1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Lê Hoằng Mưu, nhà tiểu thuyết tiên phong (Nguyễn Vy Khanh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      11-1-2024 | VĂN HỌC

      Lê Hoằng Mưu, nhà tiểu thuyết tiên phong

        NGUYỄN VY KHANH
      Share File.php Share File
          

       

      Lê Hoằng Mưu ký tên thật khi viết tiểu-thuyết và khi làm báo, ngoài ra ông còn dùng các bút và biệt hiệu Mộng Huê Lầu (đảo chữ tên thật, như Khái Hưng), Cao Hiển Vinh, Hoằng Bảo, Lê Hoằng và Lê Hoằng Bút. Ông sinh năm 1879 tại làng Cái Cối, tổng Bảo Hựu, tỉnh Bến Tre và mất tại Sài-Gòn khoảng năm 1941. Ông nổi tiếng trong làng báo Sài-Gòn từ những năm 1910-1915, và là một trong số nhà tiểu-thuyết thuộc giai đoạn ban đầu ở Nam-Kỳ; chủ nhiệm báo Nông Cổ Mín Đàm (1912, 1915), chủ bút báo Lục-Tỉnh Tân-Văn thời đổi thành nhật báo khổ lớn, sáp nhập với Nam Trung Nhựt Báo (từ 3-10-1921 đến 1930) và tổng lý (chủ nhiệm) tờ Công Luận Báo năm 1924, cũng như thành lập cùng Võ Thành Bút và làm chủ bút tờ Long Giang Độc Lập (Le Mékong, 1931-1934). Ngoài ra, ông cũng cộng tác với các tờ Điện Tín, Thần ChungĐuốc Nhà Nam. Từ khi Lê Hoằng Mưu làm chủ bút, Lục-Tỉnh Tân-Văn khởi sắc hơn các báo khác về văn chương nhờ đăng tiểu thuyết của ông, và mặt khác, các tác phẩm xuất bản của ông có ghi thêm được bảo trợ "Sous les auspices du Luc-Tỉnh Tân-Văn journal quotidien".


      Sau Nguyễn Trọng Quản, Lê Hoằng Mưu cùng Trương Duy Toản đã là hai tiểu-thuyết gia tiền phong vào đầu thế kỷ XX. Tác phẩm văn chương của Lê Hoằng Mưu thường được đăng tải nhiều kỳ trên các báo trước khi xuất bản. Cũng trên các báo, ông đã đăng các truyện dịch cũng như các sáng tác. Nông Cổ Mín Đàm đẳng cấp dịch-thuật của Lê Hoằng Mưu, ông dịch truyện Mỹ, Nga qua bản tiếng Pháp như Chồng Bắt Cha Vợ, Vi Lê Giết Vợ - một truyện ngắn của Mỹ có thể là truyện dịch đầu tay của ông. Sau đó Lê Hoằng Mưu phóng tác từ văn học phương Tây thành tiểu thuyết, như từ kịch thơ Rocambole Tome V-Les drames de Paris của Pierre Alexis Ponson du Terrail (Nông Cổ Mín Đàm số 18, năm 1912), tiểu thuyết Pháp Le Comte de Monte Cristo của A. Dumas với nhan đề “Tiền Căn Báo Hậu” đăng trên Lục-Tỉnh Tân Văn từ số 2054 ngày 18-6-1925 – và nhà Impr. de l’Union xuất bản thành 9 quyển năm 1926.


      Ngoài một số sáng tác đăng báo chưa được xuất bản, như Ba Gái Cầu Chồng (Nông Cổ Mín Đàm, từ số 55, 13-7-1915), Hồ Thế Ngọc (NCMĐ, từ số 85, 17-2-1916), Giọt Nước Nhành Dương hay Hoa Chìm Bể Khổ (Công Luận báo từ số 73, 19-2-1924), Nhược Nữ Báo Phụ Thù hay Hiếu Tình Bất Nhứt (Lục-Tỉnh Tân Văn, từ số 1877, 13-11-1924), Hoan Hỉ Kỳ Oan (LTTV từ số 1942, 3-3-1925) Cuồng Phụ Ngộ Cừu nhân (LTTV từ số 2393, 9-8-1926), Thập Bảo Niên Tiền Kim Liễu Hàm Oan (LTTV từ số 3549, 10-7-1930), Trăng Già Độc Địa (Long Giang độc lập, từ số 5, 15-11-1930), v.v. Các thi phẩm đã xuất bản của Lê Hoằng Mưu có thể ghi nhận như sau:



         Nguồn: Tạp chí Ngôn Ngữ

      Hà-Hương Phong-Nguyệt “roman fantastique” là tiểu thuyết đầu tay, ký Le Fantaisiste Hoằng Mưu, đăng Nông Cổ Min Đàm (từ số 19 ra ngày 20-7-1912 đến số 53 ngày 29-5-1915), với nhan đề “Truyện Nàng Hà Hương” đến tháng 11-1914 được Impr Saigonnaise L. Royer bắt đầu xuất bản trong khi chưa xong đăng báo, thành 6 quyển với tựa là Hà-Hương Phong-Nguyệt – 2 tập đầu ghi tên đồng tác giả là “L.H. Mưu & Nguyễn Kim Đính” và tập 6 phát hành tháng 6-1916. Có thể đây cũng là lý do trong hai tập đầu ngôn ngữ sử dụng Việt “ròng” hơn văn biền ngẫu trong các tập sau!


      Nghĩa Hữu là một thanh niên hiền lành ở Bến Tre, cưới vợ là Hà Hương, một cô gái con nhà giàu, có nhan sắc, gọi là “gái tân thời” ["nhan sắc đẹp đẽ, đành cho nguyệt thẹn hoa nhường, hoa đâu kém tuyết Lam-Kiều, tóc chẳng nhường mây Vị-Thủy .”, “quen tánh hỗn ẩu với chồng” và không thuận thảo với gia đình chồng, lại sống theo thói buông thả, vì thế dù Nghĩa Hữu “đắm sắc” mà chẳng bao lâu hai người đường ai nấy đi. Nghĩa Hữu lấy vợ sau là Nguyệ Ba – nhà nghèo nhưng cũng nhan sắc mà lại đẹp “tánh ăn nết ở” và theo nàng Nguyệt Ba ra Vũng Tàu rồi Bình Thuận. Trở về quê nhà thì Hà Hương sau một thời gian ăn chơi chán chê, lại dụ dỗ Nghĩa Hữu trở lại với mình, theo xuống Trà Vinh, về Sài-Gòn rồi lưu lạc nhiều nơi khác.


      Ở vào buổi giao thời đất Nam-Kỳ rồi ra cả nước bị thực dài Pháp đô hộ, thời mà xã hội Cochinchine dù đã bắt đầu bị Âu hóa nhưng ảnh hưởng Tống Nho vẫn còn mạnh, Lê Hoằng Mưu đưa ra quan niệm hiện thực và tâm lý mới về tình yêu nam nữ và luân lý đề cao tự do phóng khoáng theo ảnh hưởng từ phương Tây. Táo bạo khi miêu tả những cảnh ăn chơi trác táng nên tác giả đã bị các báo chí khác kết án là xúc phạm thuần phong mỹ tục. Bị một số tờ báo lúc bấy giờ công kích dữ dội, và đã có những cuộc bút chiến luân lý sôi nổi về tác phẩm này - trong số có Nguyễn Háo Vĩnh và Trần Huy Liệu. Và cuối cùng, chính quyền thuộc địa đã ra lệnh tịch thu và tiêu hủy tác phẩm.


      Hà-Hương Phong-Nguyệt được viết theo lối văn xuôi có vần có đối và có khi có cả vần, do ảnh hưởng lối văn biền ngẫu truyện Tàu, và thường lại xen các bài thơ luật vào, rất thích hợp với người đọc đại chúng thời bấy giờ. Mỗi chương truyện được tác giả giới thiệu tóm trong một hay hai câu dẫn, thí dụ Quyển 1: Tráo con những tưởng con hưởng phước, Đổi trẻ nào hay trẻ bất lương - Quyển 2: Tam thập lục thao dĩ đào vi thượng - Tránh nợ gặp duyên lòng chưa phỉ, Tìm nghĩa vương tình dạ chẳng nguôi; Quyển 6: Lời chưa cạn Ái Nhơn trao thơ cá, Kể sự tình Anh Cô gởi tình nhân, v.v.


      Tác giả giới thiệu truyện trong Tiểu Tự dẫn nhập khi xuất bàn:

      “Đồng bang hằng đọc truyện Tào [Tàu] diễn nghĩa, thông hiểu tích xưa, chẳng phải là chẳng ích chẳng vui, nhưng mà coi bấy nhiêu đó hoài, lẽ khi cũng mỏi mắt đọc cang qua, nhàm tai nghe binh cách chớ? Xét vậy nên tôi đặt bộ Hà Hương Phong-Nguyệt nầy ra, thật là truyện đặt theo việc tình người đời, chẳng mượn tích ngoại phong gió diễn, để cho đồng bang cơn rảnh mua vui, lúc buồn xem tiêu khiển. Cho hay Hà-Hương là truyện tình, song truyện tình mà đủ nhơn, nghĩa, lễ, trí, tín, tình mà có báo oán nhãn tiền, tình dường ấy cũng nên đọc lấy làm gương, toan giữ mình trọn đạo ...” (Tome 1, tr. 2).

      Tác giả nói rõ ông đưa vào tiểu thuyết những chuyện dâm tình để răn dạy đạo lý thôi mà!


      Toàn truyện là hình ảnh thu tóm của xã hội Nam-Kỳ lục tỉnh thời trước Thế Chiến thứ nhất, với nhân vật Nghĩa-Hữu chìm đắm trong sắc dục và chỉ sống cho bản thân, bên cạnh một Ái-Nghĩa chung tình, nàng Hà Hương xinh đẹp nhưng sống vội và buông thả bên cạnh một Nguyệt Ba đẹp người, đẹp nết. Xã hội ấy còn có cả người nước ngoài như khách trú người Hoa, anh Bảy Chà Và gốc Ấn, những trạng sư người Pháp. Rõ là các nhân vật truyện ra khỏi truyền thống truyện của văn học Việt Nam, mê say sắc dục, trọng vật chất hơn lễ nghĩa, đạo lý.


      Tô Huệ Nhi ngoại sử (3 quyển, 96 tr.; Saigon: Impr. de l'Union, 1920) là một tiểu thuyết “diễm tình” thời đó đang được độc giả say mê từ khi các tiểu-thuyết “uyên ương hồ điệp” của nhà văn Trung-Hoa Từ Trẩm Á (1889 – 1937) như Ngọc Lê Hồn 1911, từ năm 1919 được dịch đăng báo và sau này được xuất bản trong Nam cũng như ngoài Bắc. Tô Huệ Nhi ngoại sử - cũng như Tố Tâm 1925 sau đó, kể chuyện ái tình nhưng cái kết tích cực, lạc quan và cả thực tế hơn: chuyện Châu Kỳ Xương yêu nàng Tô Huệ Nhi khi học chung trường, nhưng chàng Châu bị gia đình ép lấy vợ đã đính ước là Tào tiểu-thơ “hỗn quá chằn tinh, dữ hơn gấu ngựa” và bị bệnh chết sớm, nên may mắn tái hợp với Huệ Nhi cũng đã bị cưỡng hôn và bị bọn cướp Hải Lý Tuyền bắt. Vậy cho nên


      “Long vân thiên cổ kỳ phùng;

      Loan phụng bách niên túc ước”.


      Lê Hoằng Mưu ở đầu truyện đã cho biết đặt câu chuyện trong khung cảnh phong trào Duy-Tân đã bắt đầu ở Trung Hoa:

      “Nói về Trung Quốc, từ năm Canh Tý [1900] các đoan tán loạn đạo tặc dấy luôn, nhờ triều đình xuất binh dẹp an mới nổi. Từ ấy triều đình tỉnh ngộ, tân chánh cải hành, xuất của lập trường mở mang đàng học vấn. Nhờ ơn trên nên tỉnh Đình Cảng, tuy chẳng phải đại tỉnh thành mà học đường khai bộn. Nào sơ đẳng tiểu học, cao đẳng tiểu học đều hoàn toàn, duy nữ học đường còn thiếu” (1)

      Oán Hồng Quần hay Phùng Kim Huê Ngoại Sử (5 quyển, tổng cộng 260 trang; Saigon: Đặng An Thân; Impr. de I Union, 1920- 1921) ký Mộng Huê Lầu. Chuyện Phùng Kim Huê, một cô giáo tỉnh ly Bến Tre vì mẹ chết, cha có vợ sau khắc nghiệt nên tìm cách thoát ly lên Chợ Lớn, nhưng bị lừa đưa vào thanh lâu. Thành hôn với Triệu Bất Lượng là ân nhân cứu nàng thoát khỏi thanh lâu và tố cáo bọn bất lương với Biện Lý Cuộc. Vợ chồng có được hai con thì Triệu Bất Lượng chết vì tai nạn lao động – bị máy xay lúa “máy ăn”. Phùng Kim Huế được chủ hãng xay lúa giúp cho việc làm. Truyện kết thúc với chuyện có “tên khách” Năm Xương thương và theo đuổi nàng.


      Trích cảnh Kim Huê lần đầu gặp Triệu Bất Lượng tại nhà ga Tân Hiệp:

      “Trên chữ đề Tân Hiệp nhà ga, dưới chạo rạo người ta lên xuống. Huê khát nước thấy dừa muốn uống, tính xuống mua mà xuống lại e; may đâu con bán dừa đem lại kề xe, cho hành khách tiện bề mua lấy. Huê mừng dạ mau chơn bước lại, kêu hỏi thăm một trái mấy đồng. Xảy đâu gần bên nàng có một thầy thông, chợt thấy khách má hồng bủn rủn. Trơ đôi mắt, hỏi thầm trong bụng: “Có phải Thúy Kiều xưa, nay sống lại chăng?” Thầy mới lần tay toan mở túi gió trăng, kiếm lời ghẹo ả Hằng cung nguyệt” (2).

      Hoạn-Thơ bắt Túy-Kiều vịnh tích (Saigon: Impr. J. Nguyễn Văn Viết, 1921 – 28 p.). Truyện thơ theo thể thất-ngôn Đường luật.


      Oan Kia Theo Mãi tức Ba Mươi Hai Đêm Hồ Cảnh Tiên Tự Thuật (chỉ mới xuất bản được 3 quyển; Sài-Gòn: J. Viết, 1922) mang tính cách phân tích tâm lý như Thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản.


      Đầu Tóc Mượn (Saigon: L Union Nguyễn Văn Của, 1926; 60 tr.) dùng tích “đầu tóc mượn” viết thành truyện về “tình ngay lý gian” ở chốn công-đường, “xem sự chị em họ Hồng, thì rõ đời lắm khúc éo-le; lại cũng rõ nỗi oan của Hồng-Anh, cho hay tang chứng sờ-sờ, mà lòng thiệt không nhơ không bợn. Chớ chi Hồng-Hoa đừng có cưu dạ hoài nghi, tức giận bỏ đi xứ khác, ở mà vấn tra minh bạch, đổi nghi ra quyết sẽ hay, thì có đâu cha ủ-mặt, mẹ châu mày, chị em lạc loài, xẻ-hai chăn gối. Cùn(g) nghĩ, chuyện qua rồi tự hối, hay hơn, trước kia toan lần cởi đa nghi, nghĩa chị-em đã khỏi lỗi nghi, tình phu-phụ, xướng-tùy trọn đạo” (tr. iv) – theo lời mở đầu truyện, tác giả gởi cho “hiền-hữu Lê-Quang-Giáp, thơ-ký phòng 'Nô-te', Saigon".


      Đỗ Triệu kỳ duyên (1928): kịch thơ.

      Đêm Rốt của Người Tội Tử Hình (4 quyển; Saigon: Lưu Đức Phương, 1929. 284 tr.).

      Người Bán Ngọc (4 quyển, Impr. Đức Lưu Phương, Sài-Gòn, 1931. 370 tr.) “ái-tình tiểu thuyết”, kể chuyện bên Trung-Hoa đầu thế kỷ XX, có người thanh niên bán ngọc tên Tô Thường Hậu yêu phu nhân tướng quân họ Hồ. Lần đầu “gặp gỡ làm chi” tại chùa Bảo Anh ở tỉnh Tô Châu, biết nàng là gái đã có chồng và theo phép phải xa lánh, nhưng cậu “thiếu niên” mồ côi con nhà giàu bị “cái nết hồng nhan không thuốc mà mê nó khiến cho chàng thấy mặt phải lòng, vội quên cái thân hồ thuỷ bốn phương, say đắm phù-giun chi sắc, cho ra người mơ bóng tưởng hình, mang mễn khối tình triệu-triệu” (tr. 5). Dò hỏi nhiều người, anh chàng mới biết đó là phu nhân của quan Hồ Quốc-Thanh “Đề-đốc mã-binh Cách-mạng” khi hành quân vắng nhà ra “quân lịnh” “cấm nhặt nam-nhân bất luận lão ấu, không ai đặng vào ra chốn phòng khuê cửa các”:


      “Giá đành trong nguyệt trên mây,

      Hoa sao hoa khéo dã-dày bấy hoa!

      Nổi cơn riêng giận trời già,

      Lòng này ai tỏ cho ta hỡi lòng?”


      Tô Thường Hậu lập mưu với một lão-bà giả phụ nữ bán ngọc (đủ “nét xuân sang, gương thu thủy” và “thiên kiều bá mị, vạn chưởng phong lưu”) để gần gũi và trở thành tình nhân của Hồ phu nhân "trững mỡ" trong hai năm chồng đi xa, trước là đồng tình luyến ái, sau trai-gái thật khi Thương Hậu không cầm lòng được đã để lộ cái "oan gia". Họ Tô dụ dỗ Hồ phu nhân tìm “chị em bạn gái người nào đẹp đẽ, thích tình, mình đem về làm bạn gối-chăn, sớm khuya chung chạ”. Và anh ta “giỡn đào chơi lý”, “chung chạ đứng ngồi, gối chăn yêu ấp” được hai năm.


      Tác giả “tả chân” dài dòng diễn tiến cảnh ngủ chung, từ ngắm đến đấm bóp, ôm ấp cho đêm đầu tiên, có cả thằn lằn, chuột làm cụt hứng, rồi đi tắm biển, thưởng mai, đi xem hát, cả ghen tuông, v.v, nhưng luôn đêm ngày bên nhau không rời nửa bước: "hai đàng, một mở trong cuộc truy hoan, càng quen thuộc nết càng dan díu tình, say mê nhau dan díu nhau cho đến đỗi quên sợ lậu tệ tình...”.


      Hồ Quốc-Thanh trở về, biết chuyện, liền giết con nữ tì Đào Anh rồi phu-nhân - việc rửa nhục tác giả dài dòng tâm lý, suy tính nên vì ghen ích kỷ hoặc bỏ qua vì nghĩ thân vợ chưa... hao mòn, nhìn mặt vợ “hồng nhan mà đắm sắc, nghe lời thanh nhã mà say tình”, cuối cùng không tự kìm hãm được nên dụ vợ vô hầm rượu rồi đẩy vô mái chứa rượu vốn để thưởng quân lính - người chết trồng cây chuối. Xác phu-nhân quàn tại chùa Bảo Anh chờ vì quanh vùng đang bị lụt lội. Trước đó phải xa Hồ phu-nhân vì chồng đã về, Tô Thường Hậu vào chùa xin quy y, “miệng niệm kinh mà lòng luống ngẩn ngơ như người trong mộng “Bâng khuâng đảnh Hiệp non Thần/ Còn nghi giấc mộng đêm xuân mơ màng” (tr. 184)


      Hồ tướng quân gởi bộ hạ Hồ Lăng giả xin vào chùa tu “núp bóng cây chuốt đũa” để dọ thám vì phu nhân đã gặp lại Tô Thường Hậu ở chùa. Khi quan tài để ở chùa, Tô Thường Hậu ôm hòm mà khóc lóc kể lể, bị Hồ Lăng theo dõi báo cáo cho chủ. Bị quan Phủ- doãn tỉnh bắt và tra tấn khảo tội nhưng anh ta vẫn không nhận tội bị vu là ăn trộm vàng bạc trong quan tài Hồ phu-nhân. Hai Phủ- doãn dù nhận của đút lót đều không ép được, phải xin đổi đi. Người thứ ba là Trang-Tử-Minh được tiếng là minh-quan và cuối cùng Tô Thường Hậu khai thật “tớ có trộm tình không trộm ngọc” nên “tha giết mà đày đi khỏi xứ”, còn Hồ Quốc-Thanh bị lột mặt nạ đã dàn cảnh Hồ Lăng, bị kết tội đã giết con thế-nữ Đào Anh vì “cơn nộ bất cập lượng” sợ “lậu sự” và tội giết “dâm phụ” phu nhân vì ghen tuông và sợ xấu hổ. Hồ Quốc-Thanh bị quan phủ-doãn ghi các tội “chồng bất chánh”, “quan bất công” không giải quyết nội bộ chuyện tà dâm của Tô Thường Hậu và “trị gia bất nghiêm”: “Mạng-phụ tư thông/ Bất chính gia yên năng chánh quốc”, cuối cùng bị Bắc phủ trung ương “đuổi về dân” và Trang-Tử-Minh thăng tam cấp.


      Báo chí và dư luận thời ấy đã mạnh mẽ phản đối câu chuyện và cảnh tả dâm tình của các nhân-vật. Cuối thế kỷ XX, nhà văn Thế Uyên trong bài viết về Lê Hoằng Mưu (3) đã cho rằng Phạm Quỳnh và Vũ Ngọc Phan đã "không chịu nỗi lời miêu tả lối viết về tình yêu và tình dục của những tác giả Nam Kỳ, đặc biệt là Lê Hoằng Mưu", và theo ông, các nhà văn trong Nam tả chân, phản ảnh trung thực cuộc đời do đó "không quan tâm đến đạo lý cổ truyền của Khổng Mạnh, cũng chẳng để ý tới quan điểm thanh giáo của Công Giáo về vấn đề xác thịt và tội lỗi. Những nhân vật nữ của các nhà văn miền Nam là những thân thể của đàn bà, với vú, mông và tam giác sinh dục. Họ khác xa những cô Thúy Kiều, Thúy Vân, hay Tố Tâm, chú tiểu Lan (của Khái Hưng) hay cô Loan (của Nhất Linh)...".


      Thế Uyên đã phân tích những màn tả chân tình ái và dâm tính của cuốn Người Bán Ngọc. Họ Lê còn là tác giả cuốn Hà Hương Phong Nguyệt (1914) tả cảnh đời ăn chơi phóng đãng, đã gây bút chiến và cuối cùng bị nhà cầm quyền tịch thu tiêu hủy. Đạo lý Khổng Mạnh mà Thế Uyên nói đến có lẽ không phải là đạo lý làm người căn bản mà con người nơi vùng đất mới Nam-Kỳ đã cố công duy trì, truyền bá, từ Nguyễn Đình Chiểu đến Trương Vĩnh Ký và các tiểu-thuyết gia như Lê Hoằng Mưu, Hồ Biểu Chánh... Nhận định của Thế Uyên chỉ chứng tỏ ông bị ảnh hưởng của thanh giáo và luân lý Tống Nho dù các tác phẩm văn chương của ông đã vẫn chứng tỏ cởi mở về tình dục, từ Những Hạt Cát đến tập tiểu thuyết tự truyện Không Một Vòng Hoa Cho Người Chiến Bại xuất bản tại hải ngoại năm 1998. Thiển nghĩ, những cảnh trụy lạc dâm tình trong Người Bán Ngọc khá sơ sài, “dâm” ở trí tưởng người đọc hơn là miêu tả của tác giả. Vấn đề là ở “chuyện” đã xảy ra ở một giai cấp xã hội có những tôn ti, nguyên tắc không thể vượt qua trên phương diện tập thể, xã hội, nhưng là những chuyện “thâm cung” hoặc “tai nạn” khả thể ở bất cứ con người nào có thân xác muốn sống và được thỏa mãn, nghĩa là không còn phân biệt giai cấp, địa vị và cả thời đại.


      Ảnh hưởng của truyện Tàu thấy rõ nhất là vào giai đoạn đầu thế kỷ 20 trong hình thức và kết cấu các truyện và tiểu-thuyết Việt Nam. Nhân vật, nội dung, khung cảnh lịch sử Việt-Nam nhưng hình thức, thể loại vẫn bị ảnh hưởng truyện Tàu. Thứ nữa, ảnh hưởng rõ rệt ở thể loại chương hồi của truyện Tàu - có mào đầu và có kết có hậu - và thường mở đầu với hai câu đối tóm lược nội dung như kiểu "abstract" luôm nay, tuy vậy nhiều nhà văn thời ấy đã biết phối hợp Đông-Tây cả trong thể loại, vừa chương hồi vừa hiện đại theo tiểu-thuyết phương Tây, trong số có Lê Hoằng Mưu.


      Oán Hồng Quần Phùng Kim Huê Ngoại Sử (1920) của Lê Hoằng Mưu, mở đầu hồi thứ ba:

      "Bỏ vợ góa Triệu lang cam mạng bạc;

      Ôm trẻ thơ Phùng thị tạc lòng son".


      Hai câu có thể dùng để chung kết truyện, như: "Long vân thiên cổ kỳ phùng/ Loan phụng bách niên túc ước", để chấm dứt chuyện tình của Tô Huệ Nhi Ngoại Sử.


      Tác giả trong nhiều truyện thường hay xen các bài thơ luật vào câu chuyện đang kể và thêm lời bàn ở những tình huống, biến cố, kiểu “Tay viết truyện bàn rằng


      Ảnh hưởng còn ở lối viết truyện như kể chuyện, ở văn trơn truột như nói, khiến lắm khi dài dòng, hoặc ở lối văn biền ngẫu, viết như để đọc, để kể với giọng lên bổng xuống trầm, không những trong văn tả mà còn cả trong các mẫu đối thoại. Trong Oán Hồng Quần Phùng Kim Huê Ngoại Sử của Lê Hoằng Mưu, nàng Kim Huê sơ ngộ Triệu Bất Lượng tại nhà ga Tân Hiệp đã xưng thiếp gọi thầy như sau:

      Thiếp mới nghĩ thiếp là con nhà gia giáo, lại cũng có chút danh giá với đời; vì ngỗ ngang bỏ nhà cha mẹ mà đi, tưởng lập đặng nên thân, chẳng dè rủi sa nơi bùn lấm. Lỡ vậy thì thôi, phải giữ sao cho 'bạch ngọc di ư ô nê bất năng tham thấp kỳ sắc' cũng như thầy 'quân tử xử ư trược địa bất năng nhiễm loan kỳ tâm', mới phải cho. Không lý đem thân ra mà lót đàng, cho nhục nhã tông môn, hư danh tổ đức. Nghĩ vậy nên thiếp chẳng chịu dạn sương dày gió, theo một phường liễu ngõ hoa tường, thiếp chẳng cam bướm chán ong chường, vui với lũ mèo đường chó điếm. Dầu rủi gặp lòng người nham hiểm, thiếp cũng nguyền gìn chữ trinh một điểm không dời. Thà thiếp cam chín suối ngậm cười, đền tội với đất mười trời chin..." (4)

      - một Kiều Nguyệt Nga của những năm 1920 đầu thế kỷ!

      Nguyễn Liên Phong trong Điếu Cổ Hạ Kim Thị Tập (Saigon: F.M. Schneider, 1915) đã ca ngợi tài năng và sự nghiệp Lê Hoằng Mưu như sau:

      “Khen bấy thầy Mưu dạng mỹ miều,

      Có khoa ngôn ngữ nết không kiêu.

      Điển Tòa thuở nọ công siêng nhọc,

      Nông Cổ ngày nay bút dệt thêu.

      Tuổi hãy xuân xanh khuôn phép đủ,

      Phước nhờ đầu bạc đắp vun nhiều.

      Từ đây báo quán thêm không ngợi,

      Rảng rảng như chuông cả tiếng kêu”.

      Lê Hoằng Mưu đã là một nhà tiểu-thuyết sáng tác và sống thật vào thuở giao thời của xã hội cũng như văn hóa ở miền Nam lục-tỉnh. Ban đầu văn phong hãy còn chịu ảnh hưởng ít nhiều của văn hóa đạo lý Nho-Giáo và bút pháp viết truyện theo chương hồi ảnh hưởng của tiểu-thuyết Trung Quốc, nhưng nội dung và ngôn ngữ đã thử và cuối cùng thoát khỏi không gian cổ thời đó khi đưa vào văn chương lối sống và thái độ mang tính khai phóng, theo phong cách hiện thực Tây phương - kể cả mặt trái, riêng tư, một cách chân thật không màu mè, và cách viết dần theo kết cấu tiểu thuyết phương Tây. Vì thế một vài truyện của ông đã bị dư luận xã hội và giới thượng lưu, trí thức phản đối.

       

      Tuy chịu ảnh hưởng hình thức và cách hành văn cũ, dù văn có vần có đối, biền ngẫu, nhưng ở ông câu văn đã lưu loát hơn và trình-tự câu chuyện hợp lý và rõ ràng hơn nhiều nhà văn khác cùng thời hoặc sau đó, ngoài ra thêm diễn tiến câu chuyện có kịch tính và kết truyện thường bất ngờ. Với Người Bán Ngọc xuất bản năm 1931, ngôn ngữ tiểu-thuyết của tác giả đã rời xa ảnh hưởng Trung-Hoa và trở nên tiếng Việt “ròng” như Trương Vĩnh Ký vẫn chủ trì. Năm 1939, Lãng Tử trên tuần báo Mai đã nhận xét: “Lời văn cũng như lý luận đã lôi cuốn, hấp dẫn, chinh phục tất cả xứ Nam Kỳ và cả cái thế hệ thanh niên hồi đó ... Sách truyện hồi đó ông viết ra thiệt nhiều và đều bán chạy như tôm tươi giữa chợ buổi sớm.” (5)


      Chú thích:

      1- Trích theo Bùi Đức Tịnh. Những Bước Đầu Của Báo Chí, Tiểu-thuyết và Thơ Mới (TpHCM: NXB TpHCM, 1992), tr. 185-6,

      2- Trích theo Bùi Đức Tịnh. Sđd, tr. 181.

      3- Thế Uyên. "Lê Hoằng Mưu, nhà văn bị bỏ quên". Văn Lang CA, 1, 1991; in lại trong Nghĩ Trong Mùa Xuân (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1992, tr 233. X. thêm Thế Uyên & John C. Schafer. "The Novel Emerges Cochinchina" (Journal of Asian Studies v. 52 no 4, November 1993, p. 854-884), p. 871. Bản dịch "tiểu-thuyết xuất hiện tại Nam-kỳ" đăng trên tạp-chí Văn Học CA (số 152, 12-1998 tr. 20-34). Ngoài ra, tiểu thuyết như là thể loại văn-chương, khác với từ "tiểu-thuyết" được dùng tới đầu thế kỷ XX ở Việt-Nam và Trung-quốc để gọi những luận văn ngắn - nay gọi là "tiểu-luận", như Minh Tân tiểu-thuyết (1907) của Trần Chánh Chiếu.

      4- Trích theo Bùi Đức Tịnh. Sđd, tr. 181-2.

      5- “Con voi”. Mai, số 68, 6-1-1939. Trích theo Bùi Đức Tịnh, Sđd, tr. 183.


      Nguyễn Vy Khanh

      Nguồn: Ngôn Ngữ số 29, Tháng1/1 2024
      Chúc Mừng Tết Nguyên Đán 2024

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nguyễn Minh Nữu Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Lê Hân, Nhà Thơ Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Lê Hoằng Mưu, nhà tiểu thuyết tiên phong Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Linh Mục Thanh Lãng, nhà văn học sử Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Thơ Hà Nguyên Du Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Về Một Cuộc Hội Thảo Văn Học và Báo Chí Miền Nam 1954-1975 Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Văn Chương Có Biên Giới Không? Nguyễn Vy Khanh Tiểu luận

      - Đến với Ngất Ngưởng Một Đời Mây của Phạm Hồng Ân Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Túy Hồng Nguyễn Vy Khanh Nhận định

      - Cao Thoại Châu Nguyễn Vy Khanh Nhận định

    3. Bài viết về nhà văn Lê Hoằng Mưu (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Lê Hoằng Mưu

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Lê Hoằng Mưu, nhà tiểu thuyết tiên phong (Nguyễn Vy Khanh)

      Đầu Tóc-Mượn của Lê-Hoằng-Mưu (Tạ Thanh Minh Khánh)

      Nhà văn Lê Hoằng Mưu (Huỳnh Ái Tông)

      Cuộc bút chiến năm 1923 xung quanh tiểu thuyết của Lê Hoằng Mưu (Phan Mạnh Hùng)

      Loại hình tiểu thuyết, hình thức công bố của tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX (Phan Mạnh Hùng)

      Hành trình đi tìm Hà Hương phong nguyệt (Võ Văn Nhơn)

      Hà Hương Phong Nguyệt- Quyển Tiểu Thuyết Quốc Ngữ Đầu Tiên Của Nam Bộ (Võ Văn Nhơn)

      Tiểu sử (wiki)

       

      Tác phẩm của Lê Hoằng Mưu

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Hà Hương Phong Nguyệt

      Tác phẩm trên mạng:

        - vietmessenger

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)

      Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)