1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Hành trình của một nhà văn, dịch giả ở tiền đồn (Trần Hoài Thư) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      29-8-2018 | VĂN HỌC

      Hành trình của một nhà văn, dịch giả ở tiền đồn

        TRẦN HOÀI THƯ
      Share File.php Share File
          

       


          
        Nguyễn Kim Phượng
       (Đinh Trường Chinh phác họa)

      Nguyễn Kim Phượng, nhà dịch giả


      Cho đến bây giờ, hầu hết những nhà nhận định, phê bình văn học ngay cả bạn hữu thân thiết của ông vẫn nghĩ Nguyễn Kim Phượng là một dịch giả thuần túy.


      Bởi lẽ, trên các tạp chí thời danh bấy giờ như Nghệ Thuật, Văn, Bách Khoa hay Tư Tưởng chỉ thấy bút hiệu Nguyễn Kim Phượng xuất hiện qua những bài giới thiệu về văn chương nước ngoài hoặc những truyện dịch hay thơ dịch.


      Ông cho rằng, “dịch, mệt và khó”, nó không phải là một thứ “hạ nghệ thuật” như nhà phê bình Đặng Tiến đã nhận định. Nó chẳng có nghệ thuật gì ráo:

      “... Một nhà phê bình trẻ Việt Nam, anh Đặng Tiến, cho rằng dịch là một thứ hạ nghệ thuật.

      Không phải! Người dịch không có ý làm nghệ thuật đâu. Làm nghệ thuật phải sáng tạo kia chứ! Dịch thì sáng tạo gì? Người dịch chỉ là người bạn tốt bụng ưa giới thiệu cùng bạn bè những gì mình vừa đọc được... Họ không làm nghệ thuật mà cứ bảo họ làm thứ hạ nghệ thuật, thì khác nào nói một cái lá là một cái hoa xấu. Có lẽ không hợp luận lý chăng?

      (Dịch văn – xin xem phần sau, chúng tôi đăng toàn bộ)

      Ông làm sao biết, những bài ông dịch vì “tốt bụng muốn giới thiệu với bạn bè” ấy, sau này, người ta đã đổ xô đi tìm. Họ nhắc nhiều về Ba Người thánh thiện, 5 truyện dịch trên Văn số 128 chủ đề về Leo Tolstoy. Bởi lẽ nay chẳng có ai dịch Leo Tolstoy, và nếu có dịch thì chẳng ai có thể tin tưởng nổi khả năng dịch Văn của dịch giả.


      Sau đây là một số bài dịch chúng tôi sưu tập được hiện giữ trong máy, sẽ lần lượt phổ biến khi có dịp:


      Tạp chí Văn số 128 năm 1969, số chủ đề giới thiệu văn hào Tolstoy:

      - Các cô bé khôn ngoan hơn người lớn

      - Việc làm sự chết và bệnh tật

      - Ba cái chết

      - Cái xấu cám dỗ nhưng cái tốt tồn tại

      - Người ta sống bởi gì


      Văn tháng 11 năm 1971:

      - Trên đỉnh Macchu Picchu thơ của Pablo Neruda


      Văn số 228 năm 1973:

      - Ba thi sĩ Đức hiện tại


      Văn số 140 năm 1969:

      - Lửa thiêng giao cảm


      Bách Khoa số 240 năm 1967:

      - Ba người thánh thiện của Tolstoy


      Giữ Thơm Quê Mẹ số 7&8 năm 1967:

      - Cửa hàng bán hạnh phúc (truyện Alberto Moravia)


      Tư Tưởng 1-9-70:

      - Con tàu vào cõi chết (thơ của D.H Lawrence)

      - Sấm ngôn vọng qua linh hồn, Nietzsche - Bodhidharma (thơ)


      Tư Tưởng 30-7-1971:

      - Một người già bên bờ sông (thơ George Seféris)


      Tư Tưởng tháng 5-1972:

      - Những chặng đời, Trung Hoa (thơ của Hermann Hesse)


      Từ thầy giáo đến người lính viết văn


      Trước khi bị động viên vào trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức, chúng tôi không thấy ông có một bài văn nào trên các tạp chí miền Nam bấy giờ. Giả dụ cho dù ông có viết đi nữa, nhưng có lẽ chỉ là một số lượng ít ỏi hạn chế. Đó là lý do tại sao ông được mọi người xem như là một dịch giả thuần túy.

       

      Mãi đến sau khi ông rời trường Thủ Đức, được thuyền chuyển đến một đơn vị tác chiến với chức vụ là trung đội trưởng, ông mới thật sự dùng ngòi bút cho văn chương. Có thể nói chính chiến trường khói lửa đã làm ông thay đổi 180 độ. Ông vừa bắn đạn thật vừa bắn đạn chữ :

      “... Tôi bắn một tràng đạn lửa, la lớn: Tụi bay nằm sát xuống!

      Tức thì một loạt AK 47 chát tại xéo tai.

      Tôi la: Bắn về phía ngã ba suối.

      Một trung đội, súng AR 16, mà cùng lúc nhả đạn, thì chả nghe được cái gì cả. Rùng rùng.

      Hình như có tiếng đứa nào la nói cái gì. Tôi bảo thằng liên lạc: mày xịt đỡ trái sáng của mày lên xem. Nghe xẹt một cái, phựt, sáng như trời có trăng. Có tiếng la lớn: đụ mẹ tụi hắn chạy phía núi Chớp Chài kìa! Rồi thì đạn nghe rùng rùng...

      "Chung Oanh, Chung Oanh... đây Chung Hòa gọi, Oanh, Oanh... đây Hòa gọi, nghe rõ trả lời! - Oanh nghe- Hòa đụng, tụi nó đông, chưa ước tính, tại chỗ tôi nằm, phải rồi, Rạch Giá lên hai mươi mốt, vàng phải mười bảy lên hai mươi mốt... Gọi Nhạn tháp yểm trợ..."

      - Thằng Ró bắn qua bên phải đi!

      - Diễm, đụ mẹ, chọc cây đại liên qua chỗ Chóp Chài, đó, đụ mẹ quét đi.

      (Rễ cây li ti, Tinh Hoa số 12 tháng 4-69)

      Nguyễn Kim Phượng nhà thơ



      Nhà giáo Nguyễn Phú Long thật quái ác. Khi không dùng tên nữ “Hoàng thị Bích Ni” để mà làm thơ... Làm sao mà không tin được khi đọc báo Mai, thấy một bài thơ của Nguyễn thị Liên Phượng (*) tặng “chị” HTBN:


      Thôi, khỏi cần thắc mắc làm gì. Văn học miền Nam phong phú đa dạng, tự do. Ai muốn làm gì thì làm, giả trai giả gái giả điên giả khùng là cái quyền của họ. Miễn hay là được.


      Có điều tôi thắc mắc là tại sao Nguyễn Kim Phượng không chịu làm thơ cho ông mà làm cho ai đấy.

      A, tôi hiểu rồi.


      Trời đã im lặng dạy ta đừng nói thành lời những gì ta thấy đẹp.


      Mãi đợi đến khi ông gia nhập "đoàn quân rễ cây”, đó là lúc thơ văn ông xuất hiện.


      Vì sao. Vì đời lính ở tiền đồn heo hút quá buồn


      Người lính Việt Nam ở biên cương, ở vùng chiến trận quả buồn hơn bất cứ người lính nào: một nỗi đời hư huyển giữa chiêm bao! Sống chết dễ như lật bàn tay, nháy mắt, để làm gì? Tôi không định sẽ cùng ai kể lể...


      Tôi tìm được bài thơ ấy trên một số Bách Khoa ký tên Nguyễn Kim Phượng. Xin ghi lại dưới đây:

      Cỏ đứt


      “Em như hoa bay tôi có đoạn”.

      Mỗi phương trời có nghĩ về nhau?

      Mùa thu sương lạnh poncho nhỏ,

      Phương nhà xa mây ngủ có sầu?


      Tuyến vẫn bình an, chưa thấy giặc,

      Chỉ thấy lòng mình loạn nhớ thương

      Súng vẫn chưa say mùi khói đạn,

      Trời đêm hương có quyện hoang đường.


      Co ro tìm ấm trong lều lạnh

      Miên man đời vẫn ngủ mặn mà

      Từng sợi gió buồn giăng trí nghĩ

      Từng giọt sương buồn loang nhớ xa


      Những phút mênh mang thao thức vậy

      Mà say đời lính cõi xa nhà...

      Nhiều khi chạnh ngỡ tình yêu nhỏ

      Cũng là tình quê hương thiết tha...


      Thương hoa bay có đoạn la đà...

      (Nguồn: Bách Khoa số 283 ngày 15-10-1968)

      Trần Hoài Thư

      Thư Quán Bản Thảo, số 81 tháng 9-2018
      Chủ đề: Nguyễn Kim Phượng: người lính viết văn & dịch giả ở tiền đồn

      (*) Một bút hiệu khác của nhà thơ Nguyễn Nho Sa Mạc


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Bức Tranh Quyên Sinh Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ Trần Hoài Thư Nhận định

      - Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng Trần Hoài Thư Hồi ức

      - Hành trình tạp chí Chỉ Đạo Trần Hoài Thư Giới thiệu

      - Sự Mầu Nhiệm của Nghệ Thuật Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Hành trình của ký giả Lô Răng Trần Hoài Thư Nhận định

      - Thăm vợ vào ngày giáng sinh Trần Hoài Thư Thơ

      - Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... Trần Hoài Thư Giới thiệu

      - Giai Phẩm Tân Phong (1959-1960) Trần Hoài Thư Giới thiệu

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời (Phan Tấn Hải)

      Trang Thơ (Vương Đức Lệ)

      Những Bài Thơ Trên Giường Bệnh Của Vương Đức Lệ (Hoàng Xuân Trường)

      9 Khuôn Mặt . 9 Phong Khí Văn Chương (Bùi Vĩnh Phúc)

      Đọc Tập Thơ Chép Tay Của Nhà Thơ Nguyễn Như Mây (Mang Viên Long)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)