1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Mấy Ngày Sau Cùng Của Tô Đình Sự (1943-1970) (Yên Bằng) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      20-08-2012 | VĂN HỌC

      Mấy Ngày Sau Cùng Của Tô Đình Sự (1943-1970)

        YÊN BẰNG
      Share File.php Share File
          

       

      Chuyến xe định mệnh đã đưa Tô Đình Sự vào Tổng Y Viện Cộng Hòa lúc 23 giờ 50 đêm 9.10.70 cùng với ba kẻ đồng hành, trong đó may mắn thay có kẻ viết bài này. Sự đã thực sự bỏ chúng ta mà đi sau ba ngày nặng trĩu u buồn, nằm vật lộn với vết thương xoàng xĩnh trong khu ngoại thương 4. Tin Sự vĩnh viễn nằm xuống đã làm cho mọi người tưởng chừng như chìm đắm vào giấc mộng du, vì không ai có thể nghĩ rằng một người làm thơ đầy sinh lực như Sự lại có thể từ giã cuộc đời một cách quá vội vàng và tức tưởi như vậy, và vào giữa lúc con đường anh đi có nhiều hoa nở.


      Sự từ Phan Rang vào Sài gòn thăm bạn bè, anh nhờ Phạm Nhã Dự đèo Honda lên tìm tôi ở Tân Cảng chiều 6.10 và ngỏ ý ở lại với tôi nửa tháng. Tôi đồng ý dễ dàng như lần đầu tiên dễ dàng quen Sự ở quán báo Cô Nga. Phải chăng anh coi tôi là một người thân trong số bạn bè làm văn nghệ với anh. Trong ba ngày vui sống, Sự kéo theo nhiều bằng hữu như Phan Việt Thủy, Lâm Chương, Trần Phù Thế, uống rượu liên miên hồ như bất tận. Cũng trong thời gian này Sự đã viết một truyện ngắn cuối cùng trong đời anh với nhan đề: Hoàn hoài cách ngăn, một truyện ngắn nói lên nỗi khốn cùng của một người tuổi trẻ bị cuộc đời xô về phía chân tường, và một điều khiến xui thật ngộ nghĩnh, Sự đã mở đầu truyện ngắn này bằng hai câu thơ:


      Buổi ra đi không hẹn ngày về

      Mai với một biết bao giờ gặp gỡ?


      Sự làm thơ cũng như viết văn quá dễ dàng, viết không cần thảo trước và nhanh không thể tưởng tượng được.


      Gian phòng tôi ở vỏn vẹn chỉ có một chiếc ghế bố nhà binh độc nhất, thế mà hai đứa nằm chen cũng thấy vui. Sự kể cho tôi nghe một vài kỷ niệm vui vui về Trần Hoài Thư, Nguyễn Sa Mạc trong lúc hai người này tá túc tại nhà anh ở Phan Rang. Sáng 9.10, Sự vác truyện ngắn Hoài hoài cách ngăn ra tìm Khánh Giang ở báo Thời Nay. Trước khi đi Sự nói:

      - "Tao ra tìm Khánh Giang vất truyện này lấy hai ngàn xài trước, vào Sài gòn tao đói quá."


      Sự biết tôi đã cháy túi từ mấy hôm trước vì cảnh tiền lính tính liền. Sẵn hôm nghỉ việc, tôi liền chở Sự ra sạp báo Cô Nga. Buổi chiều chập choạng Sự về đến Tân Cảng, tôi thấy anh bơ phờ thay đồ đi tắm, tôi đang lui cui đánh đô-mi-nô với vài thằng bạn giải sầu thì Sự tìm sang rủ tôi đi ăn cơm ghi sổ. Tôi vội thay đồ định đi với Sự thì Lâm Chương cùng gã tài xế tên Tiên lái xe jeep đến. Gặp Chương, Sự la lên: "Cứu tinh đến Bằng ơi! Cứu tinh đến!" Tôi chạy ra đón Chương và sau vài ba mẩu chuyện vụn về văn nghệ, Chương mời tôi và Sự đi uống rượu. Từ trước chúng tôi vẫn thường kết chặt thêm tình thân bằng những chầu rượu chết bỏ, do đó dù trong người không được khỏe tôi vẫn phải theo Sự và Chương đi lu bù trong thành phố đầy hơi người.


      Tôi đi băng ngang qua đời, băng qua hạnh phúc đang dong chờ. Băng qua ngày tháng sầu mơ. Rồi bến bờ xa lạ, rồi đồi núi chập chùng, rồi tình người theo nhau rụng xuống dưới nổi trôi của cô đơn bốn bề vây hãm. Cô đơn phỉnh phờ tôi mệt nhọc đi xa đời người... Đi về một ngơi nghỉ, một ngơi nghỉ thật dịu dàng nôn nóng từ lúc nào cũng đã tới cái chốn đinh sẵn, cái chốn gọi tà ngày về.

      Không là ngày về của một đứa con hoang. Không là ngày về của một lãng tử. Không là ngày về của một người đã bỏ đi rồi trở lại. Không phải ngày về là quay lui con đường đã qua. Ngày về là chốn trước mặt. Những viễn mơ tương phùng định đặt sẵn một phía trời nhạt thếch.


      Đó là một đoạn trong nhật ký của Sự viết dở dang, vỏn vẹn chỉ có năm trang giấy học trò. Có lẽ, người làm thơ trẻ ấy đã nhìn thấy, tiên tri thấy giây phút cuối cùng ngơi nghỉ, sự ngơi nghỉ muôn đời trùng lấp. Có lẽ, Sự đã hình dung được định mệnh mình được an bày ở một cõi hư vô nào, chỉ còn chờ thời gian. Lúc ấy, 23 giờ 50 đêm 9.10 chúng tôi ra về trong sự quên lãng. Gã tài xế nhấn hết ga đảo lộn trên mặt đường sũng nước. Trong một giây phút thật ngỡ ngàng, tôi thấy hồ như chiếc xe chao đi rồi băng thẳng qua bên kia đường như một ánh sao sa. Tôi hét to lên một tiếng vô nghĩa rồi im lặng không cùng, tất cả đều nhạt nhoà chìm đắm...


      Tôi tỉnh dậy trên băng ca của Quân Y Viện Cộng Hòa cùng với mùi thuốc xông nồng đến độ buồn nôn. Quay sang bên cạnh, tôi còn lờ mờ nhìn thấy Sự nằm thở đều, phía trái trên đầu anh bị lủng một lỗ khá lớn và máu tươi vẫn còn rịn chảy. Sáng hôm sau Sự và Chương được đưa vào nằm ở trại Tổng Quát 7 còn tôi được xuất viện vì thương thế không mấy quan trọng.


      Tôi về chạy nợ mua năm hộp sữa và một chục cam mang vào cho Sự. Tôi thấy Sự hồi tỉnh và tươi vui như lúc nào. Tôi ngỏ ý được đánh điện tín ra Phan Rang cho gia đình Sự hay để vào săn sóc cho anh, nhưng Sự không bằng lòng và tin rằng số bạn bè ở Sài gòn lo lắng cho anh cũng đủ lắm rồi. Tôi thấy yên tâm phần nào khi thấy Sự quá tỉnh táo và bình tĩnh như không có gì xảy ra.


      Lâm Chương trốn ra khỏi bệnh viện tìm đến báo tin Sự chết lúc 7 giờ sáng ngày 13.10, tôi bàng hoàng không ngờ đời Sự lại kết thúc một cách thê thảm như thế:


      khi ra đi không kịp chào nhau

      khi ra đi không kịp chúc nhau

      khi ra đi còn nhiều vướng bận

      xin gởi tới mùa xuân sắp đến

      gửi lại anh em bè bạn âm thầm xót xa

      gửi lại những người yêu sắp chia lìa

      như đã biết

      các em khóc với anh hôm nào

      mùa xuân sẽ đến

      sẽ đi như anh như gió

      (Gửi tới mùa xuân - Tô Đình Sự)


      Tôi vội theo Chương vào nhà xác Cộng Hòa thăm Sự nhưng người ta đã đưa anh vào phòng lạnh, tôi hé cửa nhìn vào thấy xác Sự nằm bất động trên băng ca, gương mặt thật bình thản. Tôi biết Sự đã chết rồi, đã chọn cho mình một ngày về theo cuộc viễn mơ của anh. Một người sống hai mươi bảy năm, viết văn làm thơ như Sự, lúc chết đi chỉ để lại cho đời một tập thơ đã in, một tập thơ nằm ụ vì không có tiền xuất bản, một vài đoạn nhật ký rời và vài câu thơ viết dở dang.


      Thế là hết. Sự đã bỏ lại tất cả trên cuộc đời thống khổ này mà đi. Hỡi cơn gió heo may những chiều ảm đạm vẫn thổi qua, ta lại tiếp tục thở không khí, tiếp tục hoài mơ, tiếp tục sống làm người mong có một ngày về giữa thân yêu, về giữa những rộn ràng yêu dấu, những môi hồng ngát nụ cười... Nên cứ ngỡ cái cuối đời của mình nào xa. Cái cuối đời như thoáng hiện. Cái cuối đời không một ai biết đến, không một ai ngó ngàng.


      Yên Bằng

      Nguồn: Khởi Hành số 96 tháng 10-2004
      Chủ đề đặc biệt: Các nhà văn nhà thơ Miền Nam chết trẻ

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Mấy Ngày Sau Cùng Của Tô Đình Sự Yên Bằng Tạp bút

    3. Bài viết về những nhà thơ chết trẻ (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

      NHỮNG NHÀ THƠ CHẾT TRẺ

       

      1. Bài viết về Quách Thoại

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Quách Thoại, Nhà Thơ Thời Dựng Nước Cộng Hòa (Viên Linh)

      Nhà Thơ Quách Thoại (Lý Hoàng Phong)

      - Tưởng nhớ Thi sĩ Quách Thoại tại Tiểu Sài Gòn   (dutule.com)

      - Quách Thoại, nhà thơ đấu tranh đầu tiên của Việt Nam (1930-1957)    (Mặc Lâm, RFA)

      - Tiểu sử thi sĩ Quách Thoại   (tiengquehuong)

      - Huyền thoại về một nhà thơ Huế   (Võ Công Liêm)

      - Ra mắt tập thơ ‘Giữa Lòng Cuộc Đời’ của Quách Thoại   (Thanh Phong)

      - Quách Thoại - Giữa lòng cuộc đời   (Nhiều tác giả)

      - Thanh Tâm Tuyền về Quách Thoại   (Nhị Linh)

      - Văn học miền Nam: Thi sĩ Quách Thoại   (Nhị Linh)

       

      Tác phẩm của Quách Thoại

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Trang Thơ Quách Thoại (Quách Thoại)

      Thơ trên mạng:

         - thivien.net    - thica.net



      2. Bài viết về Nguyễn Nho Sa Mạc

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nguyễn Nho Sa Mạc (Nguyễn Nho Châu)

      Nén Nhang Cho Người Bạc Mệnh (Phạm Ngọc Lư)

      Vàng Lạnh Câu Thơ (Nguyễn Lệ Uyên)

      Một Thoáng Nguyễn Nho Sa Mạc (Nguyễn Vy Khanh)

      - Nguyễn Nho Sa Mạc: nguời thi sĩ tiên tri (Trần Hoài Thư)

      - Gặp Nguyễn Nho Sa Mạc từ Nguyễn Thị Liên Phượng (Luân Hoán)

      - Một nhà có 9 người làm thơ ở làng La Qua, Quảng Nam (Lý Đợi)

      - Nguyễn Nho Sa Mạc Một ngôi sao xẹt qua bầu trời thi ca (Đỗ Trường)

      - Nguyễn Nho Sa Mạc: Một tấm chiếu cho khổ nạn VN… (Blog Trần Hoài Thư)

      - Thơ học trò, Nguyễn Nho Sa Mạc (Đặng Tiến)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Nho Sa Mạc

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Trang Thơ (Nguyễn Nho Sa Mạc)

      Thơ trên mạng:

         - thivien.net    - thica.net



      3. Bài viết về Tô Đình Sự

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Tô Đình Sự, Người Ngoài Chân Mây Thênh Thang (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Tô Đình Sự, Một Người Bạn (Phạm Nhã Dự)

      Nhà thơ Tô Đình Sự (T. V. Phê)

      Mấy Ngày Sau Cùng Của Tô Đình Sự (Yên Bằng)

      - Tô Đình Sự (Linh Phương blog)

       

      Tác phẩm của Tô Đình Sự

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Trang Thơ Tô Đình Sự (Tô Đình Sự)



      4. Bài viết về Nguyễn Nho Nhượn

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Một Người Thơ Quảng Nam: Nguyễn Nho Nhượn (Diên Nghị)

      - Nguyễn Nho Nhượn - một ánh sao bay qua bầu trời (Nguyễn Nhã Tiên)

      - Nguyễn NHo Nhượn - Một tiếng thơ về thân phận, một trái tim yêu quê hương (Huỳnh Văn Hoa)

      - Tưởng Nhớ Một Nhà Thơ Tài Hoa & Mệnh Bạc, Nguyễn Nho Nhượn (Mang Viên Long)

      - Tưởng Nhớ Nguyễn Nho Nhượn (Lê Đình Phạm Phú)

      - Nguyễn Nho Nhượn-Tiêu Biểu Qua Bài Thơ “Khi Trở Về Vĩnh Điện” (Mang Viên Long)

      - Vài nét về nhà thơ Nguyễn Nho Nhượn 

      (Nguyễn Nho Khiêm blog)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Nho Nhượn

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Trang Thơ (Nguyễn Nho Nhượn)

      Thơ trên mạng:

         - nhokhiem.wordpress.com   



      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)

      Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)