1. Head_

    Doãn Dân

    (.0.1938 - 29.4.1972)

    Trọng Lang

    (2.10.1906 - 29.4.1986)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Lưu Vân, Ngựa Hoang Lạc Nẽo Vô Thường (Ngô Nguyên Nghiễm) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      10-8-2023 | VĂN HỌC

      Lưu Vân, Ngựa Hoang Lạc Nẽo Vô Thường

        NGÔ NGUYÊN NGHIỄM
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà thơ Lưu Vân
         (Lý Đợi chụp)

      Có những hẹn ước không bao giờ chờ đợi đột nhiên hiện đến như một định mệnh đã sẵn từ kiếp số. Cách khoảng thời gian dài, sau khi đọc được vài loạt thơ lục bát của Mây Viễn Xứ, tôi dành sẵn cho gió thoảng một chút mong chờ gặp gỡ nhà thơ, trau chuốt một cách phiêu bồng. Sau Nguyễn Bính của “Lỡ bước sang ngang”, có thể nói lục bát Mây Viễn Xứ vào những năm thập niên 60 có chút gì lãng bạt, hiu hắt giữa mây ngàn ru nhẹ những ngôn từ phù thuỷ, như từ ngàn trùng xa cách dội về.

       

      Mong muốn diện kiến như một kỳ ngộ, nhưng tôi cũng hiểu như bèo mây trôi nổi, mà cơ duyên là một định mệnh đau khổ đồng quy thời gian đợi chờ như tâm ý. Lúc đó với say mê sẵn có như cuộc phiêu lưu lãng mạn tôi nhiệt tình đứng ra quy tụ bằng hữu văn nghệ thực hiện tờ tạp chí Thể Hiện, cật lực đóng góp tài chính và sáng tác để hoàn thành tâm hướng, ra mắt kịp mùa hoa phượng nở. Có lẽ bắt đầu từ nghiệp chướng này, đưa đẩy như một sự đột nhiên, phải xuất hiện một loạt sự gặp gỡ từ Mây Viễn Xứ đến Trần Biên Thuỳ và một nhà thơ xa lạ Lưu Vân.

       

      Thông lệ cái nôn nao của tuổi học trò là được vinh hạnh ôm từng tờ báo còn thơm mùi giấy nguyên trinh, đi rao bán giữa chợ đời và xem đó cũng là dịp rong chơi văn hoá. Điểm đến của đoàn sứ giả văn nghệ học trò có gì khác hơn là các trường Trung học tỉnh lẻ. Thật ra trong thời gian thập niên 60, trong bằng hữu góp mặt hiện diện, cũng có nhiều người khá nổi tiếng với những tác phẩm thơ văn trên báo chí chuyên nghiệp ở Sài Gòn, nên các bạn cũng dễ nhận diện nhau qua bút hiệu cộng tác khắp nơi.

       

      Tôi không bao giờ quên được từ giã Trường Thoại Ngọc Hầu Long Xuyên, anh em bay thẳng về cứ địa mới: Cần Thơ - Điểm đầu tiên đổ quân với chồng tạp chí trên tay là Trường Nông Lâm Súc như dự tính. Năm này là năm cuối tốt nghiệp của lớp cán sự Nông nghiệp, may mắn gặp ngay Trần Biên Thuỳ, một đồng hương Châu Đốc là nhà thơ vừa tốt nghiệp, hào hứng, hướng dẫn giới thiệu tờ báo với các lớp học đồng môn.

       

      Dưới ánh nắng rực rỡ của hàng cây phượng vĩ nở đỏ quanh trường, Trần Biên Thùy kéo phăng một chàng trai có lẽ cũng quan trọng lắm, dáo dác tìm tôi : “Biết ai không ?” tôi lắc đầu một cách yên lặng thật tình. “Nhà thơ Mây Viễn Xứ”. Té ra anh chàng vừa được dẫn độ đang liếng thoắng nói cười, là chàng sáu tám liêu trai mà tôi hằng mong gặp gỡ. Buồn ngủ gặp chiếu manh, tôi hồ hỡi đi vào cuộc giao tiếp mà trò chuyện văn chương. Nhà thơ cho biết đã quyết định bỏ bút hiệu lang thang, mang nhiều ấn tượng phiêu bạt, từ đây chỉ có một Lâm Hảo Dũng.

       

      Quán cafe loáng thoáng đen huyền từng giọt đắng, khói thuốc loáng thoáng bay quanh những câu chuyện văn nghệ. Sự sơ giao đó chỉ là hình thức ban đầu mà hình như định mệnh đều được Thượng Đế qui cách, trói buộc cho nợ nần đến hôm nay. Lâm Hảo Dũng thổ lộ được bổ nhiệm cộng tác về Ty Điền Địa Châu Đốc trong khi Trần Biên Thùy về lại An Phú, bên kia dòng sông Cồn Tiên khoảng 20 cây số. Ty điền địa cùng tệ xá có một khoảng cách khiêm tốn chừng 500m, nên thời gian ở Châu Đốc chúng tôi thường xuyên đội mưa trong đêm vắng phố núi, cafe rôm rả bàn luận văn nghệ. Lâm Hảo Dũng sắp xếp về trọ bên kia cầu sắt trong của thị xã, chung với Mai Văn Cương và Nguyễn Thành Xuân nên có lẽ đây cũng là một phương tiện thuận lợi cho những cuộc gặp gỡ giao tiếp anh em sau này.

       

      Cuối năm 1966, Lưu Nhữ Thụy và tôi cho ra mắt tờ nguyệt san định kỳ Trình Diện Tuổi Đất quy tụ bằng hữu khắp miền châu thổ Cửu Long. Trong lúc đó Lâm Hảo Dũng đang có chân trong nhóm Cung Thương Miền Nam, với nhiều bạn bè văn nghệ như: Nguyễn Lệ Tuân, Triệu Ngọc, Lưu Vân, Mặc Huyền Thương (Trần Phù Thế), Trần Biên Thuỳ. Khi tôi từ giã anh em, để trở lại Sài Gòn, Dũng cẩn thận viết lá thư tay giới thiệu tôi với Nguyễn Lệ Tuân. Lá thư tôi chưa bao giờ gởi cho Nguyễn Lệ Tuân. Vì tôi quan niệm với những tâm hồn làm văn nghệ, sự cảm thông, còn sâu sắc hơn bao giờ hết. Sự tự giới thiệu là một tự trọng cần thiết. Nguyễn Lệ Tuân đang tiếp hai người khách đồng hương, anh giới thiệu Phương Tấn với tờ Sau Lưng Các Người và một Đoàn Thái Trung đang cầm trong tay tập truyện vừa mới in chung với Lưu Vân (Xe Lửa Chạy Đường Vòng).

       

      Trung cho biết Lưu Vân đang học trường Sư Phạm Sài Gòn, hứa có dịp dẫn Vân sang thăm tệ xá. Tôi sực nhớ tờ Trình Diện Tuổi Đất số một đang cầm theo, có giới thiệu nhóm Cung Thương Miền Nam với các tác phẩm: Lưu Vân (Bong bóng xà phòng, tập truyện). Quê hương máu và nước mắt (Nguyễn Lệ Tuân, thơ). Buồn Việt Nam (Mây Viễn Xứ, thơ). Đêm quê hương (Trần Biên Thuỳ, thơ). Hong tóc rối (Triệu Ngọc, thơ). Quê hương không quê hương (Nguyễn Lệ Tuân, thơ). Đêm tịnh yên (Mặc Huyền Thương, thơ).


      Thời gian 1967, Lưu Vân cũng chưa thật ấn tượng dù đã xuất bản được vài tác phẩm. Chỉ đến khi bán Nguyệt san Văn giới thiệu một truyện ngắn xung kích dữ dội “Đuổi dù trái sáng” thì tên tuổi Lưu Vân nổi bật với bàng quan văn nghệ. Như một bóng mây phiêu bạt, thời gian dành cho Lưu Vân một nơi lưu trú thật khắc nghiệt, trôi nổi lềnh bềnh như một đám phù vân cứ bay nhảy chớp nhoáng khắp nẻo đường vô định. Sự xuyên suốt lưu vong khiến sáng tác của anh gặp nhiều trở ngại. Thời gian này Lưu Vân lại nghiêng hẳn về thơ và tạo cho mình một sắc thái bất mãn sâu đậm với bản thân, với thời thế ... “ta như con ngựa già/ vó câu chồn - những bước chân mòn mỏi/ bỗng hôm nay ghê sợ quảng đường dài”. Tạp chí Văn liên tục giới thiệu nhiều bài thơ khác của Lưu Vân trở về sau sâu sắc hơn với ánh sáng thi ca, nồng cháy, kiêu kỳ, bất cần thế sự: “Ta muốn quên ta trong hạnh phúc bình thường / thứ hạnh phúc của đôi mắt nai/ đọng lá vàng khô những đêm trăng bên bờ suối đá”.


      Phẫn uất trước tâm địa của con người, bất mãn sâu đậm với chiến tranh, bất lực trước mọi trái tim mục nát, Lưu Vân đã gào thét như một gã cuồng điên trong ngôn ngữ thi ca. Từ Dọc đường quốc lộ bày tỏ bằng một lối suy tư trong nỗi nhớ: “Một vết thương buồn / là trái tim cả đời tiết kiệm”. Nhưng trên mỗi tấc đường di trú, nỗi phẫn nộ cứ dàn trải mãnh liệt hơn theo chiều kích tâm hồn, ý thức đau xót dồn nén một cách tàn bạo, khiến thơ Lưu Vân chóng vánh như một lò xo, bật lên và phải bật lên bằng cả sức mạnh nội tâm, trả lời cho một niềm tin bị xúc phạm.



      Thơ anh trào dâng dữ dội hơn ở những bài được giới thiệu sau: từ Tôi không muốn làm người xa lạ đến Thơ của người thô tục chửi thằng chiến tranh, vì “Tôi biết tôi chưa lần mang mặt nạ” - “Đã ném đời tôi vào lò sát sinh”- “nên tôi vẫn lang thang/ đi tìm đất hứa”. Tất cả bài thơ bi phẫn này Lưu Vân sáng tác vào khoảng 1970-1975 như bày tỏ của một tri thức tuổi trẻ, nhức nhối với bao nhiêu trò dâu bể tang thương trong cuộc sống “Tôi cứ tưởng tôi là người ngoại quốc/ trên quê hương mình”. Với mặt nạ của lũ người sinh trưởng nhờ chiến tranh, bắt tôi vẫn là người lạ mặt, bắt em phải không còn trí nhớ và phải lang thang trên miền đất hứa suốt đời du mục... những bất mãn đầy đặc trong thời gian đó khiến tác phẩm anh luôn sợ bị kiểm duyệt gắt gao, nhiều lúc khiến nhà thơ vô cùng phẫn nộ, tuyệt vọng...

       

      Một kỷ niệm minh chứng đáng kể, lúc tờ tạp chí Khai Phá số 3 chuẩn bị ra mắt, tôi rất tâm đắc và khoan khoái vì bài: “Thơ của người thô tục chửi thằng chiến tranh” của Lưu Vân qua ải, được in trọn vẹn như một tuyên ngôn. Hay là Sở Phối Hợp Nghệ Thuật hồi đó rộng lượng? Lần đầu tiên đây là một số báo hoàn toàn được cho phép in ấn và phát hành, không bỏ một bài, một câu chữ nào (Khai Phá 3 có chủ đề: “Thế trăm hoa của văn nghệ miền Nam” hiện diện vào mùa hè 1971. Khi cầm tập bản thảo hoàn lại có đóng mộc son từng trang, từng bài đỏ chói, tôi yên tâm cho lên khuôn, tuy nhiên vẫn dặn dò nhà in, phải thu hồi lưu lại tất cả bản thảo đã kiểm duyệt. Sự cẩn thận cho tờ báo, là muốn bảo vệ an bình cho bằng hữu văn nghệ cộng tác. Hơn nữa sự sống còn của tờ báo, cũng là một yếu tố quan trọng nhất để tiếng nói anh em có môi trường thuận lợi để phát huy, bày tỏ quan điểm sáng tác.

       

      Ngày phát hành tờ Tạp chí Khai Phá 3, bìa một trang trọng giới thiệu nhiều tiết mục chính với đầy đủ tên tuổi văn nghệ có hợp tác, dĩ nhiên bài thơ “Thơ của người thô tục chửi thằng chiến tranh” của Lưu Vân gây chú ý thật “sốt”. Phòng hờ, tôi đề nghị anh em toà soạn ra phát hành trước khi nộp bản một ngày, có gì trở tay còn kịp. Quả nhiên như dự đoán và đó cũng là điều khiến Lưu Vân phải trăn trở với tôi cho đến tận ngày nay là tờ Khai Phá 3 được lệnh tịch thu miệng với hăm he truy tố. Bản thảo lưu giúp chúng tôi cẩn thận gìn giữ như một tài liệu, thì có gì phải chịu thua. Sự phản kháng bằng sự đấu lý với tài liệu minh chứng còn đóng mộc son Sở Phối hợp Nghệ thuật đỏ chói. “Hiện trạng vong thân của người cầm bút” là chủ đề của Khai Phá số 4 và 5. Lúc đó, đã lên trang được 2 cahiers (32 trang) được lệnh tập trung tháo bỏ tất cả bản in, cân ký lô và đình bản. Trước tai nạn bất khả kháng này, anh em ngồi lại bàn luận và đi đến thống nhất từ đây, Khai Phá chuyển hướng thành Nhà Xuất Bản và giới thiệu lần lượt được 20 tác phẩm bằng hữu, trong một hoàn cảnh tự túc khắc nghiệt hơn...



      Nhà thơ Lưu Vân là một típ người năng nổ, hoạt động hăng say trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù bao khổ cực có chồng chất lên suốt một đời người. Anh đi tìm chính hình ảnh bản thân như một nhà hiền triết suy ngẫm, mở hướng tương lai, logic như tạo lập riêng cho mình một triết lý đời sống. Nhà thơ can đảm chịu đựng với mọi thời tiết, phủ chụp xuống thân phận. Anh làm đủ mọi nghề sáng nắng, chiều mưa để tạo lại sự cân bằng cho luật thừa trừ trong cuộc sống. Nhiều lúc, thấy Lưu Vân chịu thương khó phiêu bạt bốn phương tôi cũng động lòng xót xa. Nhưng hình như số kiếp anh phải như thế, định mệnh đã an bài anh trong một cung mệnh di trú tha phương. Đời sống Lưu Vân trôi lang thang suốt dọc đường gió bụi, phiêu bạt khắp chân trời, nhưng đến đâu đói không cần ăn, khát chưa cần uống, nhưng dĩ nghiệp thơ - rượu vẫn là giác linh phiêu bạt của nhà thơ. Bằng hữu thì lang bạt khắp miền, nhưng khi nhắc đến hành tung của Lưu Vân, anh em đều ngẩn ngơ lắc đầu. Lưu Vân như một chiếc ráng hoàng hôn, chợt hiện huy hoàng giữa đàn chim thu không gọi tổ, nhưng cũng chợt tan biến đi như sương gió biên cương.

       

      Có lần, anh ngao du ra tận phương bắc, vừa đi như hành hiệp giang hồ, vừa như xoa đi nỗi nhớ cái đau gia đình, để an lòng hơn cho người phiêu bạt. Gần 10 năm ở Hà Nội 36 phố phường, lo trang trí cho cuộc sống người bản địa, nhưng đó cũng là cách mưu sinh của kẻ sĩ một thời lưu lạc. Anh thỉnh thoảng gởi về cho tôi vài tin nhắn thăm hỏi và than thở lúc này văn chương như muốn giã biệt người tâm huyết. Thì ra Lưu Vân đang rơi vào trạng thái cô liêu, có rượu đằng đẵng, nhưng thơ thì như trêu đùa, như cánh nhạn bay biệt mù tăm, anh viết ít đi, có khác gì dòng chảy vừa bị ngăn lấp ở một địa chấn vô tình. Có giai đoạn, khi nhắc lại văn nghệ thời trước 1975, nhà văn Trần Phong Giao có trích đăng một bài thơ hay của Lưu Vân để minh chứng cho tuần báo Văn Nghệ Thành phố. Tâm ý của anh Giao là muốn liên lạc với Lưu Vân để trao nhuận bút bài báo. Anh nhờ Trần Hữu Dũng xin tôi địa chỉ của Lưu Vân ở Hà Nội. Địa chỉ có đó nhưng xưa rồi, nhà thơ lại trôi dạt biệt tích phương trời mây núi bạt ngàn nào ai biết, nào ai hay.


      Gần 10 năm trôi qua, thiên niên kỷ mới trọng đại bước qua cổng thiên thu cuả trời đất, Lưu Vân bỗng xuất hiện ở một buổi trưa nắng Sài Gòn chan chứa oi ả, mà có một nhạc sĩ thi vị có em đi thì chợt mát. Quả thật vậy, lẽo đẽo bụi hồng, sau lưng nhà thơ đen nhẽm là nàng thơ xinh xắn, hồn nhiên như người Hà Nội, khiến tôi bàng hoàng, trố mắt nhìn chưa quen. Giọng cười của Lưu Vân thật rộn ràng như tiếng chuông đồng vừa gõ nhịp. Ngồi thù tạc cùng tôi ở tệ xá thư trang Quang Hạnh, anh quàng vai nghiêng trút phong trần phương xa, lúc lắc một túi thơ nhiều thi tập và gần 10 quyển sách dịch các danh tác nước ngoài còn dạng bản thảo. Từ đó dù anh muốn quên ta trong hạnh phúc bình thường nhưng trong lòng của gã Quasimodo cô đơn và một mối tình si cô đơn rất lớn khiến Lưu Vân cực đoan ngày xưa cũng phải trải hồn cho rộng lối về thênh thang. Nhà thơ đáng được hưởng ân phúc như thế, trời đất cũng công bằng, trao cho anh một tấm lòng tri kỷ, xoá đi những đau khổ, xác xao của ý thức phiêu linh của một thời bóng tối, một thời đã qua.


      Kỳ lạ thay, diệu kỳ thay, một Lưu Vân với dòng thơ phản kháng, bạo hành ngày nào thời trai trẻ, bỗng nhiên hoá hiện như một kỳ tích tuyệt diệu: Rót Nắng Qua Mưa (Văn nghệ Bình Dương, 2006) và Ngựa Hoang Lạc Nẻo Vô Thường (Phía chúng ta, 2007). Thơ anh hình như đang trở về cái vĩnh cửu, đầy chân lý vi diệu, hoá nhập tuổi lục tuần, theo vó ngựa trầm luân bay lặng lẽ qua cõi vô thường...

      NGÔ NGUYÊN NGHIỄM

      08/08/08

      Ngô Nguyên Nghiễm

      Nguồn: Tác Giả Tác Phẩm Người Đồng Hành Quanh Tôi I

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Minh Nguyễn, Tình yêu sợi khói mong manh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Trần Biên Thuỳ, tắm mát dòng sông nước đổ đầy Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Học giả Nguyễn Văn Hầu, Nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Nam Bộ Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Lưu Vân, Ngựa Hoang Lạc Nẽo Vô Thường Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Dương Trữ La, Bên Kia Một Dòng Sông Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Hư vô, đêm mơ thánh nữ đá vàng tàn phai Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Lê Triều Điển, Cuộc Hành Trình Tìm Lại Chân Tướng Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Ý Niệm Về Quan Điểm Sáng Tác Của Nhà Văn Nguyễn Thị Hàm Anh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Lý Thừa Nghiệp, Lung Linh Hoa Tạng Hát Một Khúc Thiền Ca Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Chu Ngạn Thư, Thơ Rền Nửa Ý Giữa Không Trung Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Hồi tưởng lại 32 năm trước về chuyến đi Định Mệnh của tàu Trường Xuân (Phạm Ngọc Lũy)

      Linh Bảo - Tác Giả Tầu Ngựa Cũ Qua Đời (Trần Mộng Tú)

      Vài suy nghĩ nhân đọc Mây trên đỉnh núi của Nguyên Vũ (Đỗ Trường)

      Giới thiệu tác phẩm Mắt Ngọc của Dương Thượng Trúc (Điệp Mỹ Linh)

      Chữ Tâm trong văn học Việt (Thái Công Tụng)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)