|
Nguyễn Văn Bông(2.6.1929 - 10.11.1971) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Phạm Ngọc Lư là cây bút quen thuộc trước 1975. Anh có truyện, thơ trên các báo văn nghệ Sài Gòn: Văn, Bách Khoa, Vấn Đề, Khởi Hành…. Bài Biên Cương Hành dưới đây đã đăng trên tạp chí VĂN (Saigòn) mùa thu năm 1972
Biên cương, biên cương, chào biên cương
Chào núi cao rừng thẳm nhiễu nhương
Máu đã nuôi rừng xanh xanh ngắt
Núi chập chùng như dãy mồ chôn
Gớm, gió Lào tanh mùi đất chết
Thổi lấp rừng già bạt núi non
Mùa khô tới theo chân thù địch
Ta về theo cho rậm chiến trường
Chiến trường ném binh như vãi đậu
Đoàn quân ma bay khắp bốn phương
Lớp lớp chồm lên đè bẹp núi
Núi mang cao điểm ngút oan hờn
Đá mang dáng dấp hồn chinh phụ
Trơ vơ chóp núi đứng bồng con
Khu chiến ngày tràn lan lửa dậy
Đá Vọng Phu mọc khắp biên cương
Biên cương, biên cương đi biền biệt
Chưa hết thanh xuân đã cùng đường
Trông núi có khi lầm bóng vợ
Ôm đá mà mơ chuyện yêu đương
Thôi em, sá chi ta mà đợi
Sá chi hạt cát giữa sa trường
Sa trường anh hùng còn vùi dập
Há rằng ta biết hẹn gì hơn?
Đây biên cương, ghê thay biên cương!
Núi tiếp rừng, rừng tiếp khe truông
Hãi hùng chưa trời hoang mây rậm
Mùa mưa về báo hiệu tai ương
Quân len lỏi dưới tàn lá dữ
Lá xôn xao xanh mặt hoảng hồn
Sát khi đằng đằng rừng dựng tóc
Ma thiêng còn ngán bọn cô hồn
Cô hồn một lũ nơi quan ải
Có khi đã hoá thành thú muông
Cô hồn một lúc nơi đất trích
Vỗ đá mà ca ngông hát cuồng
Chém cây cho đỡ thèm giết chóc
Đỡ thèm môi mắt gái buôn hương
Đây biên cương, ghê thay biên cương!
Tử khí bốc lên dày như sương
Đá chảy mồ hôi rừng ứa máu
Rừng núi ơi ta đến chia buồn
Buồn quá giả làm con vượn hú
Nào ngờ ta con thú bị thương
Chiều hôm bắt tay làm loa gọi
Gọi ai nơi viễn xứ tha phương?
Gọi ai giữa sơn cùng thủy tận?
Ai người thiên cổ tiếc máu xương?
Em đâu, quê nhà chong mắt đợi
Hồn theo mây trắng ra biên cương
Thôi em, yêu chi ta thêm tội
Vô duyên xui rơi lược vỡ gương
Ngày về không hẹn ngày hôn lễ
Hoặc ngày ta nhắm mắt tay buông
Thôi em, chớ liều thân cô phụ
Chiến trường nay lắm nỗi đoạn trường
Nơi nơi lạnh trăm dòng sông Dịch
Kinh Kha đời nay cả vạn muôn
Há một mình ta xuôi biên tái
“Nhất khứ bất phục phản” là thường!
Thôi em, còn chi ta mà đợi
Ngày về: thân cạn máu khô xương!
Ngày về: hôn lễ hay tang lễ?
Hề chi! buổi chinh chiến tang thương
Hề chi! kiếp cây rừng đá núi
Nghìn năm hồn quanh quẩn biên cương.
(tháng 5.1972)
_______________
Đầu năm 1972, cuộc chiến bộcphát dữ dội, để sau đó là máu, nước mắt, khăn sô trắng trời trong mùa hè đỏ lửa kinh hoàng! Từ Sài Gòn trở về tạm biệt cha mẹ các em, bè bạn để chuẩn bị và chờ đợi tới lượt mình ra chiến trường ném binh như vãi đậu. Bữa cơm chiều có món rưọu Cỏ May thần tửu (do Phạm Ngọc Lư đặt tên: rượu nếp ủ lâu ngày, nước đỏ màu hổ phách) và bất thần Lư đọc lên: biên cương, biên cương, chào biên cương. Ban đầu là ngập ngừng, sồn sựt, nhưng càng sâu, bài thơ nghe gai lạnh chỏm tóc, gáy, sống lưng. Chữ nghĩa và cái giọng nghèn nghẹn làm nổi da gà tất cả anh em ngồi quanh chiếu rượu. Lư không phải là một chiến binh, chưa biết mặt chiến trường ra sao, nhưng những dòng chữ từ trái tim anh vút ra như một dự cảm oan nghiệt của cái mà bọn "thiết quốc" gọi là lý tưởng, chủ nghĩa để đem nướng hàng triệu sinh linh trên bãi chiến trưònng được chỉ định trước. Nỗi hãi hùng từ cảnh binh đao xếp thành hàng, vất vưởng, man rợ, tủi nhục... trong bài hành. Trở vào, tôi mang theo sự man rợ kinh hoàng kia để bè bạn cùng sẻ chia, cùng tự vấn vì ai gây dưng cho nên nỗi này.
Sau hơn 30 năm, thỉnh thoảng nhớ lại vẫn gai lạnh nỗi hoang mang tột cùng. Và mới đây anh bất ngờ chép lại đầy đủ, tặng tôi. Giờ đây tôi thay mặt anh xin kính tặng quý độc giả TQBT. (Ng~)
- Xuân Thao, Thơ và Người Phạm Ngọc Lư Bình luận
- Biên Cương Hành Phạm Ngọc Lư Thơ
- Trang Thơ Phạm Ngọc Lư Phạm Ngọc Lư Thơ
- Hoài Khanh và Thân Phận Phạm Ngọc Lư Nhận định
- Nén Nhang Cho Người Bạc Mệnh Phạm Ngọc Lư Tạp bút
• Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy? (Lê Hữu)
• Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)
• Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)
• Ba Dòng Thơ Tiêu Biểu Phương Đông: Thơ Thiền Việt Nam, Đường Thi Trung Hoa Và Haiku Của Nhật (Thái Tú Hạp)
• Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)
Đàm Trung Pháp & Viên Linh dịch và chú giải:
Vịnh Hai bà Trưng (Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập)
Ăn Cỗ Đầu Người (Nguyễn Biểu)
Đoạt Sáo Chương Dương Độ (Trần Quang Khải)
Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt)
......
Huỳnh Sanh Thông dịch:
Thăng Long (Nguyễn Du)
Vọng Phu Thạch (Nguyễn Du)
Hồ Hoàn Kiếm (Vô Danh)
(Bà Huyện Thanh Quan)
......
Lê Đình Nhất-Lang & Nguyễn Tiến Văn dịch:
Cùng khổ (Bùi Chát)
Hoa sữa (Bùi Chát)
Bài thơ một vần (Bùi Chát)
......
Các tác giả khác dịch:
Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi (Nguyễn Đình Toàn) (Do Dinh Tuan dịch)
Bữa Tiệc Hòa Bình (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Nguyễn Ngọc Bích dịch)
Từ Một Cuốn Rún (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Đinh Từ Bích Thúy dịch)
• Sau đúng 60 năm, đọc lại bài thơ trừ tịch của Đặng Đức Siêu và Đông Hồ (Trần Từ Mai )
• Mùa Thu Trong Đường Thi (Lê Đình Thông)
• Những Vần Thơ Xuân Của Vua Trần Nhân Tông (Tạ Quốc Tuấn)
• Về một bài thơ dạy học vào mùa xuân của Trần Quý Cáp (Ngô Thời Đôn)
• Cảnh Đẹp Thành Thăng Long Thời Tây Sơn Qua Thi Ca Đoàn Nguyễn Tuấn (Phạm Trọng Chánh)
Ngày Xuân Đọc "Đào Hoa Thi" của Nguyễn Trãi (Trần Uyên Thi)
Thơ Lý Bạch (Đàm Trung Pháp)
• Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)
• Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)
• Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)
• Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)
• Lời Cầu Nguyện Của Rừng (Bùi Bá)
• Chí Khí
• Xử Thế
• Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |