sa trong đời sống, trước kẻ khác. Điểm này, áo lụa Hà Đông là hình một con mèo nằm lim dim, bất động. Hiện từ, như ngủ. Nhưng coi chừng, bị va chạm là móng vuốt tức khắc.
Còn nhớ một lần, đã thật lâu, Nguyên Sa còn trẻ măng, còn mũ trắng lớp năm, trên một hè phố Sàigòn, kể cho tôi nghe vừa bị ai đó chơi xấu. Tôi bảo ăn thua gì, bỏ đi. Nguyên Sa không chịu vậy. Lạnh tanh, ghê gớm: “Đâu được. Đứa nào phá tôi, tôi phá lại. Nó chơi coup bas tôi cũng biết chơi lại coup bas”. Kể lại vậy thôi, không có ý kiến. Mỗi người cho những điều mình nghĩ là đúng. Mỗi người một phong cách với đời. Kể lại, để thấy Nguyên Sa một phía này chậm chạp lừ đừ, một phía khác ba đầu sáu tay, trong cái mềm mại của tơ lụa Hà Đông vậy mà có ẩn mũi nhọn và song chưởng. Khiến có ân oán giang hồ. Khiến có ăn đũa trả đũa. Khiến chiến trận không ngớt, hết Bình Long đến An Lộc. Khiến bên cạnh lục bát dịu dàng còn có bút chiến dữ dội, trong con người làm thơ trữ tình còn có người làm báo cây viết thành thanh kiếm trên tay.
Cái mũ trắng thầy giáo. Cái xe đạp lọc cọc. Căn lầu Tôn Thất Đạm. Những buổi sáng Sáng Tạo. Món vịt Tứ Xuyên những đêm Chợ Lớn. Tập thơ in lần đầu, bài vào tập Mai Thảo, Nguyên Sa mới về nước, thơ trẻ trung như hồn. Khi xa, khi gần, cũng như tôi đã có với Nguyên Sa không biết bao nhiêu kỷ niệm của một thời kỳ văn chương không quên. Cũng là tôi đã cùng Nguyên Sa hai mươi năm văn chương miền Nam, từ ngọn suối đầu tiên, từ bước chân thứ nhất. Từ khởi nguồn xa thẳm ấy, nhiều đồng hành đã bỏ cuộc. Đi vào diện bích, vào im lặng. Riêng Nguyên Sa chưa. Chúng mình già hết rồi, bang trưởng nói với tôi. Nói vậy mà hiển lộng lại hiển lộng hơn bao giờ hết. Riêng báo đã ba tờ, kiêm chủ nhiệm chủ bút, Kiêm Thêm làm vì thôi. Cái hình con cá voi tám cột tổ gộ chết ở Long Beach, ông Nguyên Sa đấy, bài viết nhiều làm gì. Hình. Tối ngày mở sân chơi, sân bóng chuyền chơi ngày, sân bóng chân đá đèn. Cái trung tâm băng nhạc, năm nàng Công Chúa Ngũ Long, bảy nàng Ngũ Long Công Chúa. Khánh Ly, Ngọc Minh than: “Ông Nguyên Sa ngồi chật cả phòng vi âm, hết cả chỗ đứng hát”. Còn Văn Bút Hoa Kỳ, đi thăm Tô Văn đau. Kế hoạch video, chương trình dạ vũ, phái đoàn văn nghệ thăm dân cho biết sự tình, báo sẽ thêm mươi tờ cho tràn ngập chết hết. Còn nhiều như sau này. Tất cả từ một góc phòng Irvine. Thành ra mấy chục năm rồi, cái anh chàng lệu bệu tròn hoay về từ Paris và ra sân với chúng tôi ngày nào đã là một tay đua đường trường ngoại hạng. Đó là Nguyên Sa marathon.
Đường trường thật. Nhóm bạn bè trở về từ Âu Châu cùng một thời với Nguyên Sa, tôi không còn gặp lại ai nữa. Từ Nguyễn Văn Trung đến Nguyễn Khắc Hoạch, đến Trịnh Viết Thành. Mỗi người đã một xa thẳm, một biệt tích. Hoàng Anh Tuấn tới Mỹ, cũng lúc nổi lúc lặn. Riêng Nguyên Sa vẫn Seven Eleven 24 giờ trên 24 giờ, vẫn giữa trục giao thông, vẫn thấy lại, lừng lững. Không cái mũ trắng nhà giáo nữa thì giờ cái cát-kết bang trưởng. Không căn gác Tôn Thất Đạm cũ thì giờ ngôi nhà Irvine. Không đêm Chợ Lớn thì giờ tối cà phê LUP. Đối thủ nào muốn đẩy dạt Nguyên Sa ra một đường lệ, thiệt khó, thiệt khó. Triều Châu Phúc Kiến đã đóng trụ trên đường Westminster, đường Bolsa, còn có hàng chục siêu thị trên đường Brookhurst, muốn tranh thương có tranh thương, nuốn hạ giá có hạ giá. Đánh du kích hay đánh trận địa, muốn tiểu thổ hay muốn trường kỳ đều sẵn sàng cả. Thành ra, 42 cây số đường trường cuộc đua marathon, trên mọi ngả đường của 20 năm quê nhà tiếp nối với 10 năm ngoài nước, Hà Đông vẫn một mình đều bước. Thành ra, tối ngày nằm nhà vẫn là tối ngày có mặt, cứ đúng 4 giờ chiều chỉ vài cú điện thoại là mọi chuyện võ lâm giang hồ đã nắm vững trong tay. Thành ra nếu nhà thơ có ngồi chật phòng vi âm không còn chỗ đứng hát, Khánh Ly, Ngọc Minh cũng đừng than. Nguyên Sa vẫn còn đó, chật hết mọi sinh hoạt.
Một đêm tháng trước, nhà hàng Doanh Doanh của vợ chồng Thái Tú Hạp trên Đại lộ Hoàng Hôn đãi cơm tối ra mắt thân hữu tập thơ văn mười năm hải ngoại. Tới phần thơ nhạc tạp lục, sau tiếng hát Khánh Ngọc và tiếng đàn Nguyễn Đức Quang, tôi có đi cùng Nguyên Sa lên máy vi âm. Đứng cạnh. Chia nhau mỗi thằng đọc một khúc thơ tình của bang trưởng Phúc Kiến. Đọc thơ. Đùa nghịch với thơ. Thơ anh nằm xem tuồng cải lương, em không quần không áo. Thơ năm thằng cùng tắm giờ đứng tắm một mình. Đọc thơ. Đùa nghịch với thơ. Tôi vẫn thích lắm những phút đùa nghịch như vậy. Cho thoải mái không khí, thân mật bạn bè. Cho đêm xuống đã xuống với nhân thế ở ngoài kia, đêm tối bớt buồn, và bớt lạnh với người. Đùa nghịch, riễu bạn, riễu luôn cả chính mình. Để câu nói Nguyên Sa “Chúng mình già hết rồi”. Phải có lúc không đúng. Hoặc một cách nào thôi, tâm hồn ta vẫn trẻ. Mấy phút trước máy vi âm tối đó mà Nguyên Sa gọi hai đứa tôi là Laurel và Hardy, tôi thấy tôi trẻ thật. Nguyên Sa cũng vậy. Mấy phút trước máy vi âm tối đó, tôi thấy lại cái tôi đầu, những ngày Sáng Tạo trẻ trung phơi phới. Và thấy lại cái phần trước sau tôi thích thấy nhất và yêu mến nhất ở Nguyên Sa. Đó là mấy chục năm về trước. Nguyên Sa mới ở Pháp về, Trịnh Viết Thành đem tới. Đưa bài thơ đầu tiên. Và sau đó đã cùng chúng tôi đi vào cuộc phiêu lưu đầy hào hứng tới những chân trời văn chương tuổi trẻ mênh mông.
- Màu lụa Hà Đông trong thơ Nguyên Sa Mai Thảo Nhận định
- Những Ca Khúc Tiền Chiến Mai Thảo Tùy bút
- Ngôi Sao Hàn Thuyên Mai Thảo Hồi ức
- Nhật Tiến Vẫn Đứng Ở Ngoài Nắng Mai Thảo Hồi ức
- Tiếng hát Thái Thanh Mai Thảo Tap luận
- Nhân Cách Bình Nguyên Lộc Mai Thảo Hồi ức
- Đêm Tân Hôn Mai Thảo Truyện ngắn
- Đứng Về Phía Những Cái Mới Mai Thảo Tạp luận
- Họp mặt văn nghệ tại nhà Vũ Hoàng Chương Mai Thảo Hồi ức
- Một Vài Kỷ Niệm Với Bùi Giáng Mai Thảo Hồi ức
• Thơ Nguyên Sa Và Phái Đẹp (Nguyễn Thị Thu Trang)
• Màu lụa Hà Đông trong thơ Nguyên Sa (Mai Thảo)
• Thơ ở Nguyên Sa (Du Tử Lê)
• Đọc lại Sân Bắn của Nguyên Sa (Nguyễn Mạnh Trinh)
• Tháng Tư nhớ Nguyên Sa, chuyện trò cùng ‘Nga buồn như con chó ốm’ (Vũ Đình Trọng)
• Nhân Một Kinh Nghiệm Thơ (Đỗ Long Vân)
• Kỷ Niệm Buồn Tháng Tư (Bùi Tiên Khôi)
• Chất sáng tạo tinh tế và phong phú của thơ Nguyên Sa (Phạm Quốc Bảo)
• Nguyên Sa (Vĩnh Phúc)
• Nguyên Sa (Võ Phiến)
• Lục Bát Bí Ẩn Trong Thơ Nguyên Sa (Trần Văn Nam)
• Nguyên Sa, Nhà Thơ Trọn Đời Hệ Lụy Với Thi Ca (Trần Văn Nam)
• Nguyên Sa - Thế giới của Tình yêu thơ mộng (Thái Tú Hạp)
• Nguyên Sa và Tình Ca Ngô Thụy Miên (Ngô Thụy Miên)
• Vị trí và, ảnh hưởng thơ Nguyên Sa trong văn học Việt (Du Tử Lê)
Nguyên Sa (Tạ Tỵ)
Nguyên Sa (1932-1998) (Thụy Khuê)
Nguyên Sa, Nhà Báo, Nhà Thơ (Nguyễn Vy Khanh)
Nguyên Sa, “Cuộc Hành Trình Tên Là Lục Bát”
(Nguyễn Mạnh Trinh)
Nguyên Sa (Khánh Phương)
• Đọc Thơ Trần Văn Nam (Nguyên Sa)
• Rời Bỏ Nền Văn Chương Trú Ẩn (Nguyên Sa)
• Đọc thơ Viên Linh (Nguyên Sa)
• Phạm Duy với ngàn lời ca (Nguyên Sa)
Thơ Nguyên Sa (luanhoan.net)
• Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)
• Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)
• Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)
• Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |