|
Trúc Phương(.0.1939 - 18.9.1995) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thơ Xuân Sách
(1932 - 2008)
... Xuân Sách là "Người gẩy đàn". Chúng tôi thử làm vai trò "Người nghe", thưởng thức khúc độc tấu của ông!... Qua những trang viết của Chân Dung Nhà Văn (CDNV) - Tôi trong số những người nghe đó - cảm nhận, suy nghĩ... nêu lên chủ ý của mình, góp thêm tiếng nói vào việc làm sáng tỏ những nhận định của tác giả CDNV. Tập lại thành cuốn sách Nhận diện Chân Dung Nhà Văn và gửi tới bạn.
Xin Bạn cùng đồng cảm với tôi và thưởng thức khúc nhạc của người gẩy đàn Xuân Sách!...
Hải ngoại tháng 9/1999 (L.H.X)
(Trích Lời Bạt sách "Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn" của Lý Hồng Xuân)
• Hoài Thanh • Nguyên Ngọc • Nguyễn Khải
(15 là thứ tự trong tác phẩm Chân Dung Nhà Văn của Xuân Sách, số 4 bên cạnh là thứ tự chân dung được nhận diện trong sách Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn của Lý Hồng Xuân)
Nhà phê bình văn học
Hoài Thanh
Vị Nghệ Thuật nửa cuộc đời,
Nửa đời sau lại vị người ngồi trên.
Thi Nhân còn có chút duyên,
Lại vò cho nát, lại lèn cho đau.
Bình thơ đến thuở bạc đầu
Vẫn chưa thể tất nổi câu nhân tình.
Giật mình, mình lại thương mình
Tàn canh, tỉnh rượu,
bóng hình cũng tan!
Nghệ Thuật vị Nghệ Thuật hay Nghệ Thuật vị Nhân Sinh (Luận chiến), Thi Nhân Việt Nam (Biên khảo), là hai tác phẩm chu yếu của nhà Phê bình - Biên khảo HOÀI THANH.
Ông là nhà phê bình văn học nổi tiếng hồi tiền chiến. Trước khi đi kháng chiến, ông đã có nhiều tác phẩm Phê bình, Tiểu luận, Biên khảo có giá trị. Năm 1936 ông là một trong vài người khởi xướng cuộc tranh luận trên văn đàn Việt Nam: "Nghệ Thuật vị Nghệ Thuật hay Nghệ Thuật vị Nhân Sinh".
Phe Nghệ Thuật vị Nghệ Thuật do Hoài Thanh chủ soái còn phe Nghệ Thuật vị Nhân Sinh do những người Cộng Sản chủ trì, đứng đầu là Hải Triều (bí danh của Nguyễn Khoa Văn, cán bộ tuyên huấn xứ ủy Trung Kỳ, bố đẻ của Nguyễn Khoa Điềm, Bộ trưởng Văn Hoá - Thông tin hiện nay)... Cuộc tranh luận, kéo dài mấy năm... Khi cách mạng tháng 8 năm 1945 nổ ra, Hoài Thanh đi theo. Cũng từ đây, ông từ bỏ quan điểm cũ của mình, hòa đồng với quan điểm của bản Đề Cương Văn Hoá (đường lối Văn hoá - Văn nghệ của đảng CS Đông Dương thời bấy giờ, dựa trên ba điểm: Dân tộc, Khoa học, Đại chúng), do Trường Chỉnh đề xuất. Hoài Thanh trở thành "Tên lính gác" trung thành, mẫn cán của chế độ, trên lĩnh vực Văn hóa, Văn nghệ. Và đã không hổ danh.
Ông đặc biệt sùng bái Trường Chinh. Đã nhiều lần, nói và viết đăng trên báo, gọi Trường Chinh là "người anh cả của nền Văn Học - Nghệ thuật nước nhà". Từ suy nghĩ đó, biến thành hành động. Hoài Thanh canh chừng không cho các khuynh hướng sáng tác mang tính tự do, đi ra ngoài những giới hạn của học thuyết "Văn học Hiện thực XHCN". Vào đầu những năm 60, trong một lần tiếp xúc với cán bộ làm công tác Văn hóa Văn nghệ, cụ Hồ Chí Minh tổng kết ý mình ở bài nói chuyện, bằng 4 câu thơ:
Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây, Nước, Trăng, Hoa, Tuyết, Núi, Sông
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong!
Từ đây, trên sách báo, trên bục giảng đường các trường đại học Sư phạm, Tổng hợp.... trên hệ thống truyền thông... xuất hiện một cụm từ, được nhắc đi nhắc lại, nhấn mạnh nhiều lần: Nền Văn học "Hiện Thực Xã Hội Chủ Nghĩa" (HTXHCN), và gọi những sáng tác của một số nhà văn viết trong giai đoạn 1930 - 1945, tác phẩm có nội dung gần gũi giới cần lao phản kháng... là: Nền Văn học "Hiện Thực Phê Phán" (HTPP).
Từ cụm từ HTXHCN, các nhà lý luận tùy tiện đưa ra một khuôn mẫu cho các tác phẩm: "... cần phải khuyến khích, biểu dương những nhân tố mới, ca ngợi cái hay, cái tốt đẹp của chế độ XHCN... không nên (thực chất là cấm) phản ảnh mặt loại cực, cái xấu đã và đang diễn ra trong lòng chế độ XHCN... vì đó là cái tạm thời, không phải là bản chất! Văn nghệ phải phục vụ chính trị, phải là công cụ của Đảng. Nó phải góp phần duy trì và giữ gìn chế độ XHCN... "!
Và thế là luật bất thành văn, bất di bất dịch... được các nhà phê bình "quán triệt". Các tác giả nào đi ra khỏi giới hạn đó đều bị trừng phạt... Hoài Thanh cùng các đồ đệ, dùng tài năng của mình thực hiện triệt để quan điểm, chủ trương trên, phê phán gay gắt, nhiều khi trở thành đao to búa lớn đối với những văn nghệ sĩ. Đã không ít người bị nền chuyên chính vô sản trừng phạt, ngược đãi thậm tệ, sau khi các bài viết của đội quân phê bình của Hoài Thanh lên tiếng!
Khi được đọc những dòng Xuân Sách viết về mình, ông Hoài Thanh tâm sự: "Xuân Sách nói, thực ra có chỗ không sai... nhưng câu thứ hai viết về mình quá tàn nhẫn... không đúng! (Nửa đời sau lại vị người ngồi trên)". Cũng như nhiều người khác, cuối đời, Hoài Thanh đã nhận ra... và "Giật mình"! Nhưng đã quá muộn!
Nhà văn Nguyên Ngọc
Mấy lần Đất Nước Đứng Lên!
Đứng lâu cũng mỏi, cho nên phải nằm.
Hại thay một Mạch Nước Ngầm
Cuốn trôi Đất Quảng, lẫn Rừng Xà Nu.
Đất Nước Đứng Lên (tiểu thuyết), Mạch Nước Ngầm (truyện ngắn), Đất Quảng (tiểu thuyết), Rừng Xà Nu (tiểu thuyết)... là các tác phẩm của nhà văn NGUYÊN NGỌC, Nguyên Tổng biên tập Tuần báo Văn Nghệ của Hội nhà văn Việt Nam.
Báo Văn Nghệ là tờ báo từ trước tới nay luôn có những "vấn đề”- nói theo cách nói của những Quan quản lý Văn nghệ của chế độ. Quả thật, dưới mỗi thời Tổng biên tập, cứ thỉnh thoảng, tờ báo lại "tòi" ra một vài bài viết, bày tỏ những quan điểm, những tiếng nói đích thực của người nghệ sĩ chân chính...
Mỗi bài viết này như nhát búa tạ giáng vào chế độ. Khi giễu cợt, khi đả kích, khi lên án... Cứ mỗi lần như vậy, các xếp sòng lại hoắng lên... Nhưng dưới thời Nguyên Ngọc làm Tổng biên tập, các quan "Quản lý" thực sự đau đầu vì không phải là thỉnh thoảng nữa, mà liên tục Nguyên Ngọc cho đăng những bài viết đánh vào chế độ như các bài của: Phùng Gia Lộc (Cái đêm hôm ấy đêm gì), Hoàng Hữu Các (Tiếng vọng của đất), Trần Huy Quang (Lời khai của một bị can), Nguyễn Quang Thân (Người không đi cùng chuyến tàu) v.v...
Điều làm cho các "quan trên" lộn tiết hơn là Nguyên Ngọc cho đăng những bài báo kia - nằm ở chỗ, Nguyên Ngọc trong vai trò Bí Thư Đảng Đoàn Hội Nhà Văn Việt Nam, đáng lẽ phải lãnh đạo sát sao, uốn nắn những lệch lạc của quần chúng... thì ông lại quay ra chủ xướng trong vụ "Đề Dẫn" - nghĩa là cùng nhiều nhà văn phê phán một số chủ trương của đảng CSVN... đồng tình với một số nhà văn khác viết thư gửi Bộ Chính Trị... tiếp tục việc phê phán đó một cách gay gắt...
Giới lãnh đạo Tư tưởng gọi hành động này là "biểu tình"! Nguyên Ngọc thật dũng cảm, đến độ liều lĩnh! Dù có cương vị cao trên văn đàn của chế độ, ông cũng không thoát được. Ông bị trừng phạt nặng: Truất chức Bí thư Đảng Đoàn Hội nhà văn. Cách chức Tổng biên tập tuần báo Văn Nghệ. (nhưng tại thời điểm 1986 - 1990, người ta làm không gay gắt, ồn ào như họ đối xử với Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc sau này...).
Tác giả của những tác phẩm nổi tiếng của nền Văn học cách mạng: Đất nước đứng lên (Giải thưởng văn chương thời chống Pháp), Đất Quảng, Rừng Xa Nu (Giải thưởng văn chươn Nguyễn Đình Chiểu, thời chống Mỹ), cũng đều không có ý nghĩa gì khi quan điểm của ông trái với ý của đảng. Có thể coi Nguyên Ngọc như Công thần của Văn đàn Cách Mạng XHCN, nhưng khi đã quá đà, đi ra ngoài những giới hạn cấm kỵ của chế độ... Nguyên Ngọc cũng không thoát khỏi "Lưỡi Tầm Sét của Thiên lỗi"
Nhà văn Nguyễn Khải
Cha và con... và họ hàng
Hết bay mùa thóc lẫn Mùa lạc
Cho nên Chiến sĩ thiếu lương ăn
Họ sống chiến đấu càng khó khăn
Tháng ba ở Tây Nguyên đỏ lửa
Tháng tư còn đi xa hơn nữa
Đường đi ra đảo, đường trong mây
Những người trở về mấy ai hay
Xung Đột mỗi ngày thêm gay gắt
Muốn làm Cách Mạng nhưng lại dát!
Cha và Con (tiểu thuyết), Mùa Lạc (Tập truyện), Chiến Sĩ (Truyện dài), Họ sống và Chiến Đấu (ký sự), Tháng Ba ở Tây Nguyên ( ký sự), Xung Đột (truyện dài), Cách Mạng (truyện)... là tên những tác phẩm của nhà văn NGUYỄN KHẢI.
Ông trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp bằng những bài viết cho các báo ở mặt trận. Nổi tiếng từ truyện dài Xung Đột, viết về đất công giáo Nam Định. Sau đó có tập Mùa Lạc viết đề tài bộ đội đi khai hoang ở Nông trường Điện Biên.
Trong thời kỳ chiến tranh Nam - Bắc, Nguyễn Khải viết nhiều...
Sau chiến tranh, ông trở về công tác ở Văn phòng Hội Nhà Văn trong cương vị thường trực. Nguyễn Khải dần biến đổi cả về văn phong lẫn nhân cách. Trong bài viết Vài kỷ niệm về làng Văn bị trói của Bùi Minh Quốc, Nguyễn Khải được xem như một người ích kỷ, lươn lẹo, chỉ vì cá nhân mình.
Chả biết có phải ông được "Trên" giao cho nhiệm vụ... len lỏi vào hàng ngũ những nhà văn có tư tưởng phản kháng, nhằm dò xét, chỉ điểm cho các xếp tìm cách đối phó, trừng trị họ không? Sau vụ "Biểu tình - Đề Dẫn" ở Hội Nhà văn bị các xếp "ra tay", nhiều người "Lãnh đòn"... Nguyễn Khải không sao cả, vẫn nguyên vị... song ông chối bay biến... quay ngoắt, thậm chí phủi sạch bằng cách "ù té" vào cư ngụ trong Sài Gòn, tập trung tinh thần viết một số tác phẩm ca ngợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước để thoát thân!
Có thể về già, lương tâm cắn rứt, trong một số báo Xuân Nhâm Thân (1992), Nguyễn Khải viết bài sám hối. Trong bài báo có một đoạn tự thú của ông: - "... Hễ có dịp được viết bài hay phát biểu trước đám đông về những lỗi lầm văn nghiệp của bạn bè, tôi thường dùng câu chữ ác độc để chứng minh sự sắc xào khôn ngoan của mình. Nổi danh bằng cách dẫm đạp lên tử thi của người khác quả là ghê tởm., nhưng đáng tiếc.."!
- Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn: Hoài Thanh, ... Lý Hồng Xuân Nhận định
- Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn: Quang Dũng, ... Lý Hồng Xuân Nhận định
- Thân phận trí thức trong xã hội cộng sản (Đọc “Tuỳ Tưởng Lục” của Ba Kim) (Vũ Thư Hiên)
- Tuyên bố của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam về Giải Văn Việt lần thứ Ba (Văn Đoàn Độc Lập)
- Phê Bình Văn Học Hôm Nay: Phê Phán Nhiều, Sáng Tạo Ít (Vũ Tú Nam)
- Hà Minh Tuân: Giữa hai trận tuyến ngu ngơ
(Lê Xuân Quang)
- Trần Đĩnh - Đèn Cù, Số Phận Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản (Diễn Đàn Thế Kỷ)
- Nghi Án 60 Năm (Trần Gia Phụng)
- Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn: Quang Dũng, ... (Lý Hồng Xuân)
- Thụy Khuê với Nhân Văn Giai Phẩm (Hồ Trường An)
- Ghi (1954 - 1960) (Trần Dần)
- Thụy An (1916-1989) (Thụy Khuê)
Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)
Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)
Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)
Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Ba Người Khác (Tô Hoài)
Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)
Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)
Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)
Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
(Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)
Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam
(Nguyễn Hưng Quốc)
Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)
Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)
Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):
Tập I: Nhân Văn Giai Phẩm
Tập II: Cải Cách Ruộng Đất
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
• Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)
• Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)
• Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)
• Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |