1. Head_

    Bùi Kỷ

    (5.1.1888 - 19.5.1960)

    Thu Hồ

    (14.10.1919 - 19.5.2000)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tường Linh (Võ Phiến) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      24-1-2019 | VĂN HỌC

      Tường Linh

        VÕ PHIẾN
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà thơ Tường Linh

      Tường Linh là một quân nhân. Tôi có gặp ông đôi lần, và nghĩ bâng quơ: Lính đâu có lính trông hiền lành đến thế!


      Ngay đến cảnh đói khổ của mình, Tường Linh nói đến cũng không hề cay đắng, hằn học:


      “Đất Quảng thân yêu, một thời tuổi nhỏ

      Mẹ thèm cơm, còn thiếu áo long đong

      Nhà bên sông năm tháng nước xuôi dòng

      Vách nứa lung lay trưa nồm thổi mạnh.”

      ("Vọng tình chim”)


      Tường Linh nói thế nào mà cảnh nghèo gần thành một cảnh thi vị, đáng yêu, một cảnh... dễ chịu quá.


      Người như thế rất hiếm hoi giữa cái thời buổi dữ dằn vừa qua, thời buổi của những cảm xúc mạnh, tình cảm mạnh. Cho nên trong hai mươi năm Tường Linh ít được chú ý. Giọng nói nhỏ nhẹ của ông bị át hẳn đi. Ngày nay kiểm điểm lại hàng ngũ anh em buổi ấy, lại quên ông nữa thì sao nỡ.


      Thời cuộc bắt người thanh niên hiền lành nọ phải làm lính. Thì làm lính. Nhưng Tường Linh là thứ lính miễn cưỡng, yếu xìu. Nghe ông nói chuyện đánh nhau mà ngán ngẩm. Không phải ông ngờ vực chính nghĩa, hay ông non gan run sợ, hay ông thấm đạo vô vị. Không phải thế.


      Trong thời kỳ khói lửa trước tháng 5-1975, ở Miền Bắc có thể có một người bộ đội khuôn mẫu, điển hình. Bên phía Miền Nam không hề có những người lính đồng dạng. Bên này lính không giống lính. Bên này là vô số người lính muôn mặt. Có lính hiên ngang hăng say trong thơ Đỗ Tấn, có lính máu nóng rần rật trong văn Phan Nhật Nam, lại có lính hư tâm hào sảng như Nguyễn Bắc Sơn, có lính mênh mông trời bể như Tô Thùy Yên, hay lính tài hoa bay bướm như các chàng phi công giữa hai trận chiến trên trời xanh là những cuộc rước đèn đều đều với các em gái thơm như múi mít trên đường phố Sài Gòn v.v...


      Tường Linh thì ông là người lính thích quanh quẩn bên... mẹ già, thích nhấm nháp lai rai, tụ tập bạn bè, thích loanh quanh chỗ xóm làng, sống cảnh yên lành, thỉnh thoảng làm dăm ba câu thơ. Giữa thời bom nguyên tử, khi bất đắc dĩ phải nói tới chiến tranh thì ông thích chuyện... mài kiếm dưới trăng (Trời xưa áo lục”.


      Như thế không những ông lành quá mà ông còn xưa quá, lỗi thời quá chăng? Ông không thuộc thời đại chúng ta, nên gạt ông qua một bên chăng? Ấy! ông đồ ngồi viết thuê đã lỗi thời ngay trong câu thơ Vũ Đình Liên, vậy mà đến mãi bây giờ ông vẫn còn đeo đuổi ám ảnh chúng ta: thì năm nào tết đến mà không thấy có báo nhắc nhở đến ông?


      “Những người muốn năm cũ

      Hồn ở đâu bây giờ?”


      Hồn người muôn năm cũ vẫn lẩn quất nơi một góc khuất lấp trong tâm hồn chúng ta chứ còn ở đâu nữa. Cũng như trong thời buổi này trong tâm hồn những người đô thị đang chen lấn nhau giữa xe cộ rộn ràng thỉnh thoảng vẫn thấp thoáng bóng dáng người nhà quê. Chúng ta vẫn nghe dân ca, mến thơ Nguyễn Bính. Không sao?


      Nói đến quê lại là nói đến một phương diện nữa của thơ Tường Linh.


      Nhớ làng mạc, gốc gác thì chắc ai cũng có nhớ. Nhưng hiếm người nhớ quê nhà Tường Linh nhớ làng Trung Phước (hoạ chăng có thêm Tạ Ký, bạn ông).


      Có lần (hồi năm 1965) Tường Linh đoạt giải thưởng Bút Việt nhờ một thiên truyện ngắn nhan đề là “Làng”. Đó là truyện một người, một ông lão mê làng, tha thiết say sưa với làng mình, dù chiến tranh khiến phải xiêu bạt về đầu ông lão cũng hướng tất cả tâm hồn về làng xưa. Sức thu hút của “làng” trong trường hợp này có phảng phất chút gì thần bí.


      Cái làng ấy, trong truyện, Tường Linh không gọi hẳn tên ra mà cũng không giấu hẳn tên đi, không dùng một tên bịa đặt nào để xoá lấp nó. Ông ghi tắt là làng Tr.P. Sinh quán của Tường Linh chính là làng Trung Phước, thuộc quận Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.


      Trong thế giới nhân vật giả tưởng, chỉ được biết có ông Tư Xích-Lô mê làng Trung Phước. Ngoài đời, trong thế giới văn nhân thi sĩ chúng ta bắt gặp ít nhất hai người: Tường Linh và Tạ Ký.


      “Thấy gì đâu chỉ núi chắn mây mờ

      Lòng gọi mãi tên làng xưa Trung Phước!”

      (Tường Linh - 'Vọng tình chim')


      Mùa đông giữa chiến tranh, từ Sài Gòn ra, một chiều mưa đứng bên bờ sông Vĩnh Điện nhìn về phía làng quê mà không về thăm làng được, Tường Linh lòng đâu có khác gì lòng ông Tư Xích-Lô? Và cũng không khác lòng Tạ Ký:


      “Trung Phước ơi, sông sâu dài uốn khúc,

      Tình cheo leo cao vút một con đèo.”

      (Trung Phước ơi)


      Giữa Tạ Ký với Tường Linh có nhiều điểm giống nhau: cũng một làng Trung Phước mến yêu, cũng những năm học hành ở Huế với một vài mối tình lở dở bên bờ sông Hương, rồi sau đó cũng là những năm dài biền biệt ở Sài Gòn với những thất bại ưu phiền về sự nghiệp, về thế cuộc, cũng một bà mẹ già lủi thủi nơi quê xưa và thấp thoáng giữa các dòng thơ của đứa con xa...


      Ở đây ngoài những trùng hợp giữa hai cuộc đời, chúng ta còn bắt gặp được những nét chung hao hao giữa hai tâm hồn. Cả hai người trai xứ Quảng đều rất ngoan rất lành. Không một nét táo tợn, phá phách của thời đại. Cũng không có gì bí hiểm rắc rối. Cả hai thi sĩ, họ buồn cái buồn của người Việt trung bình, đau cái đau của người Việt trung bình. Làm thơ, họ thường sử dụng những luật thơ quen thuộc, thông dụng. Thơ họ không xuất sắc, cũng không làm bừa bãi.


      Làng Trung Phước, ngày còn ở trong nước tôi chưa đến bao giờ (chính dân làng còn khó về làng, huống hồ người xa kẻ lạ). Từ khi xa nước, nghe nói tới Trung phước càng thấy mơ hồ tít tắp. Nhưng mặc dù bây giờ không còn mường tượng được Trung Phước nó ở chỗ mù thẳm nào, tôi đinh ninh đó là một làng đáng tưởng nhớ đáng mê say: dễ gì một ngôi làng (nhỏ bé, hẻo lánh) mà có được hai thi sĩ dễ thương, ngoan lành như vậy? Hơn nữa, ngoài Tạ Ký và Tường Linh, làng Trung Phước còn liên hệ đến một thi sĩ thứ ba rất quen thuộc là Bùi Giáng, người đã từng sống với đàn dê tại đây một thời gian hồi kháng chiến chống Pháp.


      Chọn thơ Tường Linh quả khó: chọn bài này e làm mất lòng bài kia. Đại khái suýt soát như nhau.

      10 - 1986

      Võ Phiến

      Văn Học Miền Nam - Thơ, Văn Nghệ 1999

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Một Người, Một Người... Võ Phiến Tạp luận

      - Hoàng Hương Trang Võ Phiến Nhận định

      - Nhà biên khảo Giản Chi Võ Phiến Nhận định

      - Tô Thùy Yên Võ Phiến Nhận định

      - Phạm Công Thiện Võ Phiến Nhận định

      - Nhã Ca Võ Phiến Nhận định

      - Trần Dạ Từ Võ Phiến Nhận định

      - Tường Linh Võ Phiến Nhận định

      - Nhân đọc bản thảo cuốn “Nguyễn Hiến Lê” của Châu Hải Kỳ Võ Phiến Nhận định

      - Nguyễn Đình Toàn Võ Phiến Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Tường Linh Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Tường Linh

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Tường Linh Và Lời Từ Biệt "Gặp Trên Đường Về" (Phan Thành Khương)

      Tường Linh (Võ Phiến)

      Thơ Tường Linh tuyển tập

        (Phan Bá Thụy Dương)

      Tường Linh - thơ một đời…

       (Huỳnh Như Phương)

      Thơ Tường Linh trong tôi

        (Nguyễn Nhã Tiên)

      Tuyển tập thơ Tường Linh (TV và BH)

      “Lướt Qua” Thơ Tường Linh

       Nguyễn Đông Nhật

      Nhà thơ Tường Linh: Thường hằng một nỗi hoài hương (Châu Nữ)

       

      Tác phẩm của Tường Linh

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Trang Thơ Tường Linh (Tường Linh)

      Gặp lại Vũ Hữu Định (Tường Linh)

      Nhắn Hoàng Thành Có Người Tôn Nữ

       

         Thơ trên mạng:

       art2all.netthivien.net.

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Ngày Của Mẹ, Ngày Của Con (Lê Hữu)

      Xúc động đọc "Thưa Mẹ" của Phương Tấn (Thiếu Khanh)

      Thơ Phương Tấn Là Đồng Vọng Những Đau Thương Của Dân Tộc (Nguyễn Lệ Uyên)

      TS Nguyễn Tiến Hưng ra mắt sách ‘Bức Tử VNCH-Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm’ (Lâm Hoài Thạch)

      Hiệu Ứng Của Âm Và Thanh Trong Thơ Qua Lăng Kính Của Nhà Phê Bình Văn Học Bùi Vĩnh Phúc (Trần C. Trí)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)