1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Những miếng quê hương trong truyện Phan Ni Tấn (Lê Hữu) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      19-10-2018 | VĂN HỌC

      Những miếng quê hương trong truyện Phan Ni Tấn

        LÊ HỮU
      Share File.php Share File
          

       

      Lòng anh chật ních một quê hương
      (Thơ Phan Ni Tấn)


          Tác giả, Phan Ni Tấn

      “Tay nhạc tay thơ, tay nào tay phải, tay nào tay trái?” Tôi nhớ từng có lần hỏi Phan Ni Tấn câu ấy và chàng cười cười trả lời rằng “Vợ cả vợ hai, vợ nào… cũng là vợ cả.”


      Điều khá bất ngờ, giữa lúc câu trả lời “huề vốn” ấy còn đang làm nhiều người phân vân thì thi/nhạc sĩ họ Phan lại cho ra đời một… tập truyện. Quả là bất ngờ vì lâu nay các tác phẩm của Phan Ni Tấn xuất bản ở trong, ngoài nước vẫn chỉ quanh quẩn hai thể loại nhạc và thơ. Riêng với những ai từng đọc và từng yêu thích văn phong Phan Ni Tấn thì điều bất ngờ nếu có chỉ là mãi đến nay anh mới chính thức cho ấn hành tác phẩm văn chương này. Những truyện ngắn, tùy bút, bút ký, tạp ghi… ký tên Phan Ni Tấn lâu nay vẫn phổ biến trên các tạp chí văn học và vẫn được nhiều người tìm đọc. Trong số ấy, truyện ngắn và bút ký vẫn được xem là sở trường của tác giả.


      “Tôi làm thơ trước khi viết nhạc,” Phan Ni Tấn có lần cho biết như vậy, còn chuyện viết văn thì chưa hề nghe anh bộc lộ bắt đầu từ khi nào.


      “Văn là người”, người thế nào thì văn thế ấy. Với ai khác không biết, riêng với nhà văn Phan Ni Tấn thì câu này không trật chỗ nào. Không chỉ ở giọng văn đặc sệt chất Nam bộ, người đọc dễ dàng nhận ra tính cách xuề xòa, hồn hậu và phóng khoáng nơi anh qua lối viết “có sao nói vậy”. Không văn vẻ hoa hòe, không cầu kỳ kiểu cọ, không quanh co tả tình tả cảnh, thế nhưng người đọc lại rất chịu cách “hành văn” toát lên cái chất văn chương Phan Ni Tấn ấy.


      Người đọc đôi lúc có cảm tưởng Phan Ni Tấn viết văn dễ dàng như anh viết nhạc, làm thơ dễ dàng. Những truyện của anh thường bố cục gọn gàng, câu cú gãy gọn, nhưng vẫn gợi nhiều cảm xúc. Lối viết này cũng đáp ứng nhu cầu và khuynh hướng của người đọc bây giờ, chuộng sự cô đọng, ngắn gọn hơn là lan man, dông dài; chuộng ý tưởng, nội dung hơn là hình thức câu văn.


      Đọc văn Phan Ni Tấn như nghe một người kể chuyện có duyên… Nam bộ. Trước và sau anh, từng có những nhà văn được yêu chuộng của dòng văn học Nam bộ này, thế nhưng ở Phan Ni Tấn, cái dấu ấn “Nam kỳ lục tỉnh” thật đậm nét, từ ngôn ngữ đến văn phong, trong từng câu từng chữ. Thử đọc chơi một vài đoạn:

      “Nói dóc chết: cái hồi lần đầu thấy cổ đi chợ một mình, đẹp tận mạng khiến tôi mê tít thò lò, lò dò theo sau. Con cái nhà ai mà cứ như trăng mới nhú, măng mới mọc, chẳng biết hoa đã có chủ hay chưa. Mà cần chi biết cà! Vậy mới có chuyện.” (Vũng Mộng)


      “Cũng tại cái bản mặt thiệt là dễ nựng của con Thùy mà ra. Mà thiệt, cả nhà ai cũng cưng chiều con Thùy hết mức. Tuy nó sanh nhằm năm Dần, dòm heo có chửa là heo xẩy thai, dòm gà ấp con là gà con chết sạch, nhưng con nhỏ có cặp mắt tròn xoe, có cái nhìn hết sức ngây thơ vô tội vạ, có mái tóc ‘cum-bê’, cộng thêm cái mỏ chu chu tròn như chữ o gắn trên gương mặt bụ bẫm, trắng như trứng gà bóc, nhìn thấy ai cũng thương.” (Đồng Giữa)


      “Ngặt một nỗi cái tật của con Ứng kể ra cũng kỳ cục. Lần nào cũng vậy, đang vui đùa với lũ trẻ trên ghe, hổng hiểu mắc mớ gì trong bụng con Ứng lại nhớ tới mồ mả xiêu vẹo của Chệt Má nó, con Ứng lại rầu nét mặt.” (Tử Sanh Hữu Mạng)


      “Cái thằng ngó phong trần vậy mà ghiền dầu thơm hết biết. Hồi đó tụi tôi cũng lính như ai nhưng nhà quê thấy mồ tổ, có thằng nào điệu nghệ như nó đâu. Sống thì thơm phức cả phố phường, chết thì chao ơi, cái mùi tử khí của nó làm điếc cả mũi, nghẹn cả ngực. Nguyên một bó nhang bự tổ chảng, hai anh em tôi đem theo thắp cho nó cũng không đánh bạt nổi mùi tử khí tội nghiệp của thằng bạn mình.” (Rồi Đời Chiến Tranh!)

      Cả đến cái tên truyện cũng rặc mùi Nam bộ, như Mình Dìa Tắc Cậu, Nội Về Cần Giuộc, Ngoại Gánh Huế Theo, Gió Đưa Cây Bẹo, Rồi Đời Chiến Tranh!



      Đúng như tên gọi của tập truyện này, Có Một Thời Ở Quê Hương Tôi là góp nhặt những câu chuyện buồn vui một thời nào trên quê hương của tác giả; nói đúng hơn, của những ai đang cầm trên tay cuốn sách này. Một quê hương rách nát vì chiến tranh, một nơi chốn người ta đã sống đã yêu, đã hạnh phúc đã khổ đau. Một quê hương tội tình, một quê hương mà tác giả và biết bao người đành gạt nước mắt bỏ lại sau lưng sau ngày nước mất, nhà tan.


      Có Một Thời Ở Quê Hương Tôi còn là cái thời “lịch sử chao nghiêng”, thời “sông núi đảo điên”, nói như nhà văn, nhà thơ Phan Ni Tấn. Một trang sử tối đen của dân tộc bắt đầu từ đây, từ một cuộc đổi đời nghiệt ngã sau cơn bão tàn khốc của lịch sử vào một ngày tháng Tư năm 1975.


      Trên những trang sách này, người ta đọc thấy có khi là những thảm cảnh chiến tranh, là những trận chiến ác liệt, là những câu chuyện tình trái ngang thời chiến của những lứa đôi yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Có khi là câu chuyện “học tập cải tạo” đọa đày của người lính miền Nam, chuyện vượt ngục, trốn trại gay cấn, ly kỳ của người tù “cải tạo”, chuyện vượt biển, vượt biên hãi hùng hay những nỗi gian truân, nhục nhằn của người dân trong nước sau ngày miền Nam thay tên đổi chủ. Lại có khi là “chuyện đường rừng” kỳ bí, chuyện quyền cước võ thuật “long tranh hổ đấu”, chuyện kỳ tình diễm ảo và huyền hoặc như liêu trai chí dị. Lại có khi là câu chuyện triết lý nhân sinh về cuộc đời phù vân phù ảo hay câu chuyện về những số phận, những con người đặc biệt ta gặp đâu đó bên lề cuộc sống.


      Tất cả, như bức tranh ghép hình gồm những mảnh đời, những mảng số phận, những mẩu chuyện cười ra nước mắt trên quê hương miền Nam một thời nào. Những mảnh, mảng và mẩu ấy chính là những “miếng quê hương”, như cách gọi bình dị, chơn chất và gần gũi của Phan Ni Tấn.


      Tất cả, gộp lại như bức tranh toàn cảnh nhiều đường nét, nhiều màu sắc sáng tối đậm nhạt, minh họa những bối cảnh lịch sử, những vật đổi sao dời, những tang thương dâu bể của từng thời kỳ đã đi qua nhưng không hề phôi pha mà còn ở lại mãi trong trái tim người Việt yêu quê hương mình.


      Trong những trang sách ấy, người ta đọc được những câu chuyện tưởng như mới vừa xảy ra ngày hôm qua hôm kia, người ta gặp lại những cảm xúc như vẫn còn tươi rói.


      “Đọc, mà cảm thương cho những người con gái từng có một thời là người yêu của lính. Sau hơn 40 năm, có những người đã vì nước hy sinh, có những người lính vẫn còn đó. Riêng những người con gái yêu lính năm xưa bây giờ ở đâu?!” Những dòng chữ ấy tôi đọc thấy bên dưới truyện ngắn Người Yêu Của Lính trên trang mạng văn học nào, là một trong những truyện từng được người đọc yêu thích và chia sẻ cảm xúc.


      Tôi tin là mỗi người đều tìm thấy riêng cho mình những câu chuyện nào đó mình yêu thích trong tập truyện này. Hơn thế nữa, còn tìm thấy mình và tìm thấy không ít những miếng quê hương trong truyện Phan Ni Tấn.


      Lê Hữu

      Seattle, 8/2018


      (*) Có Một Thời Ở Quê Hương Tôi, tập truyện Phan Ni Tấn, Nxb Văn Học Mới, CA, 2018

      Sách có bán trên Amazon: https://www.amazon.com/dp/1727724356/

      Lê Hữu

      Nguồn: Tác giả gởi

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Bắn chậm thì chết Lê Hữu Truyện ngắn

      - “Mùa xuân đầu tiên”, hai bài nhạc Xuân cùng tên Lê Hữu Nhận định

      - Nghe một câu hát, nhớ một tiếng hát Lê Hữu Nhận định

      - Nguyễn Đình Toàn và Ca Khúc Da Vàng sau chiến tranh Lê Hữu Nhận định

      - Nhạc Việt, bài boléro đầu tiên Lê Hữu Nhận định

      - Thơ Với Thẩn Lê Hữu Nhận định

      - Thấy gì trong Cõi Người của T.Vấn? Lê Hữu Điểm sách

      - Môi răn đã quên cười Lê Hữu Nhận định

      - Những truyện ngắn hay nhất của Võ Hồng Lê Hữu Nhận định

      - Nhà thơ của trẻ thơ, thi sĩ Trần Trung Phương Lê Hữu Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Phan Ni Tấn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Phan Ni Tấn

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Phan Ni Tấn (Học Xá)

      Phan Ni Tấn và “Có Một Thời ở Quê Hương Tôi” (Song Thao)

      Phan Ni Tấn, người bắt cái đẹp (Song Thao)

      Những miếng quê hương trong truyện Phan Ni Tấn (Lê Hữu)

      Nhạc sĩ, Thi sĩ Phan Ni Tấn qua bà Châu Khả Khiếm  (luanhoan.net)

      Phan Ni Tấn với khu vườn văn nghệ đa sắc màu

        (Thy Nga, RFA)

      Chuyện trò viễn liên với nhạc sĩ Phan Ni Tấn

        (Hồ Đình Nghiêm)

      Trò Chuyện Với Nhạc Sĩ Phan Ni Tấn

        (Thoibao Media)

      BỐN MƯƠI NĂM THƠ VIỆT HẢI NGOẠI (16): PHAN NI TẤN  (vanviet.info)

      Phan Ni Tấn  (Luân Hoán)

       

      Tác phẩm của Phan Ni Tấn

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Nhà Sư Và Linh Mục (Phan Ni Tấn)

      Những Người Nữ Trong Thơ Trần Yên Hòa

      (Phan Ni Tấn)

      Ăn Tết ở Mỹ (Phan Ni Tấn)

      Sách vở ích gì… (Phan Ni Tấn)

      Bạn tôi, điêu khắc gia – họa sĩ Trương Đình Quế (Phan Ni Tấn)

      Tuẫn Tiết (nhạc và trình bày: Phan Ni Tấn)

      Bạn Toại, Tùy bút Phan Ni Tấn

      Hành Trình Vào Thế Giới Thơ Cung Trầm Tưởng

      Tới Phiên Nguyễn Xuân Hoàng

      Năm Mới Còn Hoài

       

         Bài viết trên mạng:

       sangtao.org, vietbao.com  banvannghe.com,

      Blog Phạm Cao Hoàng.

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Chữ Tâm trong văn học Việt (Thái Công Tụng)

      Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời (Phan Tấn Hải)

      Trang Thơ (Vương Đức Lệ)

      Những Bài Thơ Trên Giường Bệnh Của Vương Đức Lệ (Hoàng Xuân Trường)

      9 Khuôn Mặt . 9 Phong Khí Văn Chương (Bùi Vĩnh Phúc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)