1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Thơ của học giả Thạch Trung Giả (Viên Linh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      24-02-2015 | THƠ

      Thơ của học giả Thạch Trung Giả

        VIÊN LINH
      Share File.php Share File
          

       


       Học giả Thạch Trung Giả
      (hình trên bìa sách Văn Học Phân Tích Toàn Thư)

      Tuần trước nghe tin nhà văn Văn Quang phải hai lần vô bệnh viện khẩn cấp, tôi vội vàng viết một bài về bạn, lòng chạnh nghĩ: bạn 81 tuổi rồi, trước sau gì cũng phải viết.


      Vui thay, bạn rời bệnh viện về nhà, lại được người ta mách cho bài ấy, và ngạc nhiên, viết thư qua: “Món quà ‘hồi sinh’ bất ngờ. Ông kiếm đâu ra bài thơ này trong khi tôi quên biến luôn cả tên bài thơ và không nhớ vào thời gian nào [1957] nhưng lại lõm bõm nhớ vài câu thơ cũ. Ủa thì ra mình cũng là ‘nhà thơ’ đấy.” Ðây là lần thứ hai mà bài tôi viết về các đồng nghiệp, được đồng nghiệp khoanh tròn một nét son. Năm 1997, lúc nghe tin nhà văn Nguyễn Thụy Long đói, từ Sài Gòn gửi qua Mỹ một cái hồi ký nho nhỏ cho người bạn cũ xưa kia ăn nhờ ở đậu trong nhà mẹ mình, nay đang là chủ báo ở Quận Cam, bị vị chủ báo chê, không đăng - tôi bèn viết một bài về tác giả Loan Mắt Nhung, nhắc đến những bữa ăn có cá kho giềng tuyệt vời do bà mẹ của bạn nấu nướng một cách tuyệt đỉnh Bắc Kỳ, mùi cá thơm nồng, vị cá ngọt mà cay, màu nâu đen đậm, “nước thắng” màu rượu chát nhưng đặc sệt quyện vào từng miếng củ cải, rau răm, ăn một lần lúc nhỏ, vài chục năm sau tìm mãi không thấy lần thứ hai. Viết xong đăng lên báo, thử thời vận bỏ vào phong bì, gửi qua bưu điện từ California về Xóm Nhiêu Lộc, Gia Ðịnh, ai dè phép mầu hiện ra, tờ báo lọt lưới nằm trên bàn viết của bạn. Ít lâu sau tôi nhận được thơ bạn, kể lại là suốt đêm ấy không ngủ, ngồi đánh bóng cái phin cà phê Thăng Long, tiệm cà phê lúc trẻ chúng tôi ngồi uống: “Mày làm tao sống lại.” Sau đó, hải ngoại mấy nhà đều in truyện Nguyễn Thụy Long, hồi ký Nguyễn Thụy Long, có tới năm sáu cuốn. Và Long sáng tác thêm khoảng hai chục truyện ngắn thật hay.



         Bìa cuốn tập-đại-thành Văn Học và  hình tác giả Thạch Trung Giả trên bìa sách - Viên Linh cung cấp. (nguồn: nguoi-viet.com)

      Tuần trước là “Thơ của nhà văn,” tuần này xin viết về “Thơ của học giả.” Vâng, một học giả khác thường, viết nhiều bài cho tạp chí Thời Tập và từng giảng dạy tại Ðại Học Vạn Hạnh, tác giả của cuốn tập đại thành “Văn Học Phân Tích Toàn Thư” do Lá Bối xuất bản lần đầu năm 1973 và những dịch bản nổi tiếng khác: Nhất Nguyên Thế Giới (tuyển dịch Swami Vivekananda, Thái Bình Dương xuất bản, 1971) - Áo Nghĩa Thư Upanishads (dịch kinh văn Shri Aurobindo với lời bình giải, An Tiêm in 1973) - Số Không với Vô Tận (dịch Le Zero et L'Infini của Arthur Koesler, An Tiêm 1973). Thạch Trung Giả xuất hiện trên tạp chí Thế Kỷ ở Hà Nội từ 1950 tới 1954, bên cạnh những Bùi Xuân Uyên, Trúc Sĩ, Triều Ðẩu, Tạ Tỵ, vào Nam viết cho tạp chí Liên Hoa, Thời Tập, đặc biệt về thơ luận và triết thư. Văn thơ ông rành rọt, khúc chiết, trải nghiệm, câu nào câu nấy như nét chạm trổ. Trong phần “phát đoan từ” của cuốn Văn Học Phân Tích Toàn Thư, là trang mở đầu cuốn sách (trang 12 trong cuốn sách non 700 trang), Thạch Trung Giả viết:

      “Với thời gian, sống trên một đất nước, giữa một thế giới trải qua bao cuộc bể dâu trong khoảng nửa kiếp người - cách mạng, đảo chính, chiến tranh - tư tưởng tôi đã bao lần thay đổi nhưng có một điều bất di dịch, và càng với thời gian càng thêm sâu sắc - là sự cần thiết, sự trang nghiêm của việc đọc sách, đọc sách có ý thức, có phương pháp, theo một hệ thống tinh vi và linh động. Nhà văn hào Goethe, người có tên trong mấy bộ sử, văn học, triết học, khoa học, hiện thân cho văn hóa nước Ðức, vào độ bát tuần khi đầu nặng trĩu những vòng hoa, đã trả lời một người bạn trách lâu ngày không thấy mặt, là bận đọc sách, tập đọc sách, vì đọc sách khó quá, khó hơn sáng tác. ‘Tập đọc sách,’ lời nói như có vẻ khôi hài, như khiêm tốn giả nhưng thực chân thành, chân thành đến mức độ tuyệt đối. Sáng tác dễ, đọc sách khó.


      Ðiều đó hiển nhiên ngay trong lĩnh vực học đường. Viết một áng văn tả cảnh, tả tình trôi chảy, có quan sát, có rung động không phải khó với một học sinh trung học nhưng phân tích một áng văn thơ mệt hơn gấp mấy lần. Bởi thế cho nên, chương trình hiện hành ra hai đề luân lý, phổ thông ở trung học đệ nhất cấp, còn giảng văn rút vào mấy câu hỏi chứ không thành nghị luận văn chương như trước. Vì với môn này phải làm những bài giảng văn tinh vi đầy đủ, hoặc phải tổng hợp nhiều bài giảng văn thành nhận xét báo quát về tác giả hay tác phẩm.” (Thạch Trung Giả, Phát Ðoan Từ, Văn Học Phân Tích Toàn Thư).

      Giáo sư, học giả Thạch Trung Giả tên thật là Trần Văn Long, không rõ ngày năm sinh, dạy Quốc văn và Triết tại trung học Võ Tánh, Nha Trang. Trong các tỉnh miền Trung Việt Nam, dường như chỉ có hai nơi các trường trung học có đủ bảy lớp, là Huế và Nha Trang, có lớp đệ nhất. Tôi không được biết ông trước cho tới khi ông đến tòa soạn Thời Tập trên đường Nguyễn Trãi, bên hông trường trung học Bác Ái của người Hoa; và viết cho Thời Tập mấy bài về Triết, (Goethe với Nguồn Gốc Hiện Sinh), khoảng 1973 trở đi. Thạch Trung Giả vóc người đầy đặn, trên trung bình, tóc cắt ngắn gọn ghẽ, mang kính trắng, mặc đồ trắng, không để lại một cảm giác gì rõ rệt nơi người đối diện, ngoài cảm giác đây là một người chín chắn, chững chạc, ăn mặc xuề xòa xong thôi. Bài ông viết kỹ, lối viết không để ai có thể biên tập thêm thắt.


      Ông thuộc lớp những nhà văn miền Bắc khi di vào Nam vừa có danh, nhưng chưa có tác phẩm in thành sách, hoặc chỉ mới có một cuốn, những năm 1952, 1953. Phần lớn lớp các nhà văn nhóm Thế Kỷ sinh khoảng 1920-1925, khi vào Nam vừa ở tuổi trên dưới 30. (Bùi Xuân Uyên, chủ nhiệm Thế Kỷ, sinh năm 1922, Tạ Tỵ 1922...). Tôi đoán Thạch Trung Giả sinh trong khoảng này. Khi ông dạy Vạn Hạnh là ở khoảng xấp xỉ 50 tuổi. Ông đưa tôi hai bài thơ, cả hai bài đã đăng ngay. Tôi có dịp phỏng vấn ông, ông không trả lời bình thường, mà thay vào đó là một bài thơ.


      Sau khi Ban Mê Thuột thất thủ tháng 3,1975, tôi làm ngay số báo Thời Tập chủ đề “Văn Chương Trước Tình Thế Mới, Tâm Hồn và Ðất Nước Tây Nguyên Trung Việt,” để phát hành vào ngày 15 tháng 4, 1975. Không ngờ đó là số báo văn nghệ cuối cùng của tờ báo, và cũng là số báo văn học cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa. Ngoài bài vở thơ văn họa sáng tác liên hệ, tôi phỏng vấn nhiều tác giả, trong có Thạch Trung Giả. Cuộc phỏng vấn chỉ có hai câu hỏi, đưa ngay và chờ lấy, hoặc lấy trả lời ngay trong ngày:


      1. Anh (chị) có phải từng tự hỏi về vai trò người cầm bút là mình trước một tình thế đất nước biến động như trong những ngày qua hay không? Xin cho biết.

      2. Theo anh (chị) văn chương thực sự có một khoảng cách như thế nào trước một biến cố dược chọn làm đề tài mô tả?


      Có 11 tác giả đã trả lời, xếp theo thứ tự: Mặc Ðỗ, Tuệ Mai, Nguyễn Mộng Giác, Thạch Trung Giả, Phạm Thiên Thư, Bình Nguyên Lộc, Trúc Sĩ, Võ Phiến, Lê Tràng Kiều, Lệ Hằng, Xuân Vũ. [Hôm nay mới thấy là có 11 người trả lời, trên tờ báo năm 1975 lại ghi lầm là 10 người!]


      Thạch Trung Giả không trả lời thẳng vào hai câu hỏi, mà chỉ bằng một bài thơ!

      Những Ai Nằm Ðó?


      Những ai nằm đó?

      Dưới khuya này thẳm mấy ngàn năm

      U minh hình bóng trập trùng

      Miên miên Ðất Tổ vua Hùng dựng nên

      Bước chân chạm mấy cửu tuyền

      Mấy tầng huyết đổ, lệ hoen chốn này

      Những ai nằm đó?

      (Thạch Trung Giả, Trả lời Viên Linh, Thời Tập số 23, Sài Gòn, 15.4.1975)

      Tôi đã không có số báo này cho đến mấy năm gần đây. Báo có giấy phép kiểm duyệt ký ngày 27 tháng 3, 1975, in 3000 số, dày 90 trang, bìa in 4 màu đề ngày 15 tháng 4, 1975, có nghĩa là phát hành khoảng mấy ngày trước đó. In, gấp, và đóng 2 kim, xong đó phải xén, thường phải mất bốn năm ngày. Loại báo có gáy vuông ở Sài Gòn lúc đó phải gấp bằng tay, ê-kíp gấp gồm 14 phụ nữ, mỗi người cầm một thẻ tre hay gỗ dài khoảng 50 cm để cán giấp xoèn xoẹt từng tờ một, mỗi tờ giấy lớn (loại giấy báo), in được từ 8, 16 hay 24 trang tùy theo khổ của tờ báo. Bình thường báo Thời Tập dầy 102 trang, riêng số này rút ngắn, còn 90 trang, vẫn bán 220 đồng một số. Tôi nhớ rất rõ tờ báo vì cái hình bìa quá gấp, không kịp nhờ họa sĩ, tôi vẽ lấy, và tôi đặc biệt thích vẽ chủ đề Ban Mê Thuột, vì từng sống và dạy học tại thị trấn cao nguyên này những năm 1959-60.


      Bài thơ trên của Thạch Trung Giả có lẽ cũng là bài thơ cuối cùng của anh đăng báo, vì sau này tôi nghe tin anh tự tử chết ngay trong năm 1975. Nhưng mới vài ngày qua, khi có ý định viết bài về anh, “Thơ của học giả,” để tiếp theo bài “Thơ của nhà văn,” [Văn Quang, đăng trên mục này tuần trước], tôi bấm máy tìm thêm tin tức về anh, may thay tìm ra một thông tin từ một học trò cũ của thầy Thạch Trung Giả, và biết rõ hơn về ngày cuối cùng của người bạn vong niên. Ðoạn đó như sau:

      “Nhiều người cho biết là cứ đến mùa Hè là thầy [Thạch Trung Giả] lên chùa Vào Hạ (một khóa học của các tu sĩ), tham thiền với các vị sư và trong thời gian sau năm 1975, thầy Giả thường hay lên chùa và thầy đã mất tại chùa. Vì hoàn cảnh khó khăn, chùa quá nghèo nên không có tiền mua hòm nên các vị sư chỉ còn cách quấn chiếu và tìm ván cũ đóng lại chôn thầy... Học sinh trường Võ Tánh Nha Trang cảm thương thầy quá thầy ơi! Thầy ơi! (Phạm Vũ, Newvietart.com)

      Ðể nhớ một hồn kinh triết, xin đọc một đoạn thơ về biển của Thạch Trung Giả, trong bài thơ có lẽ được sáng tác ở Nha Trang, một trong ba bài thơ tôi còn giữ được của anh:

      Châu Trầm Bé Nhỏ


      Mang tim người rỏ xuống đại dương kia

      Biển vô cùng nhưng giọt mắt tan lìa

      Mang vô tận mấy trùng kia thế giới

      Nước thăm thẳm nhưng sầu kia vời vợi

      Tỏa vô cùng bao quát đại dương kia

      Hằng hà sa góp lại cũng khôn bì

      Mấy vạn lý với bao đời kim tự tháp

      Rút thiên cổ thu vào trong một hạt

      Vạn sắc cờ phai nát với hư vô.

      (Thạch Trung Giả, Thời Tập số 15.11.1974)

      Viên Linh

      (Nguồn: nguoi-viet.com, 26.2.2014)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định

      - Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký

      - Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký

      - Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại

      - Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký

      - Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký

      - Văn Quang - Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành 2009 Viên Linh Thông báo

      - Quách Thoại, Nhà Thơ Thời Dựng Nước Cộng Hòa Viên Linh Hồi ký

    3. Bài viết về học giả Thạch Trung Giả (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Thạch Trung Giả

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Đi Tìm Thạch Trung Giả (Trùng Dương)

      Thơ của học giả Thạch Trung Giả (Viên Linh)

      Thầy Thạch Trung Giả (BXC)

      Thạch Trung Giả (sachxua.net)

       

       

      Tác phẩm của Thạch Trung Giả

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Vũ Trụ Nhân Sinh Quan Trong Văn Hóa Hiện Đại (Thạch Trung Giả)

      Kỹ Thuật Và Cảm Xúc Trong Văn Chương

      (Thạch Trung Giả)

      Những Dòng Nghệ Thuật (Thạch Trung Giả)

      Nguồn Gốc, Bản Thể, Công Dụng Của Nghệ Thuật (Thạch Trung Giả)

      Bình Giảng: Đời Đáng Chán và Tống Biệt của Tản Đà (Thạch Trung Giả)

      Văn Học Phân Tích Toàn Thư (phaptangpgvn.net)

      Văn Học Phân Tích Toàn Thư (tusachtiengviet.com)

      Áo Nghĩa Thư (thuvienphatgiao.com)

      Áo Nghĩa Thư (nhatbook.com)

       

      Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)