1. Head_

    Phan Lạc Phúc

    (.0.1928 - 28.4.2016)

    Trần Tấn Quốc

    (..1914 - 28.4.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Học giả Nguyễn Văn Hầu, Nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Nam Bộ (Ngô Nguyên Nghiễm) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      5-9-2023 | VĂN HỌC

      Học giả Nguyễn Văn Hầu, Nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Nam Bộ

        NGÔ NGUYÊN NGHIỄM
      Share File.php Share File
          

       


          Học giả Nguyễn Văn Hầu
          (1922 - 12.3.1995)

      Miền Nam bắt đầu từ thuở khai hoang lập ấp đến nay hơn 300 năm, tiền nhân di dân càng ngày càng ổn định cương thổ, tạo dựng một địa giới nối dài lãnh thổ từ phương Bắc đến tận Nam kỳ lục tỉnh, bằng trí tuệ và sức lực, hy sinh gian khổ trăm bề để tạo được chủ quyền ngày nay. Mọi trật tự xã hội, pháp quyền, nghi lễ, văn hóa, đạo pháp và phong tục tập quán, được hình thành tự nhiên từ những phát triển dần theo thời gian và tiện nghi trong tập tục. Chính vậy, những phong thái văn minh văn hóa trong miền tân địa này, thụ hưởng ngoài tâm thức của đàng ngoài, còn ảnh hưởng của các nền văn minh khác tại bản địa và ngoại lai. Sự đa dạng của tinh thần, cộng hưởng với sự quyết sinh của tầng lớp người di dân hầu tìm cho ra một cõi hứa tương lai, khiến tâm huyết người xưa bắt buộc phải khuất phục phong thổ, thiên tai, bệnh tật... để tạo dựng dần cứ địa vĩnh cửu.


      Dấu chân tiền nhân bước lên mọi gian khổ, tạo một đời sống đầy hiện thực và trí tuệ. Từ đó, phát sinh tinh thần hữu sản làm chủ và mồ hôi đã nhỏ giọt làm màu mở ruộng vườn. Với không gian cò bay thẳng cánh, cá chim thú rừng và cây trái, lập dựng một phong thái bát ngát lãng bạt cho tâm hồn người phương Nam...Phong thái mà ta thấy rõ trong cung cách đối xữ giữa nhân gian, khai hoang nuôi trồng, xây dựng đức tin đạo pháp, lập dựng nền văn hóa văn minh bản địa, kể cả tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm. Đằng đẵng hơn mấy trăm năm, vẫn còn lệ thuộc học thuật từ chương Hán học, chỉ tách biệt được vào đầu thế kỷ XX, chuyển sang thi cử theo chữ thuốc ngữ phỏng theo chữ la tinh. Có thể nói, ở phương Đông chỉ có đất nước ta là có một cuộc phát kiến vĩ đại là dùng chữ quốc ngữ theo phương cách áp dụng ngôn ngữ la tinh chế tạo thành. Công lao hạng mã của tiền hiền xa xưa, tạo dựng từ con số không mà gầy dựng cơ đồ, với biết bao trầm luân gian khổ, mài mòn cả trí tuệ, hy sinh cả bản thân, hình thành vùng đất phương Nam với không gian mênh mông.


      Di sản tổ tiên để lại không phải một sớm một chiều, mà là báu vật vĩ đại cần bảo vệ lưu truyền cho mai sau. Từ thập niên 50-70 thế kỷ vừa qua, xuất hiện nhiều nhân tài văn chương nghiêng về hướng khảo cứu vùng đất địa linh nhân kiệt. Tên tuổi của Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Nguyễn Văn Hầu, Nguyễn Văn Kiềm, Nguyễn Bá Thế, Nguyễn Tử Quang... rực rỡ. Mỗi nhà nghiên cứu có một hướng đi riêng biệt, tạo dấu ấn đặc thù cho tác phẩm mà hiện nay được xem là tài liệu quý giá cho văn học, trên lãnh vực nghiên cứu phê bình, khai thác sâu rộng vùng lãnh địa biên thổ phía Nam. Bấy lâu hình ảnh di dân lập ấp, tạo dựng từ những sắc thái tâm linh, hoặc chỉ ghi chép lại qua nhân gian bằng những sắc phong hay ký sự chép tay, khiến người đời nay mù mờ trong hiểu biết.


      Học giả Nguyễn Văn Hầu mang nhiều tâm huyết ròng rã hơn nửa thế kỷ, sưu tầm, đánh giá, lập thành nhiều luận cứ đầy khoa học tính, bằng những tác phẩm dầy công nghiên cứu. Có thể, suốt gần thế kỷ qua, ông tận tâm hy sinh cả cuộc đời cho việc khai phá và sáng tác. Trong giai đoạn chiến tranh vừa qua, cuộc hành trình di chuyển khó khăn với hiểm nguy chực chờ trên đường đi nghiên cứu... Nguyễn Văn Hầu giống như những bậc lão thành khác, vẫn dồn hết tâm lực cho những vùng đất sơ hoang hơn nhiều thế kỷ qua, mà bước tới hướng đi vạch sẵn. Sự kiên trì của một nhà nho học, lập dựng rõ rệt bước đường nghiên cứu lịch sử, phong thổ, địa lý và văn học... ông phải bước thêm bước đi chuyên biệt trong quá trình học thuật... Chính vậy, trong giai đoạn đầu thập niên 50 thế kỷ trước, nhà giáo Nguyễn Văn Hầu ngoài chữ Hán đã thông thuộc cả Quốc ngữ, và Pháp ngữ. Con đường ông bước tới, được phần nào phong quang hơn và vững chãi trên cuộc khai phá.


      Từ 1952, ông đã viết báo viết sách cộng tác với các báo chí tập san đương thời, như Văn hóa nguyệt san, Văn Đàn tuần san, tạp chí Bách khoa, tập san Sử Địa, Phổ Thông, Phật Giáo VN, và làm chủ bút nguyệt san Đuốc Từ Bi. Công cuộc của nhà giáo là ngõ chính để ông vạch mở cánh cửa nghiên cứu, làm nền tảng cho các tác phẩm có giá trị sau này. Trong thập niên 50, Nguyễn Văn Hầu đã xuất bản nhiều bộ sách gây được dấu ấn rực rỡ trong những năm mà văn học và quốc ngữ VN còn giai đoạn sơ khai, vẫn ít nhiều ảnh hưởng ngoại lai trong cung cách khơi dựng quan điểm sáng tạo, thay thế những cái nhìn sơ đẳng khoa học và nền văn chương có hậu...



             Bản pdf

      Có lẽ, đáng nhắc nhở khi nhà xuất bản Liên Chính ấn hành thi phẩm Tiếng Quyên của ông (năm 1952), thì Nguyễn Văn Hầu đã dự trù sẵn bước nghiên cứu nghiêng hẳn vào phương diện lịch sử, và khơi dựng những kỳ tích về đất đai phong thổ. Nhà xuất bản Liên Chính, năm 1955, lại cho ra mắt tác phẩm Thất Sơn Mầu Nhiệm, rồi Nhà xuất bản Hồn Quê ấn hành quyển Việt Sử Kinh Nghiệm của Ông năm 1956. Những tác phẩm văn học, lịch sử và vùng đất là một trong những thế đứng đa dạng mà nhà văn Nguyễn Văn Hầu đem hết tâm huyết xây dựng, và chân tâm đượm đầy đạo vị của hiền giả, được thể hiện qua tác phẩm Việt Nam Tam Giáo Sử Đại Cương mà Nhà xuất bản Phạm Văn Tươi ấn hành năm 1957...


      Thập niên 60 – 70, thật sự là những ngày tháng đa dạng với những tác phẩm đầy giá trị của ông được giới thiệu, góp phần cho nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Việt Nam này được xem là một trong những hình ảnh hiếm hoi trong văn học nước nhà.


      Ngoài những Pháp Luận, Tu Rèn Tâm Trí, Việt Nam Tam Giáo Sử Đại Cương... đem sự trong sáng của đức tin giúp hiền giả cương định trên bước đi vào văn học, và hoàn thành nhiều tác phẩm văn hóa lịch sử của vùng đất hoang sơ miền lục tỉnh xưa này. Năm 1961, ông đã hoàn thành quyển Chi Sĩ Nguyễn Quang Diêu và đoạt giải văn chương toàn quốc 1966, nêu lên hình ảnh một lãnh tụ trong phong trào Đông Du ở miền Nam (đầu thế kỷ XX). Ở phương diện nghiên cứu lịch sử, Nguyễn Văn Hầu đã trình làng các tác phẩm như: Cuộc Khởi Nghĩa Bảy Thưa (Tân Sanh 1961), Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (Nguyễn Hiến Lê xuất bản 1970), Tuyên Trung Hầu Nguyễn Văn Tuyên... Thể loại du ký được nhắc nhở nhiều và được Nhà xuất bản Trẻ tái bản năm 2000, là quyển Nửa Tháng Trong Miền Thế Sơn. Tác phẩm Nửa Tháng Trong Miền Thất Sơn, ra mắt năm 1970 do Nhà xuất bản Hương Sen ấn hành, đã là một quyển du ký gối đầu của những khách hành hương từ các phương trời đất nước, ngoài việc tìm đọc còn thấm thía những chuyện hay tích lạ trong vùng địa linh 7 núi phương Nam, với vị thế độc đáo của núi non biên cương, mà còn ghi lại những sinh hoạt kỳ bí của vùng cố địa.


      Ông là nhà nghiên cứ văn học một cách nghiêm túc và cật lực làm việc. Sự hy sinh của một hiền giả, suốt đời dàn trải hơi thở cho những tác phẩm nghiên cứu sâu rộng, để lại cho hậu sinh những điều cần thiết còn nằm sâu giữa lòng đất và lòng người. Từ năm 1977 đến ngày từ giã nhân sinh (1995), trên giường bệnh ông vẫn đem hết khí tàn lực kiệt, cố hoàn thành 2 bộ nghiên cứu văn học 300 Năm Văn Học Nhân Gian Lục TỉnhVăn Học Miền Nam Lục Tỉnh... Mong ước của học giả Nguyễn Văn Hầu cũng được ông trút cả sinh khí lên 2 tác phẩm cuối đời làm đau lòng người ở lại! Riêng quyển Văn Học Miền Nam Lục Tỉnh gồm 3 tập: Miền Nam Và Văn Học Dân Gian Địa Phương, Văn Học Hán Nôm Thời Khai Mở Và Xây Dựng Đất Mới, và Văn Học Hán Nôm Thời Kháng Pháp Và Thuộc Pháp.


      Năm 2004, Nhà xuất bản Trẻ cũng giới thiệu tác phẩm Diện Mạo Văn Hóa Dân Gian Nam Bộ. Người đọc được nhìn lại một vùng đất văn hóa của văn học miền Nam và những loại hình văn học dân gian như: truyện cổ, ca dao, tục ngữ, hò vè, câu đố, thơ mới v.v...


      Đến nay hầu hết các tác phẩm văn học của học giả Nguyễn Văn Hầu đều được Nhà xuất bản Trẻ in lại toàn bộ, đó là cách giữ gìn bản sắc văn hóa Việt của những người đi sau vậy...


      NGÔ NGUYỄN NHIỄM

      Viết tại thư trang Quang Hạnh

      Rằm tháng tư Nhâm Thìn

      Ngô Nguyên Nghiễm

      Nguồn: Tác Giả Tác Phẩm Người Đồng Hành Quanh Tôi, IV

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Minh Nguyễn, Tình yêu sợi khói mong manh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Trần Biên Thuỳ, tắm mát dòng sông nước đổ đầy Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Học giả Nguyễn Văn Hầu, Nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Nam Bộ Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Lưu Vân, Ngựa Hoang Lạc Nẽo Vô Thường Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Dương Trữ La, Bên Kia Một Dòng Sông Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Hư vô, đêm mơ thánh nữ đá vàng tàn phai Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Lê Triều Điển, Cuộc Hành Trình Tìm Lại Chân Tướng Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Ý Niệm Về Quan Điểm Sáng Tác Của Nhà Văn Nguyễn Thị Hàm Anh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Lý Thừa Nghiệp, Lung Linh Hoa Tạng Hát Một Khúc Thiền Ca Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Chu Ngạn Thư, Thơ Rền Nửa Ý Giữa Không Trung Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

    3. Bài viết về Học giả Nguyễn Văn Hầu (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Văn Hầu

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Học giả Nguyễn Văn Hầu, Nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Nam Bộ (Ngô Nguyên Nghiễm)

      - Những nhận định về tác giả và tác phẩm của Giáo sư Nguyễn Văn Hầu (Nguyễn Bạch Trúc)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Văn Hầu

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      - Nhận Thức PHẬT GIÁO HÒA HẢO

      - Việt Nam Tam Giáo Sử

      - Nguyễn Văn Hầu: Trang chủ

      Tác phẩm trên mạng:

        - vietmessenger.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Hồi tưởng lại 32 năm trước về chuyến đi Định Mệnh của tàu Trường Xuân (Phạm Ngọc Lũy)

      Linh Bảo - Tác Giả Tầu Ngựa Cũ Qua Đời (Trần Mộng Tú)

      Vài suy nghĩ nhân đọc Mây trên đỉnh núi của Nguyên Vũ (Đỗ Trường)

      Giới thiệu tác phẩm Mắt Ngọc của Dương Thượng Trúc (Điệp Mỹ Linh)

      Chữ Tâm trong văn học Việt (Thái Công Tụng)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)