1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Hư vô, đêm mơ thánh nữ đá vàng tàn phai (Ngô Nguyên Nghiễm) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      13-7-2021 | VĂN HỌC

      Hư vô, đêm mơ thánh nữ đá vàng tàn phai

        NGÔ NGUYÊN NGHIỄM
      Share File.php Share File
          

       


            Nhà thơ Hư Vô

      Đi vào cõi thơ Hư Vô như một cuộc du hành chiêm nghiệm đầy tình cờ, giống như suốt bao nhiêu năm tháng qua, sự tò mò đã giúp tôi tìm đọc và phân tích tính thơ của các bằng hữu. Hôm đọc tạp bút của nhà văn Toại Khanh, về điện thư chủ đề Vàng Em Áo Hạ, kèm theo file video thơ Hư Vô, nhạc Phạm Quang Ngọc, nhận định của ông, khiến tôi thật sự tâm đắc về nét nhìn thoáng rộng và sâu sắc của hai người bạn văn nghệ chưa hề quen biết hay gặp mặt nhau một lần. Ngôn ngữ mà nhà văn Toại Khanh ghi nhận về thơ Hư Vô có một góc cạnh tinh khôi, mà ông cho là mới lạ… theo tinh thần Phật pháp. Quả nhiên, rải rác trong dòng thơ tình của nhà thơ Hư Vô, sự tinh khiết chìm đắm trong ngôn ngữ kỳ diệu một con tim, tạm gọi là kinh tình yêu… Lật lại từng trang sách ẩn hiện dòng thi ca đầy ảo hóa của nhà thơ, hầu như tâm thức anh đi thẳng vào một đề tài muôn thuở. Thời gian xa xưa trôi qua cuộc hóa thân trên ngôn từ, chiêu niệm cho một thời áo trắng tàn phai theo năm tháng. Anh ngược dòng nắm bắt lại những hình tượng mơ hồ còn đọng lại trong kỷ niệm: Hình ảnh tinh khôi của tình yêu muôn đời vĩnh cửu, trải dài trên bước đường phiêu lãng mà Hư Vô đang ngược chiều trở lại quá khứ. Ôm những vầng nhật nguyệt bay quanh những ngày tình, những ngày còn vang đầy tiếng guốc mộc, trên mê lộ phố xưa, vẫn còn nghe lạ lẫm mùi hương trải vô biên xuống tiệc đời…


      Nét tinh khôi trong dòng thơ Hư Vô đánh dấu thành tựu cho một ngôn ngữ sáng hóa, làm giàu cho ngữ điệu mà thế giới thi ca lúc nào cũng cần thiết để tạo hình. Vì vậy, trong thơ những hình ảnh khơi dựng những ngọn đèn tàn canh thắp lên để buộc nhau nối khúc tử sinh đôi bờ, là ấn tượng sâu lắng đầy hình ảnh đạo vị, khiến Hư Vô có một thế giới thơ riêng biệt, giúp dòng thơ nhẹ nhàng trôi lướt giữa phù hư, sương khói. Nhưng tuyệt nhiên, những hình ảnh Phật pháp nếu có chỉ là lớp áo trong thơ anh, như tiếng nói giúp người nghe định vị được phương hướng người thơ đang hiện hữu. Thơ Hư Vô có một sức sống chan hòa của tâm và ý, lắng đọng như những hạt châu, chỉ rực rỡ trong môi trường đầy bóng sáng của thái dương. Chính vậy, đạo vị chỉ là phương thức đưa dòng thơ Hư Vô thêm một chút ảo mộng, mà huyền thoại tình yêu phải gắn chặt vào nỗi nhớ, như một đêm mơ Thánh Nữ bên góc giáo đường. Nỗi nhớ thanh thoát tượng hình, như một bóng ai nghiêng xuống hoàng hôn để cho góc phố nhà ai đứng đợi, chờ đợi mãi đến ngàn sau… Trong tác phẩm Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung, nhà sư Hư Trúc lạc vào một mê cung băng tuyết giữa những buổi trăng vàng nghiêng soi bên góc cổ điện, mà giữa Tình Lang và Tình Nương chìm ngấm trong giấc ngủ mê tình, chưa hề hiển lộ dung nhan… Thơ tình của Hư Vô cũng đầy ảo giác, vẫn ôm ấp suốt một khoảng không – thời gian định mệnh một cách thủy chung, mà anh luôn bảo mật vì em còn nguyên huyền thoại / kéo dài tới bể dâu


      Hình ảnh vay mượn từ cái tử sinh, bể dâu, tàn canh, thăng trầm, bóng nguyệt, nhân duyên… hình như chỉ là lớp áo đầy vẻ đạo vị, nhưng chỉ làm phong phú thêm hướng sáng tạo của thơ. Hoàn toàn đó chỉ là ngôn từ, chưa phải chính pháp, như những hạt bèo trôi dạt trên mặt nước, mà hữu vi đi nữa pháp cũng phải lắng dịu dưới lòng sông. Huống hồ cái vô vi còn chờ người cởi bỏ mọi mê chấp, đi thẳng hay tiệm tiến. Tôi hiểu tâm hồn của nhà thơ luôn luôn muốn nắm bắt ảo diệu ngôn ngữ của thi ca, nên Hư Vô phải chuyển tải nhuần nhuyễn tâm thức trên đường đi của thơ anh, thêm những ngộ nhập bất chợt giữa hành trình. Hư Vô đảnh bẫy nhiều hình tượng, nên thơ anh hình như có một sự suy luận, mà luôn luôn cái kết đầy vẻ e ấp, thanh xuân, hờn dỗi, phân bua, đúng của dòng thơ tình: tôi buồn cái nỗi buồn tôi / sống là đã chết thật rồi, đó em! / tan tành bóng nguyệt, hình trăng / làm sao tôi dám trách phiền người dưng… Đại khái là như vậy, khác với thơ Nguyễn Tất Nhiên và Trịnh Bửu Hoài, cái mộc mạc so sánh và quyết đoán tư duy là cái nhập thể vững chãi trong thơ Hư Vô. Từ dấu son môi thời mới lớn, để nghìn trùng không đuổi kịp chuyến tàu, vì chỉ biết thẩn thơ chờ em ngang giấc chiêm bao lạ lùng. Thật đẹp não nùng, và chỉ có thơ là như vậy, như đuổi bắt ánh trăng, như vớt trong không khí hương hoa vừa bừng nở… Chính những cái ảo giữa hiện thực, giấc mộng trong tỉnh thức mong chờ, hoài thai cho một kiếp lặng lẽ, đẹp lãng bạt vô ngần trong bao nhiêu trần tục vây quanh…


      Những lúc anh em văn nghệ ngồi quanh bàn tiệc tâm giao, phần đông mỗi người đều dư thừa trong sức sống, ý tưởng và sáng tạo một cách riêng tư kỳ bí. Hầu như mỗi nghệ sĩ đều có riêng cho mình một thế gian mê đắm riêng biệt, không thể trộn lẫn du nhập vào thế giới của nhau. Nhưng vẫn chấp nhận khung trời của nhau, chỉ cần hé mở một góc phù du, như vén rèm cho ánh tinh quang bình minh soi nhẹ, vì anh em tôn trọng vũ trụ của riêng nhau. Giống như hình ảnh lạc thân lạc chợ bơ vơ, nằm co giữa cõi vô thường… cũng chỉ là một vở kịch riêng dành cho chính mình ở một cõi phù du riêng biệt, không có một bóng dáng bằng hữu nào được phép bay nhảy lượn quanh, mặc tình cho người ôm thơ quằn quại tử sinh trong sân khấu tư riêng. Chính vậy, hướng thơ là của riêng anh, có thể giữa cõi phiêu linh hứng được một bát đầy tinh túy của thơ, thì chưa chắc người bên cạnh, hứng được giùm anh một chút cặn bã dư thừa. Rõ hơn, chỉ người thơ là chủ nhân tội nghiệp trong mảnh đất sáng tạo riêng tư, bất khả xâm phạm. Mỗi nhân cách đều thể hiện đằng đẵng từ não cân, tâm huyết và tài hoa riêng. Nhiều lúc gọi hồn Thánh Nữ, một Nguyễn Tất Nhiên thì thà như giọt mưa rớt trên tượng đá… còn Trịnh Bửu Hoài thì như giọt sương trên đọt nhãn sớm mai. Còn Hư Vô thì bước tới linh hồn để buồn no con mắt quấn quanh cuối đường. Cung cách biểu lộ tâm kinh của bằng hữu, khác nhau như những đốm sáng tung rải giữa rừng, bay tản mạn trong một không gian bốn phương tám hướng mà cách biệt ngàn trùng.



      Bìa thi tập Người Tình Hư Vô

      Thật ra, thế giới thơ của nhà thơ Hư Vô, là dòng thơ tình có vẻ mộc mạc và trong sáng đầy vẻ e ấp, chịu đựng. Nét hiền dịu, đầy hình ảnh tượng trưng, như tạo dựng một bức họa phẩm chứa đựng nhiều tình tiết vô chiêu, mới đó một đóa dã quỳ ai đánh rớt / nằm phơi lăn lóc lối tình nhân, thì hình như bóng dáng Thánh Nữ còn bay xa, không hiểu có một cái vẫy tay chào không, chỉ thấy thơ đi loang lổ trong bóng đêm dạ tửu: uống đêm chưa cạn hương mười sáu / mà buồn như đã tới đáy ly.


      Có dạo, tôi ngồi cùng Nguyễn Tôn Nhan, Phạm Nhã Dự, Minh Nguyễn, Chu Ngạn Thư, Lưu Vân… chữ Thánh Nữ được Nhan dùng như một tôn xưng hoan hỉ với một người bạn nữ. Và hình như, Thánh Nữ được rộng rãi phổ biến trong những dịp trà dư tửu hậu, để nâng ly chan hòa đạo vị nhân sinh, tô điểm nét tuyệt diệu cho nhau trong những lúc cõi ta như đã mơ hồ / cõi em từ độ hư vô tượng hình. Chính vậy, với thơ tình của Hư Vô, cũng không ngoại lệ, với Thánh Nữ chân trần, làm thanh thoát và sương khói cho một dòng thơ, mà bên góc giáo đường của đêm mơ Thánh Nữ khiến tôi như ngã xuống mùi hương dại khờ. Thêm một điểm son, và đầy sáng hóa thi vị cho một hướng thơ đi… Hư Vô làm thơ gần 40 năm nay, dĩ nhiên tâm thức lắng đọng nhiều biến hóa kỳ diệu cho ngôn từ. Cái tuyệt vời của nghệ thuật là sáng tạo, lập thuyết và tài hoa. Không ai chối bỏ hay quyết đoán, thơ mới hay cũ chỉ là bước đo giá trị trong thi ca. Mọi trật tự trong vũ trụ hữu hình cũng phải đi từ cái không đến có, từ hỗn độn đến trật tự, từ sơ khai đến sáng hóa… Có những lúc, nhiều thuyết tân lập đang rặn mình hóa sinh, đó là điềm lành cho sự tuần hoàn, thành trụ hoại diệt. Sinh tử là lẽ thường hằng, hữu duyên năng tương ngộ, không duyên thì bất tương phùng, nên tất cả những gì hiện hữu đều là sự sinh hóa văn minh mà lẽ sống phải có. Thơ tình hóa sinh hằng bao nhiêu ngày tháng, từ cổ phong, cổ ngữ đến hình thức, tân lập, cũng là nét sinh hóa văn minh đó. Chính vậy, có nguồn cội mới có chi có nhánh, đến nay nhiều khi đọc lại các bài Đường thi của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan… sự rung cảm vẫn chất ngất trong hồn.


      Nhà thơ Hư Vô cũng có nét cổ phong trong dòng thơ riêng mình, nhưng đầy hình ảnh ẩn dụ, đưa thơ anh vừa dịu dàng đa cảm, vừa hóa thân vào một chân dung tượng hình đầy sáng tạo:


      Bóng em hóa hạt bụi đào, ngây ngô

      Này em, ôm sát hư vô

      Chải trong hoang phế, hương bồ kết xưa…


      Có thể khẳng định, Hư Vô rất thành công ở thơ vần, nhất là dòng 6 – 8, những hình ảnh tượng trưng ẩn dụ được nhà thơ dùng thật nhuần nhuyễn, tự nhiên như gió thổi trăng bay. Cái say mê cùng cực trên đường đi với thi ca, đã giúp Hư Vô hoàn chỉnh được hình dáng của mình trong một lớp dạ phục đơn sơ, đầy nét tinh quang tuyệt diệu…


      Viết tại Thư trang Quang Hạnh

      Tháng 6/2011

      Tiểu sử văn học nhà thơ: HƯ VÔ


      Tên thật: Võ Văn Hùng

      Sinh nhật: 15/05/1953

      Sinh quán: An Xuyên (Cà Mau, Việt Nam)

      Nghề nghiệp: Kiến Trúc Sư, Đại Học Kiến Trúc Sàigòn

      Chủ biên trang thơ trên Bán Tuần Báo Việt Luận.


      Tác phẩm đã xuất bản:

      • Thành Phố Anh Đến, Thơ 1974

      • Chúng Mình Mất Hết, Chỉ Còn Nhau, Thơ 2007

      • Tuyển Tập 6 Nhà Thơ Úc Châu, Thơ 2010, (in chung với 5 tác giả khác)

      • Người Tình Hư Vô, Thơ 2011

      • Người Tình Hư Vô, CD 2011 (gồm 12 bài thơ được phổ nhạc bởi Phạm Quang Ngọc)


      Tác phẩm sẽ in:

      • Động Nguyệt, Thơ toàn tập.

      • Đường Vào Bể Dâu, Hồi Ký

      Ngô Nguyên Nghiễm

      Nguồn: Tác Giả Tác Phẩm Người Đồng Hành Quanh Tôi III
      Nhà xuất bản Thanh Niên 2011

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Minh Nguyễn, Tình yêu sợi khói mong manh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Trần Biên Thuỳ, tắm mát dòng sông nước đổ đầy Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Học giả Nguyễn Văn Hầu, Nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Nam Bộ Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Lưu Vân, Ngựa Hoang Lạc Nẽo Vô Thường Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Dương Trữ La, Bên Kia Một Dòng Sông Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Hư vô, đêm mơ thánh nữ đá vàng tàn phai Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Lê Triều Điển, Cuộc Hành Trình Tìm Lại Chân Tướng Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Ý Niệm Về Quan Điểm Sáng Tác Của Nhà Văn Nguyễn Thị Hàm Anh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Lý Thừa Nghiệp, Lung Linh Hoa Tạng Hát Một Khúc Thiền Ca Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Chu Ngạn Thư, Thơ Rền Nửa Ý Giữa Không Trung Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Hư Vô (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Hư Vô

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Chúng Mình Mất Hết, Chỉ Còn Nhau, Khúc Tình Hư Vô (Phạm Quang Ngọc)

      Hư vô, đêm mơ thánh nữ đá vàng tàn phai (Ngô Nguyên Nghiễm)

      - Thơ Hư Vô và Một trăm lẻ một tự khúc tình nhân (Nguyễn Mạnh Trinh)

      - Áo hạ vàng, tâm kinh thời đại

        (Toại Khanh)

      - Lời mở đầu của tập thơ Người tình Hư Vô (Kiên Nguyễn)

       

      Tác phẩm của Hư Vô

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      - Trang Thơ Hư Vô

      - Áo Hạ Vàng Thơ Hư Vô, Nhạc Phạm Quang Ngọc, trình bày Mai Thiên Vân

      - Chúng Mình Mất Hết, Chỉ Còn Nhau. Thơ Hư Vô, Nhạc Phạm Quang Ngọc, Ca Sĩ Lã Anh Dũng.

      - Cà Phê Đời, Thơ Hư Vô, Nhạc Phạm Quang Ngọc, Ca Sĩ Đình Nguyên

      - Một Ngày Trăm Năm, Thơ Hư Vô, Nhạc Phạm Quang Ngọc

         Tác phẩm trên mạng:

      - thivien.net    - saigonocean.com

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Vài suy nghĩ nhân đọc Mây trên đỉnh núi của Nguyên Vũ (Đỗ Trường)

      Giới thiệu tác phẩm Mắt Ngọc của Dương Thượng Trúc (Điệp Mỹ Linh)

      Chữ Tâm trong văn học Việt (Thái Công Tụng)

      Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời (Phan Tấn Hải)

      Trang Thơ (Vương Đức Lệ)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)