|
Cao Đông Khánh(..1941 - 12.12.2000) | Lê Phổ(2.8.1907 - 12.12.2001) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Trong năm 1960 miền Nam Việt Nam xuất hiện tới ba tạp chí văn chương: Hiện Đại xuất bản vào Tháng Tư, tới cuối năm đó Thế Kỷ Hai Mươi mới ra số đầu, và cũng cùng tháng này Sáng Tạo tục bản; gọi là Sáng Tạo bộ mới vì nó khác hẳn tờ Sáng Tạo trước đó xuất bản từ Tháng Mười, 1956: dày hơn, đóng gáy vuông thay vì những tờ Sáng Tạo mỏng đóng gáy yên ngựa.
Hãy nói về tạp chí Hiện Đại trước.
Không phải là biên khảo văn học, nên xin lưu ý bạn đọc bài viết này nhiều phần là hồi ký ký sự, cố gắng nói đến cái chung nhiều hơn là cá nhân. Nhưng, tuy sự kiện là tài liệu văn học song nhận định của tác giả hẳn là riêng tư, ít nhất là cái nhìn của một người cầm bút bắt buộc phải là cái nhìn của chính mình, hầu qua hồi tưởng muộn màng cũng đóng góp được phần nào của riêng mình vào sinh hoạt chung của văn hóa văn học của xã hội, của thời đại mà mình có mặt.
1- Kinh nghiệm của tôi với tờ Hiện Đại là sự tình cờ, và trước lạ sau quen, do có một nhóm bạn mở một ngôi trường trung học tư thục ở Ban Mê Thuột rủ tôi hãy rời Sài Gòn một thời gian, nên năm 1959 tôi nghe theo, lên Ban Mê Thuột ở chơi vài tháng, thích thì dạy mỗi tuần vài giờ cho ngôi trường mới. Trước khi đi tôi gửi lại mớ sách vở nơi căn nhà lá ở Chi Lăng, Gia Định, trong có một xấp bài vở bản thảo, và người bạn đứng tên thuê căn nhà đó là một công chức làm việc trong Ngân Hàng Quốc Gia, anh gốc Huế, quen biết nhiều bạn bè miền Trung, sau họ cũng là bạn tôi.
Một hôm sau giờ dạy ở trường Bạch Đằng tôi thả bộ ra khu có sạp báo gần rạp xi nê Lido, tôi vẫn ra đây mua vài tờ báo trước khi tới cà phê cô Ngọc (nay không còn nhớ tên quán, có thể là cà phê Cao Nguyên). Trong xấp báo luôn luôn có mấy tờ báo tuần, báo định kỳ, báo xi nê, báo văn nghệ…
Và một hôm tôi giật mình rồi tức giận khi thấy tên mình bài mình đăng trên tờ Hiện Đại của Nguyên Sa, Tháng Năm, 1960, mà tôi không hề gửi tới. Tôi không biết có tờ Hiện Đại, không quen Nguyên Sa chủ nhiệm chủ bút, đương nhiên không hề gửi bài cho Hiện Đại. Lời giới thiệu bài viết có câu văn hoa “những ngón tay bắt được của trời” còn gây khó chịu. Tôi thích thơ Đinh Hùng, Cung Trầm Tưởng, Tô Thùy Yên, vài bài của Thanh Tâm Tuyền, vài bài của Quách Thoại, còn những bài khác chỉ đọc qua cho biết.
Chân dung Nguyên Sa.
(Hình: Viên Linh cung cấp)
2- Thơ Nguyên Sa có cái hay riêng song đó là lối thơ nói, thơ nói cũng có nhiều loại, nói với đám đông, hay nói với chỉ một người; thơ Nguyên Sa thuộc loại sau, nói với em. Nói và kể nhiều hơn mô tả. Đó là thơ tình, và thơ tình chuyện tình lứa đôi. Đọc Nguyên Sa thích từng câu, ít khi có cảm tình toàn thể với cả bài.
Riêng bài này nói về tờ tạp chí Hiện Đại là chính; nhất là về các tác giả của Hiện Đại.
Sau một năm có mặt, từ số 1 ra Tháng Tư, 1960, tới tháng chót trong năm, nhiều số có chủ đề, các tác giả chính thường là năm người có tên in trên phần cao nhất của bìa báo, là những người nòng cốt thực hiện chủ đề. Chủ đề đầu là “Truy niệm những nhà văn, thơ đã từ trần,” được xếp thứ tự như sau:
-Số 1: Lê Xuân Khoa viết về Hoàng Đạo, Trịnh Viết Thành viết về Albert Camus, Nguyễn Duy Diễn viết về Vũ Trọng Phụng, Đinh Hùng viết về Thạch Lam thêm Thâm Tâm, và Nguyên Sa viết về Phan Huy Vịnh.
-Số 2: Mai Thảo, Mặc Đỗ, Thanh Tâm Tuyền, Thái Thủy, Vĩnh Lộc.
-Số 3: Mặc Đỗ, Trịnh Viết Thành, Lý Quốc Sỉnh, Nguyễn Duy Diễn, Sĩ Mộc.
-Số 4: Bình Nguyên Lộc, Hoàng Anh Tuấn, Mặc Đỗ, Nguyên Sa, Nguyễn Duy Diễn.
-Số 8: Thuần Phong, Nguyễn Xuân Hiếu, Trần Mộng Chu, Đinh Hùng, Nguyễn Duy Diễn.
Nhìn thoáng qua, một nửa các tác giả ngoài đời là các nhà giáo, đồng nghiệp của vị chủ nhiệm. Đây là một đặc thù của tờ Hiện Đại nếu so sánh với các báo văn chương khác. Sự so sánh cho thấy Hiện Đại quy tụ nhiều nhà giáo dục như thế cho nên tờ báo hiền lành hơn Sáng Tạo hay Văn Nghệ, vốn thường có những câu văn hay bài thơ táo bạo có thể gây phản ứng về mặt luân lý thường thức. Do đó vô tình cung cấp những đề tài nghe qua xem qua rồi công kích cho các mục bàn phiếm trên các nhật báo, cho các mục ngồi lê đối mách nơi quy tụ các đám đông, chợ búa hay hàng quán, nhất là những quán cà phê hủ tiếu nơi các ngã tư nhất là ngã sáu ngã bảy đầu đường.
Báo chí miền Nam có một đặc điểm có thể không có nơi những xã hội ổn định hay dưới những thể chế độc tài hoặc quân phiệt hay toàn trị do một nhóm toa rập cai trị: đó là ra báo không cần chủ nhiệm, chủ bút, chỉ cần một cá nhân đứng tên gọi là chủ trương hay là chủ trương biên tập. Vị này không cần viết văn viết báo bao giờ, chỉ cần có một tấm thẻ kiểm tra lý lịch.
Những tờ báo ở miền Nam do đó không phải báo nào cũng đại diện cho một trường phái văn đoàn nào, nhiều khi chỉ là những ốc đảo tình cờ nổi trên mặt nước, rồi cũng lặng lẽ chìm vào bóng tối thường khi; họa hoằn cũng có những tờ làm nên, những tờ này vốn có tay nòng cốt sống chết với ngòi bút.
3- Bài Phượng Liên
“Anh đi hồn tiếc thương nhiều
Ngọn soan thưa lấp bong chiều cuối sân
Nẻo sầu đôi dạ phân vân
Nửa thân yên ngựa nửa thân tay mình
Có hoài tuổi dại không em
Trời thôi dáng đỏ thu phiền không gian
Mắt em đầy mộng điêu tàn
Yên nghe ván ấy xuôi tràng giang xa
Thôi cồn với tháp bao la
Ngựa đi bước nhỏ mây là cửa ô
Mai quen với dạ bơ thờ
Đã nghe lãng đãng sương mù nhớ nhau
Thôi còn giấc ngủ canh thâu
Một hành lang rộng vây sầu phượng liên.”
VIÊN LINH
(In đúng bản sắp chữ trên trang 101, Hiện Đại số 2, Tháng Năm, 1960)
- Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh Viên Linh Nhận định
- Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ
- Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định
- Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký
- Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký
- Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại
- Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký
- Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký
Độc giả và những người làm một tạp chí văn chương (Trần Phong Giao)
VĂN và ông Trần Phong Giao (Nguyễn Lệ Uyên)
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê)
Tổng Quan Về Nhóm Sáng Tạo (Nguyễn Vy Khanh)
Nhìn Lại Một Số Tạp Chí Miền Nam
(Nguyễn Văn Lục)
Ý Thức: Đời Sống Của Tôi (Nguyên Minh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Các Tạp Chí Văn Nghệ Miền Trung Thời Chiến Tranh: Tuy Hòa và Sóng (Nguyễn Lệ Uyên)
Phan Nhự Thức và Tạp Chí Trước Mặt
(Khắc Minh)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |