1. Head_

    Giản Chi

    (..1904 - 22.10.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Cảnh Cửu Và Sự Cô Đơn Đến Tận Cùng (Nguyễn Lệ Uyên) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      9-8-2023 | VĂN HỌC

      Cảnh Cửu Và Sự Cô Đơn Đến Tận Cùng

        NGUYỄN LỆ UYÊN
      Share File.php Share File
          

       

      “Tôi yêu anh yêu biết nhường nào
      như quê hương yêu anh yêu mê mệt
      mà anh dửng dưng, nguội lạnh.
      Tôi buồn như những đám dương vùng Đại Lãnh.
      Tôi khóc như mưa chiều về với núi Vọng Phu”.

      (Cảnh Cửu)


      Trước đây, nhiều người vẫn nghĩ rằng, Cảnh Cửu chỉ có một truyện ngắn duy nhất là Thư từ Tuy Hòa, đăng trên tạp chí Văn số 45 chủ đề Françoise Sagan ra ngày 1.11.1965. Nhưng thật ra không phải vậy. Hơn một năm sau, truyện ngắn thứ hai Vòng đai học vấn (1) xuất hiện trên Văn số 72, ngày 1.11.1966; rồi 5 tháng sau là truyện Khởi hành vào mùa xuân tương lai (1) Văn số 79, ngày 1.4.1967; đây cũng chính là truyện cuối cùng ký tên Cảnh Cửu.


      Như vậy, trước sau Cảnh Cửu có 3 truyện đều được đăng tải từ tạp chí Văn, một tạp chí văn chương nổi tiếng của miền Nam. Đây có thể coi là một trong số những truyện ngắn độc đáo trong dòng văn học nghệ thuật miền Nam (1954-1975).


      Chỉ riêng việc Cảnh Cửu đến với văn chương không ồn ào, rồi lặng lẽ rút lui (không viết thêm một truyện nào khác trên bất kỳ tạp chí văn chương nào khác) đã khiến nhiều người đặt dấu hỏi tại sao, và Cảnh Cửu là ai?


      Cảnh Cửu là ai? Không hề có một thông tin nhỏ nào. Ngay cả khi còn là thư ký tòa soạn Văn, chính ông Trần Phong Giao, lúc cho đăng truyện Thư từ Tuy Hòa mà “không cần qua Ban tuyển đọc tác phẩm, chỉ vì truyện khá hay, lại là truyện ngắn đầu tay” – lời TPG. Ông viết thư khuyến khích Cảnh Cửu, gửi nhuận bút cho tác giả với hy vọng của một người luôn nặng lòng với văn chương, luôn để mắt khám phá những cây bút trẻ tài năng, sẽ có thêm một Cảnh Cửu chói sáng như một số nhà văn trẻ trước đó. Nhưng rồi hy vọng đã không thành và những gì ông nói về Cảnh Cửu trong những buổi “trà dư tửu hậu” chỉ là những từ “hình như” nối liền nhau: Lúc truyện ngắn đầu tiên được chọn đăng, hình như Cảnh Cửu đang theo học ngành Nông Lâm Súc tại Sài Gòn. Trước đó, hình như Cảnh Cửu theo gia đình di cư vào Nam năm 1954, nơi đến đầu tiên là Tuy Hòa, vùng đất nghèo nàn, khô cháy ở duyên hải miền Trung. Hình như Cảnh Cửu cũng học bậc trung học ở đấy (trường Nguyễn Huệ, Tuy Hòa – dẫn của người viết).


      Mà đúng vậy. Ngoại trừ truyện Vòng đai học vấn, còn hai truyện kia, Cảnh Cửu đều lấy bối cảnh là Tuy Hòa – Nha Trang – Qui Nhơn, thông qua những lần lui tới trên những chuyến tàu lửa “hậm hực phun những tàn lửa và thét inh ỏi, vang động núi rừng”. Điều này chứng tỏ rằng, Cảnh Cửu đã từng sống, từng qua lại ba thành phố này nhiều lần và hiểu biết khá cặn kẽ miền đất ca dao duyên hải nam Trung bộ “anh về Bình Định thăm cha, Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em” hay “Bình Định tốt nhà, Phú Yên tốt lúa, Khánh Hòa tốt trâu”!


      Với sự hiểu biết về nơi tạm cư như một khám phá mới mẻ cá nhân, ngay ở cửa ngõ ra vào Tuy Hòa, Cảnh Cửu giới thiệu:

      “Con sông Đà Rằng chảy qua cây cầu một ngàn hai mươi thước đó làm anh mê à. Mùa mưa nước lênh láng bao la thật. Cũng mùa mưa nước đổ dầm dề gió bấc cắt da chỉ còn con sông Đà và chỏm núi Nhạn là tương phùng như trong chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh. Cá ở ngoài biển dám chèo vào với bánh tráng trong thành phố đó…” (TTTH)

      Còn Nha Trang thì:

      “Con đường Gia-Long với hai hàng me thẳng tắp trước cổng nhà thờ. Tôi không thể nói gì nhắn gì. Hàng me thì những lá nhỏ. Nhà thờ thì tháp chuông cao” (KHVMXTL) và: “Hương khói mùa xuân còn nghi ngút ở Tháp Bà. Tôi đứng trên những bậc cấp nhìn xuống Cầu Xóm Bóng cong cong, nước dưới cầu lặng lờ.” (KHVMXTL)

      Với Qui Nhơn:

      “Tàu chạy ngày càng sâu trên đất Bình Định. Tôi chỉ cho anh vài tên vùng đi qua: Vân Canh nhiều thượng. Diêu Trì ngã ba. Cầu Đôi nước đứng. Tháp Chàm gạch đỏ và núi Qui Nhơn lở lói. Nhưng chắc anh không thấy gì… Thành phố những miền này như thế cả. Nó chắp nối, vay mượn không ra cái thể thống gì. Chiến tranh giày vò, dẫm đạp nó quá nhiều làm sao nó giữ được một truyền thống. Nhưng Qui Nhơn còn hơn Tuy Hòa tôi nhiều.” (TTTH)

      Cái cách Cảnh Cửu miêu tả, nhận xét những cảnh vật, con người mà mình từng có dịp tận mắt nhìn thấy và từng sống với trong khoảng thời gian ít ỏi, tuy không óng ả, trau chuốt, đôi lúc có vẻ mộc mạc, thô kệch đến trần trụi… nhưng lại làm cho đoạn văn bỗng trở nên sáng đẹp và lộng lẫy như chút ráng chiều hửng lên những quầng sáng sặc sỡ phía đằng tây:

      “Anh có thấy Tuy Hòa là bãi cát mênh mông những gai lưỡi long và cỏ may lẫn lộn. Nắng nóng làm cát bỏng dưới chân. Gió nam quét mạnh làm bụi cát bay tứ tung. Những con đường phố, những đầu tàu, những mái nhà, những phu xe, những con người nghèo khó áo đen nón lá và cát bụi vò trộn quay cuồng thảm hại. Hãy tưởng tượng đến một thôn làng: Nhìn ngoài có vẻ phong phú dừa xanh lúa tốt. Nhưng bên trong, mùa gió cát bay như mây… Những đồi cao ngất lần lần tràn xuống xóm làng làm sự sống nhỏ nhoi vô nghĩa. Mà thật vậy sỏi cát đã chiếm hết những thỏi đất màu mỡ, cây cao lên không nổi, lá mỗi ngày một lụn tàn. Sự nghèo khó đến gõ cửa thường xuyên, cơm thì gạo ít mà ngô khoai nhiều. Đậu mè, đậu phụng trộn với muối rang là món ăn đắt giá. Chắc khi đọc thư này anh có ăn cục cơm và miếng thịt gà tôi gửi theo thì dù cho cơm đã thiu thiu, thịt gà đã dai nhách cắn không bể nhưng chắc cũng đỡ hơn cái sống ở đây nhiều. Nó là cái tinh hoa của xứ sở tôi đãi du khách đấy.” (TTTH)

      Đúng là có sống ở Tuy Hòa lâu ngày trong thập niên 50, 60 mới có thể nhìn thấu suốt cảnh sắc ở đây để miêu tả một cách chính xác đến như vậy. (Và hẳn nhiên, những con người từng sinh ra và lớn lên bên dòng sông Ba, ở độ tuổi trên dưới 70, khi đọc những dòng miêu tả trên kia, tôi chắc họ sẽ rất đỗi tự hào với chút ngậm ngùi khi hoài nhớ về xứ sở họ, với cả tấm lòng gửi đến nhà văn, vì chí ít, những đoạn miêu tả đó sẽ như tấm ảnh cũ nát để ta tưởng vọng về chốn xưa!).

       

      Điều đáng lưu ý: truyện Thư từ Tuy Hòa được Văn ghi bên dưới là đoản tác của Cảnh Cửu đăng ngay trong số đặc biệt Françoise Sagan, một nhà văn nữ của Pháp (thuộc lớp nhà văn hiện sinh nổi tiếng được độc giả miền Nam ưa chuộng, bên cạnh A. Camus, J.P. Sartre… trong thập niên 60).



            Văn số 45, ngày 1.11.1965

      Thư từ Tuy Hòa là một truyện ngắn độc đáo, bởi kết cấu của loại truyện không phải truyện; nội dung chỉ dồn về một phía nhân vật, như một truyện kể mà lại không phải lời kể lể; như một xâu chuỗi độc thoại rối nùi giữa quá khứ và hiện tại, giữa sau và trước, để phơi bày nội tâm của một cô gái đang hoang mang trong mớ tình cảm lùng nhùng, bởi đối tượng cô nhắm tới luôn ở trạng thái tĩnh, luôn cách xa lạnh lùng, dửng dưng đến nỗi ngay cả lúc yêu đương sôi nổi, cái sự lạnh lùng dửng dưng kia vẫn cứ sừng sững đeo bám bên người (!), khiến cho những cảm xúc, đôi khi như chen giữa hai nhân vật đối mặt nhau để thầm thì nhỏ to, rồi lại ẩn náu nơi góc khuất nào đó có vẻ hững hờ chừng mực, nồng nàn chừng mực, như một lời than trách. Tất cả được ngụy trang dưới một bức thư.


      Nhân vật “anh” luôn vắng mặt, nhưng cũng luôn hiện hữu trong tâm cảm cô gái là một “anh” nào đó, một đại từ danh xưng ngôi thứ hai. Nhân vật này được Cảnh Cửu tạo ra như cái vẫy cánh của con chim hải âu ngoài khơi. Nó thật gần trong tầm tay nhưng không thể nắm bắt được trong tay, rồi lại chấp chới đâu đó tít đường chân trời mà cũng thật gần trong từng cử chỉ, hơi thở lúc cô hồi tưởng, nhớ nhung... Đó là Hắn (tên gọi từ sự sắp đặt của tác giả). Nhưng hắn đã chết trước khi cầm trong tay nỗi khao khát, thương nhớ! “Hắn chết được vài ba hôm thì có một bức thư gửi cho hắn… mãi hăm mốt ngày sau mới được xé ra”. Và, cuối truyện: “Lá thư sau đó được đem đốt thành tro, những cánh tro mỏng manh men theo gió bay đi dọc con đường ngắn, không có gì nguy hiểm cả”. Lối viết theo cách mở và đóng này, trong thập niên 60 kể như là một lối hành văn mới lạ so với dòng văn chương lãng mạn của những năm 30 còn sót lại, đã gợi sự tò mò, đã lôi cuốn và không kém hấp dẫn đối với người đọc.


      Nhưng cốt lõi vẫn là nội dung lá thư kia, trong đó ta được biết cô gái là một cô giáo quê ở Tuy Hòa, và “anh” gốc Qui Nhơn đã rời quê khá lâu, biết về nơi chôn nhau cắt rún khá lờ mờ, hời hợt.


      Kết cấu của truyện là những hình ảnh, những lần gặp gỡ “lấn cấn”, những tình cảm dậy lên giữa quá khứ và hiện tại trộn lẫn với nhau, nhằm giãi bày tâm trạng, tình cảm của cô gái, khi thì hưng phấn nồng cháy, lúc chìm vào vùng xơ xác bất toàn. Những chuyến tàu xuôi ngược đưa hai người gần nhau trong giây lát rồi lại tách đôi giống như “hai khoảng đường ray tránh nhau rung lên hối hấp” (HTVMXTL). Cũng có thể ví “anh” là con chim thiên di quên lối về, đã biệt xứ; con chim đến rồi đi rất đỗi bất ngờ, trong khi cô gái thì như một con chim cắt đơn độc luôn dõi theo săn lùng, với tham vọng muốn mở banh lồng ngực của “anh” bằng bất cứ giá nào để coi trái tim “anh” đập theo nhịp ngân rung của bao nhiêu trường canh, bao nhiêu đoạn khúc của nhịp sênh phách? Đấy là khoảnh khắc hai người gặp nhau trên chuyến tàu lửa và tình cảm của cô gái vụt trỗi dậy một cách ồn ào (chỉ có một mình cô ta cảm nhận được):

      “Tôi biết anh cũng muốn vào nhưng muộn rồi. Tôi đứng chận đây. Đầu đằng kia là cuối con tàu. Anh chạy đằng trời nào. Tôi khoanh tay ra sau tì lưng vào thành tàu ưỡn người. Ngực tôi lồ lộ. Gió tung vạt áo trước tôi đi xa thấy rõ hàng nút xẻ dọc trên quần. Gió càng mạnh làm vải ở hai bên đùi tôi mỏng thêm và chiếc xì-líp dày cộm kinh khủng. Tôi biết nhưng cũng chẳng buồn sửa lại” (TTTH).

      Đây là dấu hiệu khởi đầu cho sự khiêu khích thị dục. Sự khiêu khích đối phương trỗi dậy từ bản năng gốc của cô gái, bởi từ những cảm xúc có thật, đã nảy sinh một thứ tình yêu chưa được xác định mức độ, rồi chuyển sang ước muốn đụng chạm lững lờ bên ngoài da thịt mang ít nhiều nhục cảm, không tiến xa hơn, nhưng vẫn để ngỏ: “Tôi biết nhưng cũng chẳng buồn sửa lại”. Những ham muốn luôn bị ức chế, dồn nén bởi ý thức không rõ ràng giữa một giống cái và một cô giáo buộc phải đạo mạo, đôi lúc chuyển thành liều lĩnh đến cẩu thả trong nhân cách? May mà nó chỉ tồn tại trong ý nghĩ, không được thể hiện bằng những hành động chính xác “đè bẹp… ngạt thở chết…”. Tất cả những hình ảnh được ghi lại chỉ có chi tiết “Tôi khoanh tay ra sau tì lưng vào thành tàu ưỡn người” là động tác có thật. Còn lại, tất cả những gì hiển lộ trên thân thể cô gái như “ngực tôi lồ lộ, vải ở hai bên đùi tôi mỏng thêm và chiếc xì-líp dày cộm kinh khủng…” chỉ là những cái cảm thấy từ một phía; chắc chi “anh” thấy ngực lồ lộ, vải mỏng trên đùi và chiếc xì-líp dày cộm như cô vừa cảm, đã thấy?


      Đây cũng chỉ là dạng rung động dục tính, là sự rung động cô đơn từ một thân xác có sự kiểm soát chặt chẽ của lý trí, giống như một đốm sáng chợt lóe trong đêm và thong thả tắt, như một đe dọa ngọt ngào: “Tôi đâm ra chưng hửng khi đứng trước căn nhà ấy. Phải chi một căn nhà nào khác khó kiếm tôi sẽ chui anh vào một phòng ngủ nào đó đè bẹp anh ngạt thở chết cho rồi.” (TTTH)


      Trong khi đó, nhân vật “anh” của Cảnh Cửu thì có vẻ như mang dáng dấp của một kẻ mộng du, luôn lầm lẫn về những sự vật đang tồn tại trước mắt anh ta. Đó là lúc tàu vào Qui Nhơn, là lúc hai người bước ra khỏi sân ga nhưng “anh” không có một chủ đích nào, thậm chí không có một khái niệm rõ ràng về không gian:

      “Tôi hỏi anh đi đâu. Anh nói vào ga chứ đi đâu nữa. Vào ga sao lại đi tuốt đằng này. Anh chỉ cái nhà cao có đèn nê-ông xanh đỏ: Không phải ga đó sao. Tôi rụng rời: Rạp xi-nê KK. Anh không thấy chữ đó sao. Anh nói tưởng đó là chữ quảng cáo li nhi quá. Tôi lại buồn nhà ga thì thấp hơn con tàu, tối om làm anh không biết đâu mà đến. Còn rạp xi-nê thì diêm dúa màu mè, cái điểm chính không hiện rõ làm người ta phải lầm tưởng” (TTTH).

      “Anh” lầm lũi bước đi để tự lẫn lộn, ngay cả không hề để ý đến cô gái đi bên cạnh. Và điều này khiến cô gái càng cảm thấy cô đơn hơn bao giờ, mủi lòng hơn bao giờ: “Tối đó đáng lẽ tôi thây kệ anh, mình về nhà tắm rửa, ngủ một giấc cho khỏe. Nhưng thấy anh lầm lũi tôi thương quá.”


      Tiếp theo:

      “Anh đi bên tôi như một tín đồ ngoan đạo. Thành phố Qui Nhơn không có gì làm anh kinh ngạc. Tôi ức nghẹn cổ. Chốc lát con phố Gia Long đã cụt. Những phố khác không đèn. Biết đi đâu bây giờ. Tôi thương tiếc tôi. Tôi thương tiếc cái thành phố này. Chỉ còn cách dẫn anh xuống bến tàu trấn nước cho ngộp thở bõ ghét chứ đi đâu nữa.” (TTTH)

      Có lẽ đây là đoạn văn cao trào nhất trong truyện khi cái nín lặng, lầm lũi của “anh” trở thành bức tường rêu ám lạnh lẽo ngăn cách tình cảm bắt đầu dậy men, ồn ào trong lòng cô gái. Cô lại thấy mình hoàn toàn cô độc đến nỗi muốn dẫn anh xuống bến tàu trấn nước cho ngộp thở bõ ghét chứ đi đâu nữa? Phải chăng đây là nỗi cô đơn song trùng trong buổi chiều trên tàu cô nhìn thấy: “Đám người đó khiêng một thây người trên cái võng máu me loang lổ trên áo trên mặt trên thân hình. Ruột thì lòng thòng thật dị hợm”?

       

      Tàu lật ở Phan Thiết, một thây người máu me, ruột lòng thòng ở vùng Ninh Hòa - Vạn Giã, bị mắc lừa ở nhà ga Qui Nhơn và bóng người đi bên cạnh lầm lũi… hình như đã khơi gợi trong lòng cô sự xót xa mất mát, mất mát bên ngoài và mất mát cả trong tâm hồn cô? Những với chụp của cô luôn bị hẫng hụt đã trở thành nỗi khao khát mãnh liệt, lẻ loi tận cùng, khiến cô phải kêu lên:

       

      “Tôi ước ao có anh đến để anh hôn tôi dưới bóng cây này hay mình vào xi-nê hôn nhau trong bóng tối. Tôi thích như vậy… Sân ga vắng tanh. Đèn... lẫn lộn, ngay cả không hề để ý đến cô gái đi bên cạnh. Và điều này khiến cô gái càng cảm thấy cô đơn hơn bao giờ, mủi lòng hơn bao giờ: “Tối đó đáng lẽ tôi thây kệ anh, mình về nhà tắm rửa, ngủ một giấc cho khỏe. Nhưng thấy anh lầm lũi tôi thương quá.”


      Tiếp theo: “Anh đi bên tôi như một tín đồ ngoan đạo. Thành phố Qui Nhơn không có gì làm anh kinh ngạc. Tôi ức nghẹn cổ. Chốc lát con phố Gia Long đã cụt. Những phố khác không đèn. Biết đi đâu bây giờ. Tôi thương tiếc tôi. Tôi thương tiếc cái thành phố này. Chỉ còn cách dẫn anh xuống bến tàu trấn nước cho ngộp thở bõ ghét chứ đi đâu nữa.” (TTTH)


      Có lẽ đây là đoạn văn cao trào nhất trong truyện khi cái nín lặng, lầm lũi của “anh” trở thành bức tường rêu ám lạnh lẽo ngăn cách tình cảm bắt đầu dậy men, ồn ào trong lòng cô gái. Cô lại thấy mình hoàn toàn cô độc đến nỗi muốn dẫn anh xuống bến tàu trấn nước cho ngộp thở bõ ghét chứ đi đâu nữa? Phải chăng đây là nỗi cô đơn song trùng trong buổi chiều trên tàu cô nhìn thấy: “Đám người đó khiêng một thây người trên cái võng máu me loang lổ trên áo trên mặt trên thân hình. Ruột thì lòng thòng thật dị hợm”?


      Tàu lật ở Phan Thiết, một thây người máu me, ruột lòng thòng ở vùng Ninh Hòa - Vạn Giã, bị mắc lừa ở nhà ga Qui Nhơn và bóng người đi bên cạnh lầm lũi… hình như đã khơi gợi trong lòng cô sự xót xa mất mát, mất mát bên ngoài và mất mát cả trong tâm hồn cô? Những với chụp của cô luôn bị hẫng hụt đã trở thành nỗi khao khát mãnh liệt, lẻ loi tận cùng, khiến cô phải kêu lên:

      “Tôi ước ao có anh đến để anh hôn tôi dưới bóng cây này hay mình vào xi-nê hôn nhau trong bóng tối. Tôi thích như vậy… Sân ga vắng tanh. Đèn phố có chỗ không. Tôi cô đơn quá. Tôi khóc một mình”. Và: “Tôi yêu anh yêu biết nhường nào như quê hương yêu anh yêu mê mệt mà anh dửng dưng, nguội lạnh. Tôi buồn như những đám dương vùng Đại Lãnh. Tôi khóc như mưa chiều về với núi Vọng Phu.”

      Liệu rằng những lời kêu than nức nở kia có cứu vãn những giây phút ngọt ngào khi “anh” bất ngờ lao tới, bất ngờ lôi cô ra khỏi nhà trong buổi sáng sớm. Hai người đưa nhau ra Ghềnh Ráng. Chỉ có hai người trong nắng sớm và biển xanh ngắt sâu thẳm dưới chân núi? Với một khoảng không gian bao la như vậy, đã khiến cô phải thú nhận: “Ý thức tôi mơ hồ về thời gian không gian”. Và cô gái phải cảm ơn về sự mơ hồ ấy từ ý thức bắt đầu lao ra khỏi thế giới đang mất dần trọng lực: “Và anh giằng hôn tôi dưới nắng chói chang. Tôi kinh ngạc. Tôi đâu dễ dàng để anh hành động như vậy. Tôi xô đẩy anh và bỏ chạy”.


      Cuộc dạo chơi tình cảm đẩy lên thành cuộc đuổi bắt tình cảm, để cuối cùng cô trở thành những cuộn mây “đâm vào núi cao như con chim mù đâm vào ghềnh đá”. Đây cũng chính là sự chống chế cố hữu của tất cả mọi giống cái. “Tôi biết kêu ai” hóa thành sự thắng thế luôn âm ỉ nỗi khát khao đến khờ dại trước kia và ngay cả lúc này, trong người cô? Và hệ quả của mối tương tác kia là:

      “Tôi bủn rủn chân tay. Tôi sụm xuống sụm xuống cho đến khi mềm nhũn trong tay anh. Anh đã hôn tôi không sót một khoảng thịt da. Buổi sớm tôi còn mặc thêm một áo lót mà sao cái hôn anh vẫn thấu suốt. Chiều hôm qua tôi trông gió nâng vạt áo thật xa, thật cao và vải quần được ép thật sát vào da. Lằn chiếc xì-líp nổi kinh khủng mà tôi vẫn chưa thấy hài lòng. Sao bây giờ những thứ nghi trang của tôi tan biến đi đâu mất”.

      Lá khi rụng thì rơi xuống mặt đất. Nước luôn tích tụ ở vùng trũng và chảy xuôi ra biển, không bao giờ trở ngược lên núi cao. Tất cả mọi vật trong vũ trụ đều bị lực hút của trái đất. Chúng rơi xuống và rơi theo chiều thẳng đứng. Cái định luật này cũng đã và đang xảy ra với hai người, “anh” và cô gái, trong trạng thái hưng phấn của hai mảnh ghép để cô kịp nhận thấy những thứ nghi trang đã biến mất là thuận chiều: “Anh đam mê buổi sáng. Tôi đam mê buổi chiều. Mỗi người đam mê ở một lúc khác nhau, phải chi nó trùng lại một thì đỡ khổ biết mấy.”


      Giống cái luôn biết cách phòng thủ, và cô cũng đã mang ra niềm đam mê, hoan lạc để phòng thủ cho chút hạnh phúc như con chim mù đâm vào ghềnh đá. Cô, lúc này chính là những cuộn mây và con chim mù đó: “Tôi thấy ấm êm lạ thường. Anh siết chặt tôi đến nghẹt thở muốn gãy xương. Anh ôm giữ tôi chờ mặt trời lặn. Nhưng rồi mặt trời đã lặn và anh cũng không được gì. Tôi biết, tôi hiểu và tôi thương anh. Nhưng tôi cũng thương tôi chớ. Đó là cái quyền có ở mỗi con người.”


      Với cô, niềm hạnh phúc êm ái luôn đến sát gần trong trạng thái gãy vụn, tan nát. Nó bất ngờ lao tới ôm siết cô và bất ngờ rời xa khiến cô càng lúc càng trở thành con chim nhỏ ướt mưa, run rẩy đến tội nghiệp. Cô luôn là kẻ đi chụp bắt cái bóng nhỏ ngọt ngào thật mong manh. Nhưng cuối cùng, nó chỉ là cái bóng của chính cô rớt xuống nền đất lạnh. Cô luôn bị đặt trong trạng thái đơn độc:

      “Tôi ước ao có anh đến để anh hôn tôi dưới bóng cây này hay mình vào xi-nê hôn nhau trong bóng tối. Tôi thích như vậy. Những chiếc phi cơ lên xuống ở phi trường đèn đỏ chớp chớp nhòe nhòe như những con bướm lửa. Bầu trời mênh mông và một màu đen khảm kín. Sân ga vắng tanh. Đèn phố có chỗ không. Tôi cô đơn quá. Tôi khóc một mình.”

      Cuối cùng, cô gái vẫn rơi vào tình thế bị động, là kẻ không thể “tham dự vào một phần đời của anh” là một sự thất-bại-tình-cảm dẫn đến tình thế gần như tuyệt vọng và càng cô đơn hơn bao giờ, khác với buổi ban đầu, hai người, hoặc cách nhau một lối đi, hoặc xa trong tầm mắt đợi chờ, trông ngóng. Cô lại bắt đầu quay lại với khoảng trống mênh mông:

      “Tôi thì yêu anh mà sao không được dự vào một phần đời sống anh. Tại sao chúng ta bị đưa đẩy vào những nghịch lý như vậy để rồi đơn độc trong những cuộc hành trình không mấy chi đẹp đẽ: Quê hương đang đi dần vào cái đói khổ, điêu tàn. Tôi đang đi dần vào cái già nua, nhục nhã. Còn anh, anh đang đi dần vào cái gì? Tôi nghĩ là anh đang đến thăm tôi”.

      Truyện ngắn thứ hai: Vòng đai học vấn không có gì đặc biệt. Đó là nỗi thất vọng, sự mất phương hướng của tuổi trẻ miền Nam trong bối cảnh chiến tranh bắt đầu nhìn thấy rõ ràng ngay trong thành phố được xem là bình yên nhất: “Bạt thức dậy khi chiếc máy bay phản lực đang rồ máy trên nóc nhà”. Sự học gần như bắt đầu lâm vào ngõ cụt: “Con đường đại học còn hun hút. Tôi chưa thay đổi xê dịch gì”. Những thông tin xấu về thời cuộc là nỗi ám ảnh đối với bọn họ. Những buổi hội thảo của sinh viên như phương cách mở ra những hướng đi mới cho tuổi trẻ, nhưng hóa ra là nó đi ngược lại, như buổi sáng đó có buổi hội thảo bên trường Dược. Không nghe thấy buổi hội thảo này đang đề cập, thảo luận những vấn đề gì, mà chỉ có hậu quả: “Đám đông ùa chạy dạt ra sân trường. Hai đám đuổi đánh nhau thì rõ rệt nhất. Đám chạy trước vượt qua trường được thì chạy biến. Đám kia đuổi theo rồi cũng mất. Còn lại mấy người bị thương được bao quanh săn sóc…”. Bạt loanh quanh trong thành phố rồi bỏ ra Vũng Tàu với những người bạn làm việc ở tòa hành chính để chứng kiến những chiếc xe Jeep lùn, một anh lính Mỹ chở một cô gái chạy vụt đi… Truyện được viết với tâm trạng rã rời, mệt mỏi. Các nhân vật và khung cảnh xuất hiện lộn xộn, rối rắm mà không nói lên được điều gì mới mẻ, chí ít là thái độ, sự lựa chọn của những người trẻ tuổi như Bạt, đang ở vào thời kỳ khốc liệt của chiến tranh Nam-Bắc như nhiều nhà văn trẻ cùng thời đã biểu tỏ? Tôi nghĩ, truyện này của Cảnh Cửu đã bộc lộ những lúng túng của tác giả trước ngòi bút khi đặt ra vấn đề không lấy gì làm to tát, nhưng không thể giải quyết được vấn đề ấy. Đây cũng chính là bi kịch cho không ít nhà văn có nhiều tham vọng!



             Văn số 79 ngày 1.4.1967

      Truyện sau cùng trên Văn, Khởi hành vào mùa xuân tương lai, cũng chỉ có nhân vật chính là cô gái đang lâm vào ngõ cụt của cuộc tình-yêu-kiếm-tìm, tiếp tục giãi bày những hy vọng và thất vọng, thắp lên ngọn đèn “leo lét” giữa hạnh phúc và đau khổ. Truyện này là sự lặp lại nội dung của Thư từ Tuy Hòa, ở đó Cảnh Cửu lại viết tiếp những hy vọng, thất vọng, đợi chờ, nắm chụp và mất đi và cô đơn mà Thư từ Tuy Hòa đã nói hết, viết hết? Khởi hành vào mùa xuân tương lai chỉ là cái bóng, là đứa em sinh đôi với Thư từ Tuy Hòa!


      Ở hai truyện này, có nhiều đoạn, nhiều suy nghĩ, cảnh sắc được mô tả gần giống như nhau: “Tôi buồn như những đám dương vùng Đại Lãnh. Tôi khóc như mưa chiều về với núi Vọng Phu” (TTTH). Và: “Anh hãy cúi nhìn lại tôi đi – mướt xanh như những đám dương vùng Đại Lãnh… Tôi phát khóc như mưa chiều về với núi Vọng Phu” (KHVMXTL) cùng nhiều đoạn rải rác nữa trong hai truyện vừa dẫn.

       

      Nhân vật chính cũng diễn lại một thứ tình cảm nẩy lên từ một phía, từ những chuyến tàu, một chuyến đi và sự gặp gỡ không hẹn trước. Độc giả chỉ được Cảnh Cửu cho phép được nhìn từ một chiều về những suy nghĩ, tình cảm của cô gái như một con ốc tự thu mình vào chiếc vỏ dày. Cô khao khát rồi tự ngăn chặn chính mình, tự làm khổ chính mình. Đôi khi nhẩm đọc, ta có cảm tưởng như cô là nhân vật nữ trong dòng văn chương Tự Lực văn đoàn còn sót lại trong thập niên 60?:

      “Nhưng tôi thật ngạc nhiên thấy anh cũng xuống Nha-Trang. Suýt nữa tôi buông tay đánh rơi chiếc giỏ của chị. Nỗi hốt hoảng nào đã làm mình khốn đốn. Anh xuống đây hay anh đi đâu đó chỉ là phần việc của anh. Mỗi người khỏa mình trong một cử động. Cử động của anh khác cử động của tôi nào có liên hệ gì. Tôi cố trấn tĩnh đừng cho tình cảm thành hời hợt. Nhưng thật chưa lúc nào tôi lúng túng bằng: anh đã áp tới nhét vào tay tôi mảnh giấy con. May là chị tôi không để ý. Còn muốn nói gì nữa. Như thế tôi đã quá nhọc nhằn anh chưa hả sao. Anh còn có ý viết giấy đưa tận tay tôi giằng giật nữa cho hả. Tôi không muốn phải chịu đựng thêm một cái gì. Hai mươi mấy tuổi – hai mươi mấy năm – bây giờ tôi không muốn chịu thêm một cái gì nữa cả”.

      Một cách khác, thì cô thật giống với hình ảnh con kiến bò quanh miệng chén với hai chiếc râu nhỏ bé luôn hướng về phía con mồi, trong khi những chiếc chân thì luôn hành động điều ngược lại, để cuối cùng phải tự dằn vặt, đau khổ, than oán:

      “Nhưng hai con mắt chỉ dõi trong và khô cứng như đôi mắt đã hóa đá như người mẹ bồng con đứng choi loi giữa Vũng, năm tháng nhìn ra biển khơi chờ đợi mỏi mòn mà không biết thời gian đi nhanh trên vai trên tóc… Sao anh không đọc hết niềm yêu thương trong ánh mắt tôi. Tôi yêu anh yêu biết nhường nào như quê hương yêu mê mệt mà anh lừng khừng ngớ ngẩn. Nơi ruộng lúa bao la miền Nam nào đó đã làm anh quên đi đập đồng khô cằn ở đây chăng”.

      Cô giáo trong Thư từ Tuy Hòa và cô gái trong Khởi hành vào mùa xuân tương lai chung quy cũng chỉ là biểu tượng của sự thất bại ê chề trong thứ tình yêu bất hợp và bất toại. Ba thành phố liền kề nhau Nha Trang – Tuy Hòa – Qui Nhơn và những chuyến tàu lửa đeo mang một chuyện tình không lối ra. Những địa danh Cầu Đá, Hòn Chồng, Cầu Đà Rằng, Ghềnh Ráng, Tháp Bà… có mặt trong truyện như là những nhân chứng cho sự dãy dụa tình cảm của cô gái không hơn kém. Nếu dùng từ ngữ theo giáo sư Nguyễn Văn Trung thì cũng có thể coi sự dãy dụa tình cảm này như một bằng chứng vong thân khốc liệt nhất trong đời thiếu nữ 21 tuổi khi gặp “anh” luôn mải mê “trên bước đường phiêu bạt”, còn “em” thì “man dã trong tuổi đời ngơ ngác”.


      Kết cục, dẫu cho cuộc tình phút chốc kia có được ghi lại, rồi có đốt thành tro hay kêu lên “nhục nhã” từ trong ý nghĩ, thì nó (cuộc tình) vẫn luôn sưng tấy lên mặc cảm phạm tội của người thua cuộc, tự nhận đang chìm trong “tuyệt vọng”. Con tàu, một phương tiện dịch chuyển nhưng lúc thì mang đến những háo hức đắm đuối trong ánh mắt, khi thì hất tung cô gái ra khỏi miền đam mê. Xem ra, con tàu cũng tích cực dự phần vào ngõ ngách tình cảm được mất của cô.

       

      Về tình yêu, về nỗi cô đơn, giận hờn… luôn được các nhà văn xây dựng với những cách nhìn, thể hiện khác nhau: Nàng Janine (2) của A. Camus chỉ ý thức được mình cô đơn khi lặng lẽ rời khỏi giường Marcel, chồng nàng, và bỏ ra ngoài phòng khách sạn ở một thị trấn nhỏ trong sa mạc, bước qua những bậc cầu thang hẹp tối om trước khi đứng trên sân thượng, nhìn bầu trời đầy sao trong đêm tối sa mạc mênh mông! Còn người nữ của Cảnh Cửu thì luôn miệng kêu lên ầm ĩ: “Tôi cô đơn quá” trong sự chuyển động ầm ầm của những hồi còi thét dài, bánh sắt nghiến trên đường ray: “Con tàu cứ miệt mài mang tôi xa nữa. Từng bước rung rinh hì hục mang sự ngồi im của tôi bay vào sự tuyệt vọng… Tôi gục mặt để khỏi thấy ga Tuy-Hòa như một điều nhục nhã không thể tránh.”


      Một dấu hỏi khác cũng được đặt ra: Cảnh Cửu là nhà văn nam hay nữ? Chẳng ai hay biết! Nhưng dẫu cho là gì đi nữa, thì những hiểu biết khá tường tận về tâm sinh lý người phụ nữ đã là sự thành công, khi Cảnh Cửu để cho các nhân vật nhập vai ở truyện đầu và truyện cuối, phải thừa nhận là rất hoàn hảo. Có lẽ, khi viết, Cảnh Cửu đã thả hết hồn mình vào tính cách, tâm lý nhân vật giống cái chính xác đến từng li mét. Ngay cả sự ham muốn tính dục và sự kềm nén thì cũng chỉ có một số ít nhà văn nữ, như Nguyễn Thị Thụy Vũ hay Trần Thị NgH. mới đạt được sự tinh tế trong ngôn ngữ miêu tả ở những thời khắc tế nhị nhất và cũng “trân tráo” nhất.


      Cho tới lúc này, các tác giả nghiên cứu văn học miền Nam, các độc giả yêu mến ba truyện ngắn trên chưa một ai biết rõ về Cảnh Cửu. Còn hay mất? Đang ở đâu? Làm gì? Chỉ hy vọng những dòng chữ này đến được tay Cảnh Cửu hay người thân của Cảnh Cửu, để có thể giúp làm sáng tỏ những tồn nghi mà tác giả đã để lại trong một quãng lặng khá dài trong dòng văn học miền Nam.

      (khởi đầu mùa gió Nam non 5/2013)

      ________________________________________

      (1) Truyện ngắn thứ hai do bạn của anh Trần Hoài Thư sao lục ở thư viện Hoa Kỳ, chụp ảnh, đánh máy gửi về.

      (2) Nhân vật trong truyện La femme adultère trong tập L'Exil et le Royaume của A. Camus.


      THAM KHẢO: Hai truyện ngắn tiêu biểu của Cảnh Cửu trích từ tạp chí VĂN, xem tại:

      https://sangtao.org/category/tac-gia/canh-cuu

      Nguyễn Lệ Uyên

      (Nguồn: Trang Sách & Những Giấc Mơ Bay, Tập III)
      Thư Ấn Quán xuất bản 2018

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Thơ Phương Tấn Là Đồng Vọng Những Đau Thương Của Dân Tộc Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Thơ Nhã Ca, một vài tư liệu nhỏ Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Cảnh Cửu Và Sự Cô Đơn Đến Tận Cùng Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Như Mới Hôm Qua Nguyễn Lệ Uyên Hồi ức

      - Gia Tài Của Võ Hồng Nguyễn Lệ Uyên Tham luận

      - Cát Bụi Mệt Mỏi, Bản Giao Hưởng Định Mệnh Của Nguyễn Đức Sơn Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Tình Muộn Nguyễn Lệ Uyên Truyện ngắn

      - Chinh Ba – Đi tìm tự do qua chiếc xương cụt? Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Bên Ngoài Hàng Rào Nguyễn Lệ Uyên Truyện ngắn

      - Vụ Mưu Sát Lộng Lẫy Nguyễn Lệ Uyên Truyện ngắn

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Thanh Tịnh và Tôi Đi Học (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Limeil, những ngày mây (Vũ Hoàng Thư)

      Vũ Tiến Lập với Tạp Ghi Thơ II (Hồ Trường An)

      Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm (Du Tử Lê)

      Nhớ tiếc anh Trần Hữu Dũng Viet-Studies (Nguyễn Thế Thanh)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)