1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Thơ Hà Nguyên Du (Nguyễn Vy Khanh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      30-3-2022 | VĂN HỌC

      Thơ Hà Nguyên Du

        NGUYỄN VY KHANH
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà thơ Hà Nguyên Du

      Từ khi nhân tố H.O. thêm vào cho cộng đồng người Việt hải ngoại, thi ca Việt Nam vốn ngày càng dày dặc củi rừng bỗng trổi lên những tiếng thơ con chữ của hy vọng. Hà Nguyên Du nằm trong số đó, anh rời quê hương mười năm; sau nhiều mất mát, hệ lụy, hai năm nay anh đã cho ra đời hai tập thơ, Lối Khác (Garden Grove CA: Tân Thư, 1998) và tập (anh biết, em yêu dấu) (Westminster CA: Tự Lực, 2001) đây.


      Người đi tìm thi tính, bước trên những lối lạ lẫm của Hà Nguyên Du sẽ không thất vọng. Những vần thơ cho cảm tưởng tay thợ sành rốt cùng đầy chất nghệ thuật, đầy ẩn dụ và tiềm tàng hứa hẹn. Dọc suốt tập thơ, một chất nghệ khi âm ỉ khi hiển nhiên, người thơ tỏ một tâm hồn nhạy cảm nhưng cũng cương quyết theo tình huống của phút giây, của hoàn cảnh ngoại vi chung đòi hỏi. Đây là một người thơ sống, thở để sáng tác, sống vì thi ca, sống mạnh với những tinh tế của nghệ thuật, với ý chí nỗ lực mở những con đường mới!


      Hà Nguyên Du có vẻ làm khó người thưởng thức thơ với chữ dùng hiếm, bất ngờ, những cung nhạc đứt đoạn, những tình ý bỏ ngang,... nhưng cũng chính đó là nét đặc biệt của Hà Nguyên Dụ Anh như cút bắt với thơ, thơ xuôi mà không xuôi, thơ mà như nói thường, phẫn nộ, đối thoại, giao tiếp.... Những vần thơ nhịp nhàng hay trắc trở , tỏ tình hay oán trách. Ở hình thức, xuống hàng, vần bằng trắc, thanh bình thượng, cách ngắt câu, chơi chữ như tự điển xếp nhầm bộ, thanh. Ở sử-dụng dấu chấm than (Thơ Xuân Nhiều Dấu Chấm Than!!), ở hình thức xếp chữ lên trang - bài Bố Cục Mới viết thành chữ B, bài Hữu Dũng có dáng chữ S,... Bào Thai Cảm Xúc chữ C mà như E hoa hay chỉ là mũi tên bào thai gây xúc cảm? Bài Hào Quang chữ hẹp dần sau khi đã rộng mở - có thể cốt bày tỏ cho người đời những tâm tình phản kháng, nhức nhối, tư duy, chán chường,... của một hồn thơ từng đã phải sống trong những hoàn cảnh không lựa chọn, xác hồn bị đọa đày, nhưng tâm hồn luôn thao thức, luôn hướng về đẹp, thật,... Những vần thơ có cái vỏ cay đắng, bạo động,... nhưng được bọc với cái ngọt ngào của mía hấp chín tới của tình người!


      Thơ Hà Nguyên Du làm người đọc văn chương choáng ngợp vì nặng nề những tương phản của tình ý và của đời sống hiện thực. Thơ ở đây là tận cùng cảm xúc, cái còn lại sau những đam mê, những sống thật. "tôi sinh tôi / sinh nhiều thơ / lắm con chữ rặn / như phờ phạc ra / một bào mang nặng / trên ta / một khối u uất,..." (Tôi Sinh Tôi). Hà Nguyên Du định nghĩa thơ "như hơi thở / một sinh lý cập nhật" sau khi "không còn gì để cho / khánh tiệt" vẫn hãy "còn thơ còn thơ"(Không Còn Gì). Thơ như một cứu rỗi thiết thực:

      "... và riêng em riêng em

      dụ ngôn ta thấm mật bông quỳ

      lúc đời là mùa đông ngã âm

      mùa đông đóa hồng hết rộ

      le the cúc héo vô thường

      chút ráng em pha vòm cây cuối ngõ

      núi đứng u tình sợ bóng đi qua

      thơ cứu rỗi trên từng nhịp đập

      như thiền sư tiếp ngộ phút giây"

      (Dụ Ngôn Mùa Đông)

      vì thơ có thể soi tối ám:


      "... thơ huyết tự

      bật đèn

      soi bóng tối

      phàm tha nhân

      chính hệ

      xác thân này!"

      (Thuần Điệu).


      "Biển đời dâng cuồng nộ" thành phải "để con chữ / ru hời cơn thống khổ / thương con thơ mong thoát chỗ lưu đày" (Thương Con). Thi ca trở thành ánh sáng hay hy vọng cuối: "xoáy trôn ốc / đi vào vũ trụ /quây hướng tâm / thâu đủ chuyện đời / ta là ta / của trăng vơi / của con nước cạn / của mồi hư vô / em là em / của ta thơ / của miên viễn / của bến bờ chân, như" (Chân, Như).


      Cũng có khi người thơ hổ thẹn, muốn Đóng Đinh Chữ, có khi khứu giác không làm đủ bổn phận "khiến chữ thông tim / thơ phù sa đất cằn / chả đếm xỉa đến mùi lai riêng hoa" (Viết Ở Ficomp, Santa Ana). Người thơ có cái tâm sâu, nhạy cảm, với những sinh vật rất thường:

      "anh biết, em yêu dấu

      khi dòng sông trôi

      sông cuộn mình cuốn đi muôn chất thải

      nước giảm xanh

      rong rêu ám màu lây vạ

      sóng nẩy tâm sinh sát bọt bèo..."

      (Anh Biết, Em Yêu Dấu 1)

      Thơ Hà Nguyên Du có nội dung, chuyên tải tâm tình, tâm sự hay thông điệp, kinh nghiệm để lại. Những vần khi nhẹ, thơ mộng âm hưởng:


      "... chồng thư cũ với lời em ước hẹn

      ôi giờ đây! con nước xoáy quay cuồng

      ta thương quá, nhớ hôm là quen nọ

      lúc hôn nhau, em sẽ nói xa trường..."

      (Chồng Thư Cũ)


      "... rừng xác xơ thu, lá dấu lối mòn

      tình yêu ngày cũ

      rừng lá di quân, ngày nao có kẻ...

      ngọc ngà tình nồng

      lộng chí phiêu bồng, ta vẫn yêu em

      một lòng, một lòng..."

      (...Còn Đậu Nhánh Tình)


      "... hè đang đến, em nói gì với nắng?

      tiếc thương không lá rụng trống cành khô?

      con ve cũ còn ngân muồi nhã nhạc

      em nhớ gì đóa phượng ép trong thơ?..."

      (Hè Và Em)


      Làm thơ, sống thơ, là "mở toang hoác, từng ngăn ký ức / tình khai nguyên, hốt tỉnh, diện hình / em ẩn náu thần kinh, thớ thịt / dẫu lặng im mà chẳng lặng thinh..." (Ẩn, Hiện Một Đời), vì thinh làm sao được khi dấu vết quê hương đầy ký ức, thịt da, Tha La xóm đạo của Hà Nguyên Du là Mary, là "ngọc".

      "Mary em, ngày xưa khó quên

      đang cùm gông mà em ngoan hiền!

      em cho ta một trời nghị lực, một trời thơ mạch

      chảy vô biên

      ...Mary em, người em Tha La

      ngăn muôn trùng mà ta không xa

      mai ta về lại tìm em, ngọc, mai ta về thăm tìm

      em, hoa..."

      (Em, Tha La)

      Cái nền quá khứ khổ hận có thể để lại dấu vết:

      "keo tử sinh

      chỉ linh với Thượng đế

      phố mọc lên rừng

      mảnh mảnh đấu đá

      mắt mắt trợn ngược

      thấu tận bốn ngàn năm

      oan hồn xiết rên đâu đây

      thời chờ minh quân

      hỗn quân"

      (Hỗn Quân)

      Quá vãng là tối đen Rụi Đời "trại a / trại b / a 1, b 4 / còng 8 / còng U /chủ nghĩa, chủ mưu / rụi hết đời trẻ".


      "Tôi con chim gãy cánh lúc tan bầy

      tôi con ngựa què chân khi bão nổi..."

      (Em Và Lối Thoát)


      cho nên


      "một khi ta đi khập khểnh

      mà trên vai lại quằn!

      với những con đường chưa đến

      với bao nỗi sầu miên man

      với trăm ngàn căn bệnh...

      đến từ ngả oan khiên

      dẫu thế nào cũng là cuộc đuổi bắt..."

      (Dẫu Thế Nào)


      Vì đâu mà oan khiên? Phải chăng "bốn ngàn năm hiến / bốn ngàn năm chia / ung cả hạt bí / chết cả dây bầu / bực chiếc thùng rỗng / kêu rách nhỉ / tức tay hèn / đấm vỡ mấy hệ" (Vỡ Hệ).


      Nhà thơ cũng có lúc phẫn nộ, dễ hiểu, vì


      "hơn nửa vòng trái đất xa xôi

      ta luôn thấy gần như gan tấc

      bởi nguồn cội vẫn nằm trong tim chặt

      bởi tình yêu như máu thịt xương dạ.. "

      (Vẫn Nhớ).


      Và nhớ nhiềụ Vì ở chốn nữ thần tự do tình đời thế thái vẫn là thường, mà phường tuồng thì không tìm vẫn phải nhìn thấy:


      "... thúng úp voi

      đao phủ giảng đạo

      ... phường dở hóa trang

      lại sắm tuồng

      ấm ớ kịch bản

      mê đón gió

      tợ múa rốị.."

      (Không Còn Gì).


      "Tha hương, ta khách trú bơ phờ" (Nguyệt Lữ), đành thôi Chải Tóc Đi Em, để còn lo cho mẹ và em ở quê nhà, ai nói tha hương là nói mẹ cha mà ký ức buổi nào Dưới Nắng Xế, Ba Ngồi Sàng Gạo thế mà "nay nắng xế ai ngồi sàng gạỏ / chắc thay bóng Má ngồi mong con! / thằng con phóng lãng xa nghìn dặm / sống kiếp tha hương, nhớ mỏi mòn". Cùng cực bi quan, có khi muốn buông xuôi trần thế để lại Lời Trối ... Về Một Dự Đoán. Bởi sống có một mình ên là một kinh nghiệm nhiều khi chết người:"đoạn cầu, cầu đoạn chênh vênh / thất thơ thất thổ mình ên cõi này!" (Bước Thải). Buồn nhưng không tuyệt vọng, vì còn có những hoài vọng (Trần Tình Khúc), thao thức: "tiếng vỗ cạn bầu hay tiếng chuông?!" (TVCB).


      "đất hiếm lên trúc

      tìm mai đâu trong ngàn cây tạp xanh?

      truyền thông điệp sương

      mầm xanh thấm không qua giọt lời cổ thụ?

      thơ hành trình

      lãnh nhiệm phép mầu tiên dược..."

      (Hé Nụ)


      Thì ra thế, và đó là chủ quan của nhà thơ!



      Có thể nói nét riêng của thơ Hà Nguyên Du nếu phải so sánh, là ở nhiều hình ảnh lạ, cố tình, nhiều và lạ, thân quen với nhà thơ nhưng có thể lạ với người đọc thơ. Anh như người nhiều tâm sự muốn chia xẻ, nhiều kinh qua muốn ghi lại, gửi gấm, nhiều tâm niệm muốn ghi lại kẻo mất. Em, tình yêu, là vòng nhật nguyệ", vừa luân hồi vừa thường hằng, trong cõi âm dương, như trong tâm cảm,


      "đóa hoa nầy trong cõi buồn sinh, diệt

      nhân gian nầy đâu thoát được tử sinh?

      em chính là em là vòng nhật nguyệt

      cho ta hơi thở, cho nhục cho vinh..."

      (Em Là Vòng Nhật Nguyệt)


      Hay khúc ly tao xưa nào đó mà Hà Nguyên Du vọng nghe thấy trong những vật của hiện thực trần trụi:

      "tình còn xanh lá còn kết hoa không?

      sao như ve ru trên cành ngô đồng

      sao như sống xưa ròng đi ngọn nước

      em mắt môi buồn khép kín chờ mong

      ... mình còn mơ ước còn ngóng trông nhau

      mây mưa tan hoang mây lại giăng sầu

      em như ăn năn khi tình lạc bước

      anh sống lưu đày hát khúc ly tao ..."

      (Khúc Ly Tao).

      Hình ảnh đẹp buồn Tình Rơi Theo Ánh Tà Huy:


      «mặt trời nghiêng, mặt trời xế bóng

      em nghe chăng kiếp người mau chóng?...".


      Thơ hôm nay với hình ảnh quen khói thuốc bay:


      "... ta nhớ người vương khói thuốc bay

      nhớ héo cành xuân, nhớ trắng canh chầy

      tâm ta rung mãi theo triều sóng

      em hỡi! em nào đâu có hay?..."

      (Nhớ Người Vương Khói Thuốc Bay)


      Tiềm thức ca dao nơi những dòng thơ thời Rap:

      "qua sông nhớ những nhịp cầu

      qua truông còn thấm nỗi đau nghiệt đời

      qua đêm càng quí mặt trời, qua nhân gian thấy

      tình người nổi bênh, qua đâu mà chẳng qua em?

      qua muôn thách đố qua phiền lụy vây, qua ai qua

      chùm vạ lây, qua non nước khốn qua đày khắc

      lao, qua sông nhớ những nhịp cầu, qua thơ qua

      với tầm dâu ngặt nghèọ.."

      (Ca Dao Tôi)

      Rõ thơ là chốn giải tỏa cuồng độ và lượng số của cuộc sống. Trong tình yêu nhục cảm tận cùng mọi ngõ ngách bản năng:


      "cứ hôn anh / hỡi đôi môi thần hỏa / chạy theo đôi tay thủy triều / cứ mặc tình mặc tình / tưởng như con hổ / xé gọn nai tơ / lúc đang đói / thân em như trái chín / tuyệt mộng / anh lữ khách đường trưa / hổn hển trống bụng / chắc hẳn không sợ phạm giới luật như thầy tu! / không nhịn trong cơn đói ngất!

      Cứ quấn anh đi / quấn như trăn / bằng những đường cong giết người / mùi trái cấm như xạ hương ngộp

      lạc cả hồn phách / đã mở cửa sinh... / cũng chính là cửa tử!..."

      (Hành Trình Điên, Mê)


      Thơ sáng tạo từ con chữ, với ngôn ngữ, với một khả năng giao đối, với những tiềm ẩn, vô ngôn. Tại sao không đùa nghịch với con chữ?


      "ký ức ký niệm

      trí nhớ trí tri

      lửa lòng lửa bỏng

      tử sinh tử quỉ..."

      (Ký Ức)

      "... quấn ta vòng lắm nuộc

      ?__trặc trẹo ơi chi là ...

      trệch đường xe lửa chạy

      trĩu trĩu cánh thê noa!"

      (Thê Noa)


      nghe tình sao trục trặc không trơn tru tí nào!


      "dụng tâm

      trác những thỏi nhám

      ngón đảm ngón lược

      rực tia tình yêu trên vách tối ngục

      át tiếng trêu ngươi

      nở hoa trên nhánh cành nhân ngãi

      tích phật lũy chúa

      ngã không ngã"

      (Ngã Không Ngã)


      Nghịch con chữ như từ đó có thể tìm ra tinh túy cuộc đời, tìm ra chất tinh tuyền của sinh, tình,... Như niệm con số để tìm sinh thoát trong bài Niệm Bất Khả! Hay nhưng con dấu toán học áp dụng vào cái tôi hay cuộc đời nhiều toan tính:


      "tôi không phải là tôi khi tôi tôi chưa tới

      tôi chỉ là tôi khi tôi tôi tới tôi và khi tôi

      tới tới tôi là tôi tôi phải xa rời tôi để

      nhập cùng với những cái tôi quanh tôi

      ... thành toi khi thiếu dâu ^ và hiểu rằng

      dấu ^ là như một chiếc cầu nối chữ

      không đơn thuần là một dấu mũ một..."

      (Phải Thế Không Em?)


      Và cứ thế mà đi tiếp với những con dấu ' ` + = , v.v.


      Đặc điểm đáng kể khác của thơ Hà Nguyên Du là lối hài hòa văn tự xưa cũ-hôm nay, tử ngữ-sinh ngữ, tiếng tự điển - tiếng lóng ngoài đường,... Đây phải chăng cốt để diễn tả cái sống đây mà phần nào đã quá vãng, cái sống mòn, sống thừa, hay sống đây mà tưởng đã chết, còn đây mà đã đầy mầm suy thoái như mạ lúa sau cơn lũ dài hơn thông lệ, bởi những tàn độc phá phách của thời gian, thiên nhiên và con người ...


      Hà Nguyên Du làm chủ cách sử-dụng từ, vang vọng văn ngôn nhiều khi lạ lẫm bên cạnh "bạch thoại" của những tiếng rao, nói, những tiếng gọi, chào, tỏ tình, ngây thơ có, xúc tích có,... của thường ngày:


      "...chờ ai đêm hạ? nước mắt nhung huyền, lỡ trách

      tơ duyên, nằm trong nghiệt ngã, lời ru ve hạ, khóc..."

      (Đêm Hạ Huyền)


      "lại hớt hãi với những không đâu

      em vẫn trành tròn như nhật nguyệt thực

      phàm cõi ấy là tròng..."

      (Lại Hớt Hãi)


      "... em khuyết dần tôi viên ngọc quý

      phận đá đời rong ngày dã hoang..."

      (Khi Bước Tình Đi Qua).


      "...nguyệt tà, dương xế, mây buông

      ta, em hát mãi, khúc buồn thiên thụ.."

      (Đã Rồi Một Cánh Chim Bay).


      Người không quen theo phong cách Hà Nguyên Du sẽ lẫn thành "tà dương", hay như "thôi" cũng hơn một cách, một nghĩa:


      "...lối ra nào ta tránh đời mai một

      hoang đường thôi! thôi cách biệt nhân sinh..."

      (Em Là Vòng Nhật Nguyệt).


      Hoặc ba câu "nhớ mới đó / giờ xuân ly / nhớ tức tưởi ...", xuân ly chứ không phải phân ly, mà hình như muốn nói phân ly, chắc có vậy cái nhớ mới thành thơ chăng?


      Qua lối xuống hàng, chấm câu, kỷ niệm rời rã theo con chữ:


      " tiếng ca học trò

      hướng lên mặt trời

      tiếng ca tình người

      tiếng yêu nào vơi

      bước đi học trò

      lá me đường thơ

      mắt xanh vào đời sáng chân trời mơ"

      (Trái Tim Học Trò).


      Hoặc dài như nỗi nhớ đọa đày: "em đã khóc một chiều em đã khóc, mưa ngoài kia như thẹn hạt sa mù / gió ngoài kia như dừng bước phiêu du, kìa nước mắt em là trời bão tố..." (Nhan Sắc).


      Rõ là thơ tám chữ đặt cạnh nhau. Xa hơn là dài dòng kiểu Tân Hình Thức, như lời tỏ không dứt, hay muốn ngừng dứt đâu thì cứ dứt ngừng kiểu mệt nghỉ hay khỏi nghỉ theo nhạc Rap! Hãy "đọc" Hạ Nguyên, Gene Đại Dương, Anh Biết, Em Yêu Dấu 2,... thơ như một lối thở dưỡng sinh! Câu có thể 8 chữ nhưng vắt dòng bất kể; vần không ngừng ở các dấu ngừng hay xuống hàng mà vắt dòng, muốn ngừng thì ngừng trong tâm thức, giữa câu, giữa đàng!


      Nhà thơ còn dùng nhiều thể loại trong cùng một bài bản, thay đổi chăng theo tình tự?

      "...chờ ai đêm hạ? nước mắt nhung huyền, lỡ trách

      tơ duyên, nằm trong nghiệt ngã, lời ru ve hạ, khóc

      ánh trăng nguyền, thức trắng đêm đen, tàn phái

      bướm hoa

      hạ huyền ơi hỡi!

      nắng thêu ngàn vây

      héo khô cành ta

      em lá rơi đầỵ..."

      (Đêm Hạ Huyền)

      Hà Nguyên Du thử nghiệm nhiều thể loại thi ca, làm mới, khác thơ mới, tự do hóa thơ đã tự do, và ở mỗi thể loại nhà thơ lại thử nghiệm cung cách mới, vận dụng khác con chữ, thế chữ thường dùng ,... Nhạc tính luôn hiện diện, lúc nhịp nhàng như ca dao, khi dài hơi như bà ca vọng cổ, lúc lại đầy điệu lòng thời đai ... Thơ Hà Nguyên Du phải đọc lên mới thấy cái hay, cái thú, cái thơ, cái tiềm ẩn của âm lời, chữ nghĩa! Những bài như Cho Tôi Bài Tango, Cho Em Bài Sonnet, Đêm Hạ Huyền,... phải ngân vang mới cảm được những tiềm ẩn của một nỗi lòng, của những gạch chữ, nốt chấm!


      Như Hà Nguyên Du từng tâm sự ở đầu tập thơ, sau ba mươi năm ít nhiều vui với thơ, nay anh trở lại tận tình. Và tận tình làm mới, khác. Như một tổng hợp. Với một hình thức "hội nhập" với xã hội châu Mỹ của Tân Hình Thức. Từ khi có con người, vẫn có những người luôn tìm kiếm ý nghĩa của ngôn từ, khoác cho chúng nét riêng mỗi thời. Khuynh hướng, trường phái từ đó nảy sinh! Trường phái, tìm kiếm nào rồi cũng chỉ là phương tiện của thi ca, tệ cũng là bài bản gia chánh, thêm thắt vị mới cho món thường dùng. Nhưng nét thơ và nét riêng của một nhà thơ không thể chỉ là gia chánh, mà phải vượt lên chạm đến thi tính, nguồn thơ! Ở lắng đọng, nằm ở chiều sâu, ở con chữ tình cờ gợi đến, ở ẩn dụ khéo tay!


      Trong tập thơ thứ hai này của Hà Nguyên Du, phần thử nghiệm theo thi ca thời Hậu hiện-đại, thời Tân hình-thức, hypertext,... hãy còn sớm để đánh giá, nhưng người đọc khó tính không quen vẫn có thể cảm được qua một số hình ảnh, vần điệu và nội dung thơ. Ở những bài thật "mới" có thể "chấp nhận"(!), Hà Nguyên Du đã để lại cái gì khác hơn là một thể loại chủ trì hình thức. Hai hay ba phần còn lại, Hà Nguyên Du đã không làm thất vọng người sính thơ với những đặc sắc của riêng anh. Nghịch thường thay, ở những trúc trắc chữ dùng, bất ngờ hình ảnh hay nhịp trật, không đợi chờ,... lại là những nét riêng thành công, như một loại "nhạc tính", "âm điệu" rất thơ, rất Hà Nguyên Du!


      Đây đó có những lời nhẹ như ca dao, đam mê như tình đầu,... nhưng thơ Hà Nguyên Du không phải là lối mòn đã quen, mà chính là những con đường xa lộ đã mở, cứ mãi xuôi chảy, không ngừng, dù phải trục trặc tâm hồn, bối rối của đời hội nhập! Thi ca đối đầu với ngôn từ và thực tại!


      7-11-2000


      Nguyễn Vy Khanh

      (Nguồn: namkyluctinh.org)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nguyễn Minh Nữu Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Lê Hân, Nhà Thơ Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Lê Hoằng Mưu, nhà tiểu thuyết tiên phong Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Linh Mục Thanh Lãng, nhà văn học sử Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Thơ Hà Nguyên Du Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Về Một Cuộc Hội Thảo Văn Học và Báo Chí Miền Nam 1954-1975 Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Văn Chương Có Biên Giới Không? Nguyễn Vy Khanh Tiểu luận

      - Đến với Ngất Ngưởng Một Đời Mây của Phạm Hồng Ân Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Túy Hồng Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Cao Thoại Châu Nguyễn Vy Khanh Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Hà Nguyên Du (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Hà Nguyên Du

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Thơ Hà Nguyên Du (Nguyễn Vy Khanh)

      Hà Nguyên Du đi giữa Duy Mỹ của Thơ Cũ và rất Hiện Đại của Thơ Tân Hình Thức (Trần Văn Nam)

      - Bốn mươi năm thơ Việt hải ngoại: Hà Nguyên Du (vanviet.info)

      - Tạp Chí Văn Học Mới Ra Đời: Biên Khảo, Truyện, Thơ... (vietbao.com)

      - Thi Sĩ Hà Nguyên Du Với ‘Văn Học Mới’ (vietbao.com)

      - Thơ Tân Hình Thức Và Hà Nguyên Du (Phan Tấn Hải)

       

      Tác phẩm của Hà Nguyên Du

        Cùng Tác Giả (Link-2)

         Thơ văn trên mạng:

      - soundcloud.com   -   poem.com

      - thotanhinhthucviet

      - Hạnh phúc đến từng phút giây

      - Em Có Về Ta

      - Lối Khác

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)

      Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)