1. Head_
    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đọc Vào Đời của Hà Minh-Tuân (Sông Thai) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      12-10-2016 | VĂN HỌC

      Đọc Vào Đời của Hà Minh Tuân

        SÔNG THAI
      Share File.php Share File
          

       

       

            Văn hoc số 58 phát hành 15-5-1966

      Bài liên quan:
      “VÀO ĐỜI” 1963, Dẫn Giải Vắn Tắt (Lại Nguyên Ân)
      Hà Minh Tuân: Giữa hai trận tuyến ngu ngơ (Lê Xuân Quang)



      Những ai quan tâm đến tình hình văn học miền Bắc không khỏi không chú ý đến cuốn tiểu thuyết Vào Đời xuất hiện tại Hànội. Không chỉ vì giá trị nghệ thuật của một tác phầm dày gần bốn trăm trang mà còn vì nội dung của nó đã gây một chấn động sôi nổi trong giới lãnh đạo cũng như đã lôi cuốn được sự hưởng ứng đặc biệt của quần chúng thưởng thức văn nghệ. Người ta biết rõ, từ ngày chính quyền Hànội dùng thế lực chính trị đàn áp phong trào Nhân Văn Giai phẩm vào cuối năm 1957, đây là lần thứ hai, một tiểu thuyết giá trị được ra đời.


      Khác với trường hợp MẠCH NƯỚC NGẦM của Nguyên Ngọc chỉ phản ảnh một vài cạnh khía sinh hoạt của xã hội miền Bắc, (1960) lần này, VÀO ĐỜi của Hà minh Tuân đã mạnh dạn dẫn dắt người đọc tham quan kỹ lưởng nhiều mặt của cuộc sống dưới chế độ “xã hội chủ nghĩa”.



            Vào đời (Hà Minh Tuân), bản in đầu của nxb Văn Học năm 1963

      Cũng nên biết thêm rằng từ sau hòa bình lập lại đến nay, ngoài hai truyện dài “Trong lòng Hànội”“Hai trận tuyến” mang cái nội dung thể hiện một cuộc đấu tranh lớn: đấu tranh trên mặt trận tư tưởng tình cảm và đấu tranh bằng súng đạn của những người thanh niên trí thức yêu nước trong khoảng thời gian từ tháng 8-45 đến tháng 9-1946, giai đoạn của những cơn bão tố chính trị trong nước và cũng là giai đoạn của những khúc quanh của lịch sử trọng đại, Vào Đời là tác phầm thứ ba của Hà minh Tuân.


      Câu chuyện có thể tóm tắt là: cô Sen, một nữ sinh lớp 8 (1), bị cha mẹ ép gả cho một ông bác sĩ già góa vợ, bỏ nhà tìm đến làm việc ở một công trường nhà máy tại Hà nội. Ở đây, công việc lao động, cực nhọc vượt quá sức chịu đựng khiến Sen nhiều lần giao động và nảy ra ‎ ý nghĩ bỏ công trường trở về gia đình hy vọng vào sự tha thứ của cha mẹ. Nhưng hình ảnh ông bố khắc nghiệt đã làm cô chùn bước. Biết chuyện này, Trần Lưu, bí thư chi đoàn Thanh niên đã đưa Sen ra kiểm thảo. Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của chị Bồn, một nữ công nhân dày dạn từng trải, Sen cố gắng làm quen dần với mọi sinh hoạt tập thể. Nhưng rồi những màn bi kịch liên tiếp đến với cô. Một buổi tối, đi dạy văn hóạ về khuya, cô bị Mai và Song đón đường cưởng hiếp. Thế rồi Sen có mang. Giữa những ngày u ám, Sen âm thầm mang niềm đau sót tủi hổ một mình. Tiếp theo, Sen được cử đi học nghề cơ khí. Ở trường, Sen gặp Hiếu, một đại đội trưởng chuyển ngành và cũng là bạn thân của anh ruột Sen trong quân ngũ trước đây. Hai người yêu nhau. Hiếu rộng lòng hào hiệp tha thứ cho cái “dĩ vãng” oan khiên của Sen để cùng xây dựng hôn nhân. Sau này hai vợ chồng làm việc ở một nhà máy cơ khí và cuộc sống đầy mâu thuẫn của đôi vợ chồng trẻ này bắt đầu. Vốn tính nóng nảy, lại mang thêm nỗi căm hận về cái chết của ông bố trong cải cách ruộng đất. Con người hằn học, chống đối lảnh đạo trong Hiếu dần dần xuất hiện. Do những liên lạc mật thiết, và trâng tráo của viên bí thư Trần Lưu đối với Sen, Hiếu nghi ngờ vợ ngoại tình, lại thêm bực dọc vì đứa con mà anh ta không phải là bố. Niềm căm giận thúc đẩy Hiếu đứng lên tích cực vận động công nhàn chống tập đoàn quản trị nhà máy. Đến lượt Hiếu bị bắt. Trong những ngày đau đớn dày vò, Sen vẫn yêu chồng và kiên nhẫn làm việc nuôi con. Trong lúc Sen trở thành một “chiến sĩ thi đua” thì hạnh phúc gia đình của cô cũng tan vỡ. Ở đoạn cuối, tác giả gợi lên một cuộc tình duyên mới đầy tính chất gượng gạo giữa Sen và Trần Lưu.


      Đại cương câu chuyện chỉ có thế, nhưng với một ngòi bút hiện thực sắc sảo, cộng với lòng nhân đạo tha thiết, Hà minh Tuân đã phơi bày ra trên mặt giấy cái thực trạng xã hội tăm tối và đặc biệt, cái số phận bi thảm của người con gái tên Sen, đại diện cho cả một thế hệ thanh niên đang sa lầy bên bờ vực thẵm đời sống.


      Muốn thực hiện được trọng tâm về mặt nội dung tư tưởng của cuốn truyện và phản ảnh được chiều hướng khách quan của xã hội, Hà minh Tuân đã dựng lên một số cán bộ lãnh đạo trong xi nghiệp, điển hình cho cái tập đoàn thống trị miền Bắc và một số công nhân đấu tranh, thành hình ảnh trung tâm làm nền cho tác phẩm. Nói cách khác, Hà minh Tuân muốn dựng lại một giai đoạn lịch sử gay gắt nhất được mệnh danh là thời kỳ “quá độ tiến lên xã hội chủ nghĩa”, giai đoạn kể từ sau 1957. Cho nên, người đọc bắt gặp trong tác phẩm cả một thế giới nhân vật đang bị lịch sử xô đầy quyết liệt trên một chặng đường nhiều cam go và thử thách, Do đó, nội dung hiện thực của VÀO ĐỜI được giới thiệu trên một địa bàn hoạt động tập trung là công trường xí nghiệp mà đời sống ở đây đủ tiêu biểu cho đời sống của giai cấp lao động thợ thuyền bên cạnh cuộc sống quyền qúy trưởng giả đến những cảnh ngộ u ám, lầm than, từ những quan hệ chỉ đạo quan liêu bóc lột đến quan hệ yêu thương đùm bọc nhau; từ những tiếng cười đĩ thõa ghê rợn đến những tiếng khóc thê thiết não nùng. Tất cả những hiện tượng chua chát mỉa mai đó đã được tác giả đóng khung trong một bố cục chặt chẽ bằng cách cho hai tuyến nhân vật tốt xấu cùng xuất hiện, cùng hoạt động trong một mối quan hệ phức tạp, giằng co nhau. Thông qua những hoạt động và cá tính của mỗi nhân vật, người đọc thấy tác giả muốn gọi đúng tên, đặt đúng chỗ, đánh giá đúng bản chất từng kiểu người và tầng lớp trong mối tương quan xã hội đương thời. Và ở đâu, người đọc cũng đều dễ dàng thấy cái nhìn phẫn nộ hoặc xót thuơng của tác giả.


      Nhân vật được Hà minh Tuân trân trọng, ái ngại nhất là Sen, cô nữ sinh bé bỏng và tội nghiệp tưởng đã thoát ly khỏi cảnh ràng buộc khe khắt của gia đình nhưng lại bị xã hội dồn đến bước đường cùng, cái xã hội mà một thanh niên có trình độ học vấn khá căn bản như Sen; trước sau chỉ tìm được một con đường sống duy nhất là phải đi làm phu gánh vữa ở công trường để kiếm ăn, cái xã hội mà dù là một công nhân yếu ớt như Sen cũng phải “gánh đến bã người ra, rạp cả vai, đến rã rời cơ thể, ngã qụy dưới gánh vữa.”  Cuộc sống của người nữ thanh niên bé bỏng ấy có thể hình dung bằng cách nối tiếp những dòng nước mắt lại với nhau: Sen khóc vì bị ép duyên, khóc vì “đang lao động ở công trường nghe tin mẹ đau nặng đăng trên báo Thời mới”, khóc vì bị cưỡng hiếp, rồi khi đã có mang, phải “bóp bụng, lăn lộn mấy cũng vô hiệu quả”, khóc vì sau khi lấy chồng, đứa con thứ hai đang khoẻ mạnh bỗng lăn đùng ra chết, khóc vì người chồng bất mãn với chính sách đấu tố dã man mà trở thành sa ngã, chán chường. Cứ thế, sau mỗi chặng gian truân lại được kết thúc bằng những cảm giác ê chề: “khóc thầm mãi tưởng đến chảy nước mắt” hoặc nhiều lúc chỉ biết “bứt đầu, vò tai tưởng như sắp phát điên” để rồi ngao ngán thấy mình “như én bị gãy cánh chỉ còn giẫy giụa trong bạo lực và vô vọng.”


      Cuộc sống bi thảm của sen cùng với tầng lớp thợ thuyền không tên ngày đêm quằn quại trong cảnh từ túng, ruỗng nát giữa trăm ngàn cái xấu xa ti tiện của xã hội chính là nguồn nuôi dưỡng những tình cảm nhân đạo, là hơi thở tiếp sức cho tác giả, giúp tác giả phấn khởi phanh phui những bất công, chà đạp nhằm đòi trả lại địa vị làm người cho lớp dân nghèo. Một trong những nguyên nhân chủ yếu đè nặng lên đời sống tinh thần của người dân, chi phối mọi hoạt động thường nhật cúa Iớp người bị trị đã được tác giả VẢO ĐỜI thẳng thắn vạch mặt chỉ trán: Đó là đường lối lãnh đạo độc tài, quan liêu, phong kiến. Đã có lần, trong một cuộc hội nghị quan trọng ở xí nghiệp, chi bộ đoàn thanh niên và công nhân đã tiến thành một cuộc tấn công dữ dội vào hai cán bộ quản trị nhà máy với khẩu hiệu được nêu lên là “đánh thọc sâu vào những lô cốt chính của kẻ thủ trước mắt: bệnh quan liêu”.


      Đọc VẢ0 ĐỜI, bên cạnh cuộc sống đọa đày, nghẹt thở của Sen, người ta thấy vấn đề quan liêu và chống quan liêu được nổi bật lên như một vấn đề then chốt. Và nhân vật Trần Lưu, viên cán bộ cao cấp nhất tại xí nghiệp công trường thường xuyên hiện ra như một hình ảnh khủng khiếp nghiệt ngã có tác động quyết định mọi số phận con người. Mâu thuẫn đối kháng giữa quần chúng lao động và ban quản trị nhà máy, những người mà tác giả đã lớn tiếng gọi là “bọn quan liêu chỉ tay năm ngón, hống hách, tác hại, ăn lương cao” đã được tác giả phản ánh một cách trung thực và miêu tả một cách sắc sảo: “Quản trị trưởng thì to cao, cặp mắt trợn trừng đỏ như hai cục tiết. Râu đen tua tủa quanh mồm củng hai lồng mũi dài và cặp mày rộng nhảy múa lộn xộn trên gương mặt đỏ bóng những mỡ và mồ hôi”. Những viên cán bộ đại diện nhà nước trung ương ấy cứ lần lượt thay phiên nhau xuất hiện như một ám ảnh nặng nề: “Trong giảy lát, Bân, phó giám đốc, trước mặt Hiếu bỗng thành một óng quan đội khăn xếp, mặc án gấm dài, đeo bài ngà, quần ống sớ” (tr. 135) và “hai con mắt gườm gườm; đôi môi hay mím chặt”. Những viên cán bộ ấy đúng là hiện thân của lớp người phong kiến quen thói đàn áp dân thuở nào, bọn người bất tài vô tướng, chỉ biết nịnh trên nạt dưới. Mỗi khi đến tiếp xúc với họ, người ta có cảm tưởng như một “ông chủ tư bản” (2). Có lần, Hiếu đến cổng công trường, “anh vào phòng thường trực đưa giấy giới thiệu. Nhân viên thường trực mặt lưỡi cày xanh rớt nhận giấy vừa nheo mắt lẩm bẩm đọc thì chuông điện thoại réo gọi. .. Người đeo kính đen (3) nghiêm mặt ra hiệu cho Hiếu ngồi chờ ở ghế dài bên tường rồi lại cắm cúi tiếp tục đọc giấy tờ. Trán anh ta bị tóc xỏa che mất quá nửa dưới cặp kính đen là nửa khuôn mặt trắng bệch như nến, nghiêm quá thành đuỗn đuỗn như mặt hình nhân. Cái miệng anh ta mím lại, chẳng thốt một lời, sao có vẻ kiêu kỳ hách dịch, làm cho Hiếu ngứa tay muốn vả vào cái miệng ấy một cái cho nó bớt làm bộ đi”. (tr. 145) -


      Ngôn ngữ mà tác giả thông qua nhân vật Hiếu để phê phán bọn quan liêu cũng rất sắc bén: “Cái thói chúng nó vẫn quan liêu hách dịch thế ! Phải vả vào cái mồm nó chỉ quen thói ăn của nhân dân và chỉnh người. Ngoài ra sống chết mặc bây” (tr 133) Không những thái độ quan liệu làm cho công nhân căm ghét mà còn ở hành động thực dân “đuổi thợ như bọn chủ Pháp ngày trước” (tr 170) và “khóng hề giải quyết quyền lợi của các quân nhân phục viên” (179) cũng khiến cho anh em công nhân phẫn nộ. Tinh thần đấu tranh của họ lên cao tới mức đã huy động được quần chúng tập hợp chống lãnh đạo, tổ chức biểu tình “phản đối khủng bố công nhân”, “ đòi bắt cán bộ bỏ rọ trả bộ công nghiệp”“yêu sách lên tận Thủ Tướng phủ” đòi giải quyết cấp bách các vấn đề thay đổi lãnh đạo, bảo đảm an ninh cá nhân và nâng cao mức sống tõi thiểu,..


      Người đọc còn cảm thấy trong Vào ĐỜI có nhiều nét phản ảnh tình hình sinh hoạt của nhân dân Hà nội bằng những hình ảnh vô cùng ảm đạm. Những lời chỉ trích cay chua về bao nỗi thiếu thốn, phiền nhiễu, bực mình trong đời sống hàng ngày được tác giả cho những công nhân tích cực nhất trong truyện phải than thở: “Bán thịt theo phiếu mà ưu tiên những món ngon cho người quen. Bán nước mắm thì pha nhiều nước muối và nước lá chuối. Nhiều hiệu ăn tiến bộ giật lùi, Phở vừa đắt lại vừa nhạt nhẽo” (tr.126) hoặc nhận xét về cái "trật tự mới» của thành phố Hà nội ngày nay: "Trong chợ, ngoài đường, loa phóng thanh nhức óc mà mấy ai nghe ? Có những chiều thứ bẩy, công an đứng hàng loạt ở đường phố Tràng tiền, cứ một chút, một chút lại huýt còi rinh lên khiến mọi người trên đường phố cảm thấy kém vui" (tr.327),


      Điều làm cho người đọc đặc biệt chủ ý là vấn đề cải cách ruộng đất đã được tác giả ghi chép khá đậm nét với những hình tượng sắc nhọn được láy đi láy lại như một điệp khúc não nề. Những suy nghỉ đau đớn, ray rứt, căm hờn, xót xa của Hiếu cũng được tác giả phân tích và cảm thông khiến độc giả có một cảm giác hết sức xúc động. Năm lần Hà minh Tuân nhắc lại cái hậu quả khốc liệt của cải cách ruộng đất là năm lần ông đay đi nghiến lại như một lưởi dao nhọn hoắt lùa vào thớ thịt buồng tim ! Cái còn lại ở người đọc là những hình ảnh ghê rợn được gợi lên nhiều lần như một ám ảnh ma quái Và những sai lầm nghiêm trọng của chính sách tàn bạo ấy đã được tác giả qui kết thành nguyên nhân của sự biến chất nơi con người Hiếu, gây một tác động xót đau mãnh liệt tới cuộc đời sau này. Hình ảnh treo cổ của người bố thân yêu mà “lưỡi thè lè ra ngoài mồm” khiến cho Hiến và độc giả không thể nào dung tha được cái chủ trương đấu tranh giai cấp phi nhân kia.


      Như trên đã nói, tiểu thuyết VÀO ĐỜI không những đề cập tới nhiều mặt, nhiều vấn đề nóng hổi của đời sống, từ cải cách ruộng đất, quản lý xI nghiệp, cải thiện dân sinh, chế độ phục viên, công an mậu dịch cho đến công tác hội nghị tuyên truyền, hoặc phê bình báo chí, văn nghệ chỉ biết “chỏm toàn những chuyện cảm động với những chuyện trỏn trĩnh tươi hồng đưa lên mặt giấy" (tr. 326), ở đâu tác giả cũng tỏ ra có con mắt quan sát tinh tế.

      Tóm lại, qua những kiểu người cụ thể, Hà minh Tuân muốn thể hiện bộ mặt xã hội và tương quan giai cấp trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Để hoàn thành công việc đó, tác giả đã không dựa vào thứ vốn sống bằng sự tô vẽ và cường điệu chủ quan, bằng những chất liệu giả tạo mà chính là ở sự trực tiếp thể nghiệm chân thành thông qua lý tưởng thẩm mhỹ nhân đạo nên tác phẩm đã giữ được tính chân thực, truyền cảm, gây nhiều tác động vào nhận thức và tình cảm của độc giả.


      Tuy nhiên, tác phầm VÀO ĐỜI vừa được xuất bản chưa đầy một tuần lễ thì đã gặp ngay phản ứng gay gắt của tập đoàn lãnh đạo chính trị miền Bắc, Tất cả báo chí Hànội - gồm đủ nhật báo, tuần báo, nguyệt san - đều nhận được lệnh của Đảng viết bài phê bình đả kích.


      Mở đầu chiến dịch đả kích là tuần báo Cứu quốc (4) với "Chúng tôi không tán thành cặp mắt của ông Hà minh Tuân trong cuốn Vào đời». Người viết bài là Nguyễn xuân-Bình cho rằng "Hà minh-Tuân vì muốn phản đối các nhà báo tô hồng xã hội nên đã phát động phong trào chống công thức, là dũng cảm phát hiện sự thật" rồi kết luận "dũng cảm kiểu ấy quần chúng không ưa đáu”.


      Tiếp đến báo Tiền phong (5) với "Vào đời bất lợi cho phong trào thanh niên xung phong tình nguyện công tác" của Thanh Bình. Bài báo kêu gào "Đấu tranh là việc cần thiết để ly cách cuốn Vào đời như cách ly một ổ truyền dịch. Song cần hơn nữa là phải tiến hành một cuộc đấu tranh mạnh mẽ chống lại những tàn dư của tư tướng Nhân văn - Glai phẩm đang được phục hồi trong tác phẩm Vào đời”.


      Nguyễn anh Tài trong báo Thời Mới (6), đưới nhan đề "Cần vạch ra thêm các loại tư tưởng xấu và cải ngầm trong cuốn Vào đời” đã thảng thốt kêu lên : "Nói về tác phẩm của bạn bè, chưa bao giờ chúng ta phẫn nộ như khi đọc Vào đời của Hà minh Tuân. Thật không thể nào nới tay được với tư tưởng trong sách của ông, một thứ tư tưởng chống đối, quá khích, trắng trợn và ngấm ngầm, nó tác động vào tinh thần người đọc chẳng kém gì văn nghệ phẩm phản động».


      Nhưng phản ứng quyết liệt và dữ dội nhất vẫn là nhật báo Nhân-dân, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Lao Động. Liên tiếp trong hai số (7), các cây viết phê bình của Đảng đã hốt hoảng thay phiên nhau kết tội Hà minh Tuân bằng những luận điệu trịch thượng, chụp mũ và đàn áp bất công. Dưới đầu đề "Vào đời, một cuốn tiều thuyết có hại», Minh Tâm, sau khi cho rằng lập trường tư tưởng của tác giả là lập trường của giai cấp bóc lột cũ vốn thù hằn cuộc đấu tranh giai cấp do đảng đề xướng, giai cấp này đã bị tiêu diệt về mặt kinh tế và chinh trị nhưng tư tưởng vẫn còn sống dai dẳng. Họ lại đem lý luận văn hóa, một số quan điểm xa lạ về triết học, chính trị, kinh tế, mỹ học, tiến tới uột bước cao hơn trình bày những quan niệm rộng rãi và mới mẻ về con người, về hạnh phủc, ước mơ, về mỹ cảm để đòi xét lại đủ mọi thứ chủ trương, chính sách. Minh Tâm còn độc đoán liệt kê tư tưởng của Hà minh Tuân vào loại tư tưởng cá nhân chủ nghĩa tư sản tùy theo điều kiện từng lúc mà thay đổi hình thức, sắc thái biểu hiện, một luồng tư tưởng hiện nay có một số hoàn cảnh đã chỗi dậy mạnh hơn trước, khá hung hăng, trắng trợn, đã được bộc lộ trong cách nhìn và thái độ hằn học bực tức của tác giả, để rồi khẳng định: "Không đập mạnh vào luồng tư tưởng chống đối này mà Vào đời minh họa bằng hình tượng văn học thì sự nhất trí về chính trị và tinh thần của toàn đảng, toàn dân ta không khỏi bị tổn hại».


      Cũng trên mặt báo Nhân Dân, trong bài "Vào đời xuyên tạc sự thật của chế độ ta". Trần Hạnh đã suy diễn một cách võ đoán rằng Hà minh Tuân không có lòng chân thành, trân trọng đối với những thắng lợi của cách mạng mà trái lại còn đả kích từng bước thắng lợi của đảng. Bài báo viết tiếp: “Vào đời là một trường hợp biểu hiện trắng trợn của cả một luồng tư tưởng xấu, mang nhiều độc tố, ngụy trang là cách mạng để công kích cách mạng. Có người cho rằng Vào đời chủ yếu là sự tích lũy vốn sống, không phải là do tư tưởng tiều tư sản, đo phương pháp tư tưởng lệch lạc chi phối mà còn đi xa hơn nữa. Cái chi phối quyết định những tư tưởng xấu của Vào đời chủ yếu là sự bất mãn và hằn học của những tư tưởng thù địch đối với đảng, cách mạng, chế độ, những tư tưởng đối lập với cải cách ruộng đất, cải tạo xã hội chủ nghĩa, chuyên chính vô sån».


      Cuối cùng, cả hai bài báo Nhân dân đã đặt trách nhiệm cho nhà xuất bản : "Nhà xuất bản, khi in cuốn tiểu thuyết này không nghiêm túc kiểm soát nội dung tư tưởng và nghệ thuật của nó, bây giờ đã nhìn thấy hết trách nhiệm của mình trước đảng, trước nghệ thuật chưa ? (Minh Tâm) và "Tại sao một cuốn sách xấu xa, thù địch và có hại nghiêm trọng như vậy lại có thể lọt lưới, ra mắt bạn đọc, gây nên những tác dụng, tiêu cực. Phải chăng đó là những tư tưởng hữu khuynh, một thái độ vô trách nhiệm, tác phong không nghiêm túc của nhà xuất bản?" (Trần Hạnh).


      Cũng nên nói thêm rằng sau khi tiểu thuyết Vào đời được phát hành, tuần báo văn nghệ (8) chỉ có một bài điểm sách ngắn nhẹ của Trần Hữu Thung, tác giả bài thơ "Thăm lúa" quen thuộc năm xưa, cho rằng "Hà Minh Tuân thiếu cái nhìn rõ ràng về tình hình toàn bộ của xã hộ1 ta cho nên không đánh giá được đúng đường đi của các nhân vật. Cái nhìn của tác giả Vào đời bị hút vào những chi tiết vụn vặt, những hiện tượng riêng lẻ và xoáy vào những điều chưa vừa ý, những khó khăn thiếu thốn với một thái độ bực bội, loay hoay».


      Sự kiện “phê bình lướt qua nhẹ nhàng của tuần báo Văn nghệ, - tiếng nói đại diện cho giới lãnh đạo văn học nghệ thuật miền Bắc - cộng với sự im hơi lặng tiếng của những cây bút phê bình chuyên nghiệp trong giới văn học như Hoài-Thanh, Trương-Chính, Vũ đức-Phúc, Lê đình-Kỵ, Vũ tứ-Nam, Như-Phong, Hoàng minh-Châu, Phong-Lê, Huệ Chi trước tác phẩm Vào đời cũng đã đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ.


      Nếu như sau này, trước áp lực chính trị cũa đãng Lao động, Nguyễn đình Thi, chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ đã bị buộc phải lên tiếng tự phê rằng "Tuần báo Văn nghệ đáng lẽ phải phân tích phê phán quyển sách này một cách kịp thời và nghiêm khắc thì chưa làm được nhiệm vụ chiến đấu của mình một cách nghiêm chính và đúng mức. Báo Nhân dân đã nhận xét và nhắc nhở điều đó rất chính xác. Ban biên tập tuần báo Văn nghệ chúng tôi xin chân thành tiếp thụ sự Phê bình của Đảng.” (9) và Hoàng trung-Thông, Giám Đốc nhà xuất bản Ván học cũng đã cúi đầu nhận tội: "Do lập trường tư tưởng không vững, do trình độ nhận định thiếu sót, mơ hồ, do tinh thần trách nhiệm còn kém, chúng tôi đã cho in một quyển sách có những lệch lạc nghiêm trọng về tư tưởng» (10) thì những lời thú nhận trơ trẽn đó cũng chỉ có ý nghĩa một câu chuyện khôi hài, mỉa mai, bởi lẽ rằng hầu hết các nhân viên trong hội đồng biên tập tuần báo Văn nghệ cũng như nhà xuất bản Văn học như Nguyễn đình Thi (chủ nhiệm tờ báo Văn nghệ), Hoàng trung Thông (Tổng Thư ký), Tú Mỡ, Chế Lan Viên, Lưu trọng-Lư, Nguyễn công Hoan, Đỗ Nhuận đều là đảng viên đảng Lao động, và trong mười lăm năm qua đã được đảng tín nhiệm tới cái mức trao cho họ quyền điều khiển. Như vậy, vấn đề chỉ có thể đặt ra là tập đoàn lãnh đạo văn nghệ miền Bắc, trước tình hình sáng tác đang bế tắc trầm trọng đã ngấm ngầm chủ trương mở lối thoát bằng cách để cho giới văn nghệ sĩ được phép đi ra ngoài cái khuôn khổ một chiều, cứng nhắc mệnh danh là phương pháp "hiện thực xã hội chủ nghĩa”. (Giống như tình hình văn nghệ ở Nga sô Vào cuối năm 1962, một nhóm nhà văn trong số đó có văn sĩ lão thành Ehrenbourg đã gửi kiến nghị lên trung ương đảng yêu cầu cho phép các khuynh hướng văn nghệ được chung sống hòa bình). Hoặc ngược lại, giới lãnh đạo văn nghệ Hà nội đã thi hành chủ trương của đảng muốn thực hiện âm mưu kiểm soát tư tưởng của người cầm bút bằng cách tái diễn tấn thảm kịch Nhân văn Giai phẩm trước đây.


      Trở lại vấn đề nhận định về động cơ sáng tác của Hà minh-Tuân. Có thể có người nghĩ rằng viết Vào Đời, tác giả nhằm mục đích chống đối chế độ bằng cách phơi bày ra ánh sáng một bức tranh đời sống trăm bề đen tối. Quan điểm nhận định này sẽ đưa đến kết luận Hà minh Tuân, một nhà văn đã kế thừa truyền thống bất khuất của anh em Nhân văn Giai phẩm, can đảm đứng lên tố cáo chế độ miền Bắc qua tác phẩm hiện thực phê phán của mình. Một nhận định khác có chiều hướng khá hợp lý là sáng tác Vào đời, dụng ý của Hà minh-Tuân là muốn thông qua những bước trắc trở trong đời sống mà nói lên sự tiến bộ trưởng thành của con người. Một mặt khác, tác giả muốn khẳng định một kinh nghiệm rằng tất cả những con người xấu xa và lạc hậu sẽ bị cuộc sống đi lên đào thải. và muốn trực tiếp góp phần cải tạo xã hội, tác giả Vào đời đã dùng đến hình thức văn nghệ như một phương tiện cần thiết để đả kích, phản đối, thủ tiêu các hiện tượng trì trệ, u-ám, còn tồn tại trước mắt.


      Dù sao, căn cứ vào nội dung tác phẩm, người đọc chỉ biết rằng VÀO ĐỜI đã phát hiện và nêu lên những mâu thuẫn sâu sắc của xã hội nhằm biểu hiện cái qui luật vận động của cả một thời đại đang bị dày xéo tơi tả bởi cơn bão táp chính trị độc tài. Như thế nghĩa là qua khâu trung tâm tác phẩm, tác giả đã phản ảnh được phong trào đấu tranh âm ỉ, phát triển và bùng cháy, trong lòng cuộc sống và thái độ, phản ứng của tuyệt đại bộ phận nhân dân trong cuộc đấu tranh với bạo quyền để giành cơm no áo ấm và quyền được làm người.


      Việc thể hiện yêu cầu nội dung tư tưởng trên đây đòi hỏi ở tác giả một năng lực nhận thức và một vốn sống phong phú. Hà minh Tuân có đáp ứng thỏa mãn yêu cầu thiết thân đó không?


      Trước hết chúng ta có thể trả lời dứt khoát là Hà minh-Tuân không bóp méo sự thật và thiếu thành thực để thổi phồng những cái lẻ tẻ thành rộng lớn, bao trùm, "đánh tráo những cái trắng thành đen, phải thành trái" như báo Nhân dân đã xuyên tạc. Lại càng không phải Hà minh-Tuân chưa nhuần nhuyễn vốn sống, suy diễn chủ quan.


      Cần phải nói ngay rằng tiểu thuyết VÀO ĐỜI đã được xây dựng bằng nhiều rung cảm. bằng sự quan sát nghiên cứu nghiêm túc hiện thực của đời sống. Chính Hà rninh Tuân cũng đã có một thời gian dài đi về kiểm tra tài liệu sáng tác ở các xí nghiệp chế tạo cơ khí tại Hà nội. Cũng không phải là vô cớ mà Hà minh Tuân đã được đại diện cho Hội Nhà văn đọc tham lnặn về “Vấn đề phản ảnh và xây dựng cuộc sống mới, con người mời trong giai cấp công nhân" tại đại hội Ván nghệ lần thứ ba trước đó chưa đầy sáu tháng. Dấu vết rõ rệt nhất về việc thâm nhập thực tế của tác giả Vào đời đã được biểu lộ cụ thể trong những cảnh sản xuất, thao diễn kỹ thuật và sự khắc họa tinh cách nhân vật trong truyện với những hành động, tâm lý, những biến cố, xung đột, các vấn đề nóng hổi nêu lên trong truyện, nhất định không phải là sản phẩm của tưởng tượng.


      Một mặt khác, quá trình sáng tác nghệ thuật là một quá trình có ý thức chứ không phải là một quá trình tự phát. Cuộc đời mà nhà văn muốn nói chính là kết quả của sự qnan sát, đối chiếu, suy nghĩ chín chắn về các hiện tượng trong xã hội.


      Nếu nói rằng tác phẩm nghệ thuật nào cũng là một hành động xã hội thì dĩ nhiên mỗi khi được ra đời, đều có ảnh hưởng lớn đối với quần chúng độc giả. Nhà văn nào khi sáng tác dù muốn hay không, cũng phải đứng trên lập trường, quan điểm chính trị, tư tưởng, đạo đức của một tầng lớp xã hội nhất định để mà đề cập, kiến giải, bày tỏ thái độ của mình đối với các hiện tượng, các vấn đề của cuộc sống. Quan niệm như vậy, người ta sẽ dễ dàng đồng ý với nhau rằng Vào đời đã phản ảnh thực tế điền hình trong đời sống phấn đấu của công nhân đồng thời cũng đang phát huy những nhân tố tích cực có tính cơ động trong việc giải quyết các mâu thuẫn đó. Bước vào đời của cô Sen, nhân vật chính trong truyện, cũng là bước vào đời oan nghiệt, éo le, đầy bất trắc, sóng gió; điển hình cho thế hệ thanh niên miền Bắc hiện nay. Thái độ tác giả hưởng ứng các hoạt động của nhân vật trong truyện cũng là thái độ tiêu biểu cho cả một khối ý chí và tình cảm triệt để đối kháng nhằm góp phần cải tạo cái xã hội bất công, thối nát, sa đọa.


      Riêng mặt văn học, VÀO ĐỜI có tác dụng khai thông cho những xu thế bế tắc, trốn tránh, hoặc xu nịnh, tô hồng xã hội. Và nhờ có sự cân đối giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, VÀO ĐỜI là một thành công mới của Hà minh Tuân. Có nhận thức như vậy người ta mới không lấy làm ngạc nhiên trước những phản ứng quyết liệt và bất công của tập đoàn thống trị miền Bắc đối với một nhà văn còn giữ được ít nhiều tính chất trong sạch của lương tâm, và do đó, bất chấp mọi đe dọa, cực hình của những bàn tay hung hãn luôn luôn can thiệp vào Văn nghệ.


      SÔNG THAI

      (trích ở Mười lăm năm văn học nghệ thuật miền Bắc)

      Sông Thai

      Nguồn: Nhà thơ Trần Hoài Thư gởi

      CHÚ THÍCH:


      1) Tương đương với trình độ đệ Tam ở VNCH.-Chú thích của người viết.

      2) Chữ dùng của Hà minh Tuân.

      3) tức Chiến, trưởng phòng tổ chức của nhà máy.

      4) Số ra ngày 26.6.1963.

      5) Số ra nbày 28.6.1963.

      6) 5ố ra ngày 25.7.19ó3.

      7) 5ố ra ngày 29.6 và 13.7.19ó3.

      8) Số ra ngày 28.6.1963.

      Kể từ tháng 5-1963, tuần báo này thay thế tuần báo Văn học và nguyệt san Văn nghệ cũ. Chú thích của người viết.

      9,10) Số 10 ra ngày 5.7.1963.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nguyễn Tuân sau ba mươi năm cầm bút Sông Thai Nhận định

      - Đọc Vào Đời của Hà Minh Tuân Sông Thai Nhận định

    3. Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam (Trong Nước) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Văn Học Nghệ Thuật Trong Nước

        Cùng Chỉ Số (Link)

      - Thân phận trí thức trong xã hội cộng sản (Đọc “Tuỳ Tưởng Lục” của Ba Kim) (Vũ Thư Hiên)

      - Tuyên bố của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam về Giải Văn Việt lần thứ Ba (Văn Đoàn Độc Lập)

      - Phê Bình Văn Học Hôm Nay: Phê Phán Nhiều, Sáng Tạo Ít (Vũ Tú Nam)

      - Hà Minh Tuân: Giữa hai trận tuyến ngu ngơ

      (Lê Xuân Quang)

      - Trần Đĩnh - Đèn Cù, Số Phận Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      - Nghi Án 60 Năm (Trần Gia Phụng)

      - Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn: Quang Dũng, ... (Lý Hồng Xuân)

      - Thụy Khuê với Nhân Văn Giai Phẩm (Hồ Trường An)

      - Ghi (1954 - 1960) (Trần Dần)

      - Thụy An (1916-1989) (Thụy Khuê)

      Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)

      Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)

      Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)

      Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)

      Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)

      Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)

      Ba Người Khác (Tô Hoài)

      Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)

      Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)

      Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)

      Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối

      (Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)

      Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam

       (Nguyễn Hưng Quốc)

      Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)

      Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)

       

      Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):

      Tập I:  Nhân Văn Giai Phẩm

      Tập II: Cải Cách Ruộng Đất

       

      Tác Giả

       

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Bùi Ngọc Tấn,  Hà Minh Tuân,  Hoài Thanh,  Hoàng Cầm,  Hữu Loan,  Lưu Hữu Phước,  Lưu Quang Vũ,  Nguyễn Bính,  Nguyễn Công Hoan,  Nguyễn Khải,  Nguyễn Mạnh Tường,  Nguyên Ngọc,  Nguyễn Tuân,  Nguyễn Xuân Khoát,  Phan Khôi,  

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Việt Dương và Trần Thị Nguyệt Mai Với “Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ” (Phan Tấn Hải)

      Tản mạn về “Hạ đỏ có chàng tới hỏi” (NP Phan)

      Tưởng nhớ Hoàng Ngọc Tuệ (Ngô Nhân Dụng)

      Trần Lê Nguyễn - Một thời có bão (Trần Áng Sơn)

      Trịnh Y Thư - Và khi về ngồi dưới những gốc nho biển (Bùi Vĩnh Phúc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)