1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Võ Đình: Tâm, Thân, Văn Và Vẽ (Thụy Khuê) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      11-3-2014 | HỘI HỌA

      Võ Đình: Tâm, Thân, Văn Và Vẽ

        THỤY KHUÊ thực hiện
      Share File.php Share File
          

       


           Họa sĩ Võ Đình (1987)

      Mỗi một mùa hè, Paris lại có dịp tiếp đón các văn nghệ sĩ từ bốn phương ghé lại. Hôm nay, Paris gặp Võ Đình, người bạn cũ đã quen từ gần nửa thế kỷ.


      Họa sĩ kiêm nhà văn Võ Đình sinh năm 1933 tại Huế. Sang Pháp năm 1950, học văn chương tại Sorbonne, hội họa ở La Grande Chaumière và Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Paris; sang Mỹ năm 1960, hiện sống tại một làng nhỏ miền núi thuộc Maryland. Triển lãm cá nhân đầu tiên ở New York năm 1961. Từ đó hoạ phẩm của ông đã được trưng bày trong nhiều cuộc triển lãm khắp nơi trên thế giới. Đoạt giải Christopher Award năm 1975 tại New York. Song song với nghệ thuật hội họa, nhà văn Võ Đình cộng tác thường xuyên với các báo Mỹ, Việt.


      Võ Đình viết đủ mọi thể loại: từ tùy bút, truyện ngắn sang phê bình và nhận định văn học, phê bình và nhận định hội họa... Trong thể loại nào, văn ông cũng có tính chất tùy bút...


      *


      Về hội họa, Võ Đình quan niệm là ngôn ngữ của tâm thân. Hội họa không những và ngôn ngữ của Tâm, hội họa còn là ngôn ngữ của Thân nữa. "Tâm ở đây không phải chỉ là lòng dạ, là cảm xúc, là ưu tư. Tâm ở đây còn có nghĩa là ý tưởng, ý niệm, ý chí, ý thức." (...) "Thân (...) chính là thân xác, là thân thể, thân hình, (...) với các hệ thống thần kinh, tuần hoàn, tiêu hóa..." (1)


      Cézanne phát triển quan niệm thể (forme, đừng nhầm với forme là hình thức) và khối để biểu hiện phần không gian, hiện diện trong hội họa mà vắng mặt trong các ngành nghệ thuật khác.


      Từ Cézanne, Võ Đình nhấn mạnh hơn về thể (forme) mà ông gọi là hình tượng trong hội họa. Hình tượng vừa cho ta ý niệm không gian, vừa cho ta ý niệm hiện hữu. Võ Đình đi xa hơn nữa: "Hình tượng chỉ có thể biểu hiện trong không gian, như một biến thể của thân xác người nghệ sĩ." (2)


      Nói cách khác, đối với Võ Đình: Hình tượng và một thể trọn vẹn của hội họa, thể hiện cả Tâm lẫn Thân.


      Về văn chương, Võ Đình băn khoăn rồi đánh dấu hỏi: "Có lẽ với con người Việt Nam hiện đại (Việt Nam hải ngoại) đẳng độ của năng lực sáng tạo hãy còn đứng lại ở tình tự quê hương trong một môi trường quê hương chăng? Nếu quả thật như vậy thì trong bao lâu nữa chúng ta mới bước vào giai đoạn ở đó tình tự quê hương sẽ hóa thân để biến thành một chất liệu sáng tác siêu quốc gia? (...) Nghệ thuật giúp người nghệ sĩ nhận định rõ vị trí, phương hướng của mình, nhưng ở một mức nào đó, khi chưa có một sự thăng hoa và hóa thân xứng đáng, nghệ thuật cũng có thể nhận chìm người nghệ sĩ trong ao tù của quá khứ và tiếc nuối". (3)


      *



           Tranh mộc bản, họa sĩ Võ Đình

      Hai quan niệm hội họa và văn chương trên đây thường đi đôi trong tác phẩm của Võ Đình.

      Từ những bức hậu ấn tượng giảm thiều quang mang dấu vết trường phái Paris, những năm 50, 60 (Tranh Võ Đình vào thời kỳ này giao thoa giữa ấn tượng và trừu tượng: gân guốc, "tối" và "nổi" hơn tranh ấn tượng vôi dĩ có "truyền thống" để nhật quang tràn ngập môi trường làm "mất" không gian - mà sự thể hiện không gian lại là mục đích chủ yếu của hội họa); đến những bức trừu tượng mang màu sắc "chiến tranh và hòa bình" những năm 70 (xin tạm gọi như thế vì một số tranh vẽ khoảng thập niên 70 có hiện thực chiến tranh ẩn trong khát vọng hòa bình). Hoặc sau này và gần đây, trong hội họa Võ Đình không còn trường phái, bao giờ cũng có những tìm tòi, khám phá: họa sĩ luôn luôn tra vẩn mình và tra vấn nghệ thuật.


      Ở ông bây giờ, quê hương đã tan loãng trong hình hài thể xác con người, nhập vào cây cọ, vào ngòi bút. Cọ và bút, dù tẩm hương sen, hương quế, hương trà, mà vẫn ngát mùi tục lụy. Bút lông dù đẫm trong nghệ thuật phối sắc: nồng, ấm, đắm, say, hay trong không gian ba chiều mà vẫn có gì đạm bạc, chạy tịnh, nhớ nhung, phôi pha, bàng bạc như đã nhuộm màu thiền vị trong một không gian hai chiều nào đó.


      Đọc Võ Đình và xem tranh Võ Đình không khác nhau.

      Tập tiểu luận Sao Có Tiếng Sóng do Văn Nghệ xuất bản năm 1991, gói ghém những suy nghĩ sâu xa của Võ Đình về hội họa và văn chương, về những người làm hội họa và văn chương.


      Tập truyện ngắn Xứ Sấm Sét của Võ Đình viết sau 1975, cũng do Văn Nghệ xuất bản, là giao điểm của ba vùng nghệ thuật: thơ, văn và họa. Người thưởng ngoạn bắt gặp những cái nhìn soi buốt vào cuộc đời, vào quá vãng, vào con người, trong một nội tâm cuồn cuộn chảy, liên tục. Gói tròn quê hương, nhục cảm, dĩ vãng, Huế, tàn cây bách hương, hay một buổi chiều mù sương bên bờ đại dương Mỹ quốc... Tất cả cuộn lại với nhau như một chiếc vòng be bờ bên vũng nước đọng, vừa kín, vừa lỏng, vừa thiết tha, vừa chan chứa, lồng ấp tình thương: thương thân, thương sinh vật và tĩnh vật, thương quê hương đất nước và thương người.


      *


      Thưa anh Võ Đình, trong các tác phẩm văn chương của anh có rất nhiều hội họa, và ngược lại trong hội họa của anh cũng có rất nhiều chất thơ. Theo anh, phần quan trọng hơn cả trong một sáng tác là hình ảnh, là chữ nghĩa hay là tư tưởng?


      Có lẽ bạn đọc nhận xét như vậy vì nghề tay phải của tôi là hội họa. Người xưa nói "thi trung hữu họa", trong trường hợp Vương Duy chẳng hạn. Ngày nay trong hội họa hiện đại Việt Nam, chất thơ rành rành ra đó, cho nên chúng ta cũng có thể nhại lại người xưa mà nói rằng "họa trung hữu thi". Sự thật, theo thiển ý, ở thời đại chúng ta cuối thế kỷ thứ XX này, văn chương và nghệ thuật có những qui luật, những nguyên tắc, những chất liệu hoàn toàn khác biệt. Vì vậy tôi xin trả lại văn chương cho chữ nghĩa - chữ nghĩa chứ không phải hình ảnh hay tư tưởng - Riêng phần tôi, hội họa cốt tủy ở hình tượng (forme), chất thơ, nếu có, chỉ là hương hoa, phấn son. Trong hội họa nói riêng, nghệ thuật tạo hình nói chung, hình tượng chứ không phải hình ảnh, là ngôn ngữ.

      Bút pháp và tư tưởng tuy hai mà một.



           Tranh mực tàu, họa sĩ Võ Đình

      Văn chuyên ở ý, thơ cốt ở lời đúng ở điểm vào và sai ở điểm nào theo ý anh?


      Thưa chị, tôi không nghĩ rằng ở đây có vấn đề đúng hay sai. Câu chị vừa dẫn đã có từ lâu rồi, từ ngày xưa trong văn chương, nhất là văn chương biền ngẫu, cốt dụng chữ nghĩa để đối đáp bay bướm, cho nên mới có ý niệm về sự cần thiết làm giản dị câu văn và coi "cái chữ" là nhẹ. Ý tôi muốn nói, là nhẹ kiểu bay bướm như 'giọt lệ năm canh"... ấy, cái khuôn sáo đó mới là không quan trọng, chứ thật ra trong văn, "chữ" quan trọng lắm.


      Anh chi ly trong việc chọn chữ. Có phải anh chọn chữ như anh chọn màu?


      Thật ra tôi không chọn chữ cũng không chọn màu. Tôi chọn sự liên hệ giữa chữ với nhau, và màu với nhau. Sự tương quan (relation) mới quan trọng, chứ không phải chữ hay màu. Trong tranh của tôi chẳng hạn, thời gian gần đây, tôi bỏ rất nhiều màu, chỉ dùng phần lớn đen trắng. Màu, cốt dùng như một gợi ý mà thôi. Cũng vậy khi tôi viết, chính cảm xúc chọn chữ, chứ tôi không cố tình chọn nó.


      Anh không chọn chữ, nhưng dường như độc giả có cảm tưởng rằng trước khi mỗi chữ, mỗi màu xuất hiện trong tác phẩm của anh, thì nó đã sống trong anh một thời gian rất dài."


      Vâng, tôi nghĩ "chữ" chỉ đến lúc mình viết mà thôi, và màu sắc cũng đến trước lúc mình vẽ. Tức là màu và chữ đến trước hành động viết và vẽ. Đây là vấn đề tâm thức. Chính tâm thức tạo nên màu và chữ. Tâm thức sống trong mình, nó khuấy động, nó tạo nên những cái đó.


      Nó thúc đẩy ra "cái chữ" hay "cái màu"?


      Vâng.


      Có người cho rằng, sáng tác trước hết thuộc về cảm hứng, kỹ thuật đến sau. Anh nghĩ sao về cảm hứng? Anh đặt kỹ thuật trên cảm hứng hay ngược lại cảm hứng trên kỹ thuật?


      Từ lâu tôi vẫn tin rằng chính cảm hứng tạo nên kỹ thuật. Chứ không phải có kỷ thuật rồi mới có cảm hứng, lại dùng kỹ thuật đó để mà diễn tả cảm hứng đó.


      Một người đã đi xa đất nước gần nửa thế kỷ như anh, mà biết rõ về Huế, hơn một số người mới đi sau này, vì sao?


      Nói rằng tôi biết rõ Huế, thì thưa chị, cũng không phải lắm. Chỉ nói được rằng cái biết của tôi, về Huế, thuộc về một thế giới khác. Vì tôi sinh trưởng ở Huế và chỉ biết có Huế. Cho nên cái biết của tôi nó cô đọng, nó thiết tha mà có thể nếu bao nhiêu năm nay tôi sống tại quê hương, sẽ không thể có được. Nói như thế không có nghĩa chỉ vì sinh trưởng ở Huế, biết có Huế mà tôi yêu Huế hơn người khác hay yêu quê hương hơn người khác. Chỉ giản dị thế này: Huế, với tôi đã trở thành quê hương, nói chung. Thành ra, tất cả quê hương gom lại ở Huế. Cụ thể hơn nữa, có thể gom lại một khu xóm của Huế, chứ không hẳn cả thành phố Huế.



          Tranh khắc gỗ, họa sĩ Võ Đình

      Huế không phải là một thành phố như nhiều thành phố khác. Nhưng đối với anh, thì Huế là gì?


      Huế? Huế là Việt Nam. Huế là một ngọn cỏ, một hạt sỏi ở Huế. Huế, đối với tôi không phải là đền đài, miếu mạo. Huế đối với tôi không phải là sông Hương, núi Ngự. Huế đối với tôi là Việt Nam, lớn hơn nhiều.


      Và những người bạn ở Huế, của anh ngày xưa và bây giờ nữa chứ?


      Vâng, tôi đi xa cũng lâu. Nhớ năm 1974 tôi có về nước, về Huế, và gặp một người bạn, một mà thôi, anh Trần Như Uyên dạy ở Đại học Huế... Không biết bây giờ anh ấy ở đâu rồi! Còn sau thời gian 74, những người gặp mà bây giờ không còn ở Huế thì tôi không biết.


      Thưa anh, xin anh cho biết thêm vài điều thuộc lĩnh vực lúc nãy anh gọi là "nghề tay phải" của anh...

      Vâng.


      Nhiều người hồi nhỏ có khiếu về vẽ, lớn lên đi học hội họa. Tại sao anh học mỹ thuật?


      Thật ra, tôi không biết "khiếu vẽ" là cái gì. Chỉ biết, hồi nhỏ tôi thích hễ có giấy, có bút là tôi vẽ. Nhiều khi không có giấy, có bút, tôi lấy que quẹt xuống đất, tôi vẽ. Tôi vẽ... Vẽ quá nhiều, thầy mẹ tôi mắng, bảo phí giấy bút đi! Về sau, đến lúc gần tuổi 20, tôi sang Pháp du học, theo lệnh của thầy mẹ là học y khoa chứ không phải học vẽ. Nhưng mà tôi lang bang tìm con đường của tôi. Tôi học một ít về văn chương, rồi luật, sau cùng đến năm 1957 thì quyết định bỏ tất cả và đi theo con đường hội họa.


      Khi đi học Ở Paris, anh thâu lượm được những gì? Đối với quãng đời sau này cha anh, khoảng thời gian đó có lợi ra sao và có hại ra sao?


      Những gì tôi sắp nói, có thể bị hiểu lầm như là một sự vô ơn đối với các bậc tiền bối của tôi ở trường Mỹ Thuật Paris ngày xưa... Thật sự, tôi chẳng học được gì từ trường Mỹ Thuật cả! Sau mấy chục năm, bây giờ nghĩ lại, tôi thấy rõ lối giáo dục Mỹ Thuật cổ điển và qui ưóc đó sai lầm vô cùng. Nó không tạo nên những họa sĩ, nó chỉ tạo nên những giáo sư hội họa hay những anh thợ vẽ. Thành ra, điều chính mà tôi học được là xem tranh của các bậc thầy, ở các viện bảo tàng và đọc sách thêm, chứ không phải ở trường Mỹ Thuật.


      Sau khi đi học, anh đã có một hành trình dài, anh đã có những va chạm đôi khi xung đột với đời và với nghệ thuật. Xin anh kể lại kinh nghiệm của một cuộc đời. Nói khác đi, những khó khăn và những tìm tòi, lăn lộn trên 30 năm hội họa.


      Đó là một câu chuyện rất dài, một câu chuyện bất tận. Câu chuyện hiện giờ cũng vẫn chưa kết liễu, chưa xong. Tôi chỉ xin nêu hai điểm.



            Tranh khắc gỗ, họa sĩ Võ Đình

      - Thứ nhất: vị trí của người họa sĩ trong xã hội. Ngày xưa, họa sĩ thường làm một thứ công cụ cho tôn giáo hoặc vua chúa, hay bắt đầu từ thế kỷ thứ 19 trở đi, từ cuộc cách mạng kỹ nghệ, thì cung cấp hình ảnh sắc đẹp cho giới tư bản mới thành hình. Nghĩa là người họa sĩ vẫn luôn luôn đóng cái vai trò của những thứ vui chơi trà dư tửu hậu, chứ tôi chưa, thật tình là chưa thấy, ở Tây Phương vị trí của người họa sĩ, như vị trí của những nhà trí thức, nhà thơ, nhà văn ở những thời đại hoàng kim của Trung Quốc chẳng hạn.


      - Điểm thứ hai, tôi cho là quan trọng hơn: vị trí của người họa sĩ Việt Nam trong những xã hội Tây Phương - tôi nhấn mạnh chữ những vì tôi từng sống ớ Pháp, Ở Châu Âu và ở Mỹ Châu. Đó là những xã hội tân tiến, kỹ nghệ hóa tối đa. Trong những xã hội tiêu thụ ấy, thế đứng của người họa sĩ càng chênh vênh bơ vơ hơn nữa, vì dù hội họa vẫn là tiếng nói mang hình ảnh màu sắc, nhưng luôn luôn phải lệ thuộc vào thị trường và thị hiếu của quần chúng. Từ hoặc cổ điển, hoặc tiền phong, hoặc ấn tượng họa đến bây giờ, không có thời nào hội họa có thể hoàn toàn thoát khỏi vòng kiềm tỏa gò bó của nhu cầu quần chúng, thị chúng được.


      Riêng về phần cá nhân tôi, là một họa sĩ Việt Nam, thì sự lạc lõng, bơ vơ càng tăng thêm gấp bội. Nói như thế không có nghĩa, do hoàn cảnh gay gắt đó, một họa sĩ Việt Nam sẽ không đủ kiên trì để đi theo con đường của mình. Con đường đó tôi thiết nghĩ không gì khác hơn là tìm tòi cho được cái ngôn ngữ biểu hiện thành hình ảnh và màu sắc, để có thể diễn tả được những tình tự, những trạng thái tâm linh của người Việt Nam qua không gian và thời gian. Qua không gian là tại hiện nay chúng ta có hiện tượng: "quốc nội, quốc ngoại". Qua thời gian vì từ xưa đền nay, hội họa Việt Nam thật ra chưa thành hình theo đúng nghĩa của nó. Hiện tại bổn phận của người cầm cọ Việt Nam, cầm bút vẽ Việt Nam là tạo nên một nền hội họa Việt Nam.


      Bây giờ cuộc đời đã xế bóng, anh chiêm nghiệm và gặt hái được những gì trên hai phương diện nghề nghiệp và tâm linh?


      Tôi rất lấy làm lúng túng khi nói đến nghề nghiệp của một họa sĩ. Bởi vì khó có thể tưởng tượng một nghề nghiệp nào khó định nghĩa, khó đặt vị trí cho bằng cái nghề của một họa sĩ sáng tác. Tôi nhấn mạnh ở hai chữ sáng tác, một họa sĩ sáng tác chứ không phải một họa sĩ trang trí hay một họa sĩ trình bày. Hai cái này rất là khác nhau. Riêng về cá nhân tôi, cũng có một số triển lãm cá nhân, hơn bốn mươi triển lãm cá nhân, tức Exposition particulière, tiếng Anh gọi là one-man exhibition, và nhiều triển lãm tập thể ở nhiều nơi, đến nỗi tôi không còn nhớ bao nhiêu cái nữa. Nhưng mà điều đó, đối với một họa sĩ, không phải là chặng đường, những bước tiến ghi nhận một cách máy móc và chắc nịch, như trong các nghề nghiệp khác. Người ta có thể có một hay hai, ba cái triển lãm mà có thể làm giàu ngay lập tức. Nhưng người ta cũng có thể có hàng chục cái triển lãm mà vẫn vất vả như thường. Thành ra đứng về mặt nghề nghiệp, tôi xin nói với tất cả sự giản dị: là không có gì đáng nói cả.


      Riêng về mặt tâm linh, tôi rất vui mừng, tôi rất lấy làm bằng lòng rằng hội họa đã đem lại cho tôi, một người Việt Nam, một nghệ sĩ Việt Nam, những kích thước rung cảm, nghĩa là một dimension: một không gian rộng lớn của sự rung cảm. Rung cảm đó không phải là rung cảm của thơ văn hay nhạc, mà là rung cảm của hội họa. Tôi nghĩ, trong bao nhiêu năm qua, hội họa mang lại cho tôi kích thước đó. Và điều đó không hẳn là sự thành công của cá nhân tôi. Vì điều đó thật tình không đáng kể. Nhưng cái đó chính là sự thành công của những người đã đi trước, của những bậc tiền bối, của những đại danh họa Pháp, hay Hòa Lan, hay Mỹ Quốc. Đó là cái tôi đã thu lượm được, để tới ngày nay, tôi có _ thể đặt nó bên cạnh những rung cảm mà tôi đã có từ những năm mười mấy tuổi về văn và về thơ.


      Xin cảm ơn anh Võ Đình.

      Thụy Khuê thực hiện

      (Phổ biến trên đài RFI, tháng 7-1991;
      in lại trên tạp chí Hợp Lưu, số 5, tháng 6-1992,
      Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại, NXB VAALA, 2008)

      (l)&(2) Trích Sao có Tiếng Sóng trang 131, 132, 134, Văn Nghệ, California, 1991.

      (3) Trích Sao có Tiếng Sóng trang 19 và 20, Văn Nghệ, California, 1991.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nói chuyện với dịch giả Trần Thiện Ðạo Thụy Khuê Phỏng vấn

      - Giáo Sư Nguyễn Văn Trung Thụy Khuê Nhận định

      - Trí Thức Và Văn Nghệ Miền Nam Đứng Trước Văn Hóa Và Triết học Tây Phương Thụy Khuê Phỏng vấn

      - Lê Thị Lựu, ấn tượng hoàng hôn (1911-1988) Thụy Khuê Nhận định

      - Paris, người Việt và tranh Lê Tài Điển Thụy Khuê Nhận định

      - Trần Thị Ngh., Lạc Đạn và mười truyện ngắn Thụy Khuê Khảo luận

      - Võ Đình: Tâm, Thân, Văn Và Vẽ Thụy Khuê Phỏng vấn

      - Không gian sông nước trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư Thụy Khuê Khảo luận

      - Giới thiệu tác phẩm Nguyễn Chí Thiện, Trái tim hồng của Trần Phong Vũ Thuỵ Khuê Giới thiệu

      - Hoàng Cầm treo cổ kịch thơ của mình Thụy Khuê Khảo luận

    3. Bài viết về họa sĩ Võ Đình (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Võ Đình

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nghệ sĩ Võ Đình - một họa sĩ yêu viết (Phan Thanh Tâm)

      Họa sĩ Võ Đình và cuộc triển lãm Bên Kia Bờ Tử Sinh (Phan Tấn Hải)

      Để nhớ một ngọn núi — Họa sĩ Võ Đình (Phan Tấn Hải)

      Võ Đình: Tâm, Thân, Văn Và Vẽ (Thụy Khuê)

      Võ Đình (Học Xá)

      Võ Đình, thân xác như một chất liệu nghệ thuật

          (Thụy Khuê)

      Sao vội thế hả anh Võ Đình? (Nguyễn Hưng Quốc)

      Đọc Võ Đình? (Nguyễn Hưng Quốc)

      Tưởng niệm nghệ sĩ Võ Ðình (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Võ Đình và nét màu sắc không (Hoàng Quốc Bảo)

      Xem Tranh Võ Đình, Những Vết Xước Thật Nồng Nàn (Đinh Cường)

      Lý Lịch Trích Ngang (tienve.org)

      Tiểu sử Võ Ðình (vanchuongviet.org)

       

      Võ Đình trên các trang mạng:

      Cỏ Thơm, Gió-O, Tiền Vệ

       

      Tác phẩm của Võ Đình

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Nỗi Băn Khoăn Của Một Người Cầm Bút (Võ Đình)

      Xem Tranh (Võ Đình)

      Bức Tranh Vẽ Mãi Không Rồi (Võ Đình)

      Trường hợp Đỗ Quang Em (Võ Đình)

      Người Mẫu (Võ Đình)

      Viết Văn Bằng Tiếng Việt

      Luân Hồi Trong Một Đêm Tuyết

       

      Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Danh họa Lê Phổ với những tác phẩm tiền tỷ trong phiên đấu giá ngày 6 tháng 4 của Sotheby’s HongKong (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Lê Văn Miến (Huỳnh Hữu Ủy)

      Tiểu sử Lê Văn Miến (Lê Huy Miến) (Ngô Kim Khôi)

      Những Kỷ Niệm Nơi Phòng Tranh Trương Vũ (Trần Thị Nguyệt Mai)

      Tranh Con Giống Của Nguyễn Tư Nghiêm (Thái Bá Vân)

      Họa Sĩ Trần Văn Thọ (Viet Art View)

      Tranh Lê Văn Xương lên sàn Bonhams (Lý Đợi)

      Vài Dáng Ngựa Trong Nền Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam (Huỳnh Hữu Ủy)

      Tranh, tiếng nói cuối cùng (Lê Chiều Giang)

      Nụ Cười Của Nàng Joconde (Liễu Trương)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

      Link (Nhiếp Ảnh) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)