1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhã Ca (Võ Phiến) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      4-3-2019 | VĂN HỌC

      Nhã Ca

       VÕ PHIẾN
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà văn Nhã Ca

      “(...) Tiếng chuông xưa bừng sống lại trong tôi

      Tiếng chuông xưa, kìa tuổi dại ta ơi

      Chuông òa vỡ trong tôi nghìn tiếng nói

      Những mảnh đồng đen như da đêm tối

      Những mảnh đồng đen như tiếng cựa mình

      Những mảnh đồng đen như máu phục sinh

      Những mảnh đồng đen kề nhau bước tới


      Tôi thức dậy rồi đây chuông ơi chuông hỡi

      Tôi thức dậy đây tôi thức dậy rồi

      Thức dậy thực sự rồi

      Thức dậy cùng dông bão, thức dậy cùng tan vỡ

      Thức dậy cùng lịch sử” (...).

      (Hồi chuông Thiên Mụ”)

      Chắc chắn chuông chùa Thiên Mụ chưa bao giờ kêu như thế; mà cổ lại ở bất cứ chùa chiền nào bất cứ nơi đâu hẳn cũng không có thứ tiếng chuông kêu như thế. Nó kêu dồn kêu dập. Nó kêu nó vang đến nôn nao ruột gan, đến bồn chồn cả người. Nó dữ dội quá chừng. A! Âm thanh và cuồng nộ!


      Sự thực, nói về tiếng chuông thì chuông nhà thờ Công giáo còn có mấy thứ khác nhau. Có tiếng tam chung kinh (angelus), ngày ba lần nhắc con chiên cầu nguyện. Có tiếng chuông báo tử buồn thảm (knell, tolling, glas). Có tiếng chuông hòa âm (carillon) báo tin vui: Phục sinh, hôn lễ chẳng hạn. Anh chàng gù lo việc kéo chuông trong phim Những kẻ khốn cùng cứ quay cuồng cả lên giữa một đám chuông ở Thánh đường Ba-lê. Nghe nói nhà thờ Riverside bên Nữu-ước có cả một bộ quần chung 72 cái, lớn nhỏ đủ cỡ. Chuông như thể tha hồ “cựa mình”, tha hồ “dông bão”, tha hồ cất lên “nghìn tiếng nói”


      Chuông chùa không thế. Chuông chùa không có những bộ chuông nhiều cái, lớn nhỏ khác nhau, đánh đồng loạt. Chuông chùa không kéo cho quả lắc bên trong chạm vào lòng chuông, kêu nhanh; chuông ấy phải dộng từ bên ngoài, thong thả từng chày. Chuồng chùa không có chuông vui chuông buồn, không có tiếng chuông gấp gáp, rộn rã, òa vỡ. Lúc nào cũng một giọng: đĩnh đạc, trầm hùng.


      Vậy Nhã Ca “sai” chăng? – Không. Sai là những kẻ bắt bẻ Nhã Ca. Đây không phải chuông chùa nào cả; bà đã bảo nó là “tiếng chuông bừng sống lại trong tôi”. Cái chuông trong thơ Nhã Ca không kêu bằng sức kéo, bằng chày dộng. Nó kêu bằng cái sôi nổi của chính tác giả. Trong tác phẩm văn học ta chưa từng bao giờ vang lên một tiếng chuông như thế, vì chưa bao giờ trong văn giới ta có một tâm hồn sôi nổi như thế.

       

      Nhân chuông (Phật) mà nói đến chuông (Chúa). Nhân chùa lại nghĩ tới chùa. Vừa rồi được xem một cuốn băng hình về cuộc chiêm bái các chùa chiền trong nước, thực hiện vào cuối năm 1990. Đoạn liên quan đến chùa Hương, nhạc đệm là bài của Hoàng Quý:

      “Chùa Hương, với đồi núi cao, biết bao êm đềm

      Con thuyền đưa tôi tới nơi thần tiên”...

       

      Cảnh trong phim có êm đềm, có thần tiên thật. Nhưng giữa bản nhạc với cuốn phim cách nhau ngót nửa thế kỷ; liệu không có bài nào gần hơn chăng? Thầm soát lại trong trí một lúc: quả không hề có. Trong chừng ấy thời gian, tiếng “êm đềm” đã mất tích trong ngôn ngữ nghệ thuật ta. Không có tranh vẽ cảnh êm đềm; không có nhạc êm đềm; tất nhiên cũng không có thơ văn dựng nên đời sống êm đềm. Trên sân khấu cái vui thì rậm rật, cái buồn thì ảo não ghê sợ; trên trang sách làm gì còn những tình cảm dịu dàng nữa. Mà trên sân khấu trên trang sách không còn, ấy là vì trong tâm hồn người Việt Nam trong năm mươi năm nay đã mất cái êm đềm.


      Vậy Nhã Ca không sai, không quái dị, không lạc lõng. Bà sống thời đại của mình. Bà chỉ cực đoan hơn nhiều người khác thôi.

      *

      Cực đoan, táo tợn, đột ngột là đặc điểm của bà. Có lần bà nói với Thượng Đế:

      “Cám ơn Thượng Đế đã cho tôi đối vú.”

      ('Đàn bà là mặt trời')


      Thượng Đế phải giật nẩy người chứ. Xưa nay thiên hạ quen khấu đầu sát đất mà tạ ơn, Thượng Đế đâu có chờ đợi một lối “thank you” thân mật, bình đẳng như thế. Trước kia, cũng trong ý ca ngợi thân thể, lời lẽ Huy Cận trọng vọng, lễ độ, bóng bẩy hơn biết bao:

      “Hỡi Thượng Đế!

      Người nhìn xem, Người đã cho thân thể,

      Bình thịt xương để đựng chứa linh hồn.

      Người đã cho những bàn tay hoa nở,

      Những cây chân, chồi mạnh búp tơ măng;

      Người thu góp gió mây trong miệng thở,

      Nơi mắt ngời, Người gửi ánh sao trăng...”

      ('Thân thể')

      Sống giữa một thời không còn cấm kỵ, mà sôi nổi, mà cực đoan, Nhã Ca mạnh dạn tự mình chọn lựa tình yêu của mình, con đường hạnh phúc của mình, con đường đời của mình. Bà không ngần ngại bỏ nhà ra đi, đổi họ thay tên, phiêu lưu trong cái nghiệp viết văn làm báo. Tự do, bà thích nói đến tiếng ấy: tự do trong thể xác, trong đời mình:

       

      “Giữa thời không đói không no không mùi vị

      Tôi sống tự do trong thân thể mình.”

      (Vết thẹo)


      hay:


      “Anh đã tự do vào đời tôi đập phá

      Tôi cũng tự do xài phí hết đời tôi.”

      ('Khi hai mươi tuổi')

       

      Sự chọn lựa tự do có lúc đã đem lại những ngày diễm ảo; và có những lần khác đưa đến thất bại, đau thương, cái đã gợi hứng cho bà viết những câu thơ thật đẹp:


      “Khi về tay nhỏ che trời rét

      Nghe giá băng mòn hết tuổi thơ”

      ('Thanh xuân')


      Tuổi thơ của bà chấm dứt nhanh, tuổi trẻ càng nhanh. Những quyết định, chọn lựa mau mắn của bà đưa cuộc đời từ giai đoạn này qua giai đoạn khác cứ thoăn thoắt. Từ bé cho đến mười tám tuổi là thơ dại và thơ mộng. Mười chín tuổi, bỏ nhà. Hai mươi tuổi, bà kêu là “xài phí hết đời” rồi. Sống chưa tròn hăm lăm năm, bà đã thừa trăm tuổi, bà nhìn bao quát cuộc đời nhìn toàn thể kiếp người bằng con mắt của một triết gia ngán ngẩm:

      ... “Đừng nhắc tới và cũng đừng nhớ nữa

      mặt trời bốn mùa, tuổi trẻ, tình yêu ngông cuồng

      cây sầu đông và tiếng guốc

      những buổi chiều buổi mai

      những ngày đêm không thiết ngó

      Đừng nhắc tới và cũng đừng mơ ước

      vì con cái chúng ta

      sẽ tìm thấy

      sẽ đọc

      sẽ bắt đầu diễn lại.”

      ('Năm một chín sáu năm')

      *

      Nhiều lần trong đời, từ rất sớm, Nhã Ca than thở là mình sống hết đời rồi.

      “Hai mươi tuổi, thôi hết đời con gái.”

      ('Nhã Ca mùa hạ')

       

      “Hai mươi năm cháy dễ dàng như cỏ

      Đời sống chín muồi trên trán vô tư

      Tháng ngày trôi qua rụng những giọt buồn

      Rồi náo nức lãng quên và kỷ niệm

      Một mình tôi nằm sát sự tối đen.”

      ('Cửa mùa xuân')

       

      “Không còn gì không còn gì tất cả.”

      ('Khi hai mươi tuổi')


      Giọng bà thiết tha, thành khẩn. Thời vừa qua là một thời buổi nhiễu nhương, biết bao nhiêu kẻ khôn ngoan, tính toán kỹ, mà vẫn mất mát đến trắng tay, huống hồ một nghệ sĩ như bà. Tuy nhiên, lần này bà lầm. Bà đâu đến nỗi “không còn gì tất cả”. Qua mọi thăng trầm chúng ta thấy rõ bà vẫn còn sôi nổi. Còn những cơn thịnh nộ dữ dội, những ăn năn hối hận sâu xa, còn cái nhiệt tình mãnh liệt. Mấy ai được thế?

       

      Tưởng bà có thể an tâm. Còn sôi nổi là còn nhiều lắm. Gần như còn tất cả đấy. Về mặt nghệ thuật, cái sôi nổi ấy là sức sống của thơ Nhã Ca.

       

      3 - 1991


      Võ Phiến
      Văn Học Miền nam - Thơ
      Nxb Văn Nghệ, 1999

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Một Người, Một Người... Võ Phiến Tạp luận

      - Hoàng Hương Trang Võ Phiến Nhận định

      - Nhà biên khảo Giản Chi Võ Phiến Nhận định

      - Tô Thùy Yên Võ Phiến Nhận định

      - Phạm Công Thiện Võ Phiến Nhận định

      - Nhã Ca Võ Phiến Nhận định

      - Trần Dạ Từ Võ Phiến Nhận định

      - Tường Linh Võ Phiến Nhận định

      - Nhân đọc bản thảo cuốn “Nguyễn Hiến Lê” của Châu Hải Kỳ Võ Phiến Nhận định

      - Nguyễn Đình Toàn Võ Phiến Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Nhã Ca (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nhã Ca

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Thơ Nhã Ca, một vài tư liệu nhỏ (Nguyễn Lệ Uyên)

      Nhã Ca (Võ Phiến)

      Nhã Ca - Trần Dạ Từ (Vĩnh Phúc)

      Nhà Văn Nữ: Thời Cuộc và Đời Sống (Lê Phương-Chi)

      Thơ văn Nhã Ca (Bích Huyền)

      Nhà văn Nhã Ca: Huế 1968 - thảm khốc và hy vọng (Bình Khuê)

      Đọc Hồi ký Một Người Mất Ngày Tháng của nhà văn Nhã Ca (Trần Anh Tuấn)

      Bản tiếng Anh ‘Giải Khăn Sô Cho Huế’ của Nhã Ca  (Ðoàn Thanh Liêm)

      Nhã Ca, nhà văn nữ nói “không” với dục tính (Du Tử Lê)

      Nhã Ca, một xuất hiện rực rỡ của văn học miền Nam Du Tử Lê

      Đôi dòng về Nhã Ca (Tường Vy)

      Tiểu sử (vi.wikipedia.org)

       

      Tác phẩm của Nhã Ca

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Tưởng Nhớ Người Đã Mất (Nhã Ca)

      47 Năm Sau Vụ Tàn Sát Tết Mậu Thân Giải Khăn Sô Cho Huế Tới UC Berkeley

      Giải khăn sô cho Huế

      Truyện của Nhã ca (isach.info)

      Bài Nhã Ca Thứ Nhất: Trầm Tử Thiêng phổ nhạc, Phương Nghi trình bày

       

         Thơ trên mạng:

      - talawas.org  - damau.org

      - vietmessenger.com  - thivien.net

      - vnthuquan.net 

      - Thơ Nhã Ca-Trần Thy Nhã Ca

         (luanhoan.net)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)

      Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)