1. Head_

    Bé Ký

    (.0.1938 - 12.5.2021)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Như Mới Hôm Qua (Nguyễn Lệ Uyên) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      23-9-2022 | VĂN HỌC

      Như Mới Hôm Qua

        NGUYỄN LỆ UYÊN
      Share File.php Share File
          

       


      Anh Nguyễn Lệ Uyên (từ Sài Gòn) trên điện thoại đang trò chuyện với các anh Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn, Tô Thẩm Huy, và Phan Xuân Sinh về ngày kỷ niệm tạp chí Thư Quán Bản Thảo 21 tuổi (11.9.2001- 11.9.2022) và mừng TQBT số 100 vừa phát hành.

      8:00 sáng. Không nhớ trước hay sau cái ngày khủng khiếp 11.9, chuông điện thoại (hữu tuyến) reo to như tiếng kẻng hợp tác xã xổ dài; ném chiếc cuốc trên liếp đất, chạy vào nhấc máy. A-lô... Bạn khỏe không? Có nhận ra ai không? Chỉ trong vài giây ngắn, nhớ ngay giọng nói ấy cách mấy chục năm trước khi bạn về TH ghé thăm. Tôi la lên: Trời ơi anh Nh. Anh ở đâu vậy? Sao lại biết số tôi mà gọi? Sau đó là những kể lể, giải thích, hỏi thăm nhau. Nh. cho hay anh bị tù 7 năm ở trại A30. Quào, trại này ở Hòa Phong cách nhà tôi khoảng 20 cây số mà sao không hay biết? Anh nói gần cuối năm 82 ra tù, xuống TH ghé nhà HĐHQ hỏi thăm bạn bè, ông 75 này nói không biết, hình như họ không còn ở TH. Anh Nh. nói lúc đó mình thấy chiếc nón lá trên đầu nặng trịch và càng nặng hơn khi bất giác nhìn lên balcon thấy tấm biển màu đỏ chữ vàng: Cơ quan đại diện báo ND! Buồn, thất vọng – anh kể - lên QL đón xe về PT.


      Dông dài khoảng 20 phút, gác máy hẹn gọi lại. Một cảm giác rất khó tả.


      Quay ra liếp đất cuốc dở, vừa bổ mấy nhát, lại tiếng chuông reo (loại điện thoại của QL.VNCH sử dụng, tiếng chuông vang to như chuông ở các trường học), lại quăng cuốc chạy vào. Nhấc máy: Chị đây! Tôi la lên, trời, chị hả, đang ở CT hay ở đâu vậy? Cái giọng ấy, dẫu chị có lên cung trăng làm sao quên được? Những hình ảnh xưa, thời SV ùa về khi chị giúp sức tôi làm chương trình PT văn nghệ trên đài CT, rồi chương trình Những tối thứ Sáu ở giảng đường Viện Đại học... Chuyện vắn, dài ào tới như cơn lốc, xoáy tung bao nhiêu kỷ niệm thời SV. Đột nhiên, tiếng cười vang lên trong ống nghe vỡ bung sảng khoái. Từ lâu lắm, tôi đã nghe nhiều lần tiếng cười này, có kèm theo tiếng chửi thề, nhưng lần này là tiếng reo trong suốt: Trời ơi! Gặp được bạn rồi. Gặp nhau, cười với nhau, dẫu cách nhau vạn dặm nhưng là gặp; một cuộc tao phùng đầy duyên nợ bằng những âm thanh vượt lên trên tầng ngũ cung, tám nốt bổng trầm.


      Hãy tưởng tượng, sau cái ngày tan tác chia lìa, đời sống bình thường bấy lâu bị chặn đứng, thay thế bằng kiếp trâu cày ngựa cỡi, bằng những hằn học ném nhìn, bằng những thù hận như thể tất cả những người bại trận đều từng nhúng tay vào máu, đều ăn sống nuốt tươi đồng bào mình... thì cái sự bạn bè lạc tin nhau không có gì phải ngạc nhiên? Điều ngạc nhiên là hơn hai mươi năm lao đao, bầm dập, chia lìa, tan tác... bỗng lại tìm ra nhau:


      “Còn duyên, may lại còn người

      Còn vầng trăng bạc, còn lời nguyền xưa”


      Niềm vui và hạnh phúc vỡ bung ra, xóa chìm nỗi kinh hoàng kinh khủng vừa xảy ra tuần trước 11.9.


      Đây là chiếc cầu ảo diệu để cuối cùng tôi được nhảy múa với bạn văn trên TQBT ngay từ những số đầu tiên, tiếp mãi đến tận bây giờ. Ở đó, tôi bắt lại liên lạc với TBT, CVK những người bạn tôi gặp lần đầu ở Cần Thơ khi các anh tháp tùng VĐSB trong đêm ca nhạc Thu hát cho người do tôi và anh em ĐH CT đứng ra tổ chức; biết thêm cả Trần Văn Nam có thời dạy ở trung học Nha Mân, Sa Đéc... rồi những Nguyễn Vy Khanh, Trần Doãn Nho, Hai Trầu... kết nối với Luân Hoán, Hoàng Lộc, Hải Hà, Lãm Thúy, Nguyệt Mai... rủ rê lôi kéo PNL, KĐ, MVL... lên thuyền.


       

                   Mục Viết chung trong TQBT Tập Bảy, Tháng Chín Năm 2002, tác giả Ng~ L.U (Nguyễn Lệ Uyên)


      Khoảng ba bốn chục số đầu, TQBT có mục viết chung, tôi sử dụng mảnh đất này để trút tất cả những bực bội về vấn đề văn học, văn hóa, xã hội xảy ra nơi tôi đang sống mà không thể mở miệng, ngùn ngụt lửa và nước sôi đến nỗi chị Yến, anh Thư khuyên phải tốp bớt lại. Bỏ ngoài tại những can gián, tôi càng ngoáy đến tận cùng để sau đó ông chủ nhiệm kiếm chủ bút tuyên bố chấm dứt không sử dụng những bài viết kiểu này chỉ vì lo sợ tôi có thể bị liên lụy với các ngài bần cố nông! Đây là một kỷ niệm khó quên trong đời đùa giỡn với chữ nghĩa.


      Tôi không rành và không am tường về sinh hoạt văn nghệ nơi xứ người, nhưng vô cùng ngạc nhiên và khâm phục cách làm của nhóm chủ trương: báo không bán, không nhận quảng cáo, chỉ gửi biếu tặng cho những ai quan tâm đến VHNT và order.


       

      Nhà văn Trần Hoài Thư, người đầu tàu trong chuyến lữ hành 21 năm thực hiện tạp chí Thư Quán Bản Thảo
       và nhà in Thư Ấn Quán bày tỏ nỗi niềm trong công việc sưu tầm, in ấn và gìn giữ các tác phẩm của các tác giả
       làm nên Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam thời chiến, (1955-1975.)

      100 số báo đến tay bạn đọc là sự chung sức của tất cả anh em, nhưng trên hết là công lao, tiền của mồ hôi, lao tâm khổ tứ của THT với sự hỗ trợ tối đa của chị Ngọc Yến cho chồng. Nhìn tấm ảnh anh đu trên càng máy xén sách cổ lỗ sĩ tôi chợt nhớ đến tranh cổ động thời VNCH vẽ 3, 4 anh VC đu trên cọng đu đủ! Tất nhiên, ý nghĩa thì khác nhau xa nhưng nội hàm của thân phận làm người làm tôi xao xuyến, rưng rưng, nhất là thân phận của anh lính chiến bị gãy súng không thể rời xa dòng văn chương miền Nam bị bức tử, phải phục hồi bằng mọi giá dù anh có đu càng máy xén đến mười, hai mươi năm nữa nếu sức khỏe cho phép. Công lao ấy đủ để mọi người kính phục và nhà văn Ngô Thế Vinh đã không tiếc lời ca ngợi gần 40 trang viết trong bài Trần Hoài Thư và Ngọc Yến với con chim chẳng nghịch và nỗi nhớ quê (Chân dung VHNT & VH tập 2, Việt Ecology Press, Hoa Kỳ 2022).


      Nay, chị Yến nằm một chỗ, sức khỏe anh suy yếu dần nhưng những gì anh làm và để lại là một gia tài vô cùng to lớn. Các trang báo Tình Thương, Chính Văn, Văn Hóa Ngày Nay, một phần nhỏ Văn... và các tác phẩm văn học miền Nam, anh phục dựng lại, in ấn gửi tặng cho tất cả những ai quan tâm đến nền văn học tự do, khai phóng, nhân bản của VNCH bị bức tử!


      Nếu như anh trẻ lại chừng 20, tôi nghĩ toàn bộ các tác phẩm nổi tiếng của miền Nam sẽ có mặt trang trọng trong các tủ sách gia đình lẫn thư viện?


      Hơn hai mươi năm trôi qua, nhưng mỗi khi lên gác, nhìn, lục lọi các trang báo TQBT và các sách của Thư Ấn Quán, tôi cứ ngỡ như mới toanh hôm nay.


      Một chặng đường dài với nhiều mồ hôi đổ ra cùng với niềm vui lâng lâng và tiếng cười rạng vỡ đến ngất ngây.

      NgLu (Lái Thiêu, tháng 8/2022)


      Nguyễn Lệ Uyên

      (Nguồn: TQBT số 100, tháng 9-2022)

      Ad-22 Ad-22


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Thơ Phương Tấn Là Đồng Vọng Những Đau Thương Của Dân Tộc Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Thơ Nhã Ca, một vài tư liệu nhỏ Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Cảnh Cửu Và Sự Cô Đơn Đến Tận Cùng Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Như Mới Hôm Qua Nguyễn Lệ Uyên Hồi ức

      - Gia Tài Của Võ Hồng Nguyễn Lệ Uyên Tham luận

      - Cát Bụi Mệt Mỏi, Bản Giao Hưởng Định Mệnh Của Nguyễn Đức Sơn Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Tình Muộn Nguyễn Lệ Uyên Truyện ngắn

      - Chinh Ba – Đi tìm tự do qua chiếc xương cụt? Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Bên Ngoài Hàng Rào Nguyễn Lệ Uyên Truyện ngắn

      - Vụ Mưu Sát Lộng Lẫy Nguyễn Lệ Uyên Truyện ngắn

    3. Bài viết về Tạp Chí Thư Quán Bản Thảo (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Thư Quán Bản Thảo

       

      Vài số TQBT đặc biệt

       

      Số 55 Tháng 1-2013 (Đọc và viết về Dương Nghiễm Mậu)

      Số 54 Tháng 10-2012 (Ba Lô Mang Theo Hồn Thơ Văn)

      Số 53 Tháng 8-2012 (Tạp chí VĂN)

      Số 52 Tháng 6-2012 (Khoa Hữu, Nh. Tay Ngàn)

      Số 51 Tháng 4-2012 (Cõi Đá Vàng-Nguyễn Thị Thanh Sâm, Giang Hữu Tuyên)

      Số 50 Tháng 2-2012 (Nguyễn Đức Sơn)

      Số 49 Tháng 12-2011 (Thơ Giáng Sinh, Lâm Vị Thủy)

      Số 48 Tháng 10-2011 (Tạo chí Bách Khoa)

      Số 47 Tháng 10-2011 (Luân Hoán)


      Bài viết về các Tạp Chí

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Ngày Của Mẹ, Ngày Của Con (Lê Hữu)

      Xúc động đọc "Thưa Mẹ" của Phương Tấn (Thiếu Khanh)

      Thơ Phương Tấn Là Đồng Vọng Những Đau Thương Của Dân Tộc (Nguyễn Lệ Uyên)

      TS Nguyễn Tiến Hưng ra mắt sách ‘Bức Tử VNCH-Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm’ (Lâm Hoài Thạch)

      Hiệu Ứng Của Âm Và Thanh Trong Thơ Qua Lăng Kính Của Nhà Phê Bình Văn Học Bùi Vĩnh Phúc (Trần C. Trí)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)