1. Head_

    Ngô Tất Tố

    (..1894 - 20.4.1954)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Vài Tuyển Tập Truyện Ngắn Miền Nam Trước 1975 (Viên Linh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      28-10-2012 | VĂN HỌC

      Vài Tuyển Tập Truyện Ngắn Miền Nam Trước 1975

        VIÊN LINH
      Share File.php Share File
          

       

      Nhà phê bình Tam ích viết bài đăng bên cạnh trong khuôn khổ một bài tổng kết hàng năm, vì là bài viết để đăng báo Xuân. Ông giới hạn đề tài trong 10 năm, song thực ra, hơn 10 năm: 1952-1965. ông nhắc đến nhan đề một số truyện ngắn của khoảng 20 tác giả, không nói rõ in trong tác phẩm nào, hay trên mặt báo nào, nhưng người đọc đương thời có thể biết rõ dễ dàng, vì mỗi tờ báo qui tụ một nhóm tác giả nhất định, tùy khuynh hướng, địa phương, hay tuổi tác. Về sau, trong những truyện ấy sẽ có những truyện được chọn lọc lại và được in trong các Tuyển tập Truyện Ngắn của giai đoạn ấy.


      Báo chí văn học Miền Nam 1954-1975 đã bị Việt cộng thiêu hủy toàn diện qua những sách lược thâm độc không khác gì của ngoại xâm triều Minh trong 20 năm xâm chiếm Đại Việt, 1407-1427, tuy thế, chúng ta vẫn còn có thể tìm thấy khoảng 100 truyện ngắn Miền Nam tồn tại trong những tuyển tập xuất bản trước 75, sẽ lần lượt kể dưới đây.

      Sơ lược theo thứ tự thời gian xuất bản, và thứ tự tác giả in trong các tuyển tập, có thể kể như sau:


      1. 1957: HAI MƯƠI NHÀ VĂN HAI MƯƠI TRUYỆN NGẮN (1954-1962), Nhà Xuất bản Phù Sa, 282 trang. Ngọc Linh tuyển chọn. Nghiêng lệch về các nhà văn gốc miền Nam: Bình Nguyên Lộc, Cao Hữu Huấn [?j Lưu Nghi, Sơn Nam, Tiêu Kim Thủy, Trang Thế Hy, Tuyết Hương, ngoài ra có Hoàng Anh Tuấn, Kiêm Minh, Lê Vĩnh Hòa, Mặc Đỗ, Nguyễn Văn Xuân, Thanh Nam, Vĩnh Lộc, Vũ Hạnh. Có lẽ đây là một trong vài tuyển tập truyện ngắn sớm nhất của Miền Nam.


      2. 1963: TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM, nxb Văn hữu Á Châu, 260 trang. Tuyển tập này hơi khó hiểu khi chọn đăng truyện ngắn của bốn nhà văn đã chết từ lâu hoặc ở Hà Nội: đó là Khái Hưng, Nam Cao, Thạch Lam và Nguyễn Tuân. Nhưng dễ hiểu vì Văn hữu Á châu là một cư sở trực thuộc Bộ Thông Tin, do một cán bộ thông tin trông coi chọn lựa! Ông cán bộ này lại chỉ nhìn thấy Tự Lực Văn Đoàn là chính (chọn đăng 12 truyện "tiêu biểu cho Việt Nam", trong có tới 5 truyện của TLVĐ và phụ cận!) Đích thực cầm bút lúc ấy (1963) có Nguyễn Mạnh Côn, Vũ Khắc Khoan, Nhất Linh, Linh Bảo, Bình Nguyên Lộc, Doãn Quốc Sỹ, Võ Phiến.


      3. 196...: TUYỂN TRUYỆN (12 tác giả), nxb Hoàng Đông Phương, nhà văn Nguyễn Thị Hoàng tuyển chọn, 284 trang. Người thứ 12 lại viết kịch, nên còn 11 truyện ngắn, in theo thứ tự: Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Nhã Ca, Viên Linh, Cung Tích Biền, Nguyễn Quang Hiện, Huỳnh Phan Anh, Nghiêu Đề, Sơ Dạ Hương, Nguyễn Thị Hoàng, Doãn Quốc Sỹ. (Tuyển Truyện và tên tác giả trở thành nhan đề cuốn sách. Bản in lại ở Hải ngoại do con buôn in ấn nên đã bỏ không in trang lý lịch sách, mất ngày tháng xuất bản.)


      4. 1966: BA MIỀN MƯỜI KHUÔN MẶT, nhà xuất bản Kim Anh, có 10 tác giả: Nhã Ca, Lê Tất Điều, Viên Linh, Thanh Nam, Dương Nghiễm Mậu, Mai Thảo, Nghiêu Đề, Nguyễn Thụy Long, Nhật Tiến, Nguyễn thị Thụy Vũ.


      5. 1967: 10 HOA TRỔ SẮC, Ngọc Minh chọn lựa xuất bản, 246 trang. Đặc biệt tuyển chọn truyện ngắn của các nhà văn nữ. Có sáng tác của Nguyễn Thị Vinh, Minh Quân, Linh Bảo, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Phương Khanh, Trúc Liên, Trùng Dương, Vân Trang, Minh Đức Hoài Trinh, Hoàng Hương Trang.


      6. 1969: TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN, nxb Văn Học, 1969. Thật ra chỉ là một số báo, song in toàn truyện ngắn, trong có một tác giả lạ [Vương Thanh], 4 tác giả kia là Dương Kiền, Lý Hoàng Phong, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đình Toàn.


      7. 1970: TUYỂN TRUYỆN SÁNG TẠO, nxb Sáng Tạo, in lại khoảng 10 truyện ngắn đã đăng trên tạp chí Sáng Tạo, Mai Thảo tuyển chọn.


      8. 1973: NHỮNG TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT CỦA QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA, (1954-1973) nxb Sóng, 796 trang, 45 tác giả với chân dung do nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh chụp, tiểu sử mỗi người tự viết trong vài chục dòng, của 45 tác giả. Đây là Tuyển Tập Truyện Ngắn dầy nhất, phong phú nhất, đầy đủ nhất của Văn Học Miền Nam. Nguyễn Đông Ngạc tuyển chọn. Cho tới nay, tuyển tập này được coi là đặc sắc, phần sai lệch hay vướng mắc của sự tuyển chọn chỉ vào khoảng vài ba phần trăm trong số 45 tác giả.

      4.9.2011


      Viên Linh

      (Khởi hành số 179, Tháng 9.2011)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ

      - Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định

      - Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký

      - Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký

      - Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại

      - Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký

      - Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký

      - Văn Quang - Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành 2009 Viên Linh Thông báo

    3. Bài Viết Về Tiểu Thuyết (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Tiểu Thuyết

       

      Mười Năm Truyện Ngắn (Tam Ích)

      Vài Ý Nghĩ về Truyện Ngắn (Bình Nguyên Lộc)

      Vài Tuyển Tập Truyện Ngắn Miền Nam Trước 1975

       (Viên Linh)

      Truyện Ngắn Việt Nam (Ý Kiến 7 tác giả)

      Nói Chuyện về Tiểu Thuyết Việt Nam Hiện Nay

       (9 tác giả trong thảo luận)

      Tiểu Thuyết (Võ Phiến)

       

      Các truyện ngắn đề cập:

       

      Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp (Hồ Hữu Tường)

      Bài Thơ Trên Xương Cụt (Chinh ba)

      Thần Tháp Rùa (Vũ Khắc Khoan)

      Rừng Mắm (Bình Nguyên Lộc)

      Ba sao Giữa Giời (Bình Nguyên Lộc)

      Cửa Tùng Đôi Cánh Gài (Nhất Hạnh)

       
      Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Chữ Tâm trong văn học Việt (Thái Công Tụng)

      Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời (Phan Tấn Hải)

      Trang Thơ (Vương Đức Lệ)

      Những Bài Thơ Trên Giường Bệnh Của Vương Đức Lệ (Hoàng Xuân Trường)

      9 Khuôn Mặt . 9 Phong Khí Văn Chương (Bùi Vĩnh Phúc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)