1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nguyễn Tuân sau ba mươi năm cầm bút (Sông Thai) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      14-10-2016 | VĂN HỌC

      Nguyễn Tuân sau ba mươi năm cầm bút

        SÔNG THAI
      Share File.php Share File
          

       

      (Nguồn: Giai phẩm Văn học chủ đề viết về Nguyễn Tuân)

      L.T.S (VH). Bài này đã được đăng trong Văn học số ra tháng 8-1963 dưới nhan đề “Nói về Nguyễn Tuân, từ Vang bóng một thời tới Sông Đà nhân dịp nhà Cảo Thơm tái bản Vang bóng một thời.” Nay, do lời yêu cầu của tòa soạn, tác giả đã sửa chữa và bổ sung thêm một ít chất liệu mới đặng phù hợp với chủ đề của số báo này và cũng là đóng góp thêm vào việc tìm hiểu chính xác một nhà tùy bút ưu tú nhất của nền văn học hiện tại nước ta.

      NGUYỄN TUÂN VÀ TÁC PHẨM TRƯỚC 1954



            Nhà văn Nguyễn Tuân
            (1910 - 1987)

      Có những văn nghệ sĩ, trong suốt cả cuộc đời, chỉ cần một tác phẩm xuất sắc là đủ chiếm một địa-vị rực rỡ và tên tuổi của họ được ghi đậm nét trong lịch-sử Văn-học. Đó cũng là trường hợp Nguyễn Tuân với VANG BÓNG MỘT THỜI


      Viết về Nguyễn Tuân - hầu hết các nhà phê bình đều nhất trí nhận định rằng ông là một nhà tùy bút thâm niên, thành thạo, có một cá tính sắc sảo và một phong cách độc đáo nhất trong làng Văn.


      Quả vậy, trong văn học hiện đại Việt Nam, có lẽ Nguyễn Tuân là người đầu tiên dùng đến thể tùy bút và cũng nhờ ông, thể loại tùy bút ngày càng phát triển và được nâng lên một bước mới cơ hồ tạo thành một thứ tùy bút tiểu thuyết. Đặc biệt, Nguyễn Tuân lại có một giọng văn khinh bạc, tài hoa, một ngòi bút trữ tình lai láng, rất thuận tiện cho việc mượn ngoại cảnh để gởi gắm tâm tư của mình cũng như dễ dàng biểu hiện cái tâm trạng băn khoăn, chán ngấy, bi quan, thứ tâm trạng điển hình của giai cấp trí thức tiểu tư sản trước cuộc sống bế tắc và cảnh trời ngột ngạt dưới chế độ xưa.


      Mặt khác, dưới chế độ thực phong xưa, nếu như có những nghệ sĩ đã tìm về quá khứ vàng son để rồi ngất lịm trong những “thú đau thương”, thì Nguyễn Tuân đã đi vào dĩ vãng với thái độ của một lữ khách đi tìm những cảm giác lạ, những cái đẹp nghệ thuật, như Vũ Ngọc Phan đã nói: “Đọc VANG BỎNG MỘT THỜI của Nguyễn Tuân, chúng ta có cảm tưởng như ngắm những bức tranh cố, như một nhà nho theo chủ nghĩa tả thực mỹ thuật.” (réalisme pittoresque). Thái độ ấy, đối với chúng ta ngày nay, cũng cần được cảm thông sâu sắc.


      Một đặc điểm nổi bật khác của con người Nguyễn Tuân mà không một nhà nghiên cứu phê bình văn học nào không nhận là tác giả VANG BÓNG MỘT THỜI là người có một đời sống nôi tâm rất phong phú, nhưng lại hay tỏ ra hoài nghi, dao động; môt trí óc thông minh, hiểu biết sâu sắc về cuộc đời, về lòng người; một khiếu quan sát rất tinh vi, tế nhị cộng với những giác quan rất nhạy bén. Ông lại hay la cà, tỉ mỉ, lẩn thẩn, ham đọc, ham chơi, thích đi sâu vào chi tiết của sự vật, ngõ ngách của lòng người. Cho nên người ta không lấy làm lạ rằng có những điều mà nhiều người chưa được biết, ông đã phát hiện ra trước tiên hoặc có những cái rất bình thường nhưng dưới ngòi bút của ông đã thành ra to chuyện. Hay nói cách khác, ông đã biết “lấy một tỉa sáng nhỏ rồi từ đó cho thấy bùng lên."


      Về sau này, chính Nguyễn Tuân cũng đã tự nhận rằng trước kia ông đã sống tuyệt đối bằng cảm tình, chỉ dựa hoàn toàn vào những cảm xúc bản năng và phản ứng tình cảm để đánh giá cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác. Cũng trong một bản tự phê (1). Nguyễn Tuân đã bộc lộ “Trước kia tôi là người của thuyết hư vô và nhiều lúc đã quan niệm rằng người trí thức chân chính là người phải hoài nghi tất cả.” Thật ra, trước đó hơn mười năm, nhà phê bình Nguyễn Ngọc Phan cũng đã thấy rằng Nguyễn Tuân “có khuynh hướng về chủ nghĩa vật chất và gần như muốn tin ở cái ma lực ở bản năng” (2)


      Về sự nghiệp của Nguyễn Tuân, không những Vang bóng một thời, tác phầm đầu tay của ông (1940) là một văn phẩm gần tới sự toàn thiện, toàn mỹ (3) mà còn là một chứng từ chính xác, súc tích về một nhà văn lấy sự phát triển bản năng làm lẽ sống cho đời mình.


      Nội dung chủ yếu của “Vang bóng một thời” phản ảnh một cách có hệ thống những sinh hoạt tinh thần của lớp người phong kiến đã tàn tạ, lớp nhà nho mà cuộc đời đã tới giai đoạn xế chiều: một gia đình án sát sa sút trong loạn lạc, một viên tướng cờ đen oai phong lẫm liệt nay làm nghề địa lý, có một nếp sống khá ly kỳ: “Hai móng tay út lá lau của y luôn luôn phải rửa bằng chanh, mỗi ngày hai bữa rượu và mỗi phiên chợ lại một bữa thuốc phiện", một cụ thượng Nam-Ninh về trí-sĩ, một cụ ấm sáng nào cũng uống trà và mỗi lần uống xong lại bắt người trưởng nam giở tập Cổ Văn ra bình lại mấy bài “Trà ca” của Lư Đồng; một ông phủ già, góa vợ, chết con về hưu làm nghề thả thơ; một cụ ký “nguyện đem cái quãng đời xế chiều của một nhà nho để phụng sự lũ hoa thơm cỏ quí gọi là kiếm một công việc nhàn nhã cho quảng chót một kiếp dư sinh”.


      Tóm lại, viết Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân làm việc của một người đi khơi lại đống tro tàn của dĩ vãng để tìm cái đẹp, cái vui trong những “bữa tiệc đầu lâu”, bữa tiệc “Hương cuội”, trong những cuộc “Đánh thơ”, trong những “Chén trà trong sương sớm”, “Những chiếc ấm đất”, những “Chữ người tử tù”, tất cả những nét đẹp xưa đã mất hút. Ngòi bút ưu tú, dí dỏm của Nguyễn Tuân đã dồn cả linh hồn vào việc chắt chiu, gạn lọc những nét đẹp trong lúc biểu hiện cuộc sống, vì thế nên những nhân vật trong tác phẩm đầu tay của ông cũng có những cá tính và phong cách đặc biệt của họ.


      Loại nhân vật thứ nhất là những ông phủ, ông nghè, ông thượng, ông ấm. Họ không phải là lớp quan lại hám danh lợi, lớp người tiêu biểu cho giai cấp phong kiến hào cường mà chính là những kẻ biết sống thanh cao, ưa nhàn hạ, biết hưởng thụ, nhấm nháp một cách khá trịnh trọng. Trong nếp sống cầu kỳ của họ, Nguyễn Tuân đã bắt gặp những cái đẹp khả ái. Đây là một cụ ấm thích uống trà trong sương lạnh buổi sáng và chưa bao giờ ông già này dám cẩu thả trong cái thú chơi thanh đạm này. Pha cho mình cũng như pha trà mời khách, cụ ấm đã đặt vào đấy bao nhiêu công phu, những công phu đó đã trở nên lễ nghi, và, “nếu trong ấm trà pha ngon, người ta chịu nhận thấy một chút mùi thơ và một tí triết lý và tâm lý"; kia là một cụ ký đã trút cả quãng đời tuổi tác của mình vào việc chăm sóc một vườn hoa quí. Cụ thường nói: “Người chơi hoa nhiều khi phải lấy cái chí thành, chí tình ra mà đối đãi với cả đến cái đẹp không bao giờ lên tiếng nói. Như thế mới phải đạo, đạo của người tài tử”.


      Loại nhân vật thứ hai được tác giả trìu mến là một số giang hồ lãng tử, phiêu bạt đó đây, đóng vai trò “nghệ sĩ" trước cuộc đời. Đấy cũng là loại người hiện thân cho niềm khát vọng xê dịch của Nguyễn Tuân. Trong cuộc sống lang thang của họ, Nguyễn Tuân cũng thấy một cái gì đáng nâng niu, một lối thoát thỏa đáng trước cuộc sống bế tắc của xã hội nói chung, Phó Sứ và Mộng Liên là một đôi tài tử đã lê chân khắp một giải Trung Kỳ để làm nghề đánh thơ. Mỗi tuần trăng, cặp tài tử này có mặt ở một tỉnh. Cuộc đời họ bềnh bồng trôi giạt khắp nơi và cuối cùng, người chồng nghệ sĩ kia đã phải nhắm mắt giã biệt thế gian ở cái chân đèo Ngang trên con đường vô định. Cả hai đều mang nặng một tâm hồn lãng tử. Lối sống của họ cũng chịu ảnh hưởng khá nhiều của nhân sinh quan Lão Trang: Ông sống “cuộc đời hình như người ta chơi vậy thôi". Quả là một người không có lấy một giây phút trịnh trọng đối với nhân sinh: “Cái hành trang của người nghệ sĩ không chịu sống cho người khác và hòa theo với những người chung quanh thực khó mà dò hỏi.” Tiếp đến phó Sứ và cử Hai chính là tiền thân của anh chàng Nguyễn “Thiếu quê hương” đã trước bạ cuộc đời mình vào địa dư của trái đất và luôn luôn thèm đi để hưởng thụ thật nhiều cái “bất thình lình và mọi cái không chờ đợi.”


      Qua những loại người khác nhau, Nguyễn Tuân trước sau cũng tìm thấy ở họ những nét đẹp của nghệ thuật, ngay cả trong những lối sống khá lập dị, cầu kỳ. Ở đâu và bao giờ Nguyễn Tuân cũng tìm thấy cái đẹp nên đôi khi cái đẹp của ông xuất hiện vào những trường hợp khá oái oăm, và tàn nhẫn: Đó là cái đẹp của nghệ thuật ném bút chì, cái đẹp của những dòng chữ của một người tử tù, cái đẹp của nghệ thuật chém treo ngành rất ngọt.


      Tóm lại, qua “Vang bóng một thời”, người đọc đã thấy Nguyễn Tuân đã dựng lại một hình ảnh thời đại đã chìm khuất trong những bức tranh cổ bằng những mầu sắc, đường nét rất đậm đà. Nguyễn Tuân đã đưa người đọc tìm về với những gì khả ái của dân tộc mà những biến chuyển của thời đại đã che mất. Thấp thoáng sau cái không khí cổ kính của tác phẩm, vẫn là nhân vật có một phẩm chất cao quí - một viên quan coi ngục, một người tử tù viết chữ đẹp, một cô tú tần tảo nuôi em ăn học - và một vài phong tục, tập quán rất gần gũi chúng ta như uống trà, chơi chữ, chơi đèn kéo quân, đáng cho chúng ta trân trọng nâng niu.


      Hoài niệm dĩ vãng và ham muốn xê dịch chính là đặc điểm của Nguyễn Tuân. Như trên đã phân tích, sống giữa xã hội thực dân bán phong kiến ngột ngạt và tù túng, cái thú thích được xê dịch chính là thái độ phản ứng tiêu cực của những người bất lực. Đối với họ, xê dịch còn có nghĩa như một phương tiện giải thoát. Đặc biệt, Nguyễn Tuân quan niệm việc xê dịch như một lẽ sống thiêng liêng. Ngay những năm đầu bước vào nghề, ông đã chủ trương “Đi để viết”“chỉ có đời sống rộng rãi mới dạy cho con người ta viết được những câu đẹp đẽ. Và ở một người, viết văn để yêu sống, để tìm nhân loại, để tìm mình trong nhân loại, để được thấy nhân loại trong mình, cái phòng làm việc của người ấy đặt ngay giữa cuộc đời. Tấm lòng kẻ sĩ ở giữa cuộc sống muôn hình đã đủ là một cái thư viện rồi". (4)


      Nguyễn Tuân “nguyện đem cả một kiếp sống để phụng sự xê dịch” (5) vì theo ông: “không gì thiệt thòi bằng trung thành với một chỗ ở”, (6). Và cũng theo Nguyễn Tuân thì “muốn đi đâu thì đi, miễn là đừng ở mãi chốn này. Phải thay đổi” (7). Ông nghiện xê dịch đến độ không những muốn được đi trong lúc sống mà còn muốn được đi cả sau khi chết: “Ta muốn sau khi chết, người đời thuộc da ta làm va li" (8). Ông còn đưa ra nhiều lý do khác để biện minh cho cái sở thích nay đây mai đó của ông; nào là “vì số tử vi có sao thiên mã cư mệnh ”, nào là “vì sản nghiệp tinh thần di truyền do tố phụ lưu lại", nào là vì “ở đây nhiều người trong chỗ cố giao đã chán tôi lắm và tôi cũng đã lấy làm ngán nhiều cho vô khối người trong cái đám tri kỷ rồi”, (9). Một dịp khác, ông tuyên bố: “Trong cuộc thi đường trường, cua rơ kia buồn rầu một khi hắn đến đích” và trích như một thái độ ủng hộ lập trường của ông: “Mais les vrais voyageurs sont ceux-là seuls qui partent pour partir”, (Chỉ những kẻ đi để mà đi mới là những nhà du lịch chân chính).


      Nếu như ngày xưa, gót chân lãng tử của Nguyễn Du, trong hàng chục năm, chỉ xê dịch trong cái trục giao thông Vinh - Thanh Hóa - Hà Nội, thì từ sau ngày toàn quốc kháng chiến chống Pháp, hoàn cảnh lịch sử đã làm cho ông thỏa mộng sông hồ một phần nào. Cũng như phần đông văn nghệ sĩ yêu nước, Nguyễn Tuân đã chuyển mình đứng dậy, từ bỏ cái tôi bé nhỏ để hòa mình vào cái ta lớn lao của dân tộc. Ông vác ba lô lên đường vào tận mặt trận Tuy Hòa. Ngoài giờ công tác, ông say sưa với cái thú “ngày ngày ăn vã thịt công bắn được, nói truyện rồi lại đánh cờ với anh Đại đội trưởng” hoặc thỉnh thoảng “uống một chén cà phê nóng sau những ngày hành quân". Từ Khu V, Nguyễn Tuân lại mang ba lô trở ra Khu VI tham gia vào một đoàn kịch tuyên-truyền lưu-động. Những ngày tháng sống ở Nghệ An, trong lúc đó đây vẳng tiếng đại bác, cốt mìn, hoặc khói lửa ngùn ngụt bốc cháy từ một thôn ấp hẻo lánh, Nguyễn Tuân vẫn bình thản, ung-dung nhắc đến cúc “đại đóa” hoa “lay ơn”, hoặc nói đến cái “gió Lào” bằng một giọng văn rất mực tài-hoa son trẻ và rất tự do hòa bình:

      “Tháng Tư âm lịch, gió Lào đêm ngày nối tiếp kêu gào. Có lúc gió rống lên như đàn chó già sủa bóng. Bị lục địa xua rượt từ Tràng Sơn thốc ra bể Đông gió chạy một chiều rất nhanh, rất bạo, qua một cái tỉnh vẳng rộng.


      - Khí trời ong óng, khí người ráo kiệt. Chao ôi! Còn thứ giống đực giống cái nào dám nghĩ đến nhau lúc gió Lào đang về này! Thật chỉ là một nỗi khát nước vô cùng tận, nó mê sảng, khố đau gấp bội lúc bị trúng đạn máu ra nhiều. Giờ đang cấp bức lên đường, đang chui bừa qua những dãy phố gạch không một cái nào còn cửa mà ngăn mà đóng! Một đàn bướm trắng xập xòe trên cái tay chói thắm của cánh son cánh phượng, không rõ từ đâu hiện ra, cánh bướm do dự trên đầu mình, trên tầm mình bay không mỏi và cả đàn lấp lánh, nhấp nhoáng giống hệt chất đuya-ra tàu bay. Đàn bướm mỏi dò dẩm đặt chân lên lưng gió Lào, nhưng gió trơn, gió lấn mạnh quá, đàn bướm trắng liền nhào vào một toa xe lửa chỉ còn vỏn vẹn có khung hoa sắt nằm tênh hênh bên đống đá trước kia là đường thiết lộ” (10)

      Từ khu IV, Nguyễn Tuân lại khoác ba lô ra khu III, lên Việt Bắc. Nơi đây lạ cảnh lạ người, cái khiếu quan sát của ông lại có dịp phát triển, như khi “qua suối” ông lần thần nhìn “thấy hiện ra một người đàn bà Thái nạ dòng váy nhễ nhãỉ nước suối, không phân biệt được đường viền ngũ sắc mép xiêm đúng là màu cầu vòng gì, bên hông thõng xuống một lẵng rêu mượt” hoặc giác quan ông được kích thích đen tột độ trước cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ:

      “Ngày lại ngày, sớm đi chiều ngừng, chân tôi cộng những cây số, cộng những giờ đi rừng, cho tới một lúc không thèm đếm nữa. Kể cũng đã khá thời gian và cũng đã nhiều không gian Việt-Bẳc. Nhưng tôi vẫn không thoát được núi rừng. Tôi vẫn là người tù của thung lũng. Tôi lúng túng bé nhỏ trong những lòng chảo bậc thang. Mặt trời chỉ còn mọc và lặn trong thói quen của ký ức tôi... Ở đây xanh đến phát bực lên được. Cây xanh, lá xanh, đá xanh, đất xanh, quần áo lam xanh, da bệnh xanh, và gặp ngày phiên thì cả cái chợ ấy cũng xanh um một màu chàm, Đi sâu vào núi rừng chỗ cao chót vót có những điểm trắng lốm đốm nhà Mán nó làm cho mắt tội được đổi món. Ở đây xanh mãi, xanh vĩnh viễn, xanh tất cả, chỉ có lửa lớn đốt rừng làm rẫy mới thỉnh-thoảng đổi màu sắc đi đôi chút. (11)

      Suốt gần chín năm chống Pháp Nguyễn Tuân đã có mặt trong hầu hết các vị trí kháng chiến. Khi thì trà trộn vào đám người buôn lậu ở Đồng-Quan, Cống Thần, những nơi mà ông cho rằng “cọ chạm với nhiều thứ tâm lý tiêu cực của thời đại”. Rõ ràng là ông đã được chứng kiến đủ các nếp sinh-hoạt của mọi tầng lớp nhân dân nhờ những chuyến ngược xuôi đó đây:

      “Thuyền tôi qua cầu Bố, thuyền tôi qua quán Bóng, thuyền tôi trôi xuống cống Đồng-Quan - tôi là khách lạc điệu giữa một chuyến đò đông - Khoang đò chật thế mà cũng có người cố cởi được cái váy ra để bán buôn cho người khác vừa ăn giá xong. Váy rộng đúng bảy bức. Sột sệt thứ vải đen Mỹ rộng thước mốt Tây. Dép bán, váy bán, đèn pin bán, người đàn bà mặc quần lót ấy còn bán những gì nữa?!!!” (12)

      Nếu như dưới chế độ Pháp-thuộc, hoàn cảnh o ép đã khiến Nguyễn Tuân trở nên khinh-bạc, phóng túng hình-hài thì ngay từ sau ngày kháng-chiến toàn quốc bùng nổ, tâm hồn ông trở nên bình dị và giọng văn cũng ấm-áp, đôn-hậu hơn, nhất là đối với các trẻ nhỏ, tiếng nói của ông rất đỗi trìu mến như một lời ru hiền hòa: " Tôi muốn ôm các em vào lòng mà thủ-thỉ: Rồi đây trường kỳ kháng chiến sẽ lấy mất của các em những cái gì là thân nhất của ấu thơ. Các em, rất có thế lắm, sẽ lạc mất cả cha mẹ. Mất cha mẹ, anh em nhưng không nô - lệ và rồi các em sẽ được trưởng thành trong độc lập của dân tộc” (13).


      Người ta vốn biết Nguyễn-Tuân là một nhà văn chủ quan hạng nặng. Ông thường nhìn ngắm, ghi chép cảnh vật qua cái màn sương tâm tình. Những khi ông quan sát hiện thực bên ngoài cũng chỉ là để chú ý đến tâm tình của người hay cảnh mà thôi. Có lần ông đã đưa phương châm sáng tác đó ra phổ biến như một kinh nghiệm quý báu:

      “Tôi đã có được ít nhiều kinh- nghiệm về việc sống, tài liệu sáng tác vào những dịp theo đơn-vị đi nhổ các đồn. Cái chính không phải là đi xem đánh đồn và vào cái đồn cháy cho nó thỏa thích hiếu kỳ của mình. Cái quý giá nhất về tài liệu mỗi đồn đánh là ở chỗ không khí chuẩn bị cho trận đánh và sắc thái sinh-hoạt của dân chúng quanh cứ điểm. Sau trận đánh, trước trận đánh, và nhất là cái phần phối hợp giữa quân và dân chính giữa lúc đánh. Nếu không nhận kỹ mấy điểm căn-bản này thì theo đơn-vị đi dự rất nhiều lần đánh, sự thu-thập tài-liệu cũng không tiến được mấy. Cái đồn cháy nào mà chẳng có súng nổ. Cả hai phía và bao giờ mà chẳng có khói lửa nghi-ngút cùng tiếng reo hò” (14).

      Nhà văn chủ quan Nguyễn-Tuân lại là một nghệ sĩ, một thi sĩ. Vì thế, bao giờ và ở đâu ông cũng không thể bỏ qua những hiện tượng có thề gây xúc-cảm. Chỉ một cái bánh sắt ô-tô oằn lên ông cũng thấy giống như một cái bánh đa ướt. Ở rừng, ông chú ý đến nấm than, nấm mối mọc lên sau kỳ mưa. Giữa chiến dịch, ông nói chuyện “câu được một con giải to gần bằng cái nong, thịt giải ngon, ăn uổng ròng-rã ba ngày, vui quá." Mùa Xuân đến, ông nhớ tới chuyện bẻ lộc, bàn tán về hoa đào v.v... Do những suy-nghĩ chủ quan, ông lại thường gán cho người khác tâm tình của mình. Trong bài “sau đêm 19 tháng Chạp”, có đoạn ông viết: “Giăng tháng Chạp trong sáng như giăng đêm hè. Lặng lẽ bên chiến-lũy, người chiến sĩ bồn-chồn lấy cái lưỡi lê đâm vào mặt trăng in rõ nơi vũng nước đọng hầm đào” (Tùy bút kháng chiến). Cũng do cái bệnh ham mê thanh sắc ưa ngắm nghía cái đẹp hình thức nên đôi khi Nguyễn Tuân chợt thấy khoái cảm trước một hiện tượng chẳng lấy gì là thơ mộng. Chẳng hạn có lần ông đã thi vị hóa một cái nhìn đã lỗi thời: “Cô bé bị hãm hại rực tươi những loang lổ nằm gọn như lá đông hồng” hoặc dưới mắt ông, trái tim rách nát của một du kích quân bị giặc mổ bụng trông lại thấy đẹp: “Mọí quả tim dân quân bị hy sinh nằm trên bụi dứa khuất nẻo lại giống như một củ thủy tiên nấu hẹ của ngày khai hạ” (Đường Vui).


      NGUYỄN TUÂN VÀ TÁC PHẨM SAU ĐẤT NƯỚC CHIA ĐÔI


      Dù con người cũ thỉnh thoảng có thức dậy trong bản thân Nguyễn Tuân song nói chung, vào những năm đầu kháng chiến, khả năng của ông vẫn không bị thui chột và nhất là đời sống tỉnh thần của họ Nguyễn lại trở nên lành mạnh hơn theo nhịp trống chống xâm lăng.


      Phải đợi cho tới ngày tiếng súng kháng chiến toàn quốc ngừng nổ, Nguyễn Tuân mới bắt đầu đi vào bước ngoặc của đời mình. Nếu hiệp nghị Genève đã phủ xuống nhân dân miền Bắc một màu tang thê lương thì đồng thời cũng đã xô đẩy văn nghệ sĩ bên kia vĩ tuyến 17 vào con đường sa lầy, tắc nghẽn như mọi người đã thấy rõ.


      Ngay sau khi tiếp quản Hà nội, chính quyền Hà nội miền Bắc đã khôn khéo o bế, mua chuộc các văn nghệ sĩ tiền chiến (Mất một giòng)... Nguyễn Tuân thuộc vào giai cấp lảnh đạo văn nghệ, tức là thành phần “trịnh trọng thắt cà vạt đỏ, đi giày da vàng, đọc đít-cua và nhom nhoàm ăn tiệc rồi lại xách va li đi đó đi đây” (16) Trong hai năm hòa bình, họ là những “nhà văn có khi bị buộc chặc vào địa vị bằng những sợi lụa có tẩm thuốc độc”“tác phẩm của họ ngày nay chỉ là chỉ thị, kế hoạch, công văn” (17). Nguyễn Tuân được cử vào phái đoàn di dự hội nghị tại Helsinki. Trở về Hànội ông viết tùy bút “Phở” cho đăng trên tuần báo Văn (số ra ngày 10-5 và 17-5¬1957). Ở đây, Nguyễn Tuân lại có dịp ủy thác tâm tình của mình, cái tâm tình tha thiết với quê hương, gắn bó với những phong vị đặc sắc của giang sơn. Thế nhưng bài tùy bút này đã không làm hài lòng giới lảnh đạo vì họ cho rằng nội dung chẳng có tác dụng phục vụ gì cả. Đoạn văn tiêu biểu nhất cho sự suy nghĩ đằm thắm và ngòi bút óng ánh mượt mà của tác giả như: “Trong một giọt nước rơi lóng lánh có cả câu truyện của vầng thái dương, trong một miếng ăn cũng thấy rộng được ra những điều cao cả; yên vui trên đất nước bao la, giàu có, tươi đẹp. Tôi thấy tổ quốc ta có núi cao vòi vọi, điệp điệp, cỏ sông dài dằng dặc, có biển bờ thăm thẳm, có những con người Việt Nam xây đắp lịch sử, quang vinh, có những công trình lao động thần thánh như chiến thẳng Điện Biên, nhưng bên cạnh những cái đó, tôi biết rằng tổ quốc tôi còn có phở nữa” cũng bị gán ghép cho là những tình cảm vụn vặt, tiểu tư sản và ngạo mạn dám đặt phở lên ngang hàng với đảng. Thái độ phê phán trịch thượng và máy móc ấy được cụ thể hóa trong bài xã luận của Thế Toàn nhan đề “Tuần báo Văn và con người thời đại" đăng trên tạp chí Học Tập, cơ quan lí luận của Trung Ương đảng (18) không những khiến cho Nguyễn Tuân bất mãn mà còn thúc đẩy cả một số nhà văn khác đứng vào thế đối lập với lãnh đạo. Đại diện cho những nhà văn chống đối này là Nguyên Hồng. Trong một bài bênh vực cho tùy bút Phở, Nguyên Hồng đã viết một cách nhiệt tình:

      “Một ngòi bút cách đây 15 năm với những Chiếc lư đồng mắt cua, Nguyễn đã làm người đọc rợn hết cả tâm trí lên vì những ê chề rũ rượi quằn quại, đẩy đạp của một tâm trạng bế tắc trong lòng một chế độ ngột ngạt đến cùng tột, giờ tha thiết tin yêu, hết lời ca ngợi một hương vị của tố quốc: phở. Cũng từ những sự việc, cũng là những suy nghĩ, cũng là kiểu nói của Nguyễn nhưng cả một say sưa và niềm tin lấp loãng trên trang giấy - Hương vị phở vẫn như xa xưa, nhưng cái tâm hồn người ăn phở ngày nay đã sáng sủa hơn, lành mạnh hơn - Nguyễn cũng vẫn chỉ lấy mình ra viết. Nguyễn cũng vẫn chỉ muốn gửi gắm một tâm sự, một cách nghĩ thật của mình cho độc giả, cho con người. Nhưng trong những giòng chữ mới viết này, thấy có hẳn một cái gì khác, một cái gì dưng dưng như của con nói với mẹ... Tùy bút Phở, những dòng chữ để ca ngợi một phong vị của đất nước với một điệu suy nghĩ và thể hiện đặc biệt của mình, Nguyễn Tuân viết như thế có phải là “Xa lánh cuộc sống” không? Viết như thế có phải là “ngồi một góc phố mà phát hiện ra nhiều vấn đề quá quan trọng” không? hay nói một cách tẩn mủn vụn vặt, riêng lẻ không? Chúng tôi xin trả lời thẳng ngay tạp chí Học tập nhận được như thế là không đúng (19).“

      Cũng bắt đầu từ đây, Nguyễn Tuân dần dần sáng mắt sáng lòng để nhìn thấy những mâu thuẫn gay go quyết liệt giữa chính quyền và các tầng lớp nhân dân bị trị. Như phần nhiều văn nghệ sĩ khác, Nguyễn Tuân cảm thấy mình bị lừa dối, bị phản bội một cách trân tráo, về sau, trong một bài tự phê, Nguyễn Tuân đã cho biết chính trong thời kỳ này, lập trường nghệ thuật vì nghệ thuật của ông được phục hồi. Trước những hiện tượng đen tối về hộ khẩu, về thị trường của phần kinh tế quốc doanh và đời sống cơ cực bộ đội phục viên, về mức thấp kém tại các công trường, xi nghiệp, về sự tàn ác của chính sách cải cách ruộng đất đợt 5, về cảnh đê vỡ thê lương, những tình cảm nhân đạo của ông đã bùng lên với rất nhiều oán tiếc căm giận. Nguyễn Tuân còn cho biết thêm rằng trong hệ thống tư tưởng của ông đã có những luồng sóng ngầm, nó quật lại, nó dội lên, sau một giáp 12 năm bị chìm xuống. Xu hướng tách rời văn nghệ ra khỏi chính trị và đối lập với chính trị cũng bắt đầu dấy lên trong Nguyễn Tuân. Trung thành với chủ trương nghệ thuật phải tuyệt đối phục tùng chính trị sao được khi Nguyễn Tuân nhìn tận mắt cái số phận bi thảm của quần chúng và đã từng là nạn nhân khốc liệt của cái chế độ người bóc lột người.


      Có lần, trong một bài bút ký nhan đề “Cây Hà nội”, Nguyễn Tuân đã vạch trần "... ở đây con người đối với con người cũng chưa đủ mức chú trọng, nói chi đến truyện cây cối. Đôi lúc có nhớ đến người này người nọ thì ta chỉ quen nhớ những lúc họ đánh đổ hay đánh vỡ một cái gì". Đúng là giá trị con người dưới chế độ là dân chủ nhân dân không hề được tôn trọng. Đời sống quần chúng cơ cực, chính sách chính trị nham hiểm, vai trò độc tôn của đảng, rõ ràng là hiện thực phũ phàng tại miền Bắc không thể không có tác động sâu sắc đến tình cảm và tư tưởng của nhà văn. Những tiếng oán than rên siết của quảng đại nhân dân không thể không vang dội mạnh mẽ vào tâm tư họ Nguyễn. Thế nên, cho dù Đảng tìm mọi cách, vận dụng mọi thủ đoạn biện pháp để trói buộc tinh thần họ Nguyễn cũng như để khống chế tầng cấp ông, Nguyễn Tuân vẫn chờ cơ hội để thoát ly ra khỏi hệ thống xiềng xích man rợ ấy. Bởi vậy, khi phong trào đòi trả tự do cho người cầm bút xuất hiện, Nguyễn Tuân đã xông xáo tham gia cùng với những người đề xướng là Phan Khôi, Hoàng Cầm, Trần Dần... Một mặt, Nguyễn Tuân cho tái bản “Vang bóng một thời” và một số tác phẩm cũ của ông, những đứa con tinh thần mà tại đại hội văn nghệ lần thứ nhất (...) ông đã bị buộc phải tuyên bố “đoạn tuyệt” chúng; mặt khác, ông viết bài đảng báo chống đảng một cách rất hăng say.


      Một trong số các bài báo đáng chú ý của Nguyễn Tuân trong thời kỳ văn nghệ sĩ đòi tự do sáng tác là bài xã luận “Phê bình nhất định là khó”. Trong bài này, trước hết Nguyễn Tuân cực lực phản đối việc đảng xử dụng uy quyền để khủng bố người cầm bút. Ông viết:

      “Trong việc đánh giá, các ông đã có những thái độ trịch thượng và lối nói đao to búa lớn. Tôi cũng đồng ý với ông thư ký tòa soạn bên Văn về cái nhận xét này. Thêm nữa, cá nhân tôi lại còn cảm thấy mấy ông đó đã làm cho nhiều người đọc phải hiểu rằng các ông lấy Đảng ra để “dọa” anh em viết báo... Các ông há chẳng nhớ câu thành ngữ “ai muốn giết con muông của mình thì qui cho nó là chó dại” ư?. Các ông có nghĩ đến cái sinh mạng chính trị của những người đồng chí đồng nghiệp của các ông khi họ bị vu cáo như vậy không? Tôi rất phản đối cái thói phê bình có tính chất xuyên tạc và phá hoại có tính chất thô bạo, đàn áp ý kiến đó”.

      Tiếp theo Nguyễn Tuân thẳng thắn buộc tội Đảng bằng cách cho rằng nguyên nhân khiến cho văn nghệ miền Bắc không phát triển lành mạnh được là do đường lối chỉ huy độc tài của lãnh đạo. Đường lối chỉ huy độc tài đó thường được thể hiện qua hoạt động của giới cán bộ phê bình, Nguyễn Tuân đã phân tích một cách sâu sắc:

      “Theo chỗ tôi biết thì đã có một số hiện tượng hách dịch đối với vãn nghệ phấm, xuất phát từ một số người phê bình cũng như từ một số cán bộ chính trị. Tôi rất đồng ý là văn nghệ sĩ, nhất là văn nghệ sĩ có tài càng cần phải khiêm tốn. Nhưng chung quanh, nhất là những người có trách nhiệm về phán đoán cái này cái kia, đề nghị cũng làm như vậy cho. Tôi tán thành cái ý kiến là những “sĩ” của các ngành văn nghệ chúng ta chưa có gì là ghê gớm lắm đâu, về trình độ tư tưởng, trình độ văn hóa, trình độ nghề nghiệp còn phải học cho nát xương lòi da ra, học cho đến chết mà chắc gì đã nắm hết được qui luật của sự sống. Nhưng cũng không nên vì nó chỉ là “sĩ” của Việt Nam mà đánh giá nó quá thấp quá tồi về khả năng nhạy cảm đối với thực tế khách quan, cho nó là mít là xoài tất trong mọi cảm xúc phiền toái và vĩ đại của thời đại vừa gieo neo vừa lớn lao hiện nay của chúng ta. Trong mọi thực tiễn Việt Nam nói chung các mặt, nếu đã có những tác giả còn non nớt, nếu đã có những tác phấm yếu xoàng, thì cũng đã có một số cán bộ thực hiện chính trị một cách cũng không được cao tay gì lắm. Đối với nghệ phẩm, anh đến với nó (nhất là thứ tạo ra ở bản xứ) mà anh tham lam quá đáng hoặc hung hăng một cách không cần thiết, thì nó biến mất. Mà như thế rồi kết quả là gì? Là thiệt cho cả văn nghệ cả chính trị, và quan trọng hơn nữa, là thiệt ngay cho cái cuộc sống muôn màu một hướng mà chúng ta đang động viên nhau mà phục vụ hết lòng". (20).

      Tưởng cũng nên nhắc lại rằng Nguyễn Tuân viết “Phê bình nhất định là khó” nhằm trả lời “Tuần báo văn nghệ và con người thời đại” đăng trên tạp chí Học Tập với luận điệu chụp mũ, bôi nhọ, kết tội như cho rằng “nội dung báo Văn còn nghèo nàn, tách rời nhiệm vụ trung tâm cách mạng” (21). Lúc này Nguyễn Tuân giữ chức vụ phó chủ bút, và tổng thư ký là Nguyên Hồng, dưới sự điều khiển của Nguyễn Công Hoan. Văn là tuần báo do Đảng tổ chức nhằm thay thế tuần báo Nhân Văn Của Phan Khôi và các tập Giai phẩm mùa xuân, Giai phẩm mùa thu của nhóm Hoàng cầm, Lê Đạt, Văn Cao, Hoàng Tích Linh đã bị đảng ra lệnh đóng cửa. (22)


      Kể từ sau ngày phong trào Nhân văn Giai phẩm bị bóp nghẹt, toàn thể văn nghệ sĩ miền Bắc đều lần lượt bị cưỡng bách tham gia lao động tại các hầm mỏ, xí nghiệp, công trường để cải tạo tư tưởng. Dĩ nhiên, Nguyễn Tuân không thoát khỏi số phận đen tối đó. Sau nhiều tháng “thâm nhập thực tế”, thỉnh thoảng người ta mới bắt gặp những phản ứng tình cảm của tác giả Vang bóng một thời được diễn biến một cách tế nhị dưới hình thức tùy bút quen thuộc của ông. Không kể một ít bài viết với dụng ý tô son trát phấn cho chế độ một cách miễn cưỡng, hay những bài vu khống xuyên tạc thô bỉ tình hình miền Nam một cách vừa ngây ngô, vừa đê hèn, Nguyễn Tuân đã viết được một vài trang có sức nặng lôi cuốn độc giả yêu văn nghệ. Đó là những trang viết về đề tài thống nhất đất nước. Trong lĩnh vực này, người ta thấy rõ sức tưởng tượng phong phú đa dạng luôn luôn như bay bổng, cộng với số lượng từ ngữ rất tạo hình cố hữu của nhà văn, dễ gây cho độc giả những cảm xúc thẩm mỹ thật mới lạ, và trước hết là, chỉ trong phạm vi miêu tả những vấn đề ít liên hệ đến chính trị, chủ nghĩa, cụ thể như chuyện tình yêu quê hương, cảnh trí đồng ruộng, núi non, ngòi bút của Nguyễn Tuân mới có điều kiện vẫy vùng thoải mái, ung dung đi về trong vòm trời cảm giác để thể hiện đậm đà cái phong cách độc đáo mang nặng mầu sắc trữ tình của một nhà tùy bút ưu tú. Ta hãy đọc một đoạn trong thiên tùy bút “con sông tuyến Hiền Lương” của Nguyễn Tuân nhân dịp ông đi thăm Vĩ tuyến 17:

      "... Đi trên bờ sông giới tuyến cứ thấy nó như thế nào ấy. Cứ thấy nó canh cánh bên lòng, cứ thấy hình như nhân dân đôi bờ đang luôn luôn hỏi mình, đòi mình, cứ thấy cảnh vật đất nước như quở trách mình. Ở giới tuyến Vĩnh Linh thật là nhiều chuyện. Chuyện đau khố, chuyện căm thù, chuyện đấu tranh quyết liệt và nhất là chuyện chia rẽ, chia lìa, chia cắt. Ở tuyến đây cái gì cũng phân ra làm đôi, cũng thành ra trái khoáy, ngược chiều, cũng bị vặn chéo, bỏ quẹo đi, rồi cái gì cũng thành ra 2 thứ. Một cái cầu mà hai thứ sơn, hai kiểu sơn, hai đợt sơn. Một con sông mà hai thứ đò, một thứ tiếng mà hai cách nói, hai cách phát thanh,..., một con sông mà hai dòng nước, một nước mà hai cây cờ. Bắc Nam một nhà mà hai chế độ. Một cái cầu bỏ trổng, một cái bực đá bến nhỏ người đi chợ sang ngang. Hai cái bến bày sâu hoắm nhìn thẳng sang nhau như hai khẩu súng đối pháo. Người rửa rau bến này lặng lẽ nhìn người vo gạo bến kia. Hai gốc đa cổ thụ hai bờ im lìm đọ bóng nhau như chờ một cơn gió nó rụng hộ cánh tay lá. Con cá rô bể chốc chốc lại quẫy mạnh vọt lên mặt sông mặn. Chưa bao giờ thấy khát vọng sự hợp nhất. (...) (23)

      Thử đọc thêm một đoạn văn nữa của họ Nguyễn, vẫn với đề tài thống nhất đất nước, người ta lại có dịp, nhìn thấy rõ nơi ông, cái năng khiếu quan sát tỉ mỉ nhưng tinh tế cộng với một tâm hồn nhạy cảm. Hoặc nói cách khác, qua bút pháp của Nguyễn Tuân, độc giả thấy nổi bật sự kết hợp nhịp nhàng giữa khiếu quan sát kỹ lưỡng của một nhà văn giàu vốn sống và sự cảm thụ nhạy bén của một nghệ sĩ lớn thường tỏ ra nắm bắt kịp thời những vấn đề mới và đòi hỏi được giải quyết cấp bách.


      Với cái tên bài rất bình thường “Cắm cột mốc giới tuyến” nhưng Nguyễn Tuân đã làm cho người đọc dễ dàng bồi hồi rung động hoặc băn khoăn ray rứt về những cảm xúc cụ thể và chân thật được gợi lên từ cái thực trạng oái oăm của đất nước :

      “Bây giờ ta nói chuyện về một con sông ở nước ta. Con sông tuyến ấy, lạ thật đó. Lạ mắt, nghịch tai. Chả cứ gì các cô lấy làm lạ mà ngay như tôi ra ra, vào vào Vĩnh Linh nhiều lần, tôi vẫn chưa hết ngạc nhiên về dòng sông không bình thường đó của cuộc sống giữa quê hương ta.


      Sao mà không lạ được cho một con sông không đủ cả hai bờ sông mà lại chỉ có một bờ sông. Sao mà không ngạc nhiên được cho một con sông chỉ có một nửa cái cầu với với trên dòng như ống tay áo thỏng anh thương binh cụt tay. Sao mà không lạ được cho một con sông mà bất cứ người lái đò nào cũng đều thấy vướng vướng nơi đầu mũi chèo và cứ phải miết thuyền mình vào cái bờ của mình. Thà nó là biển cả như Thái Bình Dương ngoài kia mà mình chỉ có được một bờ, một tí bờ thì cũng đành một lẽ. Đằng này hai cái bờ song hành cách nhau có một mái chèo mà sao biền biệt đằng đẵng như mù sương trên bế rộng. Bờ này sông đông người cày cấy, chòi lưới, bờ kia sông cũng nhan nhãn ruộng vườn, hai bên bờ cùng một ngôn ngữ, một giọng nói, cùng người một tỉnh, một chuyện bờ bên này có bến thì bờ bên kia cũng có chợ.


      Sao mà không lạ được, khi giữa hai bờ đó, đã bảy năm nay, không một tiếng gọi đò nào cất lên? Vào những dịp hội hè hàng năm, bờ bên này thắp điện, bờ bên kia cũng thắp điện. Và hai bờ sáng lên như hai chiếc tàu buôn lớn mạn, tàu đầy hàng hóa gần cọ vào nhau, ồn ào, nhưng cuộc đối thoại vẫn chưa thành vì mỗi tàu bể nói một giá và nói riêng một thứ tiếng. Tiếng nói nhân dân ở đâu bao giờ cũng giàu, ngày càng giàu. Nhưng ở dọc sông lạ này, từ vị con người ven sông đã mất hắn đi danh từ “đò ngang”, động từ “Sang ngang”.

      Nếu không có một lối nhìn kỹ lưỡng cộng với một lối viết duyên dáng, không dễ gì mà ngòi bút nào cũng miêu tả được một cách hấp dẫn như Nguyễn Tuân:

      “Tên thật sông giới tuyến là Bến hải và cỏn một tên nữa là Rào thành. Bề rộng chỗ rộng nhất như quãng đồn Tùng luật tới 200 thước, chỗ cầu cấm Hiền Lương 170 thước, chỗ lưới cát cửa Tùng, con sông ăn ra biển chỉ có 30 thước, hình như sông cũng thắt bụng mình lại đế hai đồn gác chung nơi hai bờ tiện việc kiểm soát thuyền cá ra vào những lúc buồn buồn chiều hôm cửa biển. Quãng Bến Tắt sát khu vực đi dạo và nhà thờ dòng ép xác Phước Sơn, hai bờ sông đã hoang dại nguyên thủy lắm, và hai bờ cách nhau chỉ có 20 thước. Cứ Bến Tắt mà ngược lên nữa thì gặp những quãng vọt mạnh qua được mà không ướt đến mũi giày vải. Có chỗ hẹp quá, nhân dân ngồi ở bờ Bắc quãng cái dây câu mà lưỡi câu lại mắc vào bụi gai bên bờ Nam. Có chỗ hẹp quá, trẻ em muốn lấy mảnh bố dừa khô ném thia lia, thì mặt nước không đủ nước cho mảnh thia lia trượt đi. Lòng sông tuyến rộng hẹp đại khái là như vậy. Còn chiều dài của nó, tính theo đường chim bay, từ nguồn từ núi Tây ra biển Đông, thì sông Bến hải chỉ dài có 60 cây số, cái dài của đoạn đường nhựa quốc lộ 7 nối dài Hà nội với thị xã Phủ Lý. Đi theo sát bờ đường sông uốn khúc quanh co lườn núi thì sông dài chừng 100 cây số”.

      Ngoài cái khiếu quan sát tỉ mỉ, Nguyễn Tuân còn thu hút độc giả bằng những hình tượng nghệ thuật sắc cạnh và những cảm nghĩ đột xuất nhờ ở khả năng phát hiện các chi tiết tiêu biểu trong đời sống (...) và ghi lại được những sự vật nhỏ nhoi song mang một ý nghĩ sâu sắc, như người đọc thường bắt gặp trong các tùy bút của ông. Cụ thể như bài “cắm cột mốc giới tuyến”. Ở một đoạn sau, Nguyễn Tuân viết:

      “Nguồn sông lao xuống đồng bằng thường thường hay đổi lòng thay lòng. Theo với lượng mưa, đà lũ, đà lụt, với chất đá lót lòng sông, chất đất cạp dòng sông, con sông hay nắn lại cái phong cách chảy trôi của mình. Đời nguồn sông có lúc ăn bớt được một kẽ núi nách đồi vượt qua, có lúc phải vòng quanh mua thêm đường. Thế kỷ này, thân con sông dài ra, đến thế kỷ khác, thân nó lại rút ngắn đi. Thời Lý, thời Trần, thời Lê, thời Trịnh-Nguyễn, triều Tây Sơn, con sông Bến Hải dài hơn hay ngắn hơn con sông Bến Hải của cuối thế kỷ hai mươi bây giờ? Câu hỏi bác học này vượt quá kiến thức và sức trả lời của tôi. Nhưng nếu hỏi tôi rằng, sau hôm búa rìu lịch sử đóng mốc giới tuyến lên hai bờ sông này, sông tuyến thêm ra hay bớt đi những khuỷu những khúc uốn lượn của nó, thì tôi có thế dứt khoát mà trả lời rằng: Con sông đã doi thêm ra nhiều khuỷu nhiều vòng. Cũng dễ hiểu thôi. Ai đã giẫm xéo lên con giun thì biết. Con giun quằn lên. Nếu ví sông tuyến đen mốc như một con trăn gió trườn từ núi ra biển, thì gần ba trăm cái mốc nhọn ẩy đóng lên thân nó sao mà không quằn quại lên cho được. Trong cảm nghĩ của tôi, con sông không thế không là một sinh vật hữu cơ của tố quốc, và nó cũng có cách phản ứng của nó. Chúng ta đau như thế nào vì chia cắt hai miền, thì con sông ấy cũng quằn lên như thế, khi người ta muốn lâu dài chia dòng và cắt bờ. Trong máu lũ ta hôm nay, tôi dám cho phép tôi nghĩ rằng vẫn vóc cục lại, vẫn ứ lên cái máu phân dòng tách bờ của một con sông Bến Hải. Và nói đến sông tuyến cũng là lịch sử giải phóng dân tộc ta, thỉnh thoảng tôi hay nghĩ đến câu nói mang máng của một cụ lái đò Ai Cập chở khách du lịch trên dòng sông Nin: “Theo dòng sông, các dân tộc tự kiểm tra lại mình. Dọc theo những con sông của họ, họ chứng minh cuộc sống dân tộc họ. Tên mỗi dòng sông tóm tắt lại những chặng lịch sử họ, vừa tóm tắt một đoạn lịch sử vừa khấn cầu da diết đến lịch sử”. (24)

      Rõ ràng là dưới cái nhìn của Nguyễn Tuân, thực tại khách quan cũng như tâm lý con người được trải ra một cách linh động, không phải ở mặt đơn giản, bằng phẳng, dễ dãi mà là ở những mặt rắc rối, gai góc, phức tạp. Và cũng chính vì thế mà văn của ông vừa chân thật lại vừa có chiều sâu dễ gây được sự đồng tình đồng ý của bạn đọc. Nói đúng ra, quần chúng độc giả yêu tùy bút của Nguyễn Tuân không hẳn là vì cái bút pháp cầu kỳ một cách duyên dáng mà còn do ở chỗ tác giả có khả năng làm toát ra ý nghĩa khái quát của vấn đề mỗi lần ghi lại một cảm xúc, một sự việc cụ thể qua những xung đột tiềm tàng trong cái thực tế phức tạp của cuộc đời. Cũng cần lập lại một lần nữa, rằng Nguyễn Tuân là một nhà văn đi nhiều, hiểu sâu. Và biết rộng, nên trong quá trình tiếp xúc, cọ xát với thực tế thiên nhiên và xã hội, ông dễ làm nảy bật ra những chi tiết sù sì gai lửa. Vốn thường hay ẩn kín từ những ngõ ngách của cuộc sống và những nẻo sâu thẳm của lòng người. Chính những chi tiết quí báu ấy đã trở nên những viên ngọc lấp lánh, óng ả làm đẹp cho tùy bút của Nguyễn Tuân, và đồng thời cũng làm tăng thêm sức thuyết phục cho các tác phẩm của ông. Điều ghi nhận này đã được chứng minh qua những dòng “Cắm cột mốc giới tuyến” trên đây. Thật khó mà phủ định rằng nếu không sẵn có một năng khiếu quan sát, và chủ yếu là một lối viết tài hoa, Nguyễn Tuân làm sao có thể biểu hiện được cái thực trạng vừa phi lý, lại vừa bi đát của cái hiện tượng đất nước chia đôi đã từ năm này qua năm khác tồn tại sững sờ trên quê hương ta, bằng một dọng văn quyến rũ và một niềm khắc khoải suy tư chín mùi, lắng đọng? Và điều đáng quí hơn nữa là chính Nguyễn Tuân đã viết giùm ta, nói hộ cho ta những cảm nghĩ thấm thìa về cảnh tượng trớ trêu đó, nếu không muốn nói rằng Nguyễn Tuân đã gián tiếp buộc tội Đảng là nguồn gốc gây ra tất cả mọi ngăn cách chia lìa phũ phàng trên lãnh thổ và trong đời sống của nhân dân ta.


      Như mọi người đều nhận thấy, chỉ những khi viết về quê hương, đất nước, ngòi bút của Nguyễn Tuân mới có cơ hội phát triển thoải mái cũng như tâm tình của ông mới gặp điều kiện thuận lợi đặng gửi gắm trọn vẹn. Mặt khác, trên cơ sở đề tài của những cảnh đẹp thiên nhiên Nguyễn Tuân phần nào dễ dàng che giấu được quan điểm chính trị không phù hợp với đường lối của đảng. Có lẽ cũng vì thế mà Nguyễn Tuân đã cho xuất bản Sông Đà, (25) tác phẩm văn học đáng kể nhất của ông trong suốt chặng đường chạy theo đảng.


      Sông Đà gồm tất cả 15 bài tùy bút, tập trung chung quanh một chủ đề duy nhất tác giả lấy miền Tây Bắc để làm mục tiêu cho những chuyến đi đồng thời làm cái cớ để ký thác tâm sự của mình. Ở đây, Nguyễn Tuân chỉ viết về những gì thuộc về vốn cố hữu của dân tộc: tỉnh lỵ Lai Châu, Sơn La, cái di tích lịch sử, một bản Mèo trên núi đá, Cái khe nước biên thùy Lào Việt, và con sông Đà “nằm lọt giữa cái thảm đá, cái giường đá Tây Bắc". Người đọc vẫn thích thú bắt gặp những nhận xét tinh tế, những ví von gợi cảm của Nguyễn Tuân khi ông viết: “Núi Quỳnh Nhai đẹp như núi trong tranh ảnh, trong men sứ. Quỳnh Nhai có năm xã dọc sông và một xã rừng sâu Mường gỉơn, nhưng núi của toàn châu đều là núi đẹp cả. Sông đẹp, núi đẹp, cả con, cả mấy vóc dáng cô đò đều rất tạo hình” (26). Có đoạn, tác giả tuyên bố “sợ rằng tuổỉ trẻ vốn xem thường dĩ vãng, sợ rằng những người bộ hành trẻ tuổi ấy không có thói quen ngoảnh đầu lại trên chặng đường đỉ tới", nên đã viết như một niềm tiếc nhớ: “Từ đã lâu lắm vẫn còn nghe vọng về lịch sử những cuộc đời nông dân khá giả được vì đã bỏ làng cũ". Bàng bạc trong cả tập sách, người đọc vẫn thấy lối nhìn ngắm tài tử, phóng túng và đượm ít nhiều màu sắc khinh bạc như ở Vang bóng một thời trước đây, chẳng hạn như khi lặng nhìn tỉnh lỵ Lai Châu, những tình cảm rất thực của Nguyễn Tuân trước cái thành phố buồn tẻ và xám xịt ấy đã phát lộ ra:

      “Tôi đi đi lại lại mấy góc phố toen hoẻn, tôi đi lên đi xuống cái phố, cái bến Sông Đà tỉnh lỵ Lai Châu. Hàng cây buồn ngủ, lá tỉnh dậy rất trưa và buổi chiều lá buồn ngủ đã cụp lại trước khi mặt trời Tây Bắc lặn hẳn. Bóng nắng cuối cùng còn soi theo cái bóng ngựa đèo theo một cái sọt đựng đầu người trong tưởng tượng của tôi. Buổi chiều ập xuống sồng Đà, chụp lấy dãy phố, chụp lấy dốc đồn, chụp lấy cái nhà tù xòe mái tôn ở ngã ba sông trước mặt, buổi chiều xám Lai Châu ập xuống tảng đá hòn ngọc Đèo Văn Long”.

      Dù Tây Bắc đã được “giải phóng”, nhưng hiện thực xã hội Tây Bắc vẫn chưa đủ khả năng quyến rũ Nguyễn Tuân, vì vậy, nhiều lúc ông “vẫn có những cảm xúc thiếu chân trời. Rồi muốn hay không muốn, cứ thấy trí nhớ và trí tưởng tượng đang moi ra vô khối là hình ảnh cũ". Có khi ông ngậm ngùi nhắc đến tiếng thở dài của bà mẹ người Thái có con gái được vào đội Xòe: “Tiếng thở dài buồn hơn cả cái tiếng vật mình của cối nước giả gạo đêm.” Chưa hết, có chỗ Nguyễn Tuân còn tỏ vẻ xót thương đời sống cơ cực của công nhân làm đường: “Tôi nhìn theo đoàn xe, lòng đau đớn nghĩ về cái hình ảnh nước mắt của chị mặc áo xanh công nhân”. Trước cảnh đời lầm than đó, tác giả chỉ biết yên ủi họ: "tôi cũng biết rằng một số chiến sĩ làm đường đang có một số khó khăn nội tâm, vẫn thấy nó làm bận tâm tôi nhiều lắm, bận tâm như thấy cái chuyện ấy cũng là chuyện của đích thân mình.”


      Gạt sang một bên những đoạn Nguyễn Tuân cố tình tuyên truyền cho các chính sách của đảng, Vi dụ: “những con người làm ruộng xã hội chủ nghĩa, làm đường xã hội chủ nghĩa, những con người làm việc cả đêm ...” hoặc những câu lãng mạn cách mạng hóa một cách trơ trẻn kiểu “đoàn người lãng mạn xã hội chủ nghĩa khảo sát non sông tổ quốc, nhìn cục đất mà thấy nó là thỏi vàng, nhìn nước chảy mà thấy lửa sắp cháy", thì Sông Đà vẫn còn là một tác phẩm khá nổi bật hơn mười năm qua.


      Đối với các văn nghệ sĩ ngoài đảng, Sông Đà đã gây được nhiều cảm tình. Đại diện cho tiếng nói của lớp văn nghệ sĩ này, nhà phê bình quen biết Trương Chính, cũng là người đồng tuổi đời với họ Nguyễn, đã phát biểu:

      “Sông Đà, tên truyện cuối cùng của tập sách, có thế nói đấy là một bài địa lý về con Sông Đà, thế mà suốt 27 trang giấy in, Nguyễn Tuân đã làm cho người đọc không chán. Đứng về phong cách mà nói thì phong cách của Nguyễn Tuân chưa hề thay đổi. Vẫn lôi thôi dài dòng như thuở nào. Ông là người không bao giờ biết tự hạn chế. Người đọc cứ phải theo ông mà đi một bát trận đồ không có lối ra. (...) Đành rằng có khi ông rất kênh kiệu, lôi thôi phiền phức, nhưng biết làm thế nào vì đó là bản tính của con người” (27).

      Tuy nhiên, dưới con mắt méo mó của cán bộ văn nghệ tuyên truyền thì tác phẩm của Nguyễn Tuân vẫn còn nhiều vấn đề đáng nói. Chả thế mà Nam Mộc (Sơn Tùng), cây bút lý luận phê bình cao cấp của đảng Lao Động, đã chỉ trích rằng nào là “chủ nghĩa bỉ quan của Nguyễn Tuân trước Cách mạng còn để lại vết sẹo mỗi khi trở trời trái tiết lại thấy nhức”, nào là “Nguyễn Tuân chưa toàn tâm, toàn ý sống với cái mới, cái hiện tại, cái đang lên, chưa thật hòa mình với quần chúng công nông và ngay cả với lao động trí óc.” Điều đáng chú ý là Sông Đà đã làm cho Nam Mộc phát “ghen” vì trong suốt 15 bài tùy bút, tác giả chỉ dành ra hai bài để nói về “hiện thực xã hội” trước mắt, còn lại, Nguyễn Tuân viết về những cái đẹp thiên nhiên và những vang bóng của một thời xa xưa. Do đó mà Nam Mộc đã phải bực mình, sau khi thấy Đảng dùng bao nhiêu biện pháp gay gắt để cải tạo tư tưởng, vẫn thấy: “Nguyễn Tuân vẫn để cho bóng đen quá khứ đè nặng lên hiện tại và tương lai“, "Đọc Sông Đà nhiều lúc ta có cảm tưởng như lạc trong một khu rừng già cổ sơ hoang dại hay một cánh đồng ma âm khí nặng nề, mầu sắc của hiện tại như mờ nhạt đi, ánh lửa của tương lai khó khăn lắm mới le lói lên được” để rồi tiếng cảnh cáo “Tây bắc đang tiến dần lên xã hội chủ nghĩa, thiếu gì chuyện hôm nay ngày mai đáng nói, ta nên bàn đến những cái hiện tại trước mắt hơn là đi bới cái xác chết của dĩ vãng Tây bắc ra” (28).


      Đến đây, người đọc thấy rằng về mặt nội dung, Sông Đà chưa phải là kết quả cụ thể của Nguyễn Tuân trong quá trình lột xác, càng không phải là kết quả trực tiếp của những thu hoạch mới về tư tưởng và thực tiễn của tác giả sau những đợt học tập chính trị, tham gia lao động. Và sự thành công về mặt hình thức nghệ thuật của Sông Đà cũng đã chứng minh rằng giới lãnh đạo đã thất bại trong chủ trương buộc các văn nghệ sĩ phải sáng tác theo cái đường lối máy móc, công thức, sơ lược mệnh danh là phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa.


      NGUYỄN TUÂN VÀ NHỮNG BƯỚC ĐI THẤT THẺU TRONG CHUỒI NGÀY TÀN TẠ


      Dưới cặp mắt lệch lạc của lãnh đạo, Sông Đà bị coi như một đứa con bệnh hoạn, què quặt do tác giả chưa thay đổi được cách nhìn và lề lối suy nghĩ của con người tiểu tư sản. Bởi đó, Nguyễn Tuân lại phải tiếp tục cải tạo tư tưởng bằng cách dấn thân vào mặt trận Lao động sản xuất. Đặc biệt, kể từ đầu năm 1961, là thời kỳ đảng phát động chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, tất cả mọi sinh hoạt của đồng bào miền Bắc đều bị chi phối nghiệt ngã bởi cái gọi là cách mạng bạo lực. Trước bối cảnh xã hội tù túng đọa đầy áp bức đó, lại một lần nữa, Nguyễn Tuân bị buộc phải đem hết sức tàn ra chuyển mình cho kịp với tình hình và nhiệm vụ mới trước mắt, Nguyễn Tuân lại phải lê cái thân mòn mỏi xuống đường. Từ đây Nguyễn không còn được làm những chuyến đi ngược lên rừng núi Việt Bắc để tiếp xúc với màu xanh bát ngát của thiên nhiên và với những con người mộc mạc ở vùng nẻo cao có làn da trắng nõn nà cũng đôi mắt ngơ ngác, mà phải đi thẳng vào những miền gian khổ nhất để khích động nhân dân kiên trì theo đuổi chiến tranh và cũng là để tự cải tạo mình thêm một bước nữa cho đúng với yêu cầu bức thiết của lãnh đạo.


      Nhưng sau gần 10 năm đi đi về về giới tuyến Vĩnh Linh và một số hợp tác xã nông nghiệp ở miền Trung, Nguyễn Tuân cũng chỉ viết được vào khoảng ba bốn chục trang, mà ngay ở mỗi đề tài viết về cái thực tế nóng bỏng nhất được mệnh danh là “Cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước” Nguyễn Tuân vẫn không quên lấy thiên nhiên làm nguồn hứng. Chẳng hạn như đề cập tới hậu quả khốc liệt của cuộc chiến Nguyễn Tuân đã viết: “Những mẩu cánh bươm bướm mầu sắc yêu đời ở phòng học vụ kia có gì động đến chúng mày mà cũng bị bom đạn Mỹ xẻ rách và đốt cháy đen” (29). Điều không may cho Nguyễn Tuân là dù đã nổ lực chạy theo phong trào nhưng cái lối viết lan man kênh kiệu nặng chất trữ tình ấy không còn phù hợp với khuôn khổ của một nền văn nghệ hiện thực, càng không phù hợp với hoàn cảnh của một thực tế đang hừng hực dầu sôi lửa bỏng. Do đó, Nguyễn Tuân phải đoạn tuyệt con đường tùy bút sở trường của mình để chuyển hướng vào một thể loại khác tức bút ký là xác định như một phương tiện phục vụ đắc lực cho cuộc chiến đấu. Vẫn theo quan niệm của lãnh đạo thì trong phương pháp xây dựng bút ký, tính chất chính luận là một yếu tố cần được chú trọng vì nó có tác dụng thời sự trong việc giáo dục quần chúng tiến hành chiến tranh.


      Chắc chắn ai cũng dễ nhận thấy rằng trong sáng tác văn nghệ, nếu các yếu tố cảm xúc trữ tình bị hạ thấp để thay thế vào đó các tiêu chuẩn chính trị, thời sự thì tác phẩm sẽ mất hết giá trị nghệ thuật, và chỉ còn là một món hàng tuyên truyền, quảng cáo. Có nhận thức như vậy người ta mới không ngạc nhiên khi thấy những thảm bại của Nguyễn Tuân trong các sáng tác sau này của nhà văn,


      Chúng ta vốn biết trước kia, Nguyễn Tuân là người không bao giờ chịu dừng lại ở cái mức ước lệ thường bị thói quen nghề nghiệp và lề lối suy nghĩ dễ dãi ràng buộc, mà là một nhà văn thường xuyên đi sâu tìm hiểu về những cái đẹp trong quan hệ thiên nhiên và xã hội đặng từ cơ sở đó nâng cái đẹp lên một trình độ cao hơn. Chính vì vậy mà Nguyễn Tuân thường đến với cuộc sống với một tinh thần tìm tòi sáng tạo. Rồi sau đó, Nguyễn lại trình bày với người đọc những phát hiện của mình bằng một thứ ngôn ngữ mang đậm bản sắc riêng biệt của ông. Ngôn ngữ của Nguyễn Tuân lại là thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu và tứ thơ. Đó cũng chính là những cống hiến quí báu của Nguyễn Tuân đối với nền văn học hiện tại ở nước ta, Tuy nhiên, kể từ ngày Nguyễn Tuần bị buộc phải thay đổi từ cách nhìn cho đến cách viết để ì ạch chạy theo đường hướng sáng tác mới do lãnh đạo vạch sẵn thì ngòi bút của ông đã sa vào một tình trạng thật ảm đạm, nghèo nàn. Ây là chưa nói tới cái sa đọa khủng khiếp trong lương tâm của một người cầm bút. Biểu hiện tập trung nhất của của sự thảm bại ê chề đó là bài bút ký Tết chống Mỹ, đã được trịnh trọng giới thiệu ở tuần báo Văn Nghệ trong một số đặc biệt cùng mang tên gọi với bài bút ký của Nguyễn Tuân. (30)


      Ngay khi vừa nhìn vào mấy dòng mở đầu, người đọc đã thấy rợn lên vì những chữ tuyên truyền sống sượng, kiểu như những khấu hiệu “Liên tục tiến công, liên tục nổi dậy, thừa thắng xông lên” v.v... mà nhân dân ta thường nghe đến nhàm tai qua đài phát thanh Hà nội:

      “Tết năm nay to quá, miền Nam đánh to quá. Tấn công và nổi dậy khắp bốn mươi ba thành và thị và hàng trăm thị trấn miền Nam thiết lập Chính quyền cách mạng. Diệt năm vạn địch (trong số này có một vạn viễn chinh Hoa kỳ) và tiêu hao hai mươi vạn quân ngụy. Cùng là phá hủy độ ngàn rưởi máy bay. Và vân vân về hàng hà sa số súng trường đạn dược và xăng dầu".

      Cái luận điệu tuyên truyền già nua món mém ấy, nếu phát xuất từ những miệng lưỡi của các cán bộ văn công thuần túy của đảng thì chẳng có gì đáng nói cả, nhưng lại được viết ra từ ngòi bút của một người như Nguyễn Tuân thì quả là một điều ô nhục đối với tác giả. Thử đọc tiếp một đoạn nữa để hiểu rõ vì sao toàn bài bút ký đó lại được giới lãnh đạo hết lòng tán thưởng:

      “Lửa bốc cháy quanh hàng rào dinh Độc Lập và lực lượng khởi nghĩa tung hoành tại giữa đỉnh, thế rồi sân bay Tân Sơn nhất bị đánh ba mặt, bị cháy ba mặt. Thế rồi đài Saigon sập. Thế rồi liền liền quân khởi nghĩa đánh chiếm Bến Đá, Chú Ỉa, Phú nhuận, Cây sung, Hàng xanh, Hàng Thai (?) Khánh hội. Và Ngã năm chuồng chó và ngã tư Bảy hiền giết và bắt các thứ lính Mỹ. Đêm khủng khiếp Mỹ ngụy đó, nhiều người trung lập nước ngoài leo lên nóc gác thượng mà theo dõi thế biến của ba trận đánh ở hai đầu đường Sân bay Tân Sơn nhất và ở gần trường đua... Nhà sư áo cà sa màu xám, cũng cầm súng bắn vào ác ôn Cảnh sát! cao bồi thì rủ nhau đi nhặt đạn cho quân cách mạng đánh Mỹ, Hàng ngàn gái tiệm của mấy trăm nhà “ba” biến hết rất nhanh. Theo hãng Roi Tơ thì ban đêm tới nhà bưu điện đường Tự do, các phóng viên Mỹ đi đánh điện phải bắt buộc giơ tay lên trời mà đi với tư thế người đầu hàng. Saigon không có điện, chỉ thắp bằng pháo sáng quân sự Mỹ. Nước thiếu, và cả Saigon ăn bằng đồ hộp Hoa kỳ,...”

      Rõ ràng là sự la lối, phóng đại, xuyên tạc một cách hèn hạ đã trở thành cái “truyền thống mới” của cái gọi là nền văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa. Họ tưởng rằng cứ vu khống bôi nhọ, đổi trắng thay đen như vậy là tỏ ra yêu nước thương nòi, là bịp bợm được quần chúng là thuyết phục được lòng tin của nhân dân, nhưng thật ra, việc làm ấy chỉ càng biểu lộ một mặc cảm sợ hãi, hoảng hốt, giật mình trước những khó khăn bế tắc giống như con gà rúc đầu vào cánh mỗi lần nghe tiếng động mạnh. Nguyễn Tuân là một người thông minh, nhưng trước sức khống chế tàn bạo của đảng vẫn phải đeo cặp kính đen ngòm đặng nhìn về miền Nam để thấy lãnh đạo nói đúng, nói phải, dù ông có thừa sáng suốt để đánh giá thực chất của cuộc tổng công kích Mậu thân như thế nào. Điều đó lại càng chứng minh rằng khi nhà văn chỉ cầm bút với sự tính toán làm thế nào để lấy sự tuyên truyền chính trị bù đắp vào khoảng trống giá lạnh của tâm hồn thì nhất định sáng tác sẽ trở nên giả tạo khô khan. Tính chất gò bó, miễn cưỡng và khách sáo ấy càng được biểu lộ sắc sảo ở những dòng cuối bài bút ký mặc dầu Nguyễn Tuân có nói ra những lời tha thiết: “Chao ôi, mùa xuân ngoài trời lửa sục sôi trong lòng ta, mùa xuân ngoài trời đang thêm xuân bên trong lòng ta, những người bạn mới của mình tại miền Nam này đang bay trên hướng trời nào, đang viết bằng thứ mực gì đây? Để càng nhau đấy cái xuân này lên. Để càng nhau ta đẩy Mỹ ra khỏi mùa Xuân dân tộc chúng mình". Đoạn văn đọc lên nghe sao mà tội nghiệp quá đổi. Tác giả càng muốn nói to lên một ý cổ vũ kích thích, nhưng ý hướng tuyên truyền ấy lại bị chìm ngay trong cái lời văn yếu ớt, đuối sức, giống như một khách bộ hành mệt nhọc càng muốn bước nhanh, bước vững nhưng lại bị ngã quỵ xuống vì sức lực đã quá mỏi mòn.


      Cũng may là Nguyễn Tuân chưa sa đọa tới cái mức viết ra những lời chửi rủa tục tằn, thô bỉ như người ta thường thấy trong nhiều bút ký của các đồng nghiệp ông như Xuân Diệu, Chế lan Viên, Bùi Hiển v.v. Một điều may mắn khác đối với bạn đọc là Nguyễn Tuân viết rất ít. Có khi cả năm người ta mới thấy ông xuất hiện qua ba bốn trang bút ký trên vài tờ báo của đảng. Ngoài ra từ hơn hai năm nay, trong các cuộc sinh hoạt văn nghệ do Đảng tổ chức, người ta thấy vắng hẳn bóng dáng Nguyễn Tuân, cũng như không hề được nghe ông Nguyễn phát biểu ý kiến về các vấn đề lãnh đạo đặt ra. Sự kiện hiếm có này khiến quần chúng nghĩ rằng họ Nguyễn thuộc thành phần những nhà văn có khuynh hướng xét lại tích cực. Bởi một nhà văn thường được viện trợ nhiều của con người nghệ sĩ, biết nhìn, biết nghe bằng tai, bằng mắt và bằng tất cả tâm hồn như Nguyễn Tuân làm sao có thể chịu gò bó lâu ngày trong một khuôn khổ máy móc. Cũng có người bảo Nguyễn Tuân là một nhà văn tùy thời, sẵn sàng đánh đổi lương tâm để hưởng một cuộc sống yên ổn. Tuy nhiên, sau những thể nghiệm ê chề nhục nhã, Nguyễn Tuân không thể không thao thức tỉnh ngộ để nhìn vào việc làm của mình, giống như một khách lữ hành đến một lúc nào đó, không thể không dừng bước chân thất thểu, hụt hơi để ngó lại chặng đường dài đầy gai góc đã đi qua. Và tương lai thì chỉ là một chân trời mịt mờ thăm thẳm. Hình ảnh người bộ hành đáng thương ấy cũng là hiện thân của nhà tùy bút họ Nguyễn trong chuỗi ngày tàn tạ của ông vậy. Càng nghĩ lại trước kia, Nguyễn Tuân là một người ham sống, ham xê dịch, và thường dồn tất cả linh hồn vào việc chắt chiu, gạn lọc những nét đẹp trong lúc biểu hiện cuộc đời muôn mặt thế mà ngày nay, hoàn cảnh xã hội trước mặt đã không cho phép nhà văn thực hiện được cái sở thích chính đáng ấy, hoặc giả, ông chỉ có thể bước trên con đường mòn nhẵn, lại bị buộc đem khả năng ra phục vụ cho một chế độ mà sự phản phúc, dối trá và thù hận đã được thay thế cho lòng trung tín, sự thành thực và tình thương. Điều đó cũng giải thích vì sao càng ngày Nguyễn Tuân càng viết ít, mà sáng tác của ông đã thiếu hẳn cái phong cách độc đáo hấp dẫn của một nhà tùy bút lão thành. Mặt khác, sự việc ấy cũng khẳng định thêm cái chân lý, rằng một chế độ, bằng cách này hay cách khác, có thể cưỡng bức người ta cầm bút viết văn ca tụng, tuyên truyền nhưng không thể buộc được nghệ sĩ sáng tác thật hay, thật truyền cảm. Bởi một lẽ rất đơn giản là muốn viết văn hay muốn có tác phẩm truyền cảm thì trước hết, người nghệ sĩ phải cháy trong mình ngọn lửa nhiệt tình. Nhưng rất tiếc, điều kiện cơ bản này lại không hề có đối với những người cầm bút chân chính trong bối cảnh xã hội miền Bắc hiện nay, chủ yếu là đối với Nguyễn Tuân, nhà văn coi sự hưởng thụ cái đẹp như lẽ sống của đời ông.


      THƠ VÀ THỜI TÚ XƯƠNG, HAY LÀ TÂM SỰ ẨN ỨC CỦA NHÀ TÙY BÚT HỌ NGUYỄN


      Sau khi nhìn lại bước đường sáng tác của Nguyễn Tuân trong hơn 20 năm qua, người ta không khỏi bận tâm suy nghĩ về một tài năng đang bị tàn lực. Càng thấy xưa kia, Nguyễn Tuân là người sống rộng rải phóng khoáng, nên nguồn văn của ông cũng không bao giờ cạn, nhưng ngày nay phải thường xuyên đối phó với nghịch cảnh bằng những tính toán nhỏ nhen, kể cả những lúc cầm bút, ta lại càng thương xót cho số phận của ông.


      Nếu như trước đây, áp lực của chính trị, Nguyễn Tuân đã phải viết trong một bản tự phê: “khi mình đã ngờ vực Đảng thì dễ nghĩ sai và làm sai” và “muốn suy nghĩ độc lập cần phải có cái vốn phong phú về thực tế đấu tranh” (31) thì cũng chỉ là một lời nịnh nọt bao hàm ý nghĩa đùa cợt, châm biếm, vì lẽ sau đó hai năm, chính ông cũng đã thú nhận: “Tôi thấy cải tạo thiên nhiên, cải tạo con sông vẫn là gọn gàng, dễ dàng hơn chóng hơn sự cải tạo con người. Con người chuyển vẫn ì ạch, đây đưa hơn sự vật bên ngoài" (32). Và thực tế đã chứng minh rằng tác giả của những Vang bóng một thời, Chùa đàn, tùy bút I, tùy bút II, Thiếu quê hương, Một chuyến đi, nhà bác Nguyễn, chiếc lư đồng mắt cua, Tàn đèn dầu lạc nhưng những chuyển biến ì ạch chậm chạp mà lại còn tỏ ra gan lì, ngoan cố trong việc cải tạo thế giới quan và nhân sinh quan cho phù họp với yêu cầu của đảng.


      Cũng không thể chỉ dựa vào một vài câu tuyên bố suông chẳng hạn như sau 2 tháng dự lớp chỉnh huấn Mùa Xuân do Viện Văn học tổ chức, chiều ngày 29-5-1961 tại câu lạc bộ hội nhà Văn, Nguyễn Tuân đã phát biếu “Tôi lấy làm vinh dự được làm người trí thức của công nông, cắt đứt cái đuôi tư sản đi, tôi thấy vui vẻ vô cùng” để kết luận rằng Nguyễn Tuân đã thật sự giác ngộ lập trường giai cấp, và “coi đảng là trái tim khối óc của mình” (33) hoặc chấp nhận quan điểm “muốn có ánh sáng trong lòng, trong con mắt, người nghệ sĩ phải thường xuyên uống nước của đường lối đảng” (34) như lãnh đạo thường căn dặn. Đành rằng Nguyễn Tuân là một nhà văn bị thiên hạ gán cho cái nhãn hiệu “tùy thời” thường dùng sự khôn khoan tiểu xảo của mình để cố gắng thích ứng với mọi hoàn cảnh, nhưng chúng ta cũng đừng quên rằng trong nhà văn Nguyễn Tuân còn tiềm tàng một con người nghệ sĩ. Nghệ sĩ lại là vẻ yêu mê cái đẹp chân chính. Mà hiện thực xã hội miền Bắc thì tràn ngập cảnh đàn áp thô bạo và đọa đày bất công, làm gì có cái đẹp chân chính để cho nghệ sĩ Nguyễn Tuân rung động, nâng niu và tôn thờ. Có nhận thức như vậy chúng ta mới cảm thông vì sao trong 15 năm nay, số lượng sáng tác của Nguyễn Tuân cộng lại vẫn chưa bằng một cuốn sách của ông xuất bản dưới chế độ cũ trước kia. Đó là chưa kể đến phần chất lượng nghèo nàn, bằng phẳng trong hầu hết sáng tác của ông sau này. Thực trạng ấy chắc chắn không phải là điều làm cho Nguyễn Tuân vui lòng, càng không phải là điều khiến cho ông hãnh diện. Có lẽ chính vì vậy mà Nguyễn Tuân đã có lần viết “Thơ và thời Tủ Xương” (35) như một cái cớ để ký thác tâm sự u uẩn của mình. Thật dễ nhận ra cái tâm sự chua chát của Nguyễn Tuân được gửi gắm trong đoản văn vừa kể.


      Mở đầu, nhà tùy bút nổi tiếng của chúng ta nhắc lại hoàn cảnh lịch sử xa xưa đã khiến ông suy nghĩ về 4 câu thơ Sông lấp:


      “Sông kia rày đã nên đồng,

      Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai

      Đêm nghe tiếng ếch bên tai

      Giật mình còn ngỡ tiếng ai gọi đò"


      để tiện dịp tỏ bày những cảm nghĩ xót xa thầm kín:

      "Con sông lạ mất rồi nhưng hôm nay đây, đọc thơ ông Tú, trong tương lai chúng ta vẫn còn róc rách tiếng sóng nước vọng lại từ gậm cầu tre nào của một ngày xưa gần đây.


      Tú Xương là một chứng từ về đạo học thành Nam tàn lụi vào đuôi thế kỷ XIX và kéo cái tàn lụi ấy sang cả đầu cái thế kỷ chúng ta. Thơ và phú Tú Xương là tập ký sự chi tiết về đời sống thành Nam, về sinh hoạt vật chất và tinh thần của một lớp nhà nho văn sĩ".

      Ta nghe lời văn của Nguyễn Tuân như phảng phất một nỗi u hoài man mác về những nét vàng son trong quá khứ đã bị cơn lốc thời đại cuốn hút pha phôi. Ta còn nghe qua giọng văn của họ Nguyễn một nỗi niềm tiếc nhớ cái “vang bóng” yêu kiều của “một thời” cầm bút phụng sự cái đẹp. Nguyễn Tuân còn muốn đóng vai trò một nhân chứng lịch sử của hậu bán thế kỷ XX, nhân chứng của một thời đại mà giá trị con người đồng hóa với một công cụ sản xuất. Và văn chương chữ nghĩa bị hạ thấp xuống ngang tầm với một món hàng chính trị. Thời đại này dưới mắt Nguyễn Tuân có khác chi cái thời và thơ Tú Xương trước đây khiến cho nhà văn ngao ngán:

      “Một việc văn chương thôi cũng nhảm

      Trăm năm thân thế có ra gì.”


      Tú Xương than cho đạo học “sĩ khí rụt rè gà phải cáo- Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi”, than rồi lại kêu: “Chúc cho khắp hết cả trên đời-Sao được cho ra cái giống người". Tiếng thở dài mang nỗi lo xa. Con người thơ Tú Xương muốn đứng đắn mà đời sống lại thành ra lưu đãng hão huyền. Con nhà nho khải muốn thanh bần với đạo thánh hiền mà cuộc sống đặt cho nhiều mối lụy.

      (.....)

      thì còn lại gì? Thưa rằng là còn lại cái gì đáng còn lại của Tú Xương mà ta vẫn giữ, đang giữ. Nghĩa là những lời kiêu bạc kia, những cái cười phá phách kia”.

      Nói về người khác cũng là để nói tới mình. Đúng là Nguyễn Tuân muốn thanh minh với hậu thế rằng ông vốn là người quí trọng những cái chân thiện, mỹ, ưa dùng ngòi bút để làm đẹp cuộc đời nhưng văn chương của ông ngày nay lại thường chứa đựng nhiều điều ti tiện, đê hèn là bởi những hạn chế khắt khe của hiện thực khách quan không ngừng vây bủa lấy đời ông.


      Nguyễn Tuân lại còn cho rằng 4 câu thơ Sông Lấp của Tú Xương là “hư ảnh của những thanh điệu chín nhất, tròn nhất, viên mãn nhất" phải chăng đấy chỉ là một cách bày tỏ gián tiếp tấm lòng gắn bó của tác giả đối với những đứa con tinh thần ngày xưa đang bị ruồng bỏ? Và hôm nay, trước cái thực trạng văn nghệ khô cằn, trơ trẻn, nhà tùy bút nổi tiếng ấy mới thấm thìa nhớ tới các tác phẩm chân chính của mình qua cái ngậm ngùi hồi tưởng đến thơ và thời của Tú Xương: “Tôi cho rằng tới ngày đó trong lòng những người Việt nam của năm 2000, của năm hai nghìn lẽ mấy trăm chi đó, vẫn vang hưởng cái tiếng Tủ Xương gọi đò trên Sông lấp”.


      Phải chăng cái tâm sự hàm xúc u ẩn của Nguyễn Tuân cũng chính là cái tâm sự não nùng của những khách sang sông trong một đêm trời nổi cơn giông tố như ông đã bộc lộ một cách kín đáo:

      “Thực ra cái lớp chúng ta đây cũng là một lớp người chưa thoát đò ngang, cũng là vừa sang xong một chuyến, có những chuyến thuận chèo trót lọt nhưng cũng có chuyến gian nan, tay lái không khéo thì cũng dễ đắm con đò có lúc đã chiềng hẳn đi”

      Phải chăng trước cáì chủ trương đả phá tất cả mọi tiêu chuẩn đạo đức cổ truyền dân tộc, gạt bỏ yếu tố trữ tình trong sáng tác vì đảng cho rằng những cái đó là tàn tích phong kiến, là những biểu hiện của một nền văn nghệ tư sản đồi trụy, Nguyễn Tuân đã nói lên niềm mơ ước phục hồi các giá trị tinh thần xa xưa, bao gồm cả những tác phẩm của ông trước kia.


      Và có phải chăng tâm tình của Tú Xương hôm qua cũng chính là tâm tình của Nguyễn Tuân hôm nay: tâm tình chua cay đắng đó của một kẻ sống bất đắc chí lê thê kéo dài chuỗi ngày ba chìm bảy nổi, miệng thường hộ to các khẩu hiệu của đảng mà lòng thì héo hắt, ủ dột, tâm tính chán chường của một nhà văn giàu bản lĩnh muốn đem ngòi bút để phụng sự cái đẹp, tô thắm cuộc đời, thêu dệt cho quê hương tổ quốc thêm huy hoàng gấm vóc nhưng hoàn cảnh xã hội trước mắt lại buộc phải dấn thân vào một con đường sáng tác mòn nhẵn với những giáo điều, công thức sống sượng, nhột nhạt khô khan làm chắn lấp cả chân trời mơ ước, và cuối cùng là tâm linh rã rời tuyệt vọng của một khách bộ hành đang đứng bên bờ vực thẳm nhưng vẫn cố tạo ra trong lòng mình chút ít hy vọng ở một ánh sáng cứu rỗi nào đó như lời thầm thì khẩn nguyện của nhà tùy bút bất hạnh của chúng ta:

      “Lúc còn sống để làm thơ, ông Tú là một cây sầu đông ngoài tươi mà trong rầu héo, những lời trào lộng kiêu bạc chỉ là những hiện tượng da thịt bên ngoài phủ lên một tủy cốt chung tình. Cho nên pho tượng Tú Xương của tôi có cái dáng điệu thung dung tự tại của một người bộ hành sang ngang tin rằng sông bao giờ cũng có đò, tin rằng bến lạnh có mịt mùng đến mấy thì cuộc sống tố chức của cái Thiện lúc nào cũng vẫn sẵn một bóng người du kích đưa mình vượt qua bờ. Mà nó đúng là pho tượng của một nhà thơ tự tin rằng khi mình đã cất nổi một tiếng gọi bên sông văn thì vẫn có tiếng đồng điệu vọng trả lời sang”.

      3-1970

      SÔNG-THAI

      rút ở tập biên khảo:

      (HAI MƯƠI NĂM CẦM BÚT THEO ĐẢNG)

      Sông Thai

      Nguồn: Thư Quán Bản Thảo số 72, Tháng 10.2016

      _________

      (1) Tạp chí Văn Nghệ số tháng Năm, 1958

      (2) Nhà văn Hiện Đại của Vũ Ngọc Phan,

      (3) Báo Tân Dân Hà Nội 1940

      (4) Tùy bút II. Lượm lúa vàng xuất bản, 1943

      (5) Tùy bút I. Cộng lực xuất bản, 1941.

      (6) Sách đã dẫn, trang 10

      (7) Sách đã dẫn, trang 19

      (8) Thiếu quê hương, Nguyễn Tuân

      (9) Tùy Bút I, trang 36

      (10) Bài gió lào dài 8 trang, đăng ở tạp chí Văn Nghệ xuất bản trong kháng chiến. (Toàn bài đăng lại ở phần phụ đính - chú thích của TQBT)

      (11) Tùy bút kháng chiến 1948.

      (12) Sách đã dẫn.

      (13) Tùy bút kháng chiến

      (14) ?? (Không rõ, vì chữ mất)

      (15) chữ của Phan Khôi trong bài “Phê bình lãnh đạo văn nghệ" - Giai phẩm mùa Xuân

      (16,17) Thư gửi Đại hội văn nghệ thứ II của Hoàng Huế, đăng trong giai phẩm Mùa Thu.

      (18) Học tập, số tháng 7-1957.

      (19) Tuần báo Văn, số 15 ra ngày 16-8-1957.

      (20) Văn số 23 ngày 11-10-1967

      (21) Học Tập, số đã dẫn

      (22) Xin tham khảo bài “10 năm tạp chí miền Bắc” của tác giả, Văn học số 62

      (23) Văn Nghệ số tháng 10-1959

      (24) Tuần báo Thống Nhất số 254 ra ngày 13-4-1962

      (25) 5ông Đà, tùy bút của Nguyễn Tuân, Văn Học Hànội xuất bản l960.

      (26) Những câu trong ngoặc kép ở phần này đều được trích ở sách đã dẫn

      (27) Văn nghệ số tháng 10-1960

      (28) Nguyễn Tuân và Sông Đà - Nam Mộc, Nghiên cứu Văn Học số Tháng 5-1961

      (29) Tuyến lửa - Bút ký của nhiều tác giả - Văn Học Hànội xuất bản l966

      (30) Văn Nghệ số Tết chống Mỹ ngày 15-3-1968

      (31) Văn nghệ số tháng 5-1958

      (32) Sông Đà trang 244

      (33) Tố Hữu - Qua cuộc đấu tranh chống NVGP, Văn nghệ Số 9 tháng 7-1958

      (34) Nghị quyết của đảng Lao Động về văn nghệ - Văn học số ra ngày 2-7-1962

      (35) Tạp chí Văn nghệ số tháng 5-1961


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nguyễn Tuân sau ba mươi năm cầm bút Sông Thai Nhận định

      - Đọc Vào Đời của Hà Minh Tuân Sông Thai Nhận định

    3. Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam (Trong Nước) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Văn Học Nghệ Thuật Trong Nước

        Cùng Chỉ Số (Link)

      - Thân phận trí thức trong xã hội cộng sản (Đọc “Tuỳ Tưởng Lục” của Ba Kim) (Vũ Thư Hiên)

      - Tuyên bố của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam về Giải Văn Việt lần thứ Ba (Văn Đoàn Độc Lập)

      - Phê Bình Văn Học Hôm Nay: Phê Phán Nhiều, Sáng Tạo Ít (Vũ Tú Nam)

      - Hà Minh Tuân: Giữa hai trận tuyến ngu ngơ

      (Lê Xuân Quang)

      - Trần Đĩnh - Đèn Cù, Số Phận Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      - Nghi Án 60 Năm (Trần Gia Phụng)

      - Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn: Quang Dũng, ... (Lý Hồng Xuân)

      - Thụy Khuê với Nhân Văn Giai Phẩm (Hồ Trường An)

      - Ghi (1954 - 1960) (Trần Dần)

      - Thụy An (1916-1989) (Thụy Khuê)

      Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)

      Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)

      Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)

      Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)

      Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)

      Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)

      Ba Người Khác (Tô Hoài)

      Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)

      Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)

      Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)

      Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối

      (Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)

      Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam

       (Nguyễn Hưng Quốc)

      Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)

      Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)

       

      Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):

      Tập I:  Nhân Văn Giai Phẩm

      Tập II: Cải Cách Ruộng Đất

       

      Tác Giả

       

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Bùi Ngọc Tấn,  Hà Minh Tuân,  Hoài Thanh,  Hoàng Cầm,  Hữu Loan,  Lưu Hữu Phước,  Lưu Quang Vũ,  Nguyễn Bính,  Nguyễn Công Hoan,  Nguyễn Khải,  Nguyễn Mạnh Tường,  Nguyên Ngọc,  Nguyễn Tuân,  Nguyễn Văn Tý,  Nguyễn Xuân Khoát,  

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc vài bài thơ của Đoàn Xuân Thu (Lương Thư Trung)

      Đọc Chuyện Khảo về Huế của Trần Kiêm Đoàn (Thái Kim Lan)

      Nguyễn Đạt Thịnh: Con Người Và Tác Phẩm (Nguyễn Khánh Văn)

      Stephen B. Young: 'Sự phản bội của Henry Kissinger... khiến Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ' (Huyền Trân)

      Phỏng vấn Giáo Sư Stephen Young (Đinh Quang Anh Thái)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)