1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Bàng Bá Lân, Chỉ Một Bài Thơ (Viên Linh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      11-06-2014 | VĂN HỌC

      Bàng Bá Lân, Chỉ Một Bài Thơ

        VIÊN LINH
      Share File.php Share File
          

       


           Thi sĩ Bàng Bá Lân
          (1913 - 1988)

      Mỗi khi ta nhắc đến tên một thi sĩ, người nghe thường hỏi lại, hay nói thêm, về sự đặc biệt của thi sĩ ấy, hay một điển hình nào đó, một tiêu biểu nào đó, để sự nhắc nhở có thêm ý nghĩa, thêm đậm đà.


      Chẳng hạn có người nhắc đến nhà thơ Tú Xương, người ta thường nói “Ông tú Vị Xuyên,” hay “Tác giả bài thơ trào phúng Chúc Tết phải không: Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau.” Nhắc đến Tản Ðà, người ta nhắc đến nhà thơ “Núi Tản sông Ðà,” hay bài “Thề Non Nước,” bài dịch “Hoàng Hạc Lâu,” vì đó là bài lục bát nổi tiếng nhất của ông, và bài dịch kiệt xuất của sự dịch thơ Ðường sang tiếng Việt. Gần chúng ta hơn, nói tới Vũ Hoàng Chương, người ta nhắc đến Thơ Say, đến “Mười Hai Tháng Sáu;” nói đến Nguyễn Bính, người ta nhắc đến “Lỡ Bước Sang Ngang,” đến “Em ơi em ở lại nhà, vườn dâu em hái mẹ già em thương.”


      Thuở đất nước phân ly, Thơ hai miền của Việt Nam là hai thái cực, còn hằn đọng tới cả nửa thế kỷ sau. Miền Nam sau 54, nói đến Thanh Tâm Tuyền là có thể nhắc đến “Tôi không còn cô độc,” hay đọc vài câu thơ tự do điển hình của ông về tình yêu và thành phố: “Anh sợ những cột đèn đổ xuống, Rồi dây điện cuốn lấy chúng ta, Bóp chết mọi hy vọng, Nên anh dìu em đi xa.” Nhắc đến thi sĩ Quách Thoại người ta nhớ đến “Như Băng trường tình” hay có thể đọc ngay thơ ông: “Mặt trời mọc! Mặt trời mọc! Rưng rưng màu hoa gạo, Lỡ một ngày mai tôi chết trần truồng không cơm áo!” (Còn sáng tạo ta hãy còn sáng tạo).


      Có một hai trường hợp lạ thường là có những câu thơ cả trăm người thuộc, mà không ai biết hai câu đó xuất xứ từ bài nào, không ai trưng dẫn được tên bài thơ, đó là hai câu nổi tiếng:


      Hỡi cô tát nước bên đàng

      Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?


      Có người nghĩ đó là hai câu ca dao, tức là thơ do người dân vô danh làm ra, người dân ở đây không phải là một cá nhân, mà là nhiều người, mỗi người thêm thắt một ý, một chữ, cho đến khi nó trở thành toàn bích, nghĩa là không một ai là tác giả, mà tác giả là đám đông.


      Nhưng có một thi sĩ nổi danh nhận rằng hai câu ấy là do ông làm, đó là thi sĩ Bàng Bá Lân. Tôi tin ông, vì ông vốn là một người không vướng mắc gì vào những chuyện tầm phào. Ông lại từng có những bài thơ xuất sắc.


      Thi sĩ Bàng Bá Lân vốn họ Nguyễn - xuân, sinh tháng 11 Nhâm Tý (1913) tại Phủ Lạng Thương, song chính quán tại huyện Bình Lục, Hà Nam, nổi tiếng từ thời Tiền Chiến là một nhà thơ nồng nàn tình yêu đồng ruộng, mà thi phẩm đầu tay là Tiếng Thông Reo, xuất bản từ 1934 tại Hà Nội. Thơ ông mộc mạc, chất phác như tâm tình chân thật của ông với cuộc sống, bởi ông làm thơ từ cảnh từ tình trong cuộc sống của chính mình.


      Nếu nói về toàn thể, sự nghiệp thơ ông không đồ sộ, song nếu có thi sĩ chỉ cần một bài mà lưu danh hậu thế, thì ông chỉ cần bài “Ðói.” Bàng Bá Lân - và chỉ có ông, làm bài thơ cảm xúc nhất, dài nhất, kỹ nhất, về nạn đói năm Ất Dậu 1945.


      Bản thân người viết có nhiều kinh nghiệm về nạn đói năm Ất Dậu 45, khi còn là một đứa trẻ 7 tuổi. Một buổi trưa, đang đứng trước nhà ở Ga Ðồng Văn, vừa đưa chiếc bánh nếp lên miệng, thì vèo một cái như con quạ đen từ giữa đường cái quan, một thiếu niên cỡ 14, 15 đã bay xẹt qua tôi và trở lại chỗ cũ, miệng nó đang nhai nuốt cái bánh của tôi, còn vướng một mảnh lá bọc bánh trên miệng, hai hàm răng trắng nhởn, hai tròng mắt trắng nhởn nhìn tôi trừng trừng, còn tôi thì tay phải vẫn giơ lên trong cử chỉ đưa chiếc bánh vào miệng mình. Tôi không buồn tiếc gì vì trong nhà còn cả rổ bánh nghi ngút trên nồi nước mà mẹ tôi vừa nấu xong, nhưng tất cả đã làm tôi ngơ ngẩn. Sau này trưởng thành, nghe nói và đọc sách báo, dường như trận đói ấy đã giết cả “hai triệu người” miền Bắc? Tôi chưa được đọc một tài liệu chính thức nào, nên chưa thể gọi là biết đúng sự việc ra sao, ngoài vài tấm hình.


      Chỉ một bài thơ Ðói, Bàng Bá Lân trên phương diện một tác giả, đã để lại cho đời sau ý thức về xã hội mà ông, một kẻ cầm bút, đã là một chứng nhân.


      ÐÓI

      Năm Ất Dậu tháng ba, còn nhớ mãi

      Giống Lạc Hồng cực trải lắm đau thương!

      Những thây ma thất thểu đầy đường

      Rồi ngã gục, không đứng lên, vì đói!

      Ðói tự Bắc Giang đói về Hà Nội,

      Ðói ở Thái Bình đói tới Gia Lâm.

      Khắp đường xa những xác đói rên nằm

      Trong nắng lửa, trong bụi lầm, co quắp.

      Giữa đống giẻ chỉ còn là hố mắt

      Ðọng chút hồn sắp tắt của thây ma.

      Những cánh tay gầy quờ quạng khua khoa

      Như muốn bắt những gì vô ảnh

      Dưới mớ tóc rối bù và kết bánh

      Một làn da đen sạm bọc xương đầu

      Răng nhe ra như những chiếc đầu lâu.

      ...

      Chết!

      Chết! Chết! Hai triệu người đã chết!

      Ðể nhớ thi sĩ, mất vào 21 tháng 10, 1988, xin chọn bài trên (dù chỉ vài đoạn vì bài thơ rất dài, đúng ra là một bài Trường Thi), như một điển hình cho Bàng Bá Lân, và một tiêu biểu trong Thơ Miền Nam, bài thơ mà ông làm sau khi đã vào Sài Gòn, hoàn tất vào tháng 5, 1957. Thế hệ cha anh chúng tôi và thế hệ chúng tôi chưa một ai viết được sự thật về nạn đói này. Chỉ nói chung chung là do quân Nhật gây ra. Tin tức kiểu truyền miệng, tệ hơn nữa là tin tức tuyên truyền có tính chính trị. Tôi hoàn toàn không tin. Thời đó nước ta ở dưới sự thao túng của ít ra là bốn thế lực: Pháp, Nhật, Việt Minh, Tầu, chứ không phải chỉ có Nhật. Và Mỹ, thế lực kết thúc Thế Chiến Thứ Hai, trong vòng vài chục ngày, đã đánh chìm hai trăm tầu bè của Nhật ngoài khơi Việt Nam, dĩ nhiên trong đó có chở lương thực cho quân Nhật ở Ðông Dương. Quân chiếm đóng đói, thì dân phải chết.

      (VL, trích đoạn Hồi Ký 60 Năm Làm Thơ Viết Văn Làm Báo)


      Viên Linh

      nguoi-viet.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ

      - Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định

      - Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký

      - Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký

      - Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại

      - Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký

      - Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký

      - Văn Quang - Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành 2009 Viên Linh Thông báo

    3. Bài viết về nhà thơ Bàng Bá Lân (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Bàng Bá Lân

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Bàng Bá Lân, làm thơ để sống lại quá khứ (Viên Linh)

      Bàng Bá Lân, Chỉ Một Bài Thơ (Viên Linh)

      Tiểu sử  (wiki)

      Bàng Bá Lân (1912 - 1988)  

       (phannguyenartist)

      Vài kỷ niệm với nhà thơ Bàng Bá Lân  

       (Huyền Viêm)

       

      Tác phẩm của Bàng Bá Lân

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Đói (Bàng Bá Lân)

      - Chưa Bao Giờ Thương Thế

      - Nguyễn Nhược Pháp

      Thơ có trên mạng:

      - vietnamvanhien.org - thivien.net

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Việt Dương và Trần Thị Nguyệt Mai Với “Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ” (Phan Tấn Hải)

      Tản mạn về “Hạ đỏ có chàng tới hỏi” (NP Phan)

      Tưởng nhớ Hoàng Ngọc Tuệ (Ngô Nhân Dụng)

      Trần Lê Nguyễn - Một thời có bão (Trần Áng Sơn)

      Trịnh Y Thư - Và khi về ngồi dưới những gốc nho biển (Bùi Vĩnh Phúc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)