|
Hùng Lân(23.6.1922 - 17.9.1986) | Lê Thương(8.1.1913 - 17.9.1996) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Chẳng thà người ta tiêu diệt mình bằng vũ lực, đem mình ra xử bắn. Đàng này cho mình chùa to, Phật lớn mà bên trong trống rỗng thì tất nhiên mình cũng sẽ chết thôi, nhưng giống như một cái xác ngày càng phình to trong trạng thái bệng hoạn mà bên trong thối tha, trống rỗng... thì cái đó không thể chấp nhận được...
Thực tế đã cho thấy rõ rằng những xứ sở dưới sự cai trị độc tài mạnh mẽ như Trung Hoa và Việt Nam, thay vì họ có thể dẹp tan những tội ác này một cách hữu hiệu, họ lại cho chúng một môi trường màu mỡ. Chính những lãnh tụ đã chịu trách nhiệm bao che tội ác, vì chính họ nắm trong tay chìa khóa để mở hay đóng cửa đối với thế giới...
Tôi nhìn người đàn ông ngồi đối diện. Trên bảy mươi, tóc bạc và gầy. Nếu như ai có lòng thương cảm “ổng dzậy dzậy mà dzẫng siêng làm wá chừng hén” thì cũng khó trách người đó. Và tôi nghĩ tới những cuốn sách của Tiếng Quê Hương, to, nặng, nhiều chữ, không dễ “nuốt”… Tôi thấy được người mua cũng khó thể mua chỉ vì thích sách...
Nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, người nổi tiếng một thời với chương trình Nhạc Chủ Đề trên đài phát thanh Sài Gòn trước năm 1975, qua đời tối Thứ Ba, 28 Tháng Mười Một, tại California, hưởng thọ 87 tuổi...
Đại Lão Hòa Thượng Mãn Giác trong lần tâm tình với những học trò cũ là cựu sinh viên Đại Học Vạn Hạnh, mà Ngài nguyên 30 năm trước là Phó Viện Trưởng, đã nói:
“Tuệ Sỹ đã Tu từ ngàn kiếp trước, Phật Giáo Việt Nam, phải đợi đến 350 năm mới có được một Thiền Sư uyên bác như Tuệ Sỹ!”...
Anh Võ Đại Tôn có một dáng vóc người cao lớn, vạm vỡ, nước da hồng hào, sạm nắng, có vẻ phong sương. Anh ăn nói khoan thai, từ tốn của một người có học. Cách nói chuyện vui tươi và dí dỏm, rất dễ lấy được cảm tình của người đối diện. Qua cuộc đổi thoại ngoài cái tên Võ Đại Tôn với ý chí Phục Quốc ra tôi được biết anh còn là một nhà thơ mang tên Hoàng Phong Linh...
Thơ của một y sĩ đại đội trưởng quân y của một lữ đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến, bác sĩ Nguyễn Lê Minh. Thì mơ hồ cảm giác năm xưa thời tuổi trẻ lại trở về. Những bài thơ đầy ắp nỗi niềm một thời, hồi sinh lại những tháng ngày đã qua của cuộc chiến. Thơ không có những vẽ vời lãng mạn. Thơ đi thẳng vào lòng người với những hình ảnh rất đơn sơ gần gũi nhưng gợi lại trùng trùng những liên tưởng...
Tôi viết thay các bạn y sĩ chúng tôi để tạ lỗi với những thương binh “đã chết trong tay chúng tôi bất lực” cho dù “bao năm học ứ dồn bao kiến thức” nhưng khi đụng chạm với thực tế nơi chiến địa, kiến thức kia cũng chỉ biết “trợn mắt”, nhìn bàn tay mình “run rẩy vuốt cặp mắt đứng tròng” của những thương binh vắn số...
Bổn phận đầu tiên của chúng tôi là sự trung thực, mà muốn sự trung thực đó thì phải kiểm soát, so sánh tin tức của ngoại quốc, tin tức các nguồn khác nhau để khi những cái mà mình viết ra, nó là sự đúng đắn. Bởi vì không có gì mà tồi hơn là làm báo hay viết báo mà căn cứ trên những nguồn gốc sai sự thực...
Hôm nay cuốn sách đang trên đường hoàn tất... Những kỷ niệm để nhớ để thương của Cô sẽ được lưu giữ và chia sẻ với tất cả những người thương yêu. Một đời Cô hết lòng với gia đình cũng như tận tụy dạy dỗ, lo lắng cho học trò, nên Cô được tất cả mọi người yêu quý. Cuốn sách này được thành hình từ những tình cảm quý mến yêu thương Cô của những người thân trong gia đình và các học trò...
Không ai trên cõi đời này mà em có cảm tình như đối với anh cả. Thời gian mình gặp nhau sẽ in sâu đậm mãi trong tim em, như thể em trải qua một cuộc du lịch dài, đi qua một hòn đảo thật đẹp, có nhiều hoa thơm cỏ lạ. Em đã có thật nhiều giấc mơ, có những cảm nghĩ thật lạ lùng cũng như những xúc cảm mà trước đó chưa từng có...
Tuy cũng là “Quê Hương–Tình Yêu–Thân Phận”, những ca khúc Nguyễn Đình Toàn so với những “ca khúc da vàng” của Trịnh Công Sơn vẫn có những chỗ không giống nhau. Khác biệt lớn nhất, Ca Khúc Da Vàng ở Trịnh Công Sơn là những ca khúc thời chiến tranh, trong lúc ở Nguyễn Đình Toàn là những ca khúc sau chiến tranh. Cũng vì vậy, những quê hương, tình yêu và thân phận của Nguyễn Đình Toàn mang bộ mặt khác...
Cùng năm Tố Tâm ra đời (1925) hội Khai trí Tiến đức lần đầu phát giải thưởng đã tặng giải tản văn cho một cuốn tiểu thuyết nhan đề là Quả dưa đỏ. Tác giả Nguyễn trọng Thuật, biệt hiệu Đồ Nam, là một cây bút thuộc phái cựu học của bảo Nam Phong...
Tôi buông lời réo gọi những cơn mưa trút nước, mưa như điên, mưa bạt mạng của Saigon. Nhưng tôi giữ lại giùm Anh chút mưa gió lê thê, mang mang cái giá rét âm u đầy thơ mộng của những đêm mưa phùn ngày xa xưa. Hà Nội. ”...Mong cho người tìm về nơi sẽ đến / Ta chia tay ta chia lời vĩnh biệt”...
Những lời tuyên bố của người tù lương tâm Tuệ Sỹ, tại Tòa Án, cũng như khí phách kiên cường lúc trong tù, là gương sáng chói lọi, và niềm tự hào của Phật giáo: “Lập trường của chúng tôi là lập trường của Phật giáo, là lập trường của toàn khối dân tộc”. (trích theo Hòa Thượng Thích Mãn Giác)...
Lão khâm phục sự chống chỏi bền bỉ của các loài sinh thực vật trong sa mạc, lão coi mỗi vật ở đây như bạn bè thân tình, như những thiên thần chống lại loài quỷ dữ. Để chống lại với loài quỷ dữ này, con người, loài vật cũng như loài thảo mộc phải liên kết chặt chẽ với nhau... Một lúc sau, lão lấy tay dụi mắt lần nữa rồi bất chợt qùy xuống bên cạnh xác con cáo, bàn tay nhăn nheo run rẩy vuốt dầu nó, hai giọt nước mắt lăn xuống gò má gầy guộc...
Đọc bút ký “Tắm Máu Đen” rồi đọc “Hồi Ký Tuổi Thơ & Chiến Tranh”, và đọc những bài thơ ký tên Hoàng Phong Linh, tôi cảm nhận rõ một điều: Sáng tác của ông là tình yêu dành cho quê hương đất nước. Phải có một tình yêu mạnh mẽ thúc đẩy nên con người chiến sĩ, thi sĩ, nghệ sĩ hòa hợp thành một con người Việt Nam đã chiến đấu trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh từ lúc tuổi thơ cho đến khi trưởng thành...
Thơ trong Đường Ta Đi cũng bộc lộ tâm trạng người lính dãi dầu qua lửa đạn, những khắc khoải, xót xa; những âu lo, trăn trở. Nhưng đẹp thay, thơ cũng có diện mạo người lính trẻ miền Nam hồn nhiên đánh giặc, hồn nhiên giữ nước, và có tình chiến hữu đậm đà, thứ tình khiến tác giả thêm vững chân khi bước trên những con đường hiểm nguy đầy gian khổ....
Ngựa là một hình tượng thân thuộc trong nền nghệ thuật cổ truyền dân tộc. Khác với thế giới, từ thời tiền sử ngựa đã là đối tượng của những nghệ sĩ nguyên thủy, thì ở Việt Nam, bóng dáng ngựa xuất hiện có hơi muộn màng. Có lẽ phải đợi đến thời điểm đất nước tự chủ sau một ngàn năm dài Bắc thuộc, ngựa mới có mặt...
Có thể nói trong 18 năm đứng trên bục giảng (1957-1975), ông đã đào tạo nhiều thế hệ sinh viên, giúp họ khám phá một chân trời mới, với đầy đủ sắc màu, muôn vàn tinh tú: đó là chân trời văn học với những khuynh hướng học thuật mới mẻ, những phong cách độc đáo trong biên khảo, trước tác và dịch thuật...
Bây giờ Anh thèm vẽ, vẽ bức tranh cuối cùng. Anh muốn nhận chân ra đời sống qua từng hơi thở. Dù có đang thoi thóp, tàn hơi, Anh cố thở những hơi dài, đứt quãng… Hơi Thở. Phải chăng mới là tấm Huy Chương miên viễn của đời người? Sơn dầu, một mùi hương gay gắt nồng, mà tôi đã thở cùng trong những năm dài chung sống. Với tôi, nó như một biểu hiện của sự thủy chung, lòng yêu mến và những gắn bó không rời...
Giải Cấu Trúc đi tìm ý nghĩa ban đầu (original meaning) để đưa ra những ý nghĩa khác biệt trong ngôn ngữ. Ý nghĩa khác biệt trở thành chính yếu, ít phụ thuộc vào ý nghĩa gốc rễ, nhưng chính thức đại biểu cho ý nghĩa trong một văn bản cụ thể. Nói một cách khác, Giải Cấu Trúc đi nhận diện ý nghĩa trong cơ cấu ngôn ngữ...
Nhà Văn Diệu Tần Nguyễn Tinh Vệ Pháp danh: Thiện Phổ Cựu Sĩ Quan Công Binh /QLVNCH Ông cũng là Nguyên Đệ Nhất Phó Chủ Tịch VBVNHN Sanh ngày 9 tháng 10 năm 1932 tại Hải Dương, VN. Đã từ giã Anh Chị Em Văn Nghệ vào Thứ Năm. ngày 19 tháng 10 năm 2023, tuần vừa qua. (nhằm ngày mùng 5 tháng 9 năm Quý Mão) Tại San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Hưởng Đại Thọ 92 Tuổi...
Huyền Linh viết khá nhiều nhạc phẩm trong số này có trường ca "Hồn Lam Sơn" đoạt giải văn hóa nghệ thuật năm 1969 và nhạc cảnh "Tình Người Ngư Phủ" đã trình diễn ở Saigon năm 1957 và năm 1962 anh đã đạo diễn và đóng vai chính với nữ nghệ sĩ Linh Sơn. Trong suốt những năm từ năm 1954 đến năm 1975, anh đã đào tạo được một số ca sĩ trong đó có nhiều người rất nổi tiếng...
Tháng 10 vừa qua tôi có dịp thăm lại Hòn Vua trên bờ biển nam tiểu bang Oregon, cách biên giới với Cali khoảng 80 miles. Nếu định tìm xem Hòn Vua nằm ở đâu trên Google Search hay Google Earth, bạn sẽ không tìm thấy đâu. Vì địa danh đó chỉ nằm trong trí tưởng tượng của tôi và một nhóm thân hữu thôi...
Vào 1981 / Đánh dấu một kỷ nguyên / Có thêm nhà văn mới / Mang tên Hồ Đình Nghiêm / Từ đó bạn tiếp tục / Giấy bút sẵn trong tay / Viết nhiều thêm, nhiều nữa / Những truyện ngắn thật hay! / Đã từng là họa sĩ / Nên nắm bắt rất tài / Những chi tiết nổi bật / Tả nhân vật tuyệt thay!...
Trách nhiệm của nghệ sĩ là báo cáo cái đẹp, cái hay cái tốt và báo động cái xấu, cái nguy cơ. Những gì người nghệ sĩ tạo ra là dấu vết của con người để lại trên trái đất này, nơi chúng ta mong muốn mỗi ngày mỗi tốt đẹp hơn. Ann Phong đang để lại những dấu vết và còn thời gian khá dài để tiếp tục lưu lại nhiều dấu vết khác. Nói ngắn gọn là dấu người trên đất, không phải dưới đất...
Người ta đã quên nhắc tới một nhạc phẩm boléro khác, bài “Chiều thu ấy…” của Lam Phương và Cẩm Huệ, do nhà xuất bản Đoàn Giao ấn hành tại Sài Gòn. Trên tờ nhạc, bên dưới tên tác giả, ghi rõ thời điểm bài nhạc ra đời, năm 1952. “Chiều thu ấy…” là sáng tác đầu tay của nhạc sĩ Lam Phương, năm ông 15 tuổi, với phần lời của nhạc sĩ Hoàng Lang (Cẩm Huệ)...
Tập truyện mang tên cổ xưa “Mê Cung” gồm đa số là truyện giả tưởng, dù vậy nó cũng dựa trên tư tưởng xã hội, tác giả với óc tưởng tượng phong phú đã đưa người đọc từ đề tài này sang đề tài khác: những truyện mang nhiều ý hướng chính trị, xã hội và cũng như mang nhiều châm biếm dí dỏm về cuộc sống con người. Văn Bình đã khai thác một lối viết mới lạ, những đề tài của anh ít thấy trong những áng văn chương khác...
Trong phần Epilogue của truyện DUST CHILD- tác giả Nguyễn Phan Quế Mai đã thú nhận khi bà đọc câu chuyện của người cựu chiến binh Mỹ tên Jerry Quinn đã trở lại Saigon tìm kiếm người yêu và đứa con trai của họ đã thất lạc nhau từ năm 1973, 41 năm về trước. Câu chuyện này đã lay động tâm hồn bà dữ dội, khiến bà có cảm tưởng phải giúp những cựu chiến binh Mỹ tìm lại vợ con của họ...
Không Đứng Mãi Trong Tranh là một tuyển tập những hồi ức của tác giả về thế giới tình yêu của riêng mình với người chồng. Bừng lên trong tác phẩm là không khí văn nghệ của Saigon những năm xưa. Saigon, một thời sống động, nhiệt tình hiện sinh, hấp tấp và vội vã...
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với ông Lưu Quang Sáng (Amuchandra Luu), sinh tại Phan Rang, hiện sống và làm việc tại California. Thạc sĩ toán và có gần 20 năm giảng dạy ở trường đại học cộng đồng tại thủ phủ Sacramento, California, Hoa Kỳ. Tổng Thư Ký hội Bảo Tồn Văn Hóa Truyền Thống Champa USA, qua 7 nhiệm kỳ chủ tịch...
Phần đông du khách từ phương xa đến Paris thường tìm đến Viện Bảo Tàng Louvre, để xem cho được họa phẩm Nàng Joconde mà danh họa Leonardo da Vinci đã vẽ và sơn dầu trên gỗ vào khoảng những năm 1503-1507. Người mẫu là một phụ nữ ở thành Florence, nước Ý, tên Mona Lisa, còn được gọi là La Gioconda, Pháp gọi: La Joconde. Nụ cười của người mẫu này xưa nay đã thu hút vô số người đến xem...
Ước gì trong những ngày ấy tôi đã có trong tay bộ "Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam” của Giáo sư Thanh Lãng. Ông quả là người mục quán quần thư. Nhưng không chỉ thế. Ông còn có cái tài thu góm, sắp xếp vô ngần số lượng những tinh hoa của bao thế hệ tiền nhân và kể lại trong một tiến trình minh triết và mạch lạc. Xin mời đọc một đoạn trong phần dẫn nhập bước vào thời của nền văn học mới...
Công trạng của Tổng thống Ngô Đình Diệm sẽ được lịch sử và người đời sau ghi nhận. Nhưng tiếc thay, hiện nay mộ phần của ông và người thân của ông từ ngày ông bị thảm sát không được phép đề tên của ông, thậm chí người dân thương nhớ ông cũng không dám công khai tới thắp nhang để bày tỏ lòng biết ơn...
Tôi từng làm việc chung trường với thầy 8 năm, tôi biết rõ phong cách của thầy. Đâu đó trong báo chí thời xa xưa tôi đọc được rằng thầy có mặt trong nhóm VNQDĐ của lãnh tụ Nguyễn Thái Học và biến cố 1930, thầy đã từng bị tù Côn Đảo vì lòng yêu nước, không chịu được sự áp bức của ngoại bang...
Vào tuổi đôi mươi Nighat Seema đã là nhà văn nối tiếng tại quốc gia này. Bà sống tại một thị trấn nhỏ ở trung tâm Punjab, cách xa các trung tâm văn hóa. Hầu hết các truyện ngắn của bà đề cập tới các chủ đề xã hội thực tế, đưa ra những cái nhìn thú vị về cuộc sống của các gia đình Hồi giáo thuộc tầng lớp trung lưu. Punjab là một tỉnh ở phía tây Hồi Quốc, sát biên giới với Ấn Độ...
Lm. Thanh Lãng thuở sinh thời đã là khuôn mặt trí thức nổi bật của miền Nam Cộng hòa và Công giáo; ngoài công việc giảng dạy, ông sinh hoạt năng nổ về báo chí, xuất bản, Bút Việt cũng như tôn giáo, chính trị và đã để lại nhiều công trình giá trị và thiết yếu cho văn học sử....
Tôi là một nhà nhân chủng học và đang tiến hành nghiên cứu thực địa ở Subfox, một cộng đồng đánh cá nhỏ ở cực nam Philippines nơi Lâm An sống. Đó là cộng đồng người Bajau, một sắc dân sống rải rác khắp vùng biển phía nam Philippines với những ngôi làng được xây dựng trên cọc tại các rạn san hô cạn. Lâm là một người Trung Quốc, kết hôn với một phụ nữ Bajau, kiếm sống bằng nghề thu mua cá...
Israel, một quốc gia có lịch sử đau thương và đẫm máu (mất nước 3000 năm và đối mặt với họa diệt chủng), người dân nam cũng như nữ luôn sống trong tư thế của những con người cầm chắc tay súng để bảo vệ vùng đất của tổ tiên mà họ chỉ có lại được sau thế chiến II, và luôn ám ảnh cảnh bị mất nước và xóa tên trên bản đồ thế giới. 60 năm qua, đây là đất nước luôn bị những đất nước vây xung quanh đối đầu...
Bài Mới
Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy) Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa) Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ) Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư) Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh) Bóng Đêm (Trần Hồng Văn) Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu) Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh) Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến) DANH NGÔN (Proverbs)
• Chí Khí • Xử Thế
|
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)
Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)
Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)
Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Ba Người Khác (Tô Hoài)
Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)
Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)
Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)
Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
(Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)
Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam
(Nguyễn Hưng Quốc)
Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)
Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)
Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):
Tập I: Nhân Văn Giai Phẩm
Tập II: Cải Cách Ruộng Đất
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |