|
Hùng Lân(23.6.1922 - 17.9.1986) | Lê Thương(8.1.1913 - 17.9.1996) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Trong một bài phỏng vấn rất nhiều năm trước, in lại trong cuốn sách «Lý luận và Phê bình / Hai mươi năm văn học Việt ngoài nước. 1975 – 1995» của mình, tôi đã nói là tôi rất yêu tập thơ «Thơ ở đâu xa» của Thanh Tâm Tuyền. Ðó là những bài thơ được làm trong đầu, khi ông còn ở trong những trại giam tại miền Bắc Việt Nam. Khi ra ngoài nước, ông được bằng hữu yêu quý đã giúp in tập thơ với cái tên như đã nói...
Từ những bài thơ phổ nhạc hấp dẫn lôi cuốn, tôi tìm đến với thơ anh qua các tập thơ in chung, để tiếp tục khám phá một hồn thơ giàu cảm xúc, giàu chất trữ tình với thi ảnh bình dị mà rung động lòng người, được viết bằng một bút pháp lãng mạn. Phải nói rằng: anh đến với thơ bằng lòng yêu mến và tình đắm say. Thơ anh là những dòng xúc cảm chân thành đầy tình người, tình đời. Thi nhân yêu đời, yêu cuộc sống, yêu quê hương...
Vào những ngày gần Tết, trong khi mọi người Việt Nam trong và ngoài nước đang hưởng những cái Tết sum họp đầm ấm bên gia đình, người thân, thì vẫn có những người phải chịu đựng cảnh tù đày khắc nghiệt chỉ vì đã lên tiếng đòi những quyền tự do căn bản của con người như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng…hoặc phản kháng trước những bất công trong xã hội Việt Nam...
Lúc đầu tôi viết bài vì thấy cần vạch rõ nhân tố quyết định sự tiến hóa là "sự Cạnh tranh Trí tuệ" chứ không phải sự "đấu tranh Giai cấp, một mất một còn" như hòn đá tảng của chủ nghĩa Mác khẳng định. Tôi muốn sửa chữa một sai lầm về lý luận để xã hội bớt đi tính giai cấp cực đoan và trở nên nhân ái và hợp lý hơn... Nhưng rồi tôi nhận ra tính cách rất thấp về Văn hóa của trào lưu Cộng sản...
Tác phẩm mà quý vị đang cầm trên tay là tác phẩm thứ ba của nhà văn: Âm Nhạc & Người Muôn Năm Cũ. Với tựa sách, chúng ta dù chưa đọc cũng có thể đoán ra một phần, tác phẩm tập trung vào lãnh vực âm nhạc và những người muôn năm cũ là những nhạc sĩ tiêu biểu đã đóng góp những phần ý nghĩa vào nền âm nhạc Việt Nam....
Không ai không đọc ông / hải ngoại lẫn trong nước / cái “Sổ Tay Thường Dân” / cả một kho kiến thức / khởi chuyện rất nghiêm trang / chuyển dần sang giễu cợt / bắt nguồn những ứa gan / ông bứng những nọc độc / chẳng phải dễ ra đòn / cho hợp đạo thuận lý / ngoài tài còn có duyên / tình người và nghĩa khí / chẳng riêng tôi khen ông / thử thăm dò nhiều bạn / mười người đủ chục người / khoái ông viết quá mạng...
Họa sĩ Trần Văn Thọ Sinh năm 1917 tại Bắc Ninh, cựu sinh viên Cao-Đẳng Mỹ-Thuật Hànội. Sở trường về tranh thủy họa trên lụa... Từ năm 1954, ông dạy chuyên khoa tranh lụa tại Trưởng Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn... Ông thường khắc họa phong cảnh núi non vùng biên giới phía Bắc trùng điệp, hùng vĩ; hoặc những hoạt cảnh sinh hoạt đời thường như: chăn trâu, mục đồng: Tranh chân dung có khỏa thân, thiếu nữ, trẻ em, mẹ và em bé...
Linh mục Nguyễn Hữu Lễ muốn tặng cho các thế hệ Việt Nam tương lai một cơ hội để nhìn khuôn mặt còm cõi của nhau, để nếm mùi nước mắt cùng mặn đang lăn trên má của nhau. Cuộc đời trầm luân thống khổ của ông từ trước cổng trời cho đến tầng cuối của địa ngục nhân gian, nói cho cùng, không phải là lý do của tác phẩm nhưng đó chỉ là cái cớ cho cuộc hành trình chữ nghĩa của ông mà thôi. Ông đã dùng khổ đau của mình để gióng kêu tiếng kêu trầm thống của dân tộc Việt Nam...
Từ Tokyo, Aki Tanaka đã lặn lội tới Việt Nam, tìm hiểu về Tự Lực Văn Đoàn với mục đích học chữ Việt để rồi mê đắm nó đến nỗi bỏ hơn 13 năm theo dõi, nghiên cứu, viết tham luận rồi luận án về Tự Lực Văn Đoàn. Aki đã bay sang Hoa Kỳ nơi có khá nhiều tư liệu lẫn thân nhân của các tác giả để từ đó thấy yêu mến thêm nhóm tác giả đặc biệt này...
Giọng Lệ Thu đầy đặn, khỏe khoắn, âm vực cao và rộng, âm sắc lạnh và đanh, lên bổng xuống trầm thoải mái dễ dàng. Lúc lên cao thì réo rắt, khi xuống thấp thì trầm lắng, lúc ngân nga thì lồng lộng. Thường thì giọng trầm đục không vang xa được, nhưng giọng ngân Lệ Thu lại nghe vang lộng. Nếu không là giọng trời cho, hẳn là công phu luyện tập nhưng người nghe không cảm thấy chút kỹ thuật hay chút gắng sức nào...
Điểm đến của văn xuôi anh là hướng về một tình yêu tuổi thanh xuân, một tuổi đầy cảm xúc chân thành, trong sáng và vị tha. Trong truyện viết của Minh Nguyễn, không có những khắc khoải đen tối của những gian trá, lường lọc của mặt trái đời sống. Hình như, anh cố tâm xây dựng một mô hình thánh thiện, một vườn hoa tình yêu đầy cây lành trái ngọt, dù có một giây phút chao lòng hờn dỗi thì đó cũng chỉ là màu sắc chấm phá cho cuộc hình thành với ước mơ chân thật...
Thanh Tâm Tuyền, và một vài người khác cùng thời với ông, đã có công giới thiệu và làm bùng nở một dòng thơ tự do đầy sức sống trong một giai đoạn phát triển của văn học miền Nam. Trong cái nhiệt tình thắp lửa, có những lúc có thể là ông đã phát biểu cái tiếng nói thơ, chuyên chở tâm tình và sự suy tư của ông, ở những cung bậc quá khác lạ với những âm điệu vẫn được những người khác—những người cùng sống ở một thời đại với ông—thường dùng...
Thơ đến với ông lúc khoác lên người bộ chinh y. Khi chiến trường vừa vơi tiếng súng. Lúc bạn bè anh em, còn sống trở về trong bộ dạng, người chống gậy, kẻ xe lăn. Luân Hoán cũng gửi lại chiến trường một phần của bàn chân, một phần thân thể. Khóc, chắc anh cũng đã khóc rồi. Buồn, chắc anh cũng đã buồn rất nhiều rồi. Giờ thì phải sống thôi. Sống thôi, nghe thật dễ dàng, nhưng ai từng có đời sống đủ dài thì mới biết, chẳng dễ dàng chút nào, nhất là đối với những người xa xứ, biệt quê...
Có sự phản bội. Quân Đức đã rình tôi như con mèo rình chuột vậy. Có kẻ phản bội ở đâu đây. Tôi sẽ tìm ra nó. Hắn kể lại là tiếp theo một báo cáo cho hay Hitler đã giáng cho Himmler nhiều kỷ luật đáng sợ vì quân Đức ở đây không tiêu diệt được quân kháng chiến (Chú thích: Heinrich Himmler, 1900-1945, tướng Đức Quốc Xã). Kỷ luật này làm rúng động bộ chỉ huy quân Đức tại Nam Tư...
Trần Mạnh Hảo can đảm để viết: Người Anh Hùng Họ Ngụy. Đây là bài thơ thế sự, xã hội rất đặc biệt. Đặc biệt bởi, có rất ít nhà thơ ở trong nước đủ dũng khí viết ngợi ca, và tạc chân dung người lính Việt Nam Cộng Hòa sừng sững giữa biển cả như vậy. Dù rằng, người người lính ấy, can đảm hy sinh chống giặc Tàu. Hơn thế nữa, tác giả đã từng là bộ đội ở bên kia chiến tuyến. Có lẽ, ngoài lòng can đảm, còn phải nói đến bút lực của Trần Mạnh Hảo nữa...
Nguyễn Đính (Trần Vàng Sao) thất vọng, rồi tuyệt vọng hoàn toàn về cái gọi là miền Bắc thiên đường xã hội chủ nghĩa. Anh bắt đầu viết nhật ký để thoát khỏi những ẩn ức thực tại có thể làm anh tuyệt vọng đến vỡ tim mà chết vì cái xã hội cộng sản bánh vẽ kia… Ô hay, một xã hội dã man, nghèo đói tột độ sao lại đòi đi giải phóng xã hội văn minh giàu có. Những ý nghĩ, những tư tưởng do thực tại cung cấp cứ từ đầu anh ộc ra trang giấy như một người bị ộc máu ...
Về sự nghiệp văn chương, Tuấn Huy/Nguyễn Năng Toàn cũng được ghi nhận là thành công rất sớm. Trong 20 năm văn học, nghệ thuật miền Nam, họ Nguyễn có một số tiểu thuyết, tới nay, vẫn còn được nhiều người nhắc đến, như: Nỗi Buồn Tuổi Trẻ, Ngày Vui Qua Mau, Yêu trong bóng tối, Hương Cỏ May, Vòng tay Chờ Ðợi, v.v…(Một số tác phẩm kể trên, sau năm 1975, được nhà xuất bản Xuân Thu ở miền Nam Cali chọn in lại. Ðó là những cuốn như: Yêu Trong Bóng Tối. Hương Cỏ May…)...
Sự mầu nhiệm của ngôn ngữ, của thi ca, không nằm ở “ý”, mà ở “cách nói”. Trong thơ, “ý” đóng một vai trò thứ yếu. “Cách nói” mới là cái mầu nhiệm, cốt tuỷ của thi ca. Nói như thế nào để rủ rê được người đọc mon men đến bến bờ của cái đẹp vốn thường bất khả đáo, ấy chính là sự tình gay go, thử thách của văn chương... Trong hội hoạ cũng vậy, dù lập thể, trừu tượng, hay đa đa, hay gì gì chăng nữa, bức tranh ấy tác giả có chủ ý gì. muốn vẽ cái gì, điều ấy không quan trọng. Điều quan trọng là ở cách vẽ, cách trình bầy...
Với tôi, đọc thơ anh, tôi thấy được sự tha thiết trong ngôn ngữ. Có thể đó, là những lời chân tình đối thoại với người hay độc thoại cho mình. Nổi niềm, chất chứa từ cuộc sống, của những kỷ niệm luôn cất giữ nâng niu, và của cả một khung trời quá khứ lúc nào cũng canh cánh trong tâm. Trần Vấn Lệ nặng lòng với kỷ niệm và với những nơi chốn, những thành phố đã ở...
Cô Aki Tanaka là ai? Tôi quen cô trong trường hợp nào? Tại sao một người Nhật Bản trẻ tuổi như cô lại thiết tha với tiếng Việt và hơn nữa lại yêu mến văn hoá Việt Nam như thế? Từ sự quen biết cô Aki mở ra một sự hiểu biết mới cho tôi: Trường đại học ngoại ngữ Tokyo – phân khoa Việt ngữ, mà cô Aki là sản phẩm. Tại ngôi trường đó, vị thầy dậy cô Aki về văn hoá Việt Nam là giáo sư Kagaguchi Kenichi...
Tôi đọc nhiều tác phẩm của các nhà văn viết về người phụ nữ nhưng chưa bao giờ tôi cảm nhận được cái không khí tù túng, quánh đặc đến nghẹt thở trong tâm trạng mình qua ngòi bút miêu tả về họ của Nguyễn Ngọc Tư, ở một góc độ nào đó chị đã giúp ta khám phá, đi sâu vào nội tâm của người phụ nữ qua những lát cắt, những chiều kích rộng hẹp của không gian và thời gian khác nhau...
Phải đến năm 1960s, tên tuổi Nhã Ca mới được biết đến như một bông hoa đẹp giữa rừng thơ muôn màu sắc! Đó là khoảng thời gian Nguyên Sa đứng ra chủ trương nguyệt san Hiện Đại, một tập san văn học nghệ thuật, một diễn đàn độc lập, không nhận tài trợ từ các cơ quan nhà nước và nước ngoài như Chỉ Đạo, Sáng Tạo... Đáng chú ý: ngay số Hiện Đại ra mắt độc giả, Nguyên Sa đã đăng cùng một lúc 3 bài thơ của Trần Thy Nhã Ca với lời giới thiệu hết sức trang trọng...
Tuy chịu ảnh hưởng hình thức và cách hành văn cũ, dù văn có vần có đối, biền ngẫu, nhưng ở ông câu văn đã lưu loát hơn và trình-tự câu chuyện hợp lý và rõ ràng hơn nhiều nhà văn khác cùng thời hoặc sau đó, ngoài ra thêm diễn tiến câu chuyện có kịch tính và kết truyện thường bất ngờ. Với Người Bán Ngọc xuất bản năm 1931, ngôn ngữ tiểu-thuyết của tác giả đã rời xa ảnh hưởng Trung-Hoa và trở nên tiếng Việt “ròng” như Trương Vĩnh Ký vẫn chủ trì....
Nhan đề “Một đời người trong chuyến bay siêu thanh” (A Life In Supersonic Flight) là đề tựa của một bài viết của ba giáo sư Aron A Wolf (giáo sư đại học Cal Tech),, Daniel J. Scheeres (giáo sư đại học Colorado, một môn đệ của giáo sư Vinh)) và Ping Lu (giáo sư đại học UC San Diego) trong tập san của Hội Những Nhà Khoa Học Không Gian Hoa Kỳ (Amarican Astronomical Society) số 18-126 và website www,trs.jpl.nasa.gov để tôn vinh giáo sư Nguyễn Xuân Vinh....
Tác phẩm ông đoạt giải, “Áo Mơ Phai”, miêu tả chi tiết về quang cảnh Hà Nội. Chi tiết đến từng góc phố, từng con đường, từng mùi hương... Hà Nội qua ngòi bút của ông đẹp như tranh thế mà Cộng Sản lại bỏ tù ông vì tác phẩm này. Giải thưởng từ tay Tổng thống có nghĩa là bố tôi nợ máu với Việt cộng nhiều hơn ai hết thảy. Lẽ ra họ nên cám ơn bố tôi - đã viết về cái đẹp ở Hà Nội...
Hàng năm kể từ 2013 Liên Hiệp Quốc đều có tổ chức Ngày Quốc Tế Hạnh Phúc. Ngày Quốc Tế Trà thì kể từ năm 2019; Ngày Quốc Tế Cà Phê từ năm 2014; Ngày Quốc Tế Bia năm 2008. Còn ngày Quốc Tế Phở chừng nào? Ngày Nào? Bài viết này chỉ nhằm đề nghị với các giới chức và đoàn thể có thẩm quyền nên tìm cách vận động để có một Ngày Quốc Tế Phờ...
Nhớ lại hồi cuối năm 2011 khi về Việt Nam thăm gia đình, anh Trần Hoài Thư nhắn tôi đến thăm anh Nguyên Minh và mua ủng hộ Quán Văn khi ấy tên tuổi hãy còn mới toanh vì vừa mới chào đời. Anh Nguyên Minh vui vẻ giải thích cho tôi hiểu vì sao anh đánh số từng kỳ với ba con số (001) chứ không phải chỉ vẻn vẹn một con số duy nhất như các tạp chí trước đây: “Anh mong Quán Văn sẽ sống đến 3 con số, nghĩa là ít nhất phải ra đến số 100, chứ không vắn số như Ý Thức hồi xưa."...
Các sách truyện, thơ văn của Bà viết ra đều đã do một số nhà văn tên tuổi như Xuân Vũ, Nguyễn Thị Vinh, Hồ Trường An, Doãn Quốc Sỹ, Tạ quang Khôi, Văn Quang, Đỗ Bình, Thái Văn Kiểm, Nguyễn Thùy, Diên Nghị, Lê Mộng Nguyên, Uyên Thao, Lê Đình Cai… viết lời tựa hoặc biểu lộ sự tán thưởng đậm đà...
Người lính VNCH, những kẻ chiến bại, nếm đủ mọi đắng cay khổ nạn từ mọi phía, bị đày đọa từ thể xác đến tinh thần. Nhưng từ đống tro tàn ấy không khó để nhận ra nhiều viên ngọc lấp lánh, những tư cách sáng chói cao cả mặc kệ bao nhiêu đòn thù, để lại cho hậu thế những tấm gương can trường bất khuất, trong đó có thiếu tá Vương Mộng Long...
Cuốn sách dịch 80 Tuổi Kể Chuyện Mình dày 126 trang do nhà xuất bản Mõ Làng ấn hành giá bán 10 Mỹ Kim. Trong lời tựa, dịch giả Lưu Khôn đưa ra lý do mà ông chọn cuốn hồi ký ngắn của Lâm Ngữ Đường để dịch sang tiếng Việt Nam là muốn giới thiệu với độc giả tâm tư của nhà văn nhà báo nổi tiếng này, ghi lại đôi nét về xã hội Trung Quốc nữa đầu thế kỷ 20...
Nhưng lời kể chuyện trong trẻo, thanh thoát khiến cho chúng ta vẫn còn nghe vang lên một dư âm tiếng đàn dương cầm chị Thanh Hoài... Qua câu chuyện một kinh nghiệm sống cuộc đời, chị đã vẽ ra một khung cảnh người Việt trên đất Pháp, nó cần thiết cho các bạn trẻ, cho phụ huynh khi con em lên đường du học. Truyện còn giúp ta hiểu hơn về Phạm Công Thiện một nhà thơ, một triết gia một thời danh tiếng tại miền Nam Việt Nam....
Trọng tâm của bài viết này là để trình bày những cảm nghĩ, những hiểu biết của tôi về thầy Nguyễn Thanh Liêm. Đối với tôi, Thầy Liêm không những là vị Thầy Việt Văn ở lớp Đệ Tam mà Thầy còn là một bậc Thầy ở ngoài đời nữa. Hồi tháng bảy năm 1971, Thầy Liêm tham chánh với chức vụ Phụ Tá Đặc Biệt Tổng Trưởng, ngang hàng Thứ Trưởng đặc trách Trung Tiểu Học và Bình Dân Giáo Dục, Bộ Văn Hoá Giáo Dục và Thanh Niên...
Tôi nghĩ, Chu Vương Miện đến với thơ như đến với một cuộc chơi, thành thật, hết mình, tự nhiên và cao tay. Xưa kia anh đã từng giữ vịt, chăn trâu, gác bồ câu với một cái tâm phơi phới, hồn nhiên, thì nay anh đến với thơ cũng chân tình như thế. Nhờ đó thơ Chu Vương Miện mang, trải được những tình ý cảm xúc và suy nghĩ của anh, qua một kỹ thuật không làm người đọc bỏ dở, dù anh gần như luôn luôn hướng về một chống đối, một chỉ trích nào đó...
Anh Trần Văn Nam vừa ra đi. Nhiều bạn bè thân thiết của anh chắc sẽ nhớ thương anh mà nhớ lại được nhiều hồi tưởng. Nhưng riêng đối với tôi, khi ngồi nhớ lại những kỷ niệm, những trường hợp quen biết một người bạn hiền lành đáng quí, tôi nhận thấy giữa chúng tôi như có một sợi dây nhân quả vô hình nào đó, đầy những cơ duyên để gặp được nhau và quen biết nhau....
Không thể diễn tả hết sự sáng tạo uyên thâm và sức gợi của hình ảnh, ngôn từ trong TRƯỜNG SA HÀNH, vừa phảng phất cổ thi vừa hiện đại: đảo chuếnh choáng, đảo trôi đi, nỗi rách tựa, nỗi tả tơi, tảng đá u tịch, những cụm rong óng ả bập bềnh như những tầng buồn lay động...Cả bài thơ là những cảm xúc chân thật, không tô vẽ kiểu như "Đường ra trận mùa này đẹp lắm", mà vẫn lay động lòng người! Chả thế, mỗi khi biển Đông dậy sóng, người ta lại nhắc đến TRƯỜNG SA HÀNH để mà ghi khắc trong tim...
Trong lịch sử thế giới, chưa từng có một tôn giáo nào bành trướng một cách mạnh mẽ và nhanh chóng cho bằng đạo Hồi. Từ một nhóm người du mục sống trong một ốc đảo heo hút giữa sa mạc Syro-Arabia đã mau chóng biến thành những con người đầy quyền lực tung hoành từ Cận Đông đến Âu Châu và từ Bắc Phi đến tận các nước Châu Á...
Tới giờ rồi, hai tay sải nhanh và đôi chân đạp mạnh, ông già bơi tới chỗ con cá. Ông nắm chặt lấy chiếc đuôi rồi kéo xuống. Động tác này ông đã làm đi làm lại biết bao nhiêu lần, nhưng con cá này quá lớn khiến cánh tay ông như tê dại. Ông nhìn con cá, lúc này đôi mắt nó đầy vẻ buồn rầu, như muốn tỏ lời với ông: “Ông già ơi, hãy thương xót mà thả tôi ra, tôi còn đang đẻ, mà biển cả bao la này còn thiếu gì thứ nữa … “...
Cũng tại phiên đấu này, nhà sưu tập Lê Y Lan (1971, Sài Gòn) đã xuất hiện. Đây là nhà sưu tập đặc biệt của Việt Nam, vì cô chỉ sưu tập tác phẩm của Lê Văn Xương. Qua ước tính của Lê Y Lan, suốt đời Lê Văn Xương đã vẽ khoảng 1.000 bức tranh và làm gần 100 bức tượng. Xét riêng về số lượng, đây là một con số đáng ngưỡng mộ, nếu so với các họa sĩ Việt cùng thời....
Ông từng là giáo sư tại các trường trung học Chu Văn An và Gia Long. Sau đó, ông trở thành giáo sư kiêm Trưởng Khoa Văn Học Anh-Mỹ thuộc Đại Học Văn Khoa Sài Gòn (1964-1975). Sau năm 1975, ông cùng gia đình vượt biên tìm tự do, đến định cư tại Canada vào năm 1979...
Giáo Sư Lưu Trung Khảo còn giữ các chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục của VNCH như Thanh Tra Trung Học, Thanh Tra Đặc Biệt Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Chánh Văn Phòng Thứ Trưởng Bộ QGGD, Chánh Chủ Khảo nhiều kỳ thi Trung Học, Tú Tài, và Hiệu Trưởng Trường Trung Học tại Kiến Phong...
Bài Mới
Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy) Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa) Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ) Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư) Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh) Bóng Đêm (Trần Hồng Văn) Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu) Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh) Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến) DANH NGÔN (Proverbs)
• Chí Khí • Xử Thế
|
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)
Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)
Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)
Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Ba Người Khác (Tô Hoài)
Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)
Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)
Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)
Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
(Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)
Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam
(Nguyễn Hưng Quốc)
Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)
Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)
Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):
Tập I: Nhân Văn Giai Phẩm
Tập II: Cải Cách Ruộng Đất
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |