1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Cao Thoại Châu (Nguyễn Vy Khanh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      20-7-2020 | VĂN HỌC

      Cao Thoại Châu

       NGUYỄN VY KHANH
      Share File.php Share File
          

       


            Nhà thơ Cao Thoại Châu

      Tên thật Cao Đình Vưu, sinh năm 1939 tại Nam Định. Dạy học, làm thơ từ năm 1963, thơ đăng trên các tạp chí Văn (bài đầu đăng là Chỗ Ngồi của Nhà Giáo Thời Chiến), Nghệ Thuật, Khởi Hành, Văn Học, Đất Nước, Thái Độ, ... Trước 1975, chưa xuất-bản tác-phẩm - sau này có tập Bản Thảo Một Đời (Long An, 1992).


      Ở Cao Thoại Châu chủ yếu là thơ tình-yêu, nhiều kể lể thay cho đối thoại. Bài Mời Em Uống Rượu được xem là thành công được biết đến nhiều nhất của nhà thơ, nói lên nỗi cô đơn không cùng, xuống nước mời em cũng không như ý:

      "có những đêm trường gợi tiếc thương

      có ta lấy tóc đếm sưu phiền

      có ta nâng trái sầu chín rã

      có lệ ta hòa chung hơi men

        có mắt ta là ly rượu nhỏ

      có đời ta là quán cô hồn

      và có ta đang ngồi trong quán

      uống cho tàn cho mạt kiếp nhân sinh

        cũng có đau thương làm vui bạn nhỏ

      có hoang đàng tìm thấy giữa cơn say

      có tuyệt vọng trên vành ly rực sáng

      và có em buồn ta cõng trên vai

        có nắng chiều đang rơi ngoài bãi

      bãi nắng chiều xa không bóng người

      chứng kiến giờ ta lên cơn hấp hối

        ta đội nón đi mời em uống rượu

      cuộc tình sầu thôi hãy gác qua bên

      ta đâu có giận hờn chi cuộc sống

      dù thật tình buồn lắm phải không em

        ta là ly vậy mà em biết không

      ta là rượu vậy mà em biết không

      uống đi em bởi ly đã kề

      bởi ta buồn như một câu chuyện kể

        câu chuyện buồn kể giữa cơn say

      bởi lát đây mặt trời sẽ chết

      mùa đông về không chỗ dung thân

      ta sẽ đứng run trong giá lạnh

      dáng bơ vơ như kẻ thất tình

        để thấy ta mang đầy kỷ niệm

      như người mang thương tích trên thân

      và thấy em như bờ dốc đứng

      ta chiếc xe đò nổ bánh bơ vơ.

        ta đã cố nài xin, vậy em hãy uống

      chất men đời làm cháy mắt ta xanh

      rượu đắng cay hay chén vàng tê tái

      em chối từ ta biết nói sao hơn.

        em không uống nên có ta lẻ bạn

      vòng tay ôm hồ rượu thấy mênh mông

      rượu đã hết hay mắt ta vừa cạn

      hay hồn ta rung chuyển tang thương

        thôi giã tiệc và xin chào bạn nhỏ

      ta tủi hờn bóp nát chiếc ly không

      và ta tưởng như chính mình đang vỡ

      quán cô hồn ngủ trọ khách cô đơn.

        có ta trong một toa tàu trắng

      tỉnh rượu nằm nô rỡn một mình

      có em còn đứng sau khung kính

      có nỗi buồn gửi một toa riêng"

      – 26-12-1968

      (Văn, 125, 1-3-1969, tr. 22-24)

      Tình-yêu trong thơ ông nhẹ nhàng, lãng-mạn, đầy hình ảnh, sự kiện, như trong Để Nhớ Lúc Trâm Xa. Vào Tình yêu thời tao loạn, với liên miên những chuyến khởi hành, những cuộc chia xa, những giờ đưa tiễn. Để Nhớ Lúc Trâm Xa là một tình lỡ mà khi nhận ra thì đã trễ:

        "Hình như tôi vừa tiễn một người

      Có điều gì mất đi trong tôi

      Lúc qua đèo tôi nhủ mình như thế

      Lệ có bào mòn núi cũng khôn nguôi

        Sáu giờ chiều nay người lên phi cơ

      Người mặc áo hoa lần đầu gặp gỡ

      Một buổi chiều mây đùn trắng xóa

      Cho tôi già trong một cõi vô tư

        Tôi tiễn người để biết kẻ đi xa

      Đã mang theo hồn người ở lại

      Sao người không đi bằng sân ga?

      Có ánh đèn cho mắt tôi vàng úa.

        Đời buồn tênh sao người không đi ngựa?

      Cho tôi nghe lốc cốc trên đường.

      Sao người không đi bằng xe đò?

      Cho bụi khói ướt dùm đôi mắt.

        Sao người không đi bằng hỏa xa?

      Cho tôi tới nằm trên đường sắt.

      Chờ đoàn tàu hú còi đi qua

      Mà đoàn tàu chẳng bao giờ đến

      Như tuổi thơ trườn đi vội vã

      Cùng những điều không thể đặt tên.

        Tôi không muốn người dùng phi cơ

      Bởi đôi mắt làm sao ngó thấy?

      Tôi không muốn người dùng phi cơ

      Tình chỉ đẹp trong một bàn tay vẫy

        Có thật người đã đi chiều nay?

      Hay tiễn đưa chỉ là ảo tưởng?

      Hay chính tôi, tôi vừa khởi hành?

      Vào trong cõi nhớ nhung vô tận

        [Yêu có phải suốt đời níu giữ?

      Một điều gì không có trong tay

      Yêu có phải là cần thay thế?

      Những cơn buồn vô cớ trong tôi]

        Có người đi sao trời không mưa?

      Có người đi sao trời không nắng?

      Rất lãng mạn sao tôi không buồn?

      Mà chỉ thấy lòng nhiều đau đớn!

        Thôi hãy để cho thật bình an

      Và cô đơn trong suốt hành trình

      Sá gì tôi một cành cây nhớ gió

      Hắt hiu buồn trên đỉnh núi chênh vênh

        Chuyện người đi đã là có thật

      Thôi cũng đành to nhỏ với hư không

      Tôi là núi sao người bỏ núi?

      Tôi là thuyền sao người không qua sông?

      Tôi là cầu sao người không qua thử?

      Cho tôi nhìn bóng nước rung rinh

      Cho tôi nhìn tôi hốc hác điêu tàn

      Cho tôi khóc và tôi nghe tiếng khóc.

        Người đi rồi tôi như mặt bàn

      Ngón tay nào vu vơ trên đó

      Người đi rồi tôi như chiếc gương

      Thỏi son nào tô môi trong đó?

      Người đi rồi tôi như chiếc xe

      Không hành khách ngủ vùi trên bến

      Người đi rồi tôi như nỗi buồn

      Không cách gì làm tăng thêm nữa.

        Người đi rồi tôi còn một mình

      Làm nhà tu trong căn nhà trống

      Nhung ai sẽ tắt dùm ánh điện?

      Cho tôi nhìn thật rõ đời tôi

      Đời của tôi nhiều khi buồn muốn khóc!"

      (Pleiku, 1970).

      Đặc biệt nếu nói đến dấu ấn Cao Thoại Châu thì đã có Cám Ơn, Và Xin Lỗi Một Người: "gởi Ch."

      "nếu ngày kia nổi máu si tình

      đập của người bằng bàn tay bối rối

      đề nghị người bằng một cuộc yêu đương

      đã chắc gì lời tôi không dội lại

        hiển nhiên rằng người không biết tôi

      như tôi vẫn mù mịt về người

      mỗi chúng ta thảy đều như thế

      ngay chính mình cũng chưa biết là ai

        sống từa tựa như một điều giả dụ

      gồm những hành vi hỏng tiếp theo nhau

      và cũng tự làm phiền trí nhớ

      bằng những hình ảnh rất không đâu

        sống là kết những cuộc đời tan nát

      và tưởng như hạnh phúc ở trong tay

      đối với tôi là nhiều kẻ làm như thế

      và lòng tôi buồn bực mãi không thôi

        (tuy nhiên đó chỉ là điều vô ích

      sự kết nhập vừa nói ở trên

      và hạnh phúc không là điều có thực

      dù ở ngoài hay ở trong ta)

        người đã lỡ cho tôi ngó thấy

      một điều gì từa tựa chút yêu đương

      tôi bối rối và ngạc nhiên, hẳn vậy

      như bất thần cười mỉm trong gương

        tôi chẳng sống như người ta phỏng đoán

      dù điều gì tôi cũng dửng dưng

      và bởi thế, tập quen ngộ nhận

      như một niềm đau đớn hân hoan

        (trăng có tối trong vườn ai khuya đêm đó

      người có vì tự ái nên phân vân

      tôi cũng nhận ra điều khác lạ

      và thua người, xin được mang ơn)

        tôi là loài đi bằng hai chân

      chân trên không và chân dưới đất

      nên mỗi bước đời tôi bấp bênh

      như tên hề đi trên dây sắt

        tôi là chiếc hầm rất nhiều bóng tối

      kẻ bất cần mới dám đi qua

      không lẽ nửa đường ta quay trở lại

      dù nỗi cô đơn trải dưới chân ta

        tôi là chiếc xe bò đã cũ

      đường gập ghềnh tôi chở tôi đi

      đường gập ghềnh tôi chở tôi về

      trên một chiếc xe bò đã cũ

        xin cám ơn người như cám ơn tôi

      như cám ơn cuộc đời

      đã cho tôi chỗ ngồi để thở

      đã cho tôi biết dùng nước mắt

      thứ nước mắt không buồn không vui

      vẫn hằng hằng chan chứa

        và xin lỗi người như xin lỗi tôi

      như cám ơn cuộc đời

      chúng ta sống so le cùng ngôn ngữ

      chúng ta sống một đời bấp bênh

      và trùng điệp đau buồn

      thứ đau buồn không tên để gọi"

      - Komtum, 1969

      (Trích từ Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến, 2006, tr. 33-35)

      Ưu tư của nhà giáo trước thời không bình yên, qua Chỗ Ngồi của Nhà Giáo Thời Chiến, Bài Giảng Khai Trường, Khi Trở Lại KonTum, Thư Gửi Một Em Bé Hoa Kỳ, ...:


      “Thầy dạy các em về lòng dũng cảm

      Làm người chân thành mãi mãi không thôi.

      Rồi một đêm thầy khoác áo ra đường

      Với nỗi sầu với phẫn nộ như điên..."

      (Chỗ Ngồi của Nhà Giáo Thời Chiến)


      "năm hai mươi tuổi ta vào đời

      tập đu đưa cùng miếng cơm manh áo

      và áo cơm làm rạn nứt tâm hồn

      khi mở mắt thấy vô cùng hoảng sợ.”

      (...) tuổi ba mươi đã bỏ đi rồi

      ta tự do như người đãng trí

      ngày lại ngày dỡn đùa cùng chiếc ly

      ít tờ giấy ta vẽ voi vẽ rắn

      ta để rơi ta như những hạt lệ kia

      những hạt lệ đã rơi thành khói...”

      (Tiễn Chân Tuổi Ba Mươi)


      Mang thân phận một người Việt-Nam, nhà thơ đã mơ một ngày hoà bình:


      "hát với ta đi bầy chim mùa hạ

      từ hải đảo về đậu bên cửa sổ

      làm thức bình minh líu lo líu lo

      vòng mắt nhung tròn xanh biếc

      hát đi nghe bầy chim đáng yêu

      hát đi nghe chân trời mỏi cánh

      những hoàng hôn mây đuổi theo chim..."

      (Trong Cõi Trời Mơ Ước, Nghệ Thuật, 25, 4-1966).


      Nguyễn Vy Khanh

      Văn Học Miền Nam 1954-1975
      Quyển Hạ, NGUYỄN Publishings, 2018

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nguyễn Minh Nữu Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Lê Hân, Nhà Thơ Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Lê Hoằng Mưu, nhà tiểu thuyết tiên phong Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Linh Mục Thanh Lãng, nhà văn học sử Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Thơ Hà Nguyên Du Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Về Một Cuộc Hội Thảo Văn Học và Báo Chí Miền Nam 1954-1975 Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Văn Chương Có Biên Giới Không? Nguyễn Vy Khanh Tiểu luận

      - Đến với Ngất Ngưởng Một Đời Mây của Phạm Hồng Ân Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Túy Hồng Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Cao Thoại Châu Nguyễn Vy Khanh Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Cao Thoại Châu (Học Xá)

       

      Bài viết về Cao Thoại Châu

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Cao Thoại Châu (Nguyễn Vy Khanh)

      Trao đổi với nhà thơ Cao Thoại Châu (Lương Thư Trung)

      Thơ Cao Thoại Châu, tình yêu và một góc nhìn đời (Lương Thư Trung)

      Cao Thoại Châu – Những bài thơ phố núi (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Cao Thoại Châu: nhà thơ, nhà giáo với thi phẩm 'Bản Thảo Một Đời' (Trần Dzạ Lữ)

      Cao Thoại Châu: làm thơ được như anh... (Trần Áng Sơn)

      Luân Hoán Đọc Thơ Cao Thoại Châu Trước 1975 (Hà Khánh Quân)

       

      Tác phẩm của Cao Thoại Châu

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Một Chút Tản Mạn Về Phương Ngữ Nam Bộ

      (Cao Thoại Châu)

      Đẳng Cấp Thi Sĩ (Cao Thoại Châu)

      Đêm Thao Thức Nhẩm Thơ Bùi Giáng

      Trò chuyện từ xa cùng nhà thơ Cao Thoại Châu

      Thơ trên mạng Thi Viện

      Chỗ Ngồi Của Nhà Giáo Thời Chiến

      Một thuở Tây Nguyên

      Pleiku Một Thời Tôi Đã Sống

      Đời hư từ nhỏ hư lên

      Để nhớ lúc Trâm xa

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)

      Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)