1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tản Mạn Về Võ Hồng (Trần Hoài Thư) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      10-01-2011 | VĂN HỌC

      Tản Mạn Về Võ Hồng

        TRẦN HOÀI THƯ
      Share File.php Share File
          

       

      I.



          Nhà văn Võ Hồng
          (15.5.1921-31.3.2013)

      1. Thành thật mà nói, hồi ấy (trước 1975), tác phẩm của Võ Hồng ít để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí của tôi như Một Thời Để Yêu và Một Thời Để Chết, hay Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh, hay những tác giả như Phạm Công Thiện, Y Uyên, Nguyễn Bắc Sơn, Thanh Tâm Tuyền, Viên Linh, Dương Nghiễm Mậu hay những ca khúc của Trịnh Công Sơn ... vân vân và vân vân...

      Bởi tác phẩm của VH ít đề cập thẳng về chiến tranh và những suy nghĩ, thao thức của một thế hệ mà nhà thơ Viên Linh trong những số Khởi Hành mới đây (1), luôn luôn cho là thế hệ bị thiệt thòi khi ông cho đi những sáng tác của những cây viết trẻ của miền Nam trước 1975.


      Có lẽ không phải chỉ một mình nhà văn VH mà cả những tác giả đàn anh đáng nễ của chúng tôi thời bấy giờ như Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sỹ hay Võ Phiến v.v.... Họ cũng ít đề cập đến thế hệ đàn em của họ trong lò nướng của lịch sử. Nếu có đề cập chăng, có lẽ chỉ là kinh nghiệm của bản thân họ về lịch sử.


      2. Cho dù, có nên nói ra đây, về những giọt máu đã đổ xuống trên Bình Định, Quê Nhà mà nhà văn Võ Phiến đã viết về. Xin cứ nghĩ vũng máu kia là của bất cứ một người lính nào khác, rất vô danh (dù rất thành thật, vết thương cũng hành lắm: thể xác và cả tinh thần). Nhưng có điều, xin hãy thông cảm dùm những người vừa cầm súng và vừa viết thời ấy.

      Tôi bỗng liên tưởng đến cái nhìn ái ngại và thương cảm của nhà văn Võ Hồng cách đây hơn 35 năm, trong chuyến phép xuất viện sau lần bị thương thứ hai tại Bình Định:

      "Toi có quen bạn bè nào cứ kêu họ đến đây trò chuyện với moi. Moi râu cần kinh nghiệm và chất liệu của anh em trẻ...". Đại ý là vậy...


      3. Bài phỏng vấn của tôi với nhà văn Võ Hồng mà TQBT số này đi lại đã đăng trên tạp chí Văn năm 1969 đã được thực hiện trong khoảng thời gian đi phép xuất viện này.


      Cuộc phỏng vấn có lẽ được bắt nguồn từ một cuộc trò chuyện về tình trạng sinh hoạt văn học nghệ thuật lúc bấy giờ. Truyện vừa của tôi "Nụ Hoa Vàng Bên Kia Sông" viết về thời thơ ấu lúc mà những huyền thoại về những người cha anh đi kháng chiến chống Pháp đã khiến một cậu bé phải thêu dệt những cơn mơ, đã bị cấm xuất bản. Tương tự cho truyện dài Như Cánh Chim Bay của Võ Hồng. Nó cũng lấy bối cảnh không gian thời gian vào giai đoạn kháng chiến chống Tây của dân tộc. Chúng tôi, thuộc hai thế hệ, nhưng cùng một cảnh ngộ. Tôi ngỏ ý trước. Tôi ao ước bài phỏng vấn là một nhịp cầu giao cảm giữa độc giả và tác giả cũng như muốn chia xẻ với ông về nỗi đau khi một đứa con tinh thần bị cấm "ra đời". Và ông đồng ý.


      Mới đây đọc bài nói chuyện với nhà văn Võ Hồng đi trên một tạp chí trong nước (Văn Nghệ, Bộ mới số 41, năm 2000), thấy ông nhắc lại bài phỏng vấn năm xưa: "Và trả lời nhà văn Trần Hoài Thư ở đề mục Thời Sư Văn Học:... Thế hệ thanh niên Miền Nam chúng ta được biết bao nhiêu về giai đoạn kháng chiến đó?"

      Lòng chợt ngậm ngùi. Cách đây hơn ba mươi lăm năm, ông hỏi tôi câu đó, và bây giờ đến phiên tôi. Có điều thế hệ ông ít ra là thế hệ may mắn. Thế hệ của Đôi Bạn Nhất Linh. Thế Hệ của Như Cánh Chim Bay hay Nhẹ Hơn Cơn Gió Thoảng của Võ Hồng. Thế hệ ngẩng đầu vì kháng chiến chống thực dân Pháp.

      Còn thế hệ tôi? Có phải là thế hệ thiệt thòi nhất. Có phải vậy không?


      4. Hình như những mảng nắng đã ngã bên kia đường. Khúc đường Hồng Bàng ấy, ông sống hiu quạnh và cô đơn. Có lẽ chúng ta chỉ hiểu vậy, nhưng không biết có "cảm" như nhà văn đã cảm về nỗi cô đơn khủng khiếp này không. Hình như căn nhà cận kề là nhà Mỹ thuê, để ông suy tưởng và lấy bối cảnh dựng nên tác phẩm Gió Cuốn để nói về một xã hội băng hoại xuống dốc... Những hình như để nói về cuộc đời quả thật lạ lùng.


      5. Vâng. Như hôm nay tôi đang ở Mỹ xa ông ngàn trùng. Chỉ có ông là ở cùng một chỗ cũ, và cái bóng của ông vẫn hắt hiu in bên khung cửa sổ. Ngày xưa, chúng tôi tìm nhau trong tình văn chương chữ nghĩa. Khi phỏng vấn ông, tôi chỉ nêu những câu hỏi về văn học, về những điều mà độc giả cần biết, và nhất là về những điều mà tác giả cần nói cho độc giả biết. Có thể ông mượn người phỏng vấn để tâm sự. Nhưng mới đây, đọc bài phỏng vấn của Đặng Ngọc Như trên tờ Văn Nghệ, mới thấy tại sao ông lại cất dấu bên trong tâm tư của ông một cái gì đó rất đổi cay đắng để bùng lên phẫn nộ?


      Xin được trích lại một đoạn phỏng vấn với câu trả lời của VH đi trên tạp chí Văn Nghệ, cơ quan của Hội Nhà Văn (?):


      Hỏi: So với 20 năm trước đó, 20 năm qua ông viết ít hẳn đi. Ông lý giải thế nào về điều này?

      VH: Khách quan, ông cũng lý giải được. Ngoài vài lý do này hay khác, có lý do tuổi tác, có lý do. . . Uở, đã nói dư sức lý giải rồi mà sao còn muốn ba hoa nữa?


      Rõ ràng người phỏng vấn đã đóng vai trò khác hơn là vai trò một người hỏi về văn học. Ông ta đã dồn VH vào chân tường, cố dụ VH vào cái bẩy nguy hiểm. Có nên trả lời về một sự thật mà ai cũng hiểu, nhưng không dám tỏ bày? Tôi tưởng tượng người hỏi lúc ấy ngượng ngùng như thế nào!!


      II.


      1. Có thể nói, trong những số chủ đề mà chúng tôi thực hiện, chủ đề viết về VH là dễ dàng và ít tốn thì giờ hơn hết. Không phải dễ dàng ở những bài vở viết về VH quá nhiều trên các website để chúng tôi có thể tha hồ đem xuống xử dụng. Chúng tôi không dùng lối này, trừ bài phỏng vấn của THT vì chúng tôi là tác giả. Sự đáp ứng đầy cảm động của những bạn bè trong và ngoài nước, có người đang mùa gặt, bỏ công lặn lội đi tàu lửa, xe đò về gặp ông; có kẻ lao khổ trên rẩy nương, gió nồm nam rát mặt, viết về ông; người bỏ dạy về quê làm ruộng viết về ông. Người ở tù cải tạo chưa tròn 3 năm không có cơ hội đi Mỹ theo diện HO cũng viết về ông. Những bài viết mới chưa hề xuất hiện ở báo nào dù trong hay ngoài nước. Những tư liệu, hình ảnh cung cấp quá nhiều, đủ biết là tình thương mến của những người thuộc thế hệ đàn em của ông dành cho ông là to lớn đến chừng nào.

      Và chính những anh em cầm bút cũ ở trong nước đã đề nghị chúng tôi làm số chủ đề này. Như các chủ đề Y Uyên, Nguyễn Bắc Sơn, Nguyễn Nghiệp Nhượng vừa qua.


      Để bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về con người thật của Võ Hồng đàng sau những trang chữ sáng tác, xin được trích lại một vài đoạn trong những lá thư mà ông gởi về một người học trò cũ ở Mỹ. Đây là tư liệu quí hiếm mà chúng tôi có được từ sự ân cần thương mến của độc giả TQBT. Đồng thời chúng tôi cũng xin được đi lại tấm hình chụp căn phòng ngủ để chúng ta được thấy về cảnh một nhà văn lão thành 84 tuổi phải sống như thế nào sau bức vách tường ấy. Hình do nhà văn Lữ Quỳnh gởi tặng. Ông bảo mấy mươi năm ông vẫn sống như vậy, giường chiếu ngổn ngang sách vở, bình thủy, khay cơm, ly tách, ba bốn cuốn sách dày cộm ở dưới chân giương. "Ở một mình lúng túng đủ mặt, nhất là về sau này khi tuổi mình càng cao. Cô nhắc đến sự vá áo! Thì mới 3 ngày trước đây tôi làm gãy một cây kim khi vá. Bộ pyjama mới mở ra bận, cái cổ hở, sơ gió ho, muốn tra thêm cái nút bóp nhưng kiếm cái vĩ nút chẳng biết bỏ lạc đâu. Tìm cái kim gài thì xiêu lạc đâu hết... (thư viết vào Mùa Vu Lan 2000) hay "... Có hôm thầy nói với một cô học trò cũ: thầy phải tự tay vá áo. Có cuộn chỉ, cây kim để thường trực. Mà sao bây giờ trí nhớ lộn xộn... vá xong phải xoay quấn sợi chỉ quanh cây kim mấy vòng rồi mới cắt..."

      Hiện thầy sống một mình. Đứa con trai ở Berlin. Hai đứa con gái ở Paris. Thầy kêu một đứa cháu họ (mà mẹ nó là bà con bạn Dì) đem gia đình tới ở nhà thầy. Nhờ nó sẵn bữa nấu cơm dùm luôn... Chỉ lo dùm có mâm cơm còn giặc dũ thầy tự lo, mọi việc đều tự lo (trích thơ 14.11.00) Thơ nào ông cũng kể là ông ít khi bước ra ngoài đường, ông như một lão nhà quê giữa một xã hội đầy những cơn lốc.


      Đó là những trang viết tay rất nắn nót. Đầu mỗi lá thư, góc trái, ông đều vẽ một nhành hoa rất sơ sài bằng bút mực màu, chứng tỏ, lúc ấy, tuy tuổi đã sắp vào 80 khi ông viết thư, tâm hồn ông vẫn còn lãng mạn và đa cảm. Có thư ông khuyên học trò của ông "những lúc buồn cô đơn XH hãy sáng tác thành những bài thơ. Tiêu khiển quên cái Buồn vừa ghi lại dấu vết của Thời Gian. Thầy có kinh nghiệm tiện nội ra đi, thầy tìm quên nhờ ngòi bút..." (thư ngày l0.4.2000) Có lá thư ông dạy học trò ông (dù người học trò ấy đã trên 60) về cách làm thơ thất ngôn, hay chỉnh lại một lỗi chính tả nho nhỏ bằng một câu rất thân mật dễ thương: Thầy phạt em bị bệnh đấy. Có thư ông kể về niềm vui có cô học trò cũ bây giờ là ni cô đến thăm ông:

      ... Và vui nhất là mỗi khi có ni-cô tới thăm, thầy tiễn ra cổng và thầy nói: "Nề, cho phép thầy chắp tay cúi đầu xá thật sâu, xá tới 4-5 xá. Chung quanh ở 2 bên đường có nhiều người đang nhìn chúng mình. Họ sẽ kính trọng các ni cô tu sĩ khi thấy thầy tôn trọng một ni-cô trẻ như em... (thư ngày l0.4.2000)


      Một điều đặc biệt là ông luôn luôn nhắc về một người nữ tên là Marie PDB, tức là Marie Phan Diệu Báu:


      ... Tôi thì ngẫu nhiên thấy nơi bìa tấm lịch to có in hình màu của một cô... tôi thấy có nét giống Marie PDB vợ tôi. Tôi treo. Cảm động là có mấy học sinh cũ (nay đã trên 60) la lên: trời ơi, sao giống cô quá. Và khi xem cuốn phim Trung Hoa, có hình Tống Khánh Linh vợ của Tôn Dật Tiên khi đi qua Nga, tôi thấy có những nét của Marie PDB... (thơ gởi từ Nha Trang, mùa Vu Lan 2000)


      ... XH ơi, thầy nhớ Marie Phan Diệu Báu của thầy (Thư ngày Rằm tháng chạp Canh Thìn)


      ... Cảm tạ lời chúc của HN. Luôn luôn mùa Xuân làm VH cô đơn. Ghét hộp mức. Ghét dưa món. Chỉ thương có Marie Phan Diệu Báu. Nhưng nàng đã ra đi... (thư 12.2.2001)


      2. Nhà văn Võ Hồng sinh năm 1921, có nghĩa là năm nay, ông đã được 84 tuổi.

      Dù người khen kẻ trách, có lẽ ai cũng công nhận về sự đóng góp của ông trong lãnh vực văn chương chủ nghĩa là quá phong phú dồi dào.

      Tác phẩm ông trước sau vẫn ca tụng tình yêu chung thủy, tình yêu quê hương, cái đẹp của tâm hồn, cổ xúy đạo nghĩa, ca ngợi và mang lại niềm tự hào của thế hệ ông trong thời kỳ chống Pháp, không kích động hận thù, không xúi dục kẻ khác lao đầu vào cõi chết.


      Có phải đó mới là nhân cách của văn chương như tác giả NG~ đã viết trong số này?


      3. Càng về già, người ta thường hay nhìn lại quá khứ của mình. Ví dụ nhà thơ Chế Lan Viên nhìn lại những giòng chữ cũ bằng một niềm hối hận:


      Người lính cần một câu thơ

      giải đáp về đời,

      Tôi ú ớ.

      Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong

      Mà tôi xấu hổ.


      Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay

      Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ

      Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười

      (trích Ai? Tôi? của Chế Lan Viên)


      Còn nhà văn Võ Hồng? Trong một lá thư khác, ông nhìn lại những tác phẩm của ông, không phải hối hận hay ú ớ, mà trái lại là sự tha thiết của ông đặt lên những hình bóng cũ qua những nhân vật hay nội dung tác phẩm:


      ... Cả vài tháng nay phải ngồi đọc lại những cuốn sách đã xuất bản... sửa chữa những chỗ in sót in sai, những chỗ bị kiểm duyệt bỏ... Nhiều đoạn đọc lại, nhớ nhân vật đó là hình ảnh dịu dàng của ai... nay phiêu dạt nơi đâu, cuộc sống thế nào. Nhiều lúc khóc âm thầm, khóc tự do, bỏ trễ bữa ăn (vì ăn một mình) bỏ trễ giấc ngủ (vì ngủ cũng một mình). Có hôm mở những tập album nhìn những học sinh, đứng chụp hình trước cửa lớp..." (thư ngày 10.4.20001)


      Có phải điều này đã nói lên về cái pháo đài cô độc của ông như ông đã kể trong một lá thơ gởi người học trò cũ ở Mỹ:

      "Tôi vẫn như xưa không màng Danh Lợi, một mình thui thủi gần như không bước chân ra đường... cho nên NhaTrang thay đổi xinh đẹp ra sao... tôi như tên nhà quê ở mãi Lỗ Lươn Lỗ Sấu không biết gì hết" (thơ ngày 15.1.2000)


      Trần Hoài Thư

      (Thư Quán Bản Thảo, tập 21 tháng 10/2005)

      [l] Viên Linh, Khởi Hành số 106 tháng 8.2005, phần giới thiệu tác giả Phạm văn Nhàn qua truyện ngắn Vùng đồi.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Bức Tranh Quyên Sinh Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ Trần Hoài Thư Nhận định

      - Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng Trần Hoài Thư Hồi ức

      - Hành trình tạp chí Chỉ Đạo Trần Hoài Thư Giới thiệu

      - Sự Mầu Nhiệm của Nghệ Thuật Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Hành trình của ký giả Lô Răng Trần Hoài Thư Nhận định

      - Thăm vợ vào ngày giáng sinh Trần Hoài Thư Thơ

      - Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... Trần Hoài Thư Giới thiệu

      - Giai Phẩm Tân Phong (1959-1960) Trần Hoài Thư Giới thiệu

    3. Bài viết về nhà văn Võ Hồng (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Võ Hồng

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Những truyện ngắn hay nhất của Võ Hồng (Lê Hữu)

      Gia Tài Của Võ Hồng (Nguyễn Lệ Uyên)

      Võ Hồng, Nhà Giáo (Nguyễn Vy Khanh)

      Tản Mạn Về Võ Hồng (Trần Hoài Thư)

      Nhà Văn Võ Hồng (1921-2013)

       (Vương Trùng Dương)

      Tiểu Sử Võ Hồng

      Nhà Văn Võ Hồng (1923-2013)

      Mùa Vu Lan Nhớ Nhà Văn Võ Hồng

       (Thích Giác Tâm)

      Võ Hồng Luôn Nặng Lòng Với Quê Hương

       (Nguyễn Lệ Uyên)

      Hoài Cố Nhân (Đặng Tiến)

      Nhà văn Võ Hồng qua thơ Trần Ngọc Hưởng

       (Lê Ngọc Trác)

      Võ Hồng và những dòng chữ kỷ niệm Tuy Hòa (Trần Củng Sơn)

      Đọc Truyện Của Võ Hồng (Liễu Trương)

      Võ Hồng, Những Lần Gặp Gỡ (Mang Viên Long)

      Võ Hồng, và nỗi “cô đơn uy nghi” (Đỗ Hồng Ngọc)

      Hình Ảnh Người Cha Qua Những Tác Phẩm Của Nhà Văn Võ Hồng (Cao Thanh Tâm)

       

      Tác phẩm của Võ Hồng

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Lời Sám Hối Của Cha (Võ Hồng)

      Kỷ Niệm Với Doãn Dân (Võ Hồng)

      Một bông hồng cho cha (Võ Hồng)

      Tác Phẩm Võ Hồng (tuvienqungduc.com)

      Trang Thơ Võ Hồng (thivien.net)

      Nửa Chữ Cũng Thầy (ngo-quyen.org)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Việt Dương và Trần Thị Nguyệt Mai Với “Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ” (Phan Tấn Hải)

      Tản mạn về “Hạ đỏ có chàng tới hỏi” (NP Phan)

      Tưởng nhớ Hoàng Ngọc Tuệ (Ngô Nhân Dụng)

      Trần Lê Nguyễn - Một thời có bão (Trần Áng Sơn)

      Trịnh Y Thư - Và khi về ngồi dưới những gốc nho biển (Bùi Vĩnh Phúc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)