1. Head_

    Bùi Giáng

    (17.12.1926 - 7.10.1998)

    Du Tử Lê

    (.0.1942 - 7.10.2019)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      09-02-2014 | THƠ

      Nam Quốc Sơn Hà

              LÝ THƯỜNG KIỆT (1019 - 1105)

       

        VIÊN LINH
      Share File.php Share File
          

       

      I. Thăng Long, tháng 7.1105 Lý Thường Kiệt Từ Trần


      Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt, đại thần nhà Lý qua ba đời vua Thái tông, Thánh tông, Nhân tông, người đã đánh Tống bình Chiêm, góp công trạng phi thường xây dựng nhà Lý, từ trần tại Thăng Long, thọ 86 tuổi.

      Ông tên thật là Ngô Tuấn, hiệu là Thường Kiệt, được mang họ nhà Vua, nên thành tên Lý Thường Kiệt. Ông sinh tại Thái Hoà, một phủ của Thăng Long vào năm 1019 (gần đê Bách Thảo.)


      Là người văn võ toàn tài, mưu sự như thần, đánh Đông dẹp Bắc chiến công vang dội, năm 1077 ông đánh tan mấy chục vạn quân Tống dọc sông Cầu. Trong trận đánh tại sông Như Nguyệt ở huyện Yên Phong, Bắc Giang, ông cho một thuộc hạ có hùng khí oai phong từ trong miếu thờ Trương Hống Trương Hát đọc vang dội đêm khuya một bài thơ - mà giặc nghe thì thần hồn nát thần tính - tưởng là lời Thần Linh tự trời truyền lệnh:



      Nam quốc sơn hà Nam đế cư.

      Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

      Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm!

      Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

       

      南國山河

       

      南 國 山 河 南 帝 居
      截 然 定 分 在 天 書
      如 何 逆 虜 來 侵 犯
      汝 等 行 看 取 敗 虛

      Bài thơ này cho tới nay được ghi nhận là Bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân Việt, phát xuất từ thời Đại Việt.


      Các tài liệu khác cho biết cha Lý Thường Kiệt tên là An Ngữ, làm quan võ triều vua Lý Thái Tổ. Con nhà võ, Lý Thường Kiệt hẳn thửa hưởng nơi cha và các triều thần nhà Lý nhiều kiến thức từ thuở tuổi trẻ. Một trong những câu nói của ông rất được tán thưởng là "Đợi giặc đến đánh chi bằng ta đánh trước?"


      Tháng 12.1075 chính ông đã chỉ huy binh mã chiến thuyền xuất phát từ Móng Cái qua Tàu đánh thẳng vào Châu Khâm. Quan quân nhà Tống không ngờ, trở tay không kịp. Quân ta bắt sống tướng giữ thành là Trần Vĩnh Thái.


      Dùng đường biển, Lý Thái Tổ tiến đánh châu Liêm. Ba ngày sau thành này thất thủ. Trong khi đánh quân Tống, ông lại dùng văn để truyền bá mục đích cuộc chinh phạt. Với bản Phạt Tống lộ bố văn, ông đổ hết tội lỗi lên đầu Vương An Thạch. Được lòng dân Tống, quân nhà Lý tiến sâu vào Trung Hoa. Hơn một tháng sau, Lý Thường Kiệt bước vào thành Ung châu, là kinh thành mà Vương An Thạch rao truyền là không một ai có thể phá nổi.


      Cuộc phạt Tống của dân ta vừa đi vừa về mất có hơn năm tháng, hạ ba thành, và làm nhà Tống rúng động.


      Trong lịch sử nước ta, gần mười thế kỷ nay, chưa có vị tướng Việt Nam nào làm được điều Lý Thường Kiệt đã làm đối với Trung Hoa, ấy là chưa kể trong thế kỷ XX, kiêu binh Nghệ Tĩnh rêu rao cứ ra ngõ là gặp anh hùng, nhưng triều chính từ dưới lên trên cứ líu ríu bận bịu nay Bắc cống, mai Bắc lệnh, nay dâng đất, mai dâng biển mà chính sự vẫn chưa yên.

      Viên Linh (Tài liệu tổng hợp)

      Khởi Hành số 117, Tháng 7.2006


      II. Dịch Nghĩa:


      Núi sông nước Nam thì vua Nam ở,

      Cương giới đã ghi rành rành ở trên sách trời.

      Cớ sao lũ giặc bạo ngược kia dám tới xâm phạm?

      Chúng bay hãy chờ xem, thế nào cũng chuốc lấy bại vong.

      (Thơ văn Lý - Trần, tập I, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977)


      III. Dịch Thơ:


      Hòa Thượng THÍCH ĐỨC NHUẬN dịch



          Thủ bút của Hoà thượng Thích Đức Nhuận trong tập thơ Sáng Một Niềm Tin năm 2001 (Nguồn: Khởi Hành số 117, Tháng 7.2006)

      1.

      Nước Việt Nam, vua Nam cai trị,

      Sách trời vạch định rõ biên cương.

      Cớ sao lũ giặc sang xâm chiếm?

      Quyết đánh không tha, buộc chúng hàng.


      2.

      Vua Nam ngự trị nước Nam ta,

      Ranh giới sách trời đã vạch ra.

      Quân giặc, cớ sao sang cướp phá?

      Bọn ngươi chuốc lấy nhục thua mà!

      Sài Gòn (trong Sáng Một Niềm Tin)

      Khởi hành 117, Tháng 7.2006

      TRẦN TRỌNG KIM dịch


      Sông núi nước Nam vua Nam ở.

      Rành rành định phận tại sách trời.

      Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?

      Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.


      NGUYỄN ĐĂNG THỤC dịch


      Sông núi nước Nam, quyền vua Nam

      Hiển nhiên Thiên định hẳn không lầm.

      Giặc bay trái mệnh đòi xâm chiếm,

      Thảm bại trông kìa, hỡi lũ tham.

      Khởi Hành số 177, tháng 7.2011


      HOÀNG XUÂN HÃN dịch


      Sông núi nước Nam, vua Nam coi.

      Rành rành phận định ở sách Trời.

      Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm!

      Bay sẽ tan tành chết sạch toi!

      (La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, Tập II, Nxb Giáo dục 1998, trang 427)


      NGUYỄN ĐỖNG CHI dịch


      Nước Nam Việt có vua Nam Việt,

      Trên sách trời chia biệt rành rành.

      Cớ sao giặc dám hoành hành?

      Rồi đây bay sẽ tan tành cho coi.

      (Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, T.II)


      LÊ THƯỚC - NAM TRÂN dịch


      Sông núi nước Nam vua Nam ở.

      Vằng vặc sách trời chia xứ sở.

      Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?

      Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

      (Thơ văn Lý - Trần, tập I, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977)


      LAIQUANGNAM dịch


      Nước non Nam Đế Nam hùng cứ!

      Phân định sách trời xưa tỏ nay,

      Lỗ mãng! cớ sao sang lấn phạm,

      Ngữ bây thất bại chắc trong tay!

      (chimviet.free.fr/)


      NGÔ NGỌC LINH dịch


      Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự.

      Sách trời định phận rõ non sông.

      Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?

      Bay hãy chờ coi chuốc bại vong!

      (Xưa và Nay, số 83, tháng 1-2001)


      NGUYỄN THIẾU DŨNG dịch


      Sông núi nước Nam, Nam đế cư

      Hoàng thiên đã định tại thiên thư

      Cớ sao giặc Bắc sang xâm phạm

      Gươm bén phanh thây bay nát nhừ.

      (nhavantphcm.com.vn/)


      LÊ NAM dịch


      Vua nước Việt trị vì đất Việt,

      Sách nhà Trời đã định phân minh.

      Giặc thù nghịch mệnh sang xâm chiếm,

      Chắc chắn mười phần thảm bại binh!

      Học Xá sưu tập

      Tháng 2.2014

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nam Quốc Sơn Hà Lý Thường Kiệt Thơ

    3. Bài viết về Anh hùng Lý Thường Kiệt (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Lý Thường Kiệt

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt: Thơ Chính Khí và Sự Đánh Giá của Văn Học Sử (Viên Linh)

      Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt)

      Phạt Tống Lộ Bố Văn của Lý Thường Kiệt (Phạm Khắc Hàm)

      Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà và Anh Hùng Đánh Tống-Bình Chiêm Lý Thường Kiệt (Lý Tế Xuyên)

      Heroic Spirit The South Lý Thường Kiệt's Poem 'Nam Quốc Sơn Hà' (Đ.T. Pháp&V.Linh)

       

      Tác phẩm của Lý Thường Kiệt

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt)

       

      Thơ và bài viết về Thơ (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

        Thơ và Bài viết về Thơ:

        Cùng Mục (Link)

      Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy? (Lê Hữu)

      Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)

      Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)

      Ba Dòng Thơ Tiêu Biểu Phương Đông: Thơ Thiền Việt Nam, Đường Thi Trung Hoa Và Haiku Của Nhật (Thái Tú Hạp)

      Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)

       
      Ad-33 (Học Xá) Ad-33 - Google - QC4 (Học Xá)

       

        Thơ Dịch:

       (Vietnamese Poetry translated into English)

       

      Đàm Trung Pháp & Viên Linh dịch và chú giải:

       

      Vịnh Hai bà Trưng (Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập)

      Ăn Cỗ Đầu Người (Nguyễn Biểu)

      Đoạt Sáo Chương Dương Độ (Trần Quang Khải)

      Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt)

      ......

      Huỳnh Sanh Thông dịch:

       

      Thăng Long (Nguyễn Du)

      Vọng Phu Thạch (Nguyễn Du)

      Hồ Hoàn Kiếm (Vô Danh)

      Thăng Long Thành Hoài Cổ

       (Bà Huyện Thanh Quan)

      ......

      Lê Đình Nhất-Lang & Nguyễn Tiến Văn dịch:

       

      Cùng khổ (Bùi Chát)

      Hoa sữa (Bùi Chát)

      Bài thơ một vần (Bùi Chát)

      ......

      Các tác giả khác dịch:

       

      Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi (Nguyễn Đình Toàn) (Do Dinh Tuan dịch)

      Bữa Tiệc Hòa Bình (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Nguyễn Ngọc Bích dịch)

      Từ Một Cuốn Rún (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Đinh Từ Bích Thúy dịch)

      ......

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

        Thơ Cổ:

        Cùng Mục & Chỉ Số (Link)

      Sau đúng 60 năm, đọc lại bài thơ trừ tịch của Đặng Đức Siêu và Đông Hồ (Trần Từ Mai )

      Mùa Thu Trong Đường Thi (Lê Đình Thông)

      Những Vần Thơ Xuân Của Vua Trần Nhân Tông (Tạ Quốc Tuấn)

      Về một bài thơ dạy học vào mùa xuân của Trần Quý Cáp (Ngô Thời Đôn)

      Cảnh Đẹp Thành Thăng Long Thời Tây Sơn Qua Thi Ca Đoàn Nguyễn Tuấn (Phạm Trọng Chánh)


      Ngày Xuân Đọc "Đào Hoa Thi" của Nguyễn Trãi (Trần Uyên Thi)

      Thơ Lý Bạch (Đàm Trung Pháp)

       

       

        Thơ Tuyển:

        Cùng Mục & Chỉ Số (Link)

      Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)

      Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)

      Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)

      Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)

      Lời Cầu Nguyện Của Rừng (Bùi Bá)


      Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

        Trang Thơ các Tác Giả:

       

      Cùng Chỉ Số - Lưu Trữ (Link) Chu Ngạn Thư   Chu Trầm Nguyên Minh   Hồ Minh Dũng   Hoàng Anh Tuấn   Hoàng Hương Trang   Lê Hữu Nghĩa   Lê Phương Nguyên   Lê Văn Trung   Mai Trung Tĩnh   Minh Đức Hoài Trinh  

       

        DANH NGÔN (Proverbs)

       

         • Chí Khí

         • Xử Thế

       

        TỤC NGỮ (Proverbs)

       

      Tre già măng mọc

      Đục nước béo cò

      Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng

      Gà một mẹ đá nhau

       

        ĐỐ VUI (Puzzles)

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)