1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đến với Ngất Ngưởng Một Đời Mây của Phạm Hồng Ân (Nguyễn Vy Khanh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      8-3-2021 | VĂN HỌC

      Đến với Ngất Ngưởng Một Đời Mây của Phạm Hồng Ân

        NGUYỄN VY KHANH
      Share File.php Share File
          

       


            Nhà thơ Phạm Hồng Ân

      Từ khi đến với văn-chương, khác với các bộ môn lý luận, tiểu-thuyết, ... thơ với chúng tôi là cả một cuộc hành trình đi tìm hoặc dõi theo cái hồn khí của nhà thơ, của thi ca, nhưng cũng có khi rất đon sơ - chỉ là đi tìm lại cuộc đời, một sống lại, tìm lại, ... Một hành trình nhiều đứt đoạn nhưng vẫn liên tục, ... Tìm kiếm, vì cái thế giới đã hình thành xem ra khó thấy ở trần gian, nhất là đối với người Việt. Tìm kiếm ở đây thiển nghĩ cũng là để sống trọn vẹn hơn cái số phần làm người! Bởi, thơ là những biểu hiện bên ngoài, những nhu cầu bộc lộ của đời sống nội tâm, là nơi ẩn chứa những khoảnh khắc của tâm trạng, khởi từ dòng sinh động hoặc thầm lặng của đời sống, từ những liên hệ giữa con người với con người hoặc với ngoại cảnh biến hóa khôn cùng, ...


      Mỗi tâm hồn nhà thơ là một không-gian tàng chứa những ẩn số nhiệm mầu, nơi đó có thể tìm thấy những ám ảnh cũng như những gì xa lạ, huyền bí nhất. Tất cả như một thế-giới tiềm ẩn nhưng có thể bền bĩ hoạt động mà ý thức không kiểm soát được. Một tình yêu chớm nở như một tiếng sét, một chạnh lòng chợt đến chợt đi,... Đưa đến sáng-tạo, đưa huyền mơ thành thực hữu. Qua câu thơ, qua điệu nhạc của con chữ! Người thưởng thức thi ca đến với thơ thường qua một mối giao cảm nào đó, mà đối tượng của sự nắm bắt là chính tác giả của những biểu hiện qua con chữ, những “chứng từ” văn-chương. Có thể nói rằng thế giới thi ca Phạm Hồng Ân đã đến với chúng tôi dưới dạng đồng cảm.


      Thơ Phạm Hồng Ân là thi ca của tình yêu, và tình nước. Trước biến cố 30-4-1975, nhà thơ là sĩ quan Hải Quân, nên trong thơ ông, người đọc dễ tìm thấy biển và nước, ở miền Nam Cộng-hòa cũng như ở Hoa-kỳ bây giờ và riêng với ông, là biểu tượng của tình-yêu và tình nước. Chan chứa mà dũng cảm, những vần thơ của người chiến sĩ!

      Ta về nằm giữa biển đông

      Hai tay ôm lấy trăm sông nghìn rừng

      Nghìn rừng đau nỗi sầu chung

      Trăm sông sầu mối đau cùng nước non

      Ta về ngồi dưới cội nguồn

      Ngu ngơ theo tiếng chim muông lạc bầy

      Ta về ngồi dưới chân mây

      Xé câu thơ cổ quăng đầy thiên thu

      Ta về thương kiếp phù du

      Nghìn rừng giông bão ngục tù trăm sông

      (Nghìn Rừng Giông Bão Ngục Tù Trăm Sông)

      Thật vậy, phần lớn cảm hứng của nhà thơ khởi từ chuyện chiến-tranh, tình chiến hữu, chuyện trước sau, mất còn. Và còn tình nhà qua nhiều bài trong tập: tình nghĩa cha mẹ, vợ chồng, con cháu, ... mà có lẽ cảm động nhất là 'bức tranh' mái nhà xưa ngày ông trở về:

      Con trở lại ngôi nhà xưa lạnh lẽo

      Nhìn dòng sông in bóng nước phù vân

      Ba thật sự trở thành người thiên cổ

      Bình hương tro nằm đựng xác thân tan.

      (...)

      Ba là sách gối đầu con vinh hiển

      Là nước nguồn làm trong sạch đời con

      Là ca dao đưa con về nguồn cội

      Là quê hương vang dội tiếng hò khoan.

      Con trở về ngôi nhà xưa dột nát

      Bới tàn tro để tìm lại dư hương

      Chỉ còn đây di ảnh ba nhòa nhạt

      Ôi mất rồi một mái ấm yêu thương

      (Trở về mái nhà xưa)

      Lục bát là thể thơ mang hồn dân-tộc Việt, với mỗi nhà thơ còn là hồn thơ thiết tha, tình tự; vì thể loại này đầy nhạc tính và đủ uyển chuyển để diễn tả tâm tình dù uẩn khúc đến mấy. Phạm Hồng Ân đã đa dạng hóa 10 bài Lục Bát Tình và một số bài lục bát khác như Trần Truồng Kiếp Hoa:

      Cởi tung dây trói vô thường

      Trần truồng một kiếp phấn hương nhãn tiền

      Nằm đây gió lộng chân hiên

      Xé mây lót ổ mật thiền nhập tâm

      Lắng lòng nghe sóng huyền âm

      Từ trong thần thoại trầm luân trở về

      Cõi em thục nữ u mê

      Da sông thịt biển bề bề núi non

      Quấn quanh ta một nỗi buồn

      Ngàn năm mãi mãi trần truồng kiếp hoa.

      Một nhà thơ đáng kể là người có nhiều phong cách, với giọng điệu riêng,... Với phương tiện của cấu trúc và hình-thức, Phạm Hồng Ân đã thành công chuyển tải được ý và hồn thơ vào thơ và đến được, đánh động được tâm hồn độc giả của mình. Đây là cảnh cho tình nhập hồn:

      Chicago. Bão tuyết. Tan.

      Rừng cung tay đứng bạt ngàn. Khẳng khiu.

      Sông đong băng giá. Buồn thiu.

      Phố nằm vùi dưới tịch liêu. Bạc đầu.

      Sầu ta trắng xóa đỉnh cao

      Ðời buông thạch nhũ lao đao cội nguồn.

      Cuộn nhau trong đất trời buồn

      Ðôi chân Bắc Mỹ. Linh hồn Cửu Long.

      (Chicago)

      Hay hình ảnh người tình nhập vào thơ thành bức tranh siêu thực:

      Ướt đẫm đời ta cơn mưa Phan Thiết

      Ba mươi năm còn rớt lại sợi thương

      Dù em có theo sông đi biền biệt

      Sợi thương kia vẫn thành sóng xuôi dòng.

      Vạt tóc nghiêng em che đêm Phú Quý

      Làm âm u một góc biển ta đi

      Trăng Ngũ Phụng thua mắt em huyền bí

      Trời đông phương chìm xuống cõi man di

      Ðôi môi em ngọt mãng cầu Hàm Thuận

      Và lao đao mùa gió bấc vườn ta

      T(...) Ta muốn nằm trên ngọn sóng Cà Ty

      Ðẩy mái chèo lướt trăng non về bến.

      (Phan Thiết và Em)

      Thơ là cảm xúc và rung động, qua những biểu hiện tinh vi, tế nhị của hồn người. Nhiều bài thơ của Phạm Hồng Ân khiến/giúp người đọc hướng tâm hồn về cánh cửa của thi ca, và một khi đã vào bên trong thơ ông, độc giả mới tìm thấy hoặc thấy lại hồn mình và cả những cái mà nhà thơ không nói ra. Thành công của nhà thơ là ở đó!


      Có thể nói trong toàn tập thơ, Phạm Hồng Ân đã phác thảo lúc ẩn lúc rõ nét các vết thương của thời-gian, của cuộc nhân sinh, từ tác-giả ra đến đồng loại, bằng hữu, sống cũng như đã khuất,... Vì cuộc đời không trơn tru, vì Thiên đàng đã mất, vì ...và vì... Với tác-phẩm, ông đã thành công phát tiết ra vài âm thanh cuồng nộ của thân phận nhỏ nhoi con người Việt-Nam đứng trước những mưu toan của những thế lực người và những tập đoàn Việt cũng như không-Việt. Như những âm vang bi đát từ hư vô phát ra... Có thể nói thơ của Phạm Hồng Ân được nuôi dưỡng bằng những cái kinh-qua, những đau khổ và hạnh-phúc của đời người, đời ông cùng với đời người đồng thời!


      Bài Ngất Ngưởng Một Đời Mây mở đầu tập thơ, nhà thơ vừa tâm sự vừa báo trước những mây trời trong cuộc đời ông:

      Trộn mây vào chân tung bước giang hồ

      Thời giọc biển khuấy sông chuyển đèo dời núi

      Trộn mây xuống tim nghe tình diệu vợi

      Thời em cổ tích tiếng sáo Trương Chi.


      Ngất ngưởng ta, đời mây ảo giác

      Trôi trôi trôi một giấc cuồng quay

      Phóng lên cao là hư vô mù mịt

      Té xuống đời là bão nhảy mưa bay.


      Ngậm chút gió la đà kiêu hãnh

      Phù thủy ta bẻ bút ném thơ

      Nhật nguyệt khóc nỗi đau Thần Thánh

      Chữ nghĩa treo vần điệu bơ vơ...


      Phạm Hồng Ân Ngất Ngưởng Một Đời Mây có thể vì yêu mây trời mà cũng có thể vì đời thoáng qua... Nhà thơ dõi theo những áng mây trời, thích mây trôi ngang qua, hoặc ở cuối chân trời mây mới thật đẹp, mới tuyệt vời. Đam mê cái đẹp, nhà thơ đồng thời thích cái động của mây trời: cái động mới có thực, làm nên cái hiện sinh. Ở đây chúng tôi không so sánh, nhưng một J.M.G. Le Clézio cũng từng đam mê sống với thiên nhiên: núi, sông, biển, sao trời và nhất là mây cũng đã làm nên cái văn-chương của nhà văn giải Nobel văn-học này.


      Những áng mây trời, mây hiền thục,

      tĩnh lặng, lạ lẫm,

      mây xám hình dạng dàn hồi

      thân hình nữ nhân, ôi những mái tóc

      khuôn mặt trẻ thơ, những rồng, những ngọn đảo.

      Mây ơi, ta bước đến cùng đây

      ta hợp làm một với các ngươi rồi ta biến nhanh,

      ta cũng vậy, đổi thay liên tục

      thân hình và khuôn mặt (Nuages, nuages doux).


      Ở Le Clézio không hề có sương khói chiến-tranh, cũng như không có tâm trạng “hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa” như với người Việt. Với Phạm Hồng Ân, ông vừa hướng dẫn người đọc ngắm xem ... mây trời, vừa làm nhân chứng mà cũng là người qua đường hoặc người quen giữ kín cho riêng mình. Nhà thơ lảng vảng quanh đây, chịu đau khổ, để làm chứng, giải mã, ... những mẫu đời kỳ thú, lạ lẫm và cả bất thường, quái đản,... Thật vậy, trong thơ, Phạm Hồng Ân cho thấy có những mặt người tàn bạo, khủng khiếp, những khuôn mặt của địa ngục: những đám mây đen đưa giông bão, tai họa đến! Cuối bài thơ mở đầu, nhà thơ đã cho biết :

      Cắn chút mưa sụt sùi cô độc

      Mùi Satan theo máu chảy về da

      Ném tới đầu cái-ta-sau dội ngược

      Chạy cuối hàng cái-ta-trước quỉ ma.

      Ngất ngưởng mây chỉ là sương với khói

      Ngất ngưởng ta là cát bụi hóa thân

      Sáng thức dậy nghe nghìn trùng tiếng gọi

      Ta ngậm ngùi ôm hoài niệm ăn năn.

      Thân phận người Việt từ giữa thế kỷ XX đã phải mang tính bi thảm dù sống ở phần đất nào của đất nước. Chiến-tranh và hậu quả của nó đã đeo đuổi cả đời người mỗi chúng ta. Muốn sống an bình trong một thế giới tưởng đã hình thành, đã là ảo vọng, đã là cái gì khó có được. Thơ khi thành con chữ trở thành chứng giám cho một thế gian không an bình, cho những giấc mơ dù nhỏ thế nào cũng khó đạt được. Chiến-tranh và con người hành xử cuộc chiến, từ người điều binh khiển tướng đến người lính vô danh, những tưởng đã tiêu diệt thi ca và văn-chương nói chung, lại khiến dựng nên một nền văn-học chiến-tranh độc đáo với sự tham gia của nhiều thế hệ thơ văn.


      Yêu thích một hoặc nhiều bài thơ của một người thơ thiển nghĩ cũng chính là từng sống từng cảm nghiệm đâu đó cùng những phân ly, hạnh-phúc, những đam mê, những tình, những nỗi, những ... và những ... Người đến với thơ và nhà thơ như cùng đồng hành chung một hay nhiều đoạn đường! Con đường thể hiện qua bước chân thực hữu và qua những âm thanh vang vọng từ những bước đi!


      Phạm Hồng Ân đến với thơ văn từ trước dù chính thức góp mặt với thế giới văn-chương hải-ngoại từ khi định cư ở Hoa-kỳ và trình làng các tuyển tập thơ văn, mới nhất là tập Ngất Ngưởng Một Đời Mây người thưởng ngoạn đang có trong tay, gồm “những bài thơ còn lại từ thời học trò, thời chiến tranh, thời ngục tù, thời trôi sông lạc chợ và ở hải ngoại” - như nhà thơ báo trước ở đầu tập. Thi ca vốn đơn sơ nhưng cũng là phức thể, có trên trần gian cũng được mà không có có khi lại rất thiếu thốn, cái thiếu khiến cuộc nhân sinh vô nghĩa, nhất là đối với người Việt vốn là dân-tộc có thể nói là sính thơ nhất! Cũng vì tính phổ cập và tự nhiên, mà thi ca hôm nay cần được làm mới để đi vào tâm hồn người đọc, mới ở hình-thức sử-dụng con chữ mà cũng có thể là ở phong cách.


      Cùng sống sót trở về từ các trại gọi là 'cải tạo', nhưng 'giọng thơ' Phạm Hồng Ân khác xa với những Nguyễn Sỹ Tế, Dương Tử, Trạch Gầm,... Thơ văn hải-ngoại tiếp nối truyền thống khai phóng, tự do, nhân bản của văn-học miền Nam, sau gần bốn thập niên, với nhiều thế hệ nhà văn thơ, từ nhiều năm qua đang lâm vào khủng hoảng. Trong cuộc sống-còn này, thơ là lãnh vực chịu nhiều thiệt thòi và mang nhiều vết thương nhất, nhà thơ của văn-học hải-ngoại đã và sẽ làm được gì? Người thưởng thức thơ lúc nào cũng hy vọng vì một ngôn-ngữ thiếu thi ca là một ngôn-ngữ chết!


      Phạm Hồng Ân đã thử nghiệm một số cách tân cho thơ ông qua nhiều bài trong tuyển tập như Bốn, Năm, Sáu, Bảy, Tám làm mới thơ lục bát:

      1. Sông. Ðêm. Xuồng. Nước khua dầm.

      Trăng lên. Bãi cạn. Rượu cầm bạn xa.

      Tiếng đàn kìm. Buốt tim ta.

      Sáu câu vọng cổ la đà. Phù hư.

      Em. Trong chén rượu. Ngục tù.

      Ðáy kim cổ vẫn mịt mù sắc, không.


      2. Trăng. Sông. Rượu. Nước phiêu bồng.

      Hồn thơ Lý Bạch ngược dòng ra khơi.

      Văn chương. Thế sự. Rối bời.

      Cạn ly tuế nguyệt. Giận thời phù sinh.

      Bạn. Ta. Lãng Ðãng. Khối tình.

      Vuốt râu. Hào sảng. Cười khinh bạc đời. (Năm)

      Thơ Phạm Hồng Ân đến với chúng ta trong một hoàn cảnh sống đặc-biệt của kiếp nhân sinh người Việt lưu vong ở xứ người, khởi từ ý chí và tâm thức chúng-tôi-muốn-sống! Cảm ơn nhà thơ Phạm Hồng Ân đã cho người yêu thơ những phút giây trầm lắng và hạnh-phúc trong những miền quá vãng, như những lưu dân trở lại, trở về và đang sống, để chiêu niệm cũng như nhận chân để nhìn lại và nhìn rõ về phía trước! Bởi, hôm nay vẫn là hoài vọng, nói như nhà thơ:

      Rồi có lúc chúng ta cũng trở về biển (...)

      Rồi có lúc chúng ta cũng đi vào huyền thoại

      Những thế hệ thủy triều xóa mất dấu vết

      chiến tranh.

      Chỉ còn lại mảnh trời xanh

      Lặng lẽ bay ngang vòm nhà dưỡng lão.

      Biển cũng thét gào áo não

      Trăn trở bạc đầu thế hệ mai sau.

      Rồi có lúc chúng ta cũng đi vào huyền sử

      Những con dã tràng xe cát tạo hình

      Như bầy hải âu năm xưa đi tìm hoa biển

      Như con tàu mất phương hướng

      Như Anh mất Em

      Giữa giông bão đời người.

      Rồi có lúc chúng ta cũng là thân tàu

      Kẻ trước người sau

      Tung tăng theo sóng.

      Rồi...biển cũng muôn đời là biển

      Chỉ có chúng ta

      Tan tành như bọt nước... (Về Biển)


      Montreal, 22-4-2013

      Nguyễn Vy Khanh

      Nguồn: tietthitrungtrinh.blogspot.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Lê Hân, Nhà Thơ Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Lê Hoằng Mưu, nhà tiểu thuyết tiên phong Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Linh Mục Thanh Lãng, nhà văn học sử Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Thơ Hà Nguyên Du Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Về Một Cuộc Hội Thảo Văn Học và Báo Chí Miền Nam 1954-1975 Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Văn Chương Có Biên Giới Không? Nguyễn Vy Khanh Tiểu luận

      - Đến với Ngất Ngưởng Một Đời Mây của Phạm Hồng Ân Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Túy Hồng Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Cao Thoại Châu Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Nhà Thơ Thái Tú Hạp Nguyễn Vy Khanh Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Phạm Hồng Ân (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Phạm Hồng Ân

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Đến với Ngất Ngưởng Một Đời Mây của Phạm Hồng Ân (Nguyễn Vy Khanh)

      Phạm Hồng Ân Ra Mắt Thi Tập"Ngất Ngưỡng Một Đời Mây" Tại San Diego

      Về người bạn tôi quen: Văn, Thi Sĩ Phạm Hồng Ân (Nguyên Lạc)

       

      Tác phẩm của Phạm Hồng Ân

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Nỗi Buồn Mùa Tạ Ơn (Phạm Hồng Ân)

      Bi hài kịch của một tù nhân (sangtao.org)

      Chị Hường (bienkhoi.com)

      Bài viết trên mạng:

      - damau.org    - sangtao.org

      - thivien.net    - banvannghe.com

      - kontumquetoi.com

      - saimonthidan.com

      Phạm Hồng Ân blog

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Giới thiệu tác phẩm Mắt Ngọc của Dương Thượng Trúc (Điệp Mỹ Linh)

      Chữ Tâm trong văn học Việt (Thái Công Tụng)

      Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời (Phan Tấn Hải)

      Trang Thơ (Vương Đức Lệ)

      Những Bài Thơ Trên Giường Bệnh Của Vương Đức Lệ (Hoàng Xuân Trường)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)