|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thơ Lê Hân
Nhà thơ Lê Hân, tên thật cũng là bút hiệu, sinh ngày 02-02-1947 tại Hội An, Quảng Nam. Du học tại Hoa Kỳ năm 1967, từng sống và làm việc tại Montréal, Toronto, Mississauga (Canada), San Jose (Hoa Kỳ). Hiện định cư và hưu trí tại Quận Cam, CA. Khởi viết trên báo Tuổi Xanh (Sài Gòn) thập niên 1960. Ngưng một thời gian dài và trở lại sinh hoạt văn học, xã hội từ năm 1997. Hiện chủ biên trang mạng www.saigonocean.com và điều hành nhà xuất bản Nhân Ảnh (Hoa Kỳ).
Đã xuất bản hai tuyển thơ Tình Thơm Mấy Nhánh (Nhân Ảnh Hoa Kỳ, 2003) và Ngọn Tình Lục Bát (Nhân Ảnh, Hoa-Kỳ, 2016), cùng tham gia biên tập một số tuyển tập văn học và tạp chí Ngôn Ngữ (5-2019-).
Nhìn chung, Lê Hân sáng tác thơ với ngôn ngữ tự nhiên, không làm dáng, kiểu cách dù con chữ và từ thơ cũng đầy bất ngờ và thi tỉnh đong đưa, mời gọi người đến với thơ ông. Ở thể loại lục bát dân tộc cũng như tự do!
Trong Tình Thơm Mấy Nhánh (2003), Lê Hân đã tâm sự con đường đưa ông đến với thơ:
“... không nhớ làm thơ từ lúc nào
hình như từ thuở biết chiêm bao
thấy ông Nguyễn Khuyến ngồi câu cá
thấy bác Kế Xương hát ả đào (...)
tôi đã làm thơ như vọc đất.
như leo trèo, chạy nhảy, tắm sông...
tôi đã làm thơ ngon trớn nhất
khi niềm vui chất ngất trong lòng (...)
chừ tuổi trung niên sung sức lại
khi vui tôi vớ vẩn làm thơ
thơ của tôi như cô gái đẹp
hiền lành, dí dỏm lẫn lẳng lơ
và vẫn như xưa, nguyên quốc tịch
lè phè như thể gã trai tơ
vẫn chỉ cưu mang tình dân tộc
chân thành giản dị... rất vu vơ”
(Thơ Tôi, tr. 12, 13)
Một tâm hồn nhạy cảm với những câu thơ tình trực diện:
“con bướm bay và bay bướm tôi
chỉ vì đời có những vòng môi
gọi tôi và cũng nghe tôi gọi
vô lượng lòng cho, nhận, thế thôi
sẽ chẳng bao giờ muốn phụ ai
nếu cùng độ lượng đứng chung vai
tình tôi giàu đủ chia thiên hạ
đâu sá gì riêng cõi trang đài”
(Chân Tướng, tr. 24).
Hồn thơ lãng đãng trên những bước đi tìm:
“... tự dưng lạc giữa mịt mùng
thấy tôi, em vốn là chung một người
tôi là em, em là tôi
từ trong tiền kiếp có đời sống nhau
tự dưng em lẩn vào đâu
không có, chợt có nỗi đau thình lình
tự dưng tôi thấy chính mình
đẹp ra từ thuở thất tình đầu tiên
tự dưng tay viết quàng xiên
đọc đi đọc lại bỗng ghiền chính tôi
em là thơ, đã hẳn rồi
tôi là người thở vô đời sống thơ”
(Tự Dưng, tr. 57).
Thế giới thi ca Lê Hân khởi đi từ những bước chân học trò và những cuộc tình nhẹ nhàng, ngây ngô chớm nở. Nơi đó, không gian như thu hẹp lại và thời gian như ngừng lại ở những... giờ tan học:
“giờ tan học em thường hay ra trễ
có phải vì bịn rịn ghế bàn không?
suốt bốn giờ hai cánh tay áo lụa
thoa phấn hương cho mặt gỗ thơm hồng
giờ tan học em thường đi rất chậm
mỗi bước chân như ngại hành lang buồn
quai guốc đỏ hôn thầm mười ngón ngọc
gió hay thơ ai vói níu gót chân
giờ tan học em quen tay vuốt tóc
tóc như sông cùng ngả một bên vai
có ai đếm hộ em bao nhiêu ngọn
mỗi ngọn tình đã từng buộc những ai?
giờ tan học em về trên xe đạp
vạt áo dài khúc khích vờn nan hoa
đọt nắng cuối theo em về tận cửa
cũng bỏ đi, chỉ còn lại mình ta”
(Giờ Tan Học, tr. 74)
Khi đã nhập dòng sống của nhân sinh, không gian có những khoảnh khắc cũng dần hẹp lại khi con người một mình trước đại dương, ngâm mình với suy tưởng:
“vốn không là thuyền trưởng
sống đời cùng đại dương
cũng không là thủy thủ
cùng biển qua dặm trường
những vòng xoay của sóng
gối nhau chạy giáp vòng?
nước chạm vào nhau hát?
âm thanh có đáy lòng?
vì đâu trong chất nước
có vị mồ hôi người?
từ đâu trong da thịt
ẩn chất muối biển khơi?
giữa người và biển cả
được bao điều tương quan?
bí hiểm và sâu thẳm
bên nào huy chương vàng?
tôi nằm trong nước biển
nghe sóng tan vào người
không gian dần hẹp lại
một khắc tôi mất tôi
trong giờ linh hiển đó
nếu may người đi qua
sẽ thấy được đích thực
biển đang trổ nụ hoa”
(Hoa Biển, tr. 44)
Với Tình Thơm Mấy Nhánh, Lê Hân đã hơn một lần cho biết yêu thích thơ lục bát, như trong Em Từ Lục Bát:
“Em từ lục bát bước ra
bốn bề hơi thở Nguyên Sa dịu dàng
giường đầy hoa đã ngấm sang
thịt da khi đổi y trang mỗi ngày.
trái tim đồng lõa ngón tay
nở thơm trên thỏi sáp bày bên hông
máu không trở lại chính tâm
mà bên ngực trái bềnh bồng mùi hoa (... )
em từ lục bát bước ra
tay hương vén tóc liếc qua mái đời
tôi ngồi trong chiếu thơ tôi
những câu sáu tám ngút hơi yêu đời
vịn Cung Trầm Tưởng dạo chơi
theo Huy Cận ghé vào nôi nắng sầu
cùng Hoài Khanh ngồi bên cầu
nhìn mây vuốt ngực lắc đầu trốn em
cùng Luân Hoán nằm trùm mền
sợ rơi giấc nhớ mất em bất ngờ
cùng trăm ngàn vạn nhà thơ
đón em từ lục bát vào thế gian”
(Em Từ Lục Bát, tr. 28, 29)
Lục Bát thi tính sẽ trở nên thể loại chủ trì với tuyển thi Ngọn Tình Lục Bát (2016). Lê Hân trở về và ở lại với nguồn thơ Việt. Ông đưa người yêu thơ đến với thiên nhiên xuân sắc - quê hương - gia đình - thầy, cô, bè bạn và – văn nghệ sĩ, tức 5 phạm trù thi hứng như nhà thơ trình bày qua phần Mục lục.
Trước hết, trong Mở Cửa “Ngọn Tình Lục Bát”, nhà thơ cho biết:
“mẹ ươm hạt giống ca dao
nở nhánh lục bát ngọt ngào Việt Nam
trời còn tinh khiết trăng vàng
đời còn sáu tám nồng nàn ấm tay
lót lòng người nụ thơ này
tinh túy dân tộc càng ngày càng thơm
mời người dạo mắt cùng lòng
ghé qua những luống tình nồng tôi xanh
cả đời tôi chắt chiu dành
nụ hôn này tặng loanh quanh cuộc đời
xin cùng tôi bước thảnh thơi
chúng ta giữ gốc cội người Việt Nam” (tr. 5)
Thật vậy, lục bát đưa nhà thơ trở lại thời mới đến với thơ với những bài khởi đăng trên tuần báo Tuổi Xanh ở Sài-Gòn: những bài thơ đầu đời (1959) như Ba Em, Má Em, và sau đó là thơ về tình bạn, tình yêu, những tà áo dài tha thướt, những khuôn mặt diễm lệ, của một thời học trò. Với ông, trở về quá khứ là niềm vui lẫn ngậm ngùi, nuối tiếc, dĩ nhiên hình ảnh của kỷ niệm không hề thiếu:
“đầu trần trôi giữa hàng me
chiều từ thư viện theo xe đạp người
hình như đàng trước mỉm cười
nén đôi mắt liếc thầm người sau lưng (...)
đâu ngờ không gió mà bay
thình lình người cũng như mây ngang trời
tuy không định làm cái đuôi
vắng người lòng rỗng mất vui thế nào”
(Trôi Theo Xuân Thì, tr. 58)
Với gia đình là những sinh hoạt, lễ Tết, những khuôn mặt, tiếng nói, nụ cười..., nay nhớ về quê mẹ, lòng thấp thỏm:
“nhớ như người xưa cho rằng:
mẹ còn, quê ngoại vầng trăng thật gần
mẹ mất, quê ngoại xa dần
vàng trắng quê ấy lần lần mờ phai
xưa nghe thoang thoảng ngoài tai
bây chừ thấm thía thở dài trầm ngâm
chẳng còn nhớ mấy chục năm
tôi chưa ghé lại một lần ngoại tôi (... )
con đường đang gánh trên vai
Faifo trong, Đà Nẵng ngoài, phồn hoa
quê ngoại có cổ thành già
có thị trấn trẻ hài hòa phố quê
lâu rồi chưa được ghé về
ngỡ như đã mất hẳn quê mẹ rồi
trên đầu tôi vẫn bầu trời
tôi nguyện sẽ trở về ngồi trông mong
bà con bên ngoại không động
nhưng tôi tin có người trông tôi về
hiện nhà chái bếp xưa tê
dù xa lạ mấy không hề quên tôi”
(Nhớ Về Quê Mẹ, tr. 64)
Cuộc trở về tâm thức sẽ trở nên thực, khi ông trở lại quê nhà thăm nhìn lại nơi đã ra đời, thành phố của tuổi thơ, tuổi học trò, Đà Nẵng rồi Sài-Gòn – riêng Sài-Gòn đã để lại nơi Lê Hân khá nhiều ấn tượng:
“Sài Gòn, ở Ngô Tùng Châu
hình như buổi sáng đến sau buổi chiều
cơn mưa mùa hạ ít nhiều
làm tôi cụt hứng thiu thiu nằm dài
Sài Gòn, ở đường Lê Lai
gió tha mùi nắng thơm ngoài hành lang
chập chờn theo giấc mơ màng
nghe như ai gọi chạm bàn chân đi (... )
Sài Gòn, ở đường Tự Do
hương lòng Đức Mẹ thơm tho vỉa hè
dòng sông óng mượt nằm nghe
tiếng chân lạng quạng e dè sau lưng (... )
Sài Gòn, ở đường Duy Tân
em vào trường luật bần thần ngó ra
hai hàng cây đứng thướt tha
có tôi chính giữa xót xa đợi người
Sài Gòn, một khoảng đời tôi
quen chân quen mặt quen người tứ phương
trồng hạt nhớ tỉa hạt thương
tôi xanh từng nụ buồn buồn vui vui
Sài Gòn, tôi lớn thành người
chen vai thích cánh nói cười tự do
ra đi chẳng có hẹn hò
vẫn mơ làm cậu học trò năm xưa
Sài Gòn, nhiều nắng ít mưa
mà sao ướt sũng hương đưa trong lòng
núi sông đâu cũng núi sông
mà tôi chỉ một Sài Gòn vắt vai”
(Sài Gòn Tôi Vắt Trên Vai, tr. 94)
Ngọn Tình Lục Bát đã là những cuộc du hành trở về những miền quá khứ, xuyên thời gian, những bài nỗi nhớ đi theo những địa danh đất nước, những "cõi ta" nhà thơ đã sống hoặc đã đi qua và trở lại. Trong số có những địa danh thân thương khác như Québec, nơi con và cháu nội sinh sống. Những thời khắc tuyệt vời bên con cháu, người đọc sẽ bất ngờ với những cảm nhận của tác giả về một dòng song:
"bất ngờ thấy ấu thơ tôi
qua bốn khuôn mặt giống tôi một thời
những cái môi mới tập cười
những đôi mắt biết hơi người lạ quen
tôi xưa mặt mũi sáng trăng
bụ bẫm, sổ sữa, háu ăn, thích cười
bây giờ bốn cháu nội tôi
có thật nhiều nét một thời tôi xưa
từ con sang cháu đong đưa
tình ca dao mẹ dẫu thưa thớt lời
ấu thơ của một kiếp đời
rõ ràng hiện diện trên người tiếp theo
lòng tôi vang những tiếng reo
thơm lừng ánh mắt trong veo tiếng cười
câu thơ nở những nụ ru
ấu thơ của cháu của tôi ngọt ngào”
(Ấu Thơ, tr. 129)
Khi trở về với hiện thực, nhà thơ thỏa tình với cuộc sống một nơi xa xôi hơn, ở San Jose, tiểu bang California:
“ba trăm sáu mươi lăm ngày
nơi tôi cư ngụ gió bay nhẹ nhàng
ngày nào cũng có nắng vàng
không nhiều thì ít về ngang phố hiền
nhờ nắng người đẹp có duyên
nhờ nắng mái tóc mái hiên hoa đầy
nắng treo từ những sợi mây
thòng dài xuống phố cánh tay nuột nà
người đi tay thở hương ra
bốn bề cao ốc nắng pha vị đường
gót son từ khắp bốn phương
ghé về theo nắng khơi nguồn thương yêu
khu nhà tôi ở sớm chiều
nắng thoa son phấn yêu kiều xinh tươi
ngoài nắng còn có một người
tô đậm hương sắc cuộc đời tôi tăng
tình yêu, mưa, nắng thăng bằng
bốn mùa cuộc sống có trăng bốn mùa
không làm vua cũng như vua
còn chi hơn đủ nắng mưa cùng tình”
(Nắng Thom Destino Circle, San Jose, tr. 26)
Trong cuộc hành trình thi ca nhiều thập niên, Lê Hân khởi đi từ những khung trời và tình ý truyền thống, dân tộc - một cõi thơ tĩnh lặng một hồn quê, nồng nàn nước sông Hàn, gió biển, trải qua những con nắng hiện-đại, những cuộc viễn du khác đến những vùng mới, khác của đời sống cũng như thi ca, âm nhạc và thể loại lục bát đã đem đến an tịnh cho nhà thơ, một tâm hồn nhạy cảm vốn thích tìm tòi, khai phá!
Thơ dù theo khuynh hướng, thể loại nào thì tự bản chất đã có cuộc đời và cuộc sống tự tại. Những vần lục bát của Lê Hân đã cho thấy cái khung tiên thiên 6-8 bằng-trắc vẫn thích hợp với con người ở mọi thời đại. Khuôn thơ đó bất biến và thống nhất, sẽ vẫn là nơi trú ẩn an toàn cho con chữ, cho nhà thơ!
Nguyễn Vy Khanh
Toronto 5-6-2019
- Nguyễn Minh Nữu Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Lê Hân, Nhà Thơ Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Lê Hoằng Mưu, nhà tiểu thuyết tiên phong Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Linh Mục Thanh Lãng, nhà văn học sử Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Thơ Hà Nguyên Du Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Về Một Cuộc Hội Thảo Văn Học và Báo Chí Miền Nam 1954-1975 Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Văn Chương Có Biên Giới Không? Nguyễn Vy Khanh Tiểu luận
- Đến với Ngất Ngưởng Một Đời Mây của Phạm Hồng Ân Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Túy Hồng Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Cao Thoại Châu Nguyễn Vy Khanh Nhận định
• Lê Hân, Nhà Thơ (Nguyễn Vy Khanh)
• Thơ Lê Hân Từ Nguồn Nhạc Tình Ca (Hà Khánh Quân)
• Đọc 'Tình Thơm Mấy Nhánh' (Đàm Trung Pháp)
- Lê Hân, ‘Ngọn tình lục bát’ và ‘tiểu truyện’ văn nghệ sĩ (Du Tử Lê)
- Hân (Song Thao)
- Lê Hân “Thơ Dễ Thương” (Hà Khánh Quân)
- Lê Hân- Câu thơ bất chợt thả hong thu chiều (Đỗ Trường)
- Viết về nhà thơ Lê Hân (Nhiều tác giả)
- Con Đường Năm Xưa (Nhạc Nhật Ngân)
Tác phẩm trên mạng:
- tranthinguyetmai.wordpress.com
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |